Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN môn NHẬP môn QUAN hệ QUỐC tế đề tài chiến lược “ấn độ dương thái bình dương tự do và rộng mở” của hoa kỳ và QHQT ở khu vực thách thức và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.03 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-----

-----

TIỂU LUẬN
MÔN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đề tài: Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do
và rộng mở” của Hoa Kỳ và QHQT ở khu vực: thách thức và triển vọng
Giảng viên bộ môn: Th.S Lương Ánh Linh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thanh
Hoàng Khánh Linh
Hoàng Thị Yến Nhi
Đỗ Thị Kiều Oanh
Lớp: 19CNQTHCLC01

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 2
NỘI DUNG............................................................................................................................................ 3
1. Quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế về Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ...........................................................................3
2. Bối cảnh ra đời của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng
mở” của Mỹ...................................................................................................................................... 5
2.1. Bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.................................................... 5


2.2. Bối cảnh trên thế giới.......................................................................................................... 6
3. Nội dung và thực tiễn triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”................................................................................................................................ 7
3.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”............................................................................................................................. 7
3.2. Thực tiễn triển khai chính sách Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do
và rộng mở” của Mỹ.................................................................................................................... 8

4. Thách thức và triển vọng của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do
và rộng mở”................................................................................................................................... 10
4.1. Thách thức........................................................................................................................... 10
4.2. Triển vọng............................................................................................................................ 11
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU KHAM KHẢO................................................................................................................ 13

1

download by :


MỞ ĐẦU
Khu vực Ấn Độ Dương– Thái Bình Dương liên tục làm tâm điểm của các hoạt động ngoại
giao quốc tế, dần trở thành khu vực có vai trị chiến lược đối với các khu vực, các nước nhất
là các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương cịn có một vị trí địa – chính trị - kinh tế hết sức quan trọng với Mỹ. Mỹ
cũng khẳng định rằng khu vực này có ý nghĩa then chốt đối với sự ổn định, an ninh và thịnh
vượng của Mỹ. Dựa theo tình hình thực tế cho thấy những bước đi của Mỹ trong việc thúc
đẩy hợp tác chiến lược, tăng cường can dự trên khắp các mặt trận kinh tế - an ninh – chính
trị, xây dựng quan hệ đối tác và liên minh với các nước trong khu đều thơng qua chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Để biết thêm sâu xa, rõ ràng hơn về

xu thế quan hệ quốc tế trong trong khu vực về chiến lược này, nhóm chúng em đã quyết
định chọn đề tài “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của
Hoa Kỳ và quan hệ quốc tế ở khu vực: Thách thức và triển vọng” để làm tiểu luận giữa kì
mơn Nhập mơn quan hệ quốc tế.

2

download by :


NỘI DUNG
1. Quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế về Chiến lược “Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ
Quan điểm lý thuyết của quan hệ quốc tế về chiến lược này chủ yếu là theo chủ nghĩa Tự do
và chủ nghĩa Hiện thực. Chủ nghĩa Tự do đề cao vai trò của các cá nhân, tổ chức trong việc
hợp tác với nhau để đạt được lợi ích chung, tự do hòa nhập về mọi mặt. Mỹ đã xây dựng
mối quan hệ bình đẳng song phương với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương: thu hút, lơi kéo, củng cố, tăng cường hệ thống đối tác, đồng minh. Trước những
thay đổi nhanh chóng của cục diện tồn cầu và khu vực, ngoài chiến lược “Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) của Mỹ, hàng loạt quốc gia và tổ chức trong
khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) đã
hé lộ tầm nhìn của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước xu thế phát triển
mới này, các nước châu Âu cũng không thể ngồi yên và lần lượt từng nước Pháp, Đức, và
Hà Lan cũng đã công bố các tài liệu và chính sách hướng tới khu vực này.
FOIP của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột chính là an ninh, kinh tế và quản trị. Trong chiến lược
“tái cân bằng châu Á” của chính quyền tổng thống Barak Obama đã kết hợp với phiên bản
FOIP trên cơ sở điều chỉnh lại chính sách thương mại của Mỹ. Những mục tiêu xây dựng
công bằng, văn minh của FOIP là: thúc đẩy tự do thương mại , bình đẳng và có đi có lại, Mỹ
khơng chấp nhận tình trạng thâm hụt thương mại và lạm dụng thương mại bởi các quốc gia
khác; bảo đảm tôn trọng luật lệ và quyền cá nhân. Mỹ tăng cường thúc đẩy mạng lưới đối
tác ba bên (tam giác chiến lược Mỹ - Nhật Bản – Hàn Quốc, Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản...), bốn
bên là nhóm “Bộ Tứ” một cách đầy linh hoạt. Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định vai trò của

ASEAN - một khu vực được coi là trung tâm trong chiến lược FOIP của Hoa Kỳ, đặc biệt là
khi vị trí và sức mạnh chiến lược của ASEAN đã tăng lên trong những năm gần đây. Mỹ
tăng cường can dự vào khu vực thông qua các cơ chế đa phương và song phương, từng bước
cụ thể hóa nội dung hợp tác với các nước Đông Nam Á dựa trên hai trụ cột là an ninh và
kinh tế. Đồng thời, sự hiện diện quân sự và an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á thể hiện sự
can dự tích cực của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, coi đây là “chiến tuyến” để ngăn chặn sự gia
tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và duy trì ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Mỹ chủ
trương duy trì hiện trạng Biển Đơng, âm thầm ủng hộ các nước có tranh chấp với Trung
Quốc, ủng hộ thái độ cứng rắn của Việt Nam trước Trung Quốc.
Sự ra đời của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ sẽ trở thành
môi trường cạnh tranh mới trong khu vực, tạo ra cạnh tranh bình đẳng, tự do và cởi mở, hồn tồn
khơng phụ thuộc vào sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Chiến

3

download by :


lược này tạo thêm động lực và tiềm năng quốc phịng, đảm bảo họ có cơ hội đóng góp bằng
các yếu tố phù hợp như: vốn, công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an
ninh, giải quyết các thách thức an ninh chung. Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 được
tổ chức tại Đà Nẵng (Việt Nam), Tổng thống Trump đã lần đầu tiên chính thức nhắc đến và
giới thiệu thuật ngữ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hành động này đã cho
thấy những bước đi cụ thể, rõ ràng của Tổng thống Trump. Chiến lược này cũng sẽ góp
phần đến tư duy bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội, đồng thời mở ra khả năng cho quân
đội các nước trong khu vực hợp tác quốc phòng sâu rộng với Mỹ. Đồng thời tạo nhiều cơ
hội cho các nước nhỏ trong khu vực tận dụng hợp tác xây dựng để phát triển và nâng cao
tiềm lực khoa học và cơng nghệ, phục vụ cho qn đội hiện đại hóa của mình.
Về chủ nghĩa hiện thực, các quốc gia ln cạnh tranh lẫn nhau, có khả năng làm thay đổi hành
vi của quốc gia hay tổ chức khác theo lợi ích của mình, mục đích duy nhất của chính trị quốc tế là

quyền lực. Mỹ muốn truyền bá, áp đặt các giá trị văn hóa Mỹ về tự do, dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tơn giáo và đưa văn hóa Mỹ xâm nhập mạnh mẽ vào khu vực. Thúc đẩy nhân quyền
và tôn trọng các giá trị dân chủ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là lợi ích an ninh
quốc gia Mỹ. Quốc hội Mỹ ủng hộ sử dụng biện pháp ngoại giao, trừng phạt và cơng cụ khác để làm
cơ lập các nước có ý định đang và sẽ đe dọa lợi ích của Mỹ. Mỹ duy trì quan hệ với liên minh “Tứ
giác” hay cịn gọi là “Bộ Tứ” để duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Điểm nhấn quan trọng
mà chúng ta có thể thấy, Mỹ đang có quan hệ song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, Australia và Ấn
Độ, đẩy mạnh phối hợp trong các lĩnh vực, như: tập
trận chung, hợp tác an ninh; xây dựng cấu trúc an ninh khu vực mới, xem Nhật Bản là điểm tựa ở
phía Đơng, Ấn Độ ở phía Tây, Australia ở phía Nam và do Mỹ giữ vai trị chủ chốt. Ngồi ra, chiến
lược “ Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải tích cực tăng cường bao
vây, kiềm chế Trung Quốc từ nhiều hướng, nhiều lĩnh vực và lợi dụng Ấn Độ để uy hiếp an ninh,
tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực. Tăng cường can thiệp vào an ninh khu vực
như vấn đề Triều Tiên, biển Đông, Đài Loan. Với thuật ngữ “Ấn

Độ - Thái Bình Dương” bị Trung Quốc xem là sự khắc chế mình của Mỹ. Tuyên bố chung
Mỹ - Ấn về vấn đề "Biển Đông", thái độ cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền
Biển Đông, thái độ của Manila đối với Tịa án Cơng lý Quốc tế đều thể hiện rõ lập trường
pháp lý của nước này đối với vấn đề Biển Đông.

4

download by :


2.
Bối cảnh ra đời của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở” của Mỹ
2.1. Bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Về mặt địa lý, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm bao gồm các nước ở ven bờ Ấn Độ

Dương và phía tây Thái Bình Dương cùng các vùng biển nối liền hai đại dương Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Khu vực này đa dạng nhiều vùng biển và vùng dun hải với
nhiều văn hóa, tơn giáo, sắc tộc.
Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều cái “nhất” như: đông dân cư nhất, kinh
tế phát triển nhất, có một phần rất lớn thương mại thế giới vận chuyển qua và lực lượng
quân sự lớn nhất.
Về kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được xem là “đại diện cho một phần đông đúc
và năng động về kinh tế bậc nhất trên thế giới”. Chỉ riêng Ấn Độ Dương đã chiếm tới 1/9
hải cảng, 1/5 lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thế giới; hàng hóa vận chuyển qua Ấn Độ
Dương hàng năm chiếm một nửa lượng vận chuyển của toàn cầu. Sự kết nối hai bờ Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương đã tạo nên một khu vực có tới ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, 7
trong số 8 nền kinh tế phát triển nhanh nhất và 7 trong số 10 nước có lực lượng quân đội lớn
nhất thế giới (gồm: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Paskistan và Australia).
Ước tính, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đóng góp hơn nửa sản lượng kinh tế thế giới
trong những năm tới. [7]
Thế nhưng ở khu vực này, hịa bình và ổn định vẫn không bền vững trong nhiều năm. Trên thực tế
trong khu vực Ấn Độ Dương đã xuất hiện sự cạnh tranh quyền lực của các cường quốc cùng những
thách thức đang nổi lên có ảnh hưởng sự ổn định của khu vực. Nổi bật nhất là sự cạnh tranh ảnh
hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không những vậy ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện đang tồn
tại các "điểm nóng" [8] như ở biển Đài Loan, eo biển Malacca, Đơng Bắc Á, Biển Đơng. Chính vì
vậy nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ; xung đột tơn giáo; tình hình chính trị trong nước bất ổn
của từng quốc gia và di dân bất hợp pháp.

Trong khi đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lại chưa có một cơ chế đa phương
về an ninh tập thể mà chủ yếu dựa trên các thỏa thuận song phương và các hiệp định như:
Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ. Với
những vị trí địa chiến lược như vậy, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã buộc các
cường quốc phải điều chỉnh chiến lược của mình.

5


download by :


2.2. Bối cảnh trên thế giới
Với phương châm “nước Mỹ trên hết” và “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng thống
Trump đã nhấn mạnh khơng duy trì chính sách của người tiền nhiệm. Vào tháng 3 năm
2017, Susan Thornton, Trợ lý Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm về các vấn đề Đơng Á và
Thái Bình Dương tun bố chiến lược xoay trục, tái cân bằng châu Á là “một ý tưởng của
quá khứ” và chính quyền của Tổng thống Trump đã có chiến lược mới. [7]
Thực tế Mỹ cho tiềm năng và sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Trung Quốc
đang vươn ra ngồi và khó để kiểm soát ở các chiến dịch lớn như “Vành đai và con đường”
(BRI) khiến Mỹ nhận thấy có nhiều mối đe dọa nghiêm trọng cũng như nhu cầu cần thiết
phải chống lại dự án siêu thế kỉ của Trung Quốc.
Trong khi đó, từ nội tại nước Mỹ - khu vực tiếp giáp với nhiều đại dương và là cửa nối liền
nước Mỹ với thế giới. Mỹ luôn xem Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực địa chiến
lược trọng yếu, tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của nước
Mỹ.
Vì cả hai yếu tố nội tại bên trong và bên ngoài này, Mỹ nhận thấy cần phải tập hợp lực
lượng, củng cố các mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả thúc đẩy vai
trò của Ấn Độ.
Trước tình hình đó Mỹ đã khẩn trương xây dựng chiến lược Quốc phòng Chiến lược An
ninh Quốc gia, Chiến lược khu vực mới để đối phó với các thách thức. Vào tháng 10/2017,
cựu Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” 15
lần trong bài phát biểu về việc các đồng minh của Mỹ như Australia Nhật Bản nên hợp tác
để ngăn chặn thách thức của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế.
Tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ngày 11/11/2017, Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã nhắc đến việc xây dựng Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”. Đây là động thái chính thức đầu tiên trong việc hình thành cơ chế đối thoại
an ninh bốn bên trong khuôn khổ Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và

rộng mở”.
Tiếp đó, ngày 18/12/2018, lần đầu trong chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đã đề cập đến
chiến lược mới của nước này bao gồm cả một khu vực rộng lớn Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương. Việc thực hiện chiến nhằm xây dựng một trục liên minh “Bộ tứ” Mỹ, Nhật Bản,
Australia và Ấn Độ, ngăn chặn và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và
giành quyền chủ đạo tồn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

6

download by :


7

download by :


3. Nội dung và thực tiễn triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”
3.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”
3.1.1. Mục tiêu của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng
mở” Mục tiêu bao trùm
Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở theo đuổi mục tiêu là củng
cố vai trò lãnh đạo khu vực của Mỹ, bảo vệ lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ và đồng minh,
kiềm chế ngăn chặn các đối thủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước hết và chủ yếu là
Trung Quốc, Nga, thông qua đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược, sử dụng mọi công cụ sức
mạnh, để ngăn ngừa chế áp các đối thủ.
Mục tiêu chủ yếu
Mục tiêu chủ yếu của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ là kiềm chế,

kiểm sốt, ngăn chặn Trung Quốc; Chính quyền Mỹ đang gấp rút xây dựng và phối hợp với
các nước trong nhóm “Bộ tứ” triển khai Chiến lược này để đối phó với Sáng kiến BRI của
Trung Quốc – một Sáng kiến theo đuổi mục tiêu thiết lập vị thế siêu cường thế giới đang
được Trung Quốc triển khai quyết liệt với quy mô lớn, tạo ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
trên phạm vi toàn cầu.
3.1.2. Nội dung cơ bản của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và
rộng mở”
Về chính trị, ngoại giao
Mỹ nhấn mạnh hai chữ “tự do” và “rộng mở”. Theo đó, Mỹ ủng hộ tự do cho mọi quốc gia,
ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, bất kể lớn nhỏ. Người dân ở tất cả
các nước được quyền tự do hơn, thúc đẩy các quyền cơ bản của công dân, tôn trọng các giá
trị dân chủ và quản trị tốt. Mỹ khẳng định sẽ khơng áp đặt, khơng tìm cách bá chủ khu vực.
Mỹ cũng khẳng định sẽ nhất quán cả trong lời nói và hành động.
Các bước đi cụ thể của Tổng thống Trump gồm: gặp lãnh đạo và thăm chính thức các nước… Đặc
biệt tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 ở Việt Nam, Tổng thống Trump đã lần đầu tiên chính thức
giới thiệu 19 khái niệm Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Ngồi ra,
ơng Trump cũng đã cử nhiều đồn quan chức cấp cao, từ Bộ trưởng Quốc phịng đến Bộ trưởng
Ngoại giao và các bộ khác, đến các nước trong khu vực để thúc đẩy cơ chế hợp tác trong khn khổ
chiến lược này. Có thể coi là lộ trình triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do
và rộng mở” của Chính quyền Trump là: năm đầu nhiệm

8

download by :


kỳ của Tổng thống Trump là năm giới thiệu khái niệm chiến lược, các năm tiếp theo sẽ là
những năm thành lập và triển khai chiến lược.
Về kinh tế
Mỹ khẳng định sẽ cạnh tranh công bằng với tất cả các bên; sẽ theo đuổi thương mại và đầu

tư tự do, bình đẳng có đi có lại. Mỹ sẽ thúc đẩy hậu cần mở và đầu tư mở, khuyến khích các
quốc gia trong khu vực xây dựng một môi trường đầu tư rộng mở, thơng thống và hướng
tới kinh tế thị trường. Mỹ cũng sẽ khơng theo đuổi lợi ích kinh tế có hại cho các nước khác;
phản đối các nước thực hiện chính sách kinh tế bẫy nợ, đẩy các quốc gia khác vào nợ nần;
hoặc cướp bóc, vơ vét về kinh tế.
Về quốc phòng, an ninh
Mỹ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực và bảo đảm an ninh trên một
khu vực trải dài từ biển Nhật Bản tới Ấn Độ Dương và toàn bộ con đường tới châu Phi; Hỗ
trợ các đồng minh thân cận duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự và răn đe tiến công các
nước. Để củng cố và mở rộng liên minh, Mỹ tập trung vào hai biện pháp chính: một là, tăng
cường vị trí chiến lược của Ấn Độ; hai là, thúc đẩy thành lập liên minh bốn nước, gồm: Mỹ,
Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, nhằm khống chế, kiểm sốt tồn bộ khu vực, ngăn chặn
khơng để các nước trong khu vực thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Về văn hố
Mỹ muốn thơng qua chiến lược này để truyền bá, áp đặt các giá trị Mỹ, nhất là các giá trị phổ quát
theo tiêu chuẩn Mỹ về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo và đưa văn hóa Mỹ thâm nhập
ngày càng mạnh mẽ vào khu vực. Quốc hội Mỹ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp ngoại giao, trừng
phạt và các công cụ khác để cô lập các quốc gia, các lãnh đạo quốc gia đe dọa lợi ích của Mỹ và
hành động trái với giá trị của Mỹ; ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của
phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy các chương trình trao quyền cho phụ nữ và thanh thiếu nhi... Đạo luật đề
xuất dành 150 triệu USD/năm trong các năm tài chính 2019 – 2023 cho thúc đẩy dân chủ, tăng
cường xã hội dân sự, nhân quyền, luật pháp, minh bạch và trách nhiệm giải trình ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương. [7]

3.2. Thực tiễn triển khai chính sách Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở” của Mỹ
Ngày 11/2/2022 theo giờ Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cơng bố Chiến lược “Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Trong chiến lược, chính quyền của Tổng thống Biden
cam kết tăng cường vai trò của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự
do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Trên thực tế, Mỹ cũng đã xác định “Bộ tứ” Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia đóng vai trị chủ
chổt thúc đẩy Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Mỹ triển khai các
biện pháp thúc đẩy thành lập liên minh “tứ giác” Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia, thông qua việc
lôi kéo, tăng cường hợp tác quân sự với các nước này. Đối với Nhật Bản, Mỹ tiếp tục hợp tác chặt
chẽ với nước này nhằm duy trì sự hiện diện của Mỹ ở khu vực. Hiện Mỹ

9

download by :


có khoảng 50.000 qn cùng lượng lớn vũ khí, trang bị hiện đại ở Nhật Bản. Gần đây, hai nước đã
cơng bố Đường lối chỉ đạo Hợp tác phịng 23 thủ Nhật - Mỹ, theo đó sẽ cho phép quân đội Mỹ và
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) hợp tác chặt chẽ hơn, kể cả trong thời bình cũng như trong các
tình huống bất ngờ. Mỹ cũng đang hợp tác với Nhật Bản để cải thiện các khả năng của Lực lượng
phòng vệ Nhật Bản theo Hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật mới.

Đối với Australia, Mỹ đã đạt thỏa thuận được phép sử dụng các cơ sở và cảng biển của
Australia và bố trí sẵn vũ khí trang bị của Mỹ trên lãnh thổ nước này. Các thỏa thuận trên sẽ
mở đường để quân đội Mỹ tự do tiếp cận các căn cứ tại Australia, tạo cho Mỹ một chỗ đứng
vững chắc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Đối với Ấn Độ, Mỹ cam kết bán máy bay không người lái, máy bay chiến đấu hiện đại F-16
và F-18, máy bay phóng điện từ lắp trên tàu sân bay… để tăng cường sức mạnh quân sự cho
Ấn Độ. Năm 2017, Mỹ và Ấn Độ đã ký hơn 20 thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD về hợp tác hàng
khơng và mua bán vũ khí. Tần suất các cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Ấn Độ cũng vượt
trên tần suất Mỹ tập trận với các nước khác để tăng cường lơi kéo Ấn Độ.
Dưới thời chính quyền Tổng thống D. Trump quan hệ Mỹ - Ấn được thúc đẩy trên hầu hết
các lĩnh vực. Về chính trị - ngoại giao, trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng N. Modi tháng
6/2017, Tổng thống Trump khẳng định, quan hệ giữa hai nước “tốt hơn bao giờ hết”.
Nguyên thủ hai nước còn gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G.20 tại Nhật Bản tháng

6/2019, tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Mỹ - Ấn. Về kinh tế - thương mại, kim
ngạch thương mại năm 2018 đạt 142 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017. Để giải quyết
vấn đề thâm hụt thương mại, Ấn Độ đẩy mạnh mua dầu thô của Mỹ. Ngày 18/02/2019,
Tổng công ty dầu khí Ấn Độ (IOC) đã ký thỏa 24 thuận mua của Mỹ 3 triệu tấn dầu thô mỗi
năm, trị giá 1,5 tỷ USD. Có thể thấy, Mỹ đang có quan hệ song phương mạnh mẽ với Nhật
Bản, Australia và Ấn Độ, đẩy mạnh phối hợp trong các lĩnh vực, như: tập trận chung, hợp
tác an ninh; xây dựng cấu trúc an ninh khu vực mới, trong đó Nhật Bản là điểm tựa ở phía
Đơng, Ấn Độ ở phía Tây, Australia ở phía Nam, do Mỹ giữ vai trị chủ đạo [8]
Bên cạnh đó, Mỹ cũng bố trí triển khai và hiện diện lực lượng quân sự tại khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương; tăng cường can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực như vấn
đề Triều Tiên, biển Hoa Đông, Đài Loan, Biển Đông. Không những thế, Mỹ luôn tăng
cường tận dụng các cơ chế an ninh đa phương trong khu vực như ARF, ADMM+, EAS, Đối
thoại Shangri-La,…

10

download by :


4. Thách thức và triển vọng của Chiến lược “Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do
và rộng mở”
4.1. Thách thức
4.1.1. Đối với khu vực
Đối với khu vực Đông Nam Á, Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
của Hoa Kỳ là phù hợp với lợi ích của khu vực. Tuy nhiên, sẽ có những rủi ro và thách thức nếu sáng
kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở” của Hoa Kỳ theo hướng đối đầu căng thẳng và có thể đưa các khu vực vào trạng thái
căng thẳng, cạnh tranh theo kiểu “có tổng bằng khơng”, có nghĩa là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều
muốn có tầm ảnh hưởng ở khu vực, nếu Trung Quốc đạt được lợi ích trong khu vực thì Hoa Kỳ sẽ
mất lợi ích và ngược lại, nhất là những điểm nóng như biển Đông, vùng lãnh thổ Đài Loan và bán

đảo Triều Tiên. Với tư cách là các nước láng giềng của Trung Quốc và nằm ở vị trí cốt lõi của khu
vực, các nước Đơng Nam Á có thể bị lơi kéo vào cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng khốc liệt của
các cường quốc. Đơng Nam Á có thể trở thành đấu trường can dự, tập hợp lực lượng để kiềm chế và
ngăn chặn lẫn nhau. Do đó, các nước ASEAN chắc chắn sẽ trở thành đối tượng lôi kéo giữa Hoa Kỳ
và đồng minh trong Bộ tứ và bên kia là Trung Quốc. Làm thế nào để có một tập thể đoàn kết
ASEAN, đồng thuận cao trong nhiều vấn đề, giữ được vai trò trung tâm trong các cơ chế an ninh khu
vực và khơng bị cuốn vào vịng xốy cạnh tranh, những nguy cơ chia rẽ mới ,... đang là những thách
thức khơng nhỏ đối với ASEAN nói riêng và tồn khối nói chung.
Giáo sư quan hệ quốc tế Takashi Terada, Đại học Doshisha - Nhật Bản cho biết: Một khi Chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” được đưa ra, nó sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với
sáng kiến BRI của Trung Quốc. Ngồi ra, khi thực hiện chiến lược phịng vệ biển gần, Trung Quốc
sẽ tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi bờ biển phía Tây Thái Bình Dương và Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh
hưởng trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ gây ra xung đột với các cường quốc lớn, làm cạnh tranh
ảnh hưởng ngày càng tăng. Thay đổi cân bằng quyền lực trong khu vực làm cho nước trong khu vực
phải tăng cường sức mạnh quốc phòng. Những thay đổi trong cán cân quyền lực trong khu vực có
thể phá hoại mơi trường hịa bình và ổn định trong khu vực, dẫn đến gia tăng chi tiêu quốc phòng,
chạy đua vũ trang...

4.1.2. Đối với Việt Nam
Xét về bên ngồi, Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ về
cơ bản phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với
các thách thức khi sự cạnh tranh chiến lược trong khu vực bước vào một giai đoạn mới phức tạp hơn,
nguy cơ xung đột, xích mích hoặc thỏa hiệp giữa các cường quốc gia tăng. Sự cạnh tranh giữa các
quốc gia có thể khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Nếu quan hệ

11

download by :



Hoa Kỳ - Trung trở nên quá căng thẳng, Việt Nam có thể rơi vào tình thế phải chọn bên
trong một số các vấn đề cụ thể như kinh tế, tài chính, an ninh và quốc phịng. Chưa kể, đồn
kết ASEAN tiếp tục bị thách thức, duy trì vai trị kết nối trong các khu vực có thể khó khăn
hơn và ASEAN có thể bị chia rẽ nhiều hơn. Ngồi ra, hợp tác quốc phòng và an ninh được
tăng cường có thể dẫn đến nguy cơ tăng chi phí quốc phòng, chạy đua vũ trang và giảm các
ưu tiên phát triển của khu vực.
Vì vậy, Việt Nam cần cân đối chính sách để tận dụng lợi thế của Chiến lược “Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, đồng thời hạn chế những bất lợi mà nó mang lại.
Quan điểm chung của Việt Nam là ủng hộ tất cả các nước tham gia tích cực tại khu vực và
mọi sáng kiến có lợi cho việc hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở các khu vực. Ở một
mức độ nào đó, Việt Nam cần chủ động tham gia tích cực vào việc xây dựng Chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” trong các vấn đề liên quan đến quốc
gia như “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Song song với đó, kết hợp
với các bước đi tích cực, chủ động hơn tham gia các sáng kiến của Trung Quốc, nhất là sáng
kiến “Vành đai và Con đường”, tích cực tranh thủ các lợi ích “phi địa chính trị”, đề cao vai
trị trung tâm của ASEAN, tránh bị rơi vào vịng xốy cạnh tranh giữa các nước lớn.
4.2. Triển vọng
Các chuyên gia tin rằng với sự ra đời của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở” của Hoa Kỳ, khu vực này sẽ trở thành một sân chơi mới, thiết lập một mơi
trường cạnh tranh bình đẳng, tự do và cởi mở, không lệ thuộc vào sáng kiến “Vành đai và
con đường” của Trung Quốc. Mặt khác, chiến lược này tạo thêm tác động và nguồn lực để
tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh của các nước trong khu vực, bảo đảm cho các
nước có cơ hội sử dụng các yếu tố phù hợp như vốn, kỹ thuật và cơng nghệ, góp phần phát
triển kinh tế, xã hội, cố định quốc phịng, an ninh và đối phó với các thách thức an ninh
chung. Chiến lược này cũng sẽ có tác động tích cực đến tư duy quốc phịng và xây dựng
quân đội, đồng thời mở ra khả năng hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa quân đội các nước
khu vực với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, chiến lược điều chỉnh của Hoa Kỳ làm tăng cường cạnh
tranh giữa các cường quốc, tạo nhiều cơ hội cho các nước nhỏ trong khu vực sử dụng hợp
tác để xây dựng, nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ và hiện đại hóa quân đội.


12

download by :


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh địa chính trị có nhiều xáo trộn, Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương tự do và rộng mở” là con đường mà Hoa Kỳ hướng đến thúc đẩy hợp tác quản trị
khu vực. Chiến lược hiện vẫn là một tầm nhìn chứ chưa phải là một chiến lược cụ thể với
các mục tiêu, biện pháp thực hiện hoặc khung thời gian chi tiết. Tuy nhiên, vì chiến lược
này nhiều khả năng vẫn là một điểm cốt lõi trong chính sách an ninh khu vực của Mỹ trong
những năm tới do xu hướng tiếp tục tăng cường cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc, giai đoạn định hình chính sách hiện tại cũng tạo cơ hội cho các nước trong khu
vực tham gia nhằm định hình chiến lược theo cách phù hợp nhất với lợi ích quốc gia.

13

download by :


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1].
Thấy gì từ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Mỹ? (2022, 2
13). Retrieved 3 24, 2022, from Công an nhân dân : />fbclid=IwAR3ErSCxmGEgGmlAPWV6RshJNbxWoaJbsxA10mQ0m67_ho1fIOKFjFRZTE

[2].
Cường, H. (2022, 2 17). Việt Nam nói gì về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương của Mỹ? Retrieved 3 24, 2022, from VOV.VN: fbclid=IwAR0J3-elB_PRUESFwnLWWY-5W3FTecS0skI5GfcN9pG3YRJZefj9_O_E04
[3].
Giới, T. c. (2021, 9 19). Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong chính sách đối

ngoại của Mỹ. Retrieved 3 24, 2022, from VTV Báo điện tử : />fbclid=IwAR0AAQZDak9lfr_EU01iLAVFUzDIGrYoYV-8tviUulWRWaUpLb59AZOlYs

[4].
Hiệp, L. H. (2021, 2 15). Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam. Retrieved 3 24, 2022, from
Nghiên cứu quốc tế: fbclid=IwAR1mbRZ3Pm4o-WroEc9zNj8FJuiQslrYYDKGddjZ4lN1TBRCeEVZvvpsLE
[5].
Hoàng, D. (2020, 12 15). Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
tầm nhìn và thực tiễn. Retrieved 3 21, 2022, from Tạp chí Cộng sản:
/>[6].
Hương, L. (2022, 2 18). Việt Nam và ASEAN trong chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Retrieved 3 24, 2022, from Tuổi trẻ:
/>[7].
Nhung, N. T. (2020). Tác động của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam. Hà Nội: Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.

14


download by :


[8].
Phạm Quang Minh, Nguyễn Thùy Trang. (2019). Quan hệ quốc tế ở khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới.

NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
ST
T


1

2

3

Hoàng Thị Yến Nhi

4
Đỗ Thị Kiều
Oanh

15

Góp ý bản outline và viết lời mở đầu

- Hồn thành và thuyết trình nội
dung phần 1
- Kiểm tra lỗi chính tả bản word
- Góp ý bản outline và viết kết
luận
- Hồn thành và thuyết trình nội
dung phần 4
- Kiểm tra lỗi chính tả bản word


download by :




×