Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Tài liệu Bài giảng KINH TẾ DẦU KHÍ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 203 trang )

1
KINH TẾ DẦU KHÍ
TS. Phạm Cảnh Huy
Khoa Kinh tế và quản lý – ĐHBKHN
Bài giảng
2
Nội dung
 Mục tiêu học phần: Kinh tế dầu khí giúp cho sinh viên có thể
nắm vững được các kiến thức cơ bản về kinh tế ứng dụng trong
lĩnh vực dầu khí như những vấn đề kinh tế trong khai thác, vận
chuyển, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm dầu khí. Trên cơ sở
đó cho phép người học có thể giải thích, phân tích những vấn đề
kinh tế trong lĩnh vực dầu khí.
 Các nội dung cơ bản:
 Các vấn đề cơ bản của ngành công nghiệp dầu khí
 Kinh tế trong thằm dò và khai thác dầu khí
 Giá dầu khí
 Thị trường và thương mại dầu khí
3
Nội dung
Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí thế giới
1
2
Công nghiệp dầu khí Việt Nam
Thuế và các chính sách trong hoạt động khai thác và XK dầu khí
3
4
Kinh tế thăm dò và khai thác dầu khí
Tối ưu hóa trong quy hoạch khí và nhà máy lọc dầu
5
6


Giá dầu khí
4
Chương 1
Tổng quan về dầu khí và ngành
công nghiệp dầu khí thế giới
5
1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí
 Dầu mỏ và khí đốt là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ
lòng đất thường ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí chúng bao gồm
khí thiên nhiên và khí đồng hành.
 Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng
khoan bao gồm cả khí ẩm, khí khô.
 Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉa dầu được khai thác
đồng thời với dầu thô.
 Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, dầu mỏ và khí đốt
thiên nhiên đều được hình thành từ các đá có chứa vật chất hữu
cơ (gọi là đá mẹ) bị chôn vùi dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ
nhất định. Sau đó chúng di chuyển đến nơi đất đá có độ rỗng nào
đó (đá chứa) và tích tụ lâu dài ở đó nếu có những lớp đá chắn đủ
khả năng giữ chúng (đá chắn).
Khái niệm về dầu khí
6
1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí
 Công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết
tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống),
và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Phần lớn các sản phẩm của
ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng. Dầu mỏ là
nguyên liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học như
dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp.
 Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp và

đa dạng cao. Chuỗi hoạt động của công nghiệp dầu khí bao gồm:
Khâu đầu (còn gọi là thượng nguồn), khâu giữa (trung nguồn) và
khâu sau (hạ nguồn).
 Công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro
nhiều và lợi nhuận cao
Công nghiệp dầu khí
7
1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí
 Ngành công nghiệp dầu khí là ngành công nghệ cao. Thăm dò
khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong
lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước
nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi công
nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành công
nghiệp khác. .
 Công nghiệp dầu khí là ngành mang tính quốc tế cao. Khác với
than đá trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối
dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các
hoạt động dầu khí còn thể hiện ở chỗ do công nghệ cao và mang
tính chuyên ngành sâu, hầu như mọi công ty không thể tự mình
thực hiện toàn bộ chuỗi công việc.
Công nghiệp dầu khí
8
1.2. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế
 Dầu khí được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng
lồ cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực
tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này.
 Dầu chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu,
dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á
lên đến mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu

thụ năng lượng này còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi
(41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km³)
dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất.
24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ.
Những vấn đề chung
9
1.2. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế
 Dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực
hiện CNH-HĐH vì hầu hết mọi ngành kinh tế như:
 Giao thông vận tải
 Điện lực
 Công nghiệp
 Dầu khí cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành
kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu khí phát triển thúc
đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hoá học, tơ sợi phân
bón, bột giặt, chất dẻo…phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì
nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng.

Dầu khí giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược
chính trị của các quốc gia.
Vai trò của dầu khí
10
1.3. Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới
 Dầu khí đã được nhân loại biết đến từ xa xưa nhưng ngành công
nghiệp này được chính thức tính từ năm 1854 khi 275 tấn dầu thô
được khai thác từ lòng đất Rumani và sau đó 5 năm là ở Mỹ và
Nga (1859).
 Theo EIA thì tại thời điểm 01/01/2008 tổng trữ lượng dầu thô
còn có thể thu hồi trên thế giới là 1332 tỷ thùng (1 thùng chứa
159 lít, 1 tấn khoảng 6,5- 6,5 thùng tuỳ theo tỷ trọng từng loại

dầu) và tổng trữ lượng khí đốt là 6212 tỷ fit khối. Trữ lượng này
không phân bổ đồng đều trên các châu lục và đại dương, nhiều
nhất là ở Trung Cận Đông (56%) ít nhất ở Châu Âu (dầu chiếm
1,1% khí chiếm 2,7%).
11
1.3. Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới
 Mức độ khai thác dầu khí trên thế giới tăng rất nhanh. Nếu năm
1900 mới đạt 21 triệu tấn dầu thô thì năm 2000 đạt 3.741 triệu
tấn. Hiện nay có 50 nước khai thác dầu khí trong đó 20 nước:
Mỹ, Arapxeut, Liên Bang Nga, Iran, Mehico, Trung Quốc, Nauy,
Anh, Vinezuêla, Abu Dhabi, Canada, Nigieria, Coóet, Indonêsia,
Libia, Angiêria, Aicập, Omar, Braxin, Achentina chiếm đến
85,73% tổng sản lượng dầu thế giới. Việt nam được xếp thứ 33
nằm trong nhóm 30 nước còn lại.
 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô OPEC ra đời ngày 15 tháng
9 năm 1960. Tổ chức này hiện nay có 13 nước, có trữ lượng
khoảng 76% trữ lượng dầu toàn thế giới, sản lượng khai thác
hàng năm chiếm 47% , nó giữ vị trí khống chế gần như hoàn toàn
thị trường dầu khí thô thế giới.
12
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Trữ lượng dầu khí trên thế giới
Oil Oil Natural Gas Natural Gas
(Billion Barrels) (Billion Barrels)
(Trillion Cubic
Feet)
(Trillion Cubic
Feet)
Country/Region
BP Statistical

Review
Oil & Gas
Journal
BP Statistical
Review Oil & Gas Journal
Year-End 2007 January 1, 2009 Year-End 2007 January 1, 2009
North America 70.311 209.910 308.289 308.794
Central & South
America 111.211 122.687 272.841 266.541
Europe 15.570 13.657 207.654 169.086
Eurasia 128.146 98.886 1,890.891 1,993.800
Middle East 755.325 745.998 2,585.351 2,591.653
Africa 117.482 117.064 514.923 494.078
Asia & Oceania 40.847 34.006 510.687 430.412
World Total 1,238.892 1,342.207 6,290.636 6,254.364
13
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
 Đối với đời sống con người, dầu mỏ là một trong 5 loại năng
lượng thiết yếu bên cạnh than đá, khí thiên nhiên, năng lượng
nguyên tử và thuỷ điện. Nếu như trong suốt thế kỷ 19, than đá
chiếm vị trí độc tôn trong cán cân năng lượng thế giới thì sang
thế kỷ 20, vị trí này đã phải nhường cho dầu mỏ lên ngôi.
 Tỉ trọng của dầu mỏ đã không ngừng gia tăng trong cán cân năng
lượng của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Từ chỗ chỉ
chiếm chưa tới 5% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới vào năm
1900, thì đến thập kỷ 60 nó đã lên tới 65%, năm 1974 là 57,5%,
năm 1988 là 56% và từ đó đến nay tỷ trọng này thường xuyên
duy trì ở mức 40%; trong khi đó tỷ trọng của than trong cán cân
năng lượng giảm đi từ 90 - 95% xuống còn 32% rồi còn 28,5%

trong cùng thời gian đó.
14
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
 Năm 1900 nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới chỉ khoảng 20 triệu
tấn thì sau 70 năm con số này đã lên tới 1851 triệu tấn gấp hơn
90 lần; năm 1983 là 2764,9 triệu tấn; năm 1993 là 3121,4 triệu
tấn và năm 2003 mức tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ đạt tới 3827,1
triệu tấn.
 Xét về khu vực tiêu thụ thì ngành giao thông vận tải có nhu cầu
dầu mỏ cao nhất, tiêu thụ khoảng 40% tổng nhu cầu của cả thế
giới và theo dự tính thì tỷ lệ này còn có xu hướng cao lên tới
55% vào năm 2010.
15
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
2006 2007 2008 2009
Annual Quarter
Average First Second Third Fourth
Petroleum (Oil) Demand
6
OECD
2
United States
3
20.69 20.68 19.50 18.84 18.47 18.62 18.82
Other OECD 28.86 28.64 28.06 27.49 25.91 26.22 26.97
Total OECD 49.54 49.32 47.56 46.33 44.38 44.84 45.78
Non-OECD
China 7.26 7.58 7.83 7.72 8.55 8.43 8.59

Former U.S.S.R. 4.27 4.27 4.35 4.09 4.19 4.23 4.32
Other Non-OECD 24.18 25.12 26.02 25.45 26.80 26.93 26.35
Total Non-OECD 35.71 36.98 38.20 37.26 39.53 39.60 39.26
Total World Demand 85.26 86.30 85.76 83.58 83.91 84.44 85.05
triệu thùng/ ngày
16
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
Declines:
• Oil embargo, 1973
• Revolution in Iran, 1979
• Economic crisis in Asia and FSU,
1997-98
Oil Consumption
17
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
Oil Consumption per Capita by Region
Declines:
• Industrialized countries:
oil price crises
• EE/FSU: collapse of communism
• Developing countries: no decline
18
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
Oil Consumption by Sector
• Industrialized countries:
Transportation
• Developing countries:

Other uses
Main area of growth:
19
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Cung dầu mỏ thế giới
20
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Cung dầu mỏ thế giới
21
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Cung dầu mỏ thế giới
More than 2/3 of increase in oil demand
will be supplied by OPEC
World Oil Production by Region
22
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Cung dầu mỏ thế giới
Top World Oil Producers, 2000
Country Production Estimates (million bbl/d)
1) Saudi Arabia 9.12
2) United States 9.08 (5.83 of which was crude oil)
3) Russia 6.71
4) Iran 3.81
5) Mexico 3.48
6) Norway 3.32
7) China 3.25
8) Venezuela 3.14
9) United Kingdom 2.75
10) Canada 2.74
11) Iraq 2.59

12) United Arab Emirates 2.51
13) Kuwait 2.25
14) Nigeria 2.15
15) Indonesia 1.56
16) Brazil 1.54
17) Libya 1.47
18) Algeria 1.43
Red: OPEC member
Blue: Non-OPEC member
23
1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới
Cung dầu mỏ thế giới
Red: OPEC member
Blue: Non-OPEC member
Top World Oil Net Exporters, 2000
Country Net Exports (million bbl/d)
1) Saudi Arabia
7.84
2) Russia
4.31
3) Norway
3.11
4) Venezuela
2.66
5) Iran
2.59
6) United Arab Emirates
2.18
7) Iraq
2.09

8) Kuwait
2.05
9) Nigeria
1.86
10) Mexico
1.44
11) Libya
1.29
12) Algeria
1.22
13) United Kingdom
1.06
24
1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX
 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở (viết tắt của Organization of
Petroleum Exporting Countries- OPEC), (OPEC) là một tổ chức đa
chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Irắc, Cô oét, Arập Xếut và
Vênêxuêla tại Hội nghị Batđa (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm
1960). Các thành viên Cata (1961), Inđônêxia (1962), Libi (1962), Các
Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (1967), Angiêri (1969) và Nigêria
(1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Equađo (1973–1992) và
Gabông (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC.
 Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Giơnevơ, Thụy Sĩ, sau
đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9- 1965.
 Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng
dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.
Giới thiệu
25
1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX
 Mục tiêu chính thức được ghi vào Văn bản thành lập của OPEC là ổn

định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định
giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên để duy
trì sự phối hợp hoạt động của OPEC. Tuy nhiên, nhiều biện pháp được
đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong
các cuộc khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ
giá dầu mà lại duy trì giá cao trong thời gian dài.
 Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách chung về dầu nhằm để
giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để
điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo
nhằm thông qua đó có thể điều tiết tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn
định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn
tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Giới thiệu

×