Cẩm nang cho SV mới ra trường tìm
việc.
Hiện nay bạn mới ra trường, mọi thứ đều mới mẻ, đừng vội đòi
hỏi mình phải chọn được công việc như ý. Bạn cần thời gian để
trải nghiệm, đừng câu nệ việc lớn hay nhỏ, cứ có công việc để
trải nghiệm trước đã, và nhất là có thu nhập để tiếp tục “lấy
ngắn nuôi dài”. Dần dần qua từng công việc, bạn sẽ tự nhận biết
mình phù hợp với những việc như thế nào để rồi từ từ tìm
hướng đi lâu dài cho mình.
Nhiều sinh viên sau khi thực tập xong được tuyển dụng ở đó làm
việc luôn (một số các công ty vẫn tuyển nhân viên theo kiểu như thế
này). Được tuyển dụng nhờ tích cực khi thực tập tại công ty là cách
tốt nhất thay cho việc đi nộp hồ sơ tìm việc làm.
Nếu là sinh viên mới ra trường, trong quá trình tìm việc, để tránh sai
lầm, bạn cần lưu ý những điều như sau:
Nêu được thế mạnh của bản thân: Một điều mà tất cả những
sinh viên mới tốt nghiệp đều phải nhanh chóng học hỏi là phải tự
mình cổ vũ cho chính mình, thể hiện được thế mạnh của bản thân.
Với thực tế, “người nhiều, việc ít” trong thị trường việc làm hiện nay,
nếu bạn không thể nói một cách rõ ràng lý do vì sao mình là ứng
viên phù hợp nhất cho vị trí mà bạn dự tuyển đó, bạn sẽ không thể
cạnh tranh đễ có một việc làm như mong muốn. Vì thế, bạn phải
truyền tải được những điểm khác biệt của mình so với các ứng cử
viên khác bằng cách sử dụng các ví dụ thực tế để minh chứng cho
khả năng của bản thân.
Lãng phí thời gian với những việc “trong mơ”: Rất nhiều sinh
viên mới tốt nghiệp không chắc chắn về công việc mà họ muốn làm
khi tốt nghiệp. Họ thường tìm chọn những công việc “danh giá”,
nghe có vẻ thú vị, nhàn hạ, lương cao… hoặc chỉ muốn được làm cho
những công ty tầm cỡ, thay vì tìm kiếm công việc thật sự phù hợp
với khả năng có thể làm tốt nhất của mình.
Chủ yếu tìm việc trong các thông báo tuyển dụng mà quên
dựa vào các kết nối cá nhân: Tìm việc trong các thông báo tuyển
dụng không phải là một việc vô ích, nhưng khi bạn quá phụ thuộc
vào nó, bạn dễ gặp không ít rắc rối vì khoảng thời gian thất nghiệp
cứ kéo dài thêm. (Internet và mạng xã hội cũng hữu ích, nhưng nó
không phải là công cụ duy nhất để tìm việc). Vì thế, Sau khi đã có
một CV hoàn hảo, ngoài việc đơn độc tìm kiếm, bạn hãy tìm các mối
quan hệ hoặc bạn bè để nhờ sự hỗ trợ. (Tin “tìm người làm việc” -
thường là thế chỗ - trong nội bộ công ty luôn có trước các thông báo
tuyển dụng ra bên ngoài). Vả lại, có người quen giới thiệu bạn sẽ có
nhiều cơ hội hơn!
Chỉ tìm công việc đúng chính xác với chuyên ngành của
mình: Khi tìm việc, bạn đừng cứng nhắc chỉ tìm công việc đúng
chính xác với chuyên ngành của mình. Nếu bạn cứ mãi loay hoay
nghĩ là việc này không phù hợp, việc kia không phù hợp, không có
công việc nào phù hợp với chuyên ngành của mình thì bạn sẽ mãi
đi loanh quanh mà không có đích đến.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn: Nghiên cứu kỹ về công ty trước
khi đi phỏng vấn, chọn trang phục thích hợp, thực hành hỏi đáp các
câu hỏi phỏng vấn tham khảo, và thể hiện một tâm thế sẵn sàng gây
ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng với kỹ năng, kinh nghiệm, sự tự
tin và chuyên môn của bạn. Ngoài ra, đừng quên: Sự trung thực là
điều mong muốn cao nhất của các nhà tuyển dụng.
Hiện nay bạn mới ra trường, mọi thứ đều mới mẻ, đừng vội đòi hỏi
mình phải chọn được công việc như ý. Bạn cần thời gian để trải
nghiệm, đừng câu nệ việc lớn hay nhỏ, cứ có công việc để trải
nghiệm trước đã, và nhất là có thu nhập để tiếp tục “lấy ngắn nuôi
dài”. Đừng sợ, bạn có quyền mắc sai lầm, có quyền sửa sai! Miễn là
bạn cố gắng làm sao, dù nhận việc gì bạn cũng làm hết khả năng để
đạt được sự hài lòng của nhà tuyển dụng. Dần dần qua từng công
việc, bạn sẽ tự nhận biết mình phù hợp với những việc như thế nào
để rồi từ từ tìm hướng đi lâu dài cho mình.