Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề 1 của anh Nguyễn Thanh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.92 KB, 2 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề thiết của đề tài:
Mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
và tăng trưởng kinh tế đóng một vai trị quan trọng đối với việc phát triển
nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó Việt Nam. Với bối cảnh kinh
tế Việt Nam hết sức phức tạp thậm chí có khoảng thời gian ngừng tăng
trưởng và đi xuống do phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
COVID-19. Chính vì vậy, vấn đề mua sắm hàng hóa và dịch vụ đều có xu
hướng giảm trong thời kỳ này, gây nên những mối lo ngại nhất định từ
phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và
ổn định nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mua sắm của chính phủ là yếu tố chính trong việc xác
định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia (GDP là giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định) đây là vấn
đề đánh giá sự phát triển của một quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Nhưng trong giai đoạn này Việt
Nam lại đứng trước nhiều vấn đề khó khăn làm cho sự tác động của chi
tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ là hết sức phức tạp.
Khi phải đối mặt với tình hình đó, đặc biệt là Việt Nam đang trong quá
trình thực hiện cuộc cách mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc
nghiên cứu, phân tích, đưa ra đánh giá, kết luận về quan hệ giữa chi tiêu
mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế là vơ
cùng quan trọng, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp. Với việc
nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em xin được lựa chọn đề tài
“ Mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
và tăng trưởng kinh tế, liên hệ thực tế của Việt Nam giai đoạn
2016-2020” để nghiên cứu kĩ hơn về mua sắm chính phủ và tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn đang tồn tại giúp kiểm soát, ổn định nền kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


Mối quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và
tăng trưởng kinh tế, liên hệ thực tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, từ đó
đưa ra những giải pháp phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Quan hệ giữa mua sắm chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và
tăng trưởng kinh tế, liên hệ thực tế với Việt Nam


4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Thời gian: Đề tài quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch
vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2016-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đưa ra đánh giá.
6. Kết cấu tiểu luận gồm 4 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch
vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Phần 2: Liên hệ thực tế quan hệ giữa chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch
vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai
đoạn 2016-2020.
Phần 3: Giải pháp để kiểm soát quan hệ chi tiêu mua sắm hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Phần 4: Kết luận.



×