Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SDH De cuong Phuong phap nghien cuu khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.03 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
KHOA KINH TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên học phần bằng tiếng Anh: Research Methodology
Mã học phần: MSR 231

Bậc đào tạo: Thạc sĩ

1. Thông tin chung về giảng viên giảng dạy học phần
1.1. Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Hảo
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Thống kê – KTL, K.Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Điện thoại DĐ: 0913079111

Email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Kinh tế nơng nghiệp, Kinh tế quản lý, nông nghiệp
nông thôn, kinh tế đầu tư, kinh tế y tế, kinh tế môi trường, kinh tế phát triển.
1.2. Họ và tên: Ngô Thị Mỹ
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Điện thoại DĐ: 0915208444

Email:

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Thống kê – KTL, K.Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Các hướng nghiên cứu chính: Kinh tế nơng nghiệp, Kinh tế đầu tư, Nông nghiệp


nông thôn, Thương mại quốc tế, Thương mại hàng nông sản.
1.3. Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Điện thoại DĐ: 0984238716

Email:

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Thống kê – KTL, K.Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Các hướng nghiên cứu chính: Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế thương mại,
Thương mại quốc tế.
2. Thông tin chung về học phần
-

Số tín chỉ: 03

Loại học phần: Bắt buộc

-

Bộ môn phụ trách học phần: Thống kê - Kinh tế lượng

-

Số giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 36 tiết

+ Thảo luận: 12 tiết

+ Làm bài tập: 6 tiết


+ Thực hành, thực tập:
1


+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học: 108 tiết

3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu về kiến thức
Sau khi học xong môn học, học viên sẽ nắm được quy trình nghiên cứu khoa học
nói chung và quy trình của một luận văn thạc sỹ hoặc cách thức để viết bài báo khoa
học. Bắt đầu từ việc mô tả vấn đề nghiên cứu, xây dựng tổng quan tài liệu nghiên cứu,
xây dựng cơ sở lý thuyết và hình thành khung lý thuyết, các phương pháp thu thập, xử
lý, phân tích dữ liệu để viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
3.2. Mục tiêu về kỹ năng
- Có kỹ năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu một cách
khoa học.
- Có kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin để phục vụ cho nghiên cứu.
3.3. Mục tiêu về thái độ
- Yêu cầu học viên có thái độ học tập tích cực. Ngồi ra cần tham khảo tài liệu, tìm
kiếm thơng tin và nguồn số liệu có liên quan.
- Phát triển tư duy khoa học, phát hiện, định hình và giải quyết vấn đề khoa học.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần nhằm trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về cách
thức tiến hành một nghiên cứu khoa học nói chung một cách có hệ thống và mang tính
khoa học từ việc mô tả vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, học phần còn tăng cường cho
học viên các kiến thức cơ bản về kết cấu, văn phong cũng như hình thức trình bày của
một báo cáo khoa học nói chung và luận văn thạc sĩ nói riêng.
5. Nội dung chi tiết học phần

5.1.

Nội dung về lý thuyết và thảo luận

Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học (4 tiết)
1.1.

Một số khái niệm
1.1.1. Khoa học
1.1.2. Nghiên cứu khoa học
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.2.

Các bước tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học (5 bước)

Thảo luận: 2 tiết
2


Chương 2: Báo cáo khoa học (5 tiết)
2.1.

Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Báo cáo khoa học
2.1.2. Khoá luận
2.1.3. Luận văn
2.1.4. Luận án


2.2.

Các yêu cầu đối với báo cáo khoa học

2.3.

Kết cấu cơ bản của báo cáo khoa học

Thảo luận: 3 tiết
Chương 3: Hình thành ý tưởng nghiên cứu (5 tiết)
3.1. Phân tích lịch sử nghiên cứu
3.1.1. Lý do phải phân tích lịch sử nghiên cứu
3.1.2. Các bước tiến hành phân tích lịch sử nghiên cứu
3.2. Xây dựng chủ đề nghiên cứu
3.3. Xác định các vấn đề quan tâm
3.4. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
3.5. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Thảo luận: 2 tiết
Chương 4: Đề cương nghiên cứu (6 tiết)
5.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
5.2. Xác định mục tiêu nghiên cứu
5.3. Giới hạn của đề tài
5.4. Nêu giả thuyết nghiên cứu
5.5. Kế hoạch nghiên cứu
5.6. Lựa chọn phương pháp phân tích số liệu
5.7. Xây dựng kết cấu đề tài
5.8. Kế hoạch về thời gian thực hiện
Thảo luận: 3 tiết
Chương 5: Thu thập và xử lý số liệu (8 tiết)
5.1. Thu thập số liệu

5.1.1. Một số khái niệm liên quan đến thu thập số liệu (dữ liệu, tổng thể,
mẫu)
3


5.1.2. Các loại thang đo
5.1.3. Các loại điều tra thống kê
5.1.4. Các phương pháp thu thập tài liệu
5.2. Xử lý số liệu
5.2.1. Sự cần thiết phải xử lý số liệu
5.2.2. Các phương pháp xử lý số liệu
5.2.3. Các hình thức trình bày số liệu
Bài tập: 3 tiết; Thảo luận (thực hành): 2 tiết
Chương 6: Phân tích số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu (8 tiết)
6.1. Các phương pháp phân tích số liệu
6.1.1. Phương pháp thống kê mơ tả
6.1.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
6.1.3. Phương pháp phân tích hồi quy
6.1.4. Phương pháp phân tích phương sai
6.2. Trình bày kết quả nghiên cứu
6.2.1. Viết báo cáo về kết quả nghiên cứu
6.2.2. Đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp và kiến nghị
Bài tập: 3 tiết
5.2.

Nội dung thực hành: Thực hành nhập và xử lý dữ liệu trên Excel và phần mềm
SPSS

5.3. Nội dung bài tập lớn, tiểu luận:
Bài tập lớn: Xây dựng đề cương nghiên cứu cho 1 vấn đề cụ thể

6. Hình thức kiểm tra, đánh giá
6.1. Thang điểm đánh giá: Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10.
6.2. Kiểm tra, đánh giá giữa học phần
- Điểm giữa học phần, mỗi điểm trọng số 0,2.
- Hình thức đánh giá để cho điểm giữa học phần: 01 bài kiểm tra thường kỳ và 1
bài tập lớn/tiểu luận.
6.3. Điểm thi kết thúc học phần
- Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 0,6.
- Hình thức thi: Tự luận
7. Học liệu
4


- Giáo trình
[1] Nguyễn Tiến Đức (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Thống kê
[2] Douglas A. Lind, William G. Marchal, Samuel A. Wathen (2005), Statistical
Techniques in Business and Economics. Twelfth edition. McGraw Hill/Irwin. New
York.
- Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học kinh tế. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[2] C.S. Barnard, J. S. Nix (1984), Farm Planning and Control. Cambridge University
Press.
[3] David P. Doane, Lori E. Seward (2007), Applied Statistics in Business and
Economics. McGraw-Hill Irwin. New York.
[4] Kumar Ranjit (2005), Research Methodology: A Step-by-step Guide for Beginners,
SAGE Publications, New Delhi.
[5] Price Gittinger (1982), Economic Analysis of Agricultural Projects. The World
Bank.
8. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác do giảng viên và bộ môn phụ trách học phần quy định.
BAN GIÁM HIỆU

TRƯỞNG KHOA

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

TS. Bùi Nữ Hồng Anh

TS. Ngơ Thị Mỹ

5



×