Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

QHXDauVP2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.07 KB, 67 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng dự án
Xăng dầu là mặt hàng năng lượng có vai trị quan trọng trong mọi nền
kinh tế quốc dân, các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang thực
hiện quá trình cơng nghiệp hố. Đối với nước ta, xăng dầu được xếp vào diện
mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Mạng lưới
xăng dầu là cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu của mỗi địa phương cũng
như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế, trong những năm qua, mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đã được phát triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng
vào q trình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, mạng lưới xăng dầu hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như: mạng lưới cửa
hàng phân bố chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các ngành sản
xuất và các phương tiện vận tải trong những năm tới; trình độ kỹ thuật và thiết bị
của các cửa hàng xăng dầu thấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.
Đồng thời, theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, triển vọng phát triển
sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của mạng lưới
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, như:
- Q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế


trên địa bàn tỉnh đã và sẽ dẫn đến những thay đổi về quy mô và phân bố của các
ngành sản xuất, sự gia tăng của các phương tiện, máy móc và thiết bị cần sử
dụng nhiên liệu là xăng dầu.
- Sự gia tăng dân số, thu nhập và đời sống dân cư được cải thiện, q trình
đơ thị hố được tăng cường sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các phương tiện cá
nhân của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Việc thực hiện các dự án phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ làm
tăng lưu lượng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh...
Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện mạng lưới xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 không chỉ trên phương diện số lượng, địa
điểm xây dựng các cửa hàng xăng dầu mà còn cả trên phương diện đảm bảo các
tiêu chuẩn về kỹ thuật, về môi trường, an tồn phịng cháy chữa cháy và an tồn
giao thơng... Do vậy, việc quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu là cấp thiết đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
2. Các căn cứ xây dựng dự án
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm
kỳ 2010 - 2015.
- Quy hoạch phát triển các ngành lĩnh vực của tỉnh.
2


- Quyết định số 850/QĐ-CT ngày 21/4/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án Quy hoạch mạng lưới
kinh doanh xăng dầu tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
- Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu.
- Nghị định số11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định
về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP.
- Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14/12/2009 của Bộ Công Thương ban
hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Công văn số 2241/BGTV-VT ngày 24/04/2006 của Bộ Giao thông vận
tải V.v Thủ tục thỏa thuận giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ.
- TCVN 4530:2011: Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5684: 1992: An toàn cháy các cơng trình xăng dầu.
- QCVN 07: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cỏc cụng trỡnh hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030
- Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu thống kê, điều tra, khảo sát về tình hình kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.
3. Mục tiêu nghiên cứu của dự án
Nhằm thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Vĩnh Phúc
trong quản lý xây dựng đô thị, quản lý thị trường, đảm bảo cung cấp ổn định
xăng dầu nhiên liệu trên địa bàn tỉnh và phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 là hết sức cần thiết.
“Quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020” nhằm đạt mục tiêu sau:
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch xây dựng mạng lưới cửa hàng
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng một mạng lưới cửa hàng khang trang hiện đại, đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ nhiên liệu, đảm bảo an ninh về nhiên liệu trong mọi tình huống.

3


- Sắp xếp lại mạng lưới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu hiện có, loại
bỏ dần các cửa hàng không phù hợp về quy hoạch phát triển chung của tỉnh hoặc
có vi phạm tiêu chuẩn về an tồn. Khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của
mạng lưới cửa hàng hiện có, giảm thiểu những nguy cơ mất an tồn về PCCC và
vệ sinh mơi trường.
- Tiết kiệm quỹ đất, phối kết hợp dịch vụ cung cấp nhiên liệu với các dịch
vụ thương mại khác.
- Tăng hiệu quả đầu tư, tăng tính mỹ thuật trong kiến trúc.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong dịch vụ kinh doanh
xăng dầu.
Nguyên tắc quy hoạch:
- Quy hoạch có tính kế thừa:
- Kế thừa các quy hoạch đã có, liên quan đến phát triển mạng lưới cửa
hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
- Phải quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng các cửa hàng hiện
có.
Quy hoạch mạng lưới bỏn lẻ xăng dầu phải có tính thống nhất:
- Xây dựng mới cửa hàng xăng dầu theo quy mô chung. Theo nguyên tắc
này, các cửa hàng sẽ có quy mơ hợp lý, kiến trúc đẹp, bảo đảm an tồn về PCCC
và vệ sinh mơi trường.
- Quy hoạch phải có tính khoa học và hiệu quả kinh tế thiết thực cho
doanh nghiệp và xã hội.
- Phân kỳ đầu tư được xác lập theo nhu cầu thực tế.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: Xây dựng quy hoạch trên tồn bộ địa bàn tỉnh, trong đó
chú trọng hơn đến các địa bàn trọng điểm của tỉnh như thành phố, thị xã, thị
trấn, các trục đường giao thơng chính.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến năm 2010, xây dựng quy hoạch phát triển
mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu dự án
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
4


- Phương pháp chuyên gia
6. Kết cấu dự án (ngoài phần mở đầu và kết luận), dự án gồm 5 phần:
- Phần thứ nhất: Thực trạng mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 – 2010
- Phần thứ hai: Dự báo triển vọng phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Phần thứ ba: Quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020
- Phần thứ tư: Các chính sách, giải pháp phát triển mạng lưới bán lẻ xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện quy hoạch

5



Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC THỜI KỲ 2001 – 2010
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI
BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc có diện tích đất tự nhiên là 1.236,50 km2, chiếm 5,8% và 0,37%
diện tích so với khu vực ĐBSH và cả nước. Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách Hà Nội 50 km và sân bay quốc tế Nội Bài
25 km. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, trục
giao thông nối liền vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đơ Hà Nội, Vĩnh
Phúc là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đơng Nam bao gồm ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi,
phù hợp cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng có diện
tích 47.000 ha với địa hình bằng phẳng thích hợp trồng cây nông nghiệp, cây ăn
quả và phát triển các khu công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư
đơ thị. Vùng trung du với diện tích khoảng 24.900 ha, có nhiều hồ lớn như Đại
Lải, Xạ Hương, Đầm Vạc… thích hợp trồng cây ăn quả, cây cơng nghiệp, phát
triển trang trại và khu công nghiệp, phát triển du lịch sinh thái. Vùng đồi núi có
diện tích 65.300 ha, có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên quý cho việc nghỉ dưỡng,
thích hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, cây dược liệu.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình
năm 23,2 – 25 0 C, lượng mưa 1.500 – 1.700 mạng lưới; độ ẩm trung bình 84 –
85%; số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Về thuỷ văn, Vĩnh Phúc có

nhiều con sơng chảy qua, hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong
phú với hai con sông lớn chảy qua. Sơng Hồng, sơng Lơ cùng với các dịng sơng
nhỏ, các hồ ao có nhiều tiềm năng về thuỷ điện và cung cấp nước tưới. Tuy
nhiên, nguồn nước phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa, nước đầu
nguồn cùng với mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng như Vĩnh Tường, Yên
Lạc, ngược lại, ở những vùng núi cao và trung du vẫn có thời điểm thiếu nước
vào mùa khơ như Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xun.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và quan trọng nhất của Vĩnh
Phúc là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên du lịch,...
Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển du lịch với các quần
thể danh lam thắng cảnh như rừng quốc gia Tam đảo, Thác Bản Long, Hồ Đại
Lải, nhiều lễ hội dân gian truyền thống và các di tích lịch sử như Tây Thiên,
Tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn,...
Như vậy, tiềm năng phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên của Vĩnh
Phúc chủ yếu sẽ là các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế du lịch.
6


1.1.3. Điều kiện xã hội
1.1.3.1. Dân số và cơ cấu dân số.
Dân số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.008.337 người. Tốc độ tăng dân
dân số trung bình trong thời kỳ 2001 - 2009 đạt 0,83%/năm. So với mức bình
quân chung của cả nước và các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(KTTĐBB) thì Vĩnh Phúc ở mức thấp hơn, nhịp độ tăng dân số bình quân của cả
nước giai đoạn 2001-2009 là 1,30%/năm và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ là 1,20%/năm.
Vĩnh Phúc là tỉnh có mật độ dân số khá cao, năm 2010 là 819 người/km2
(trong khi bình qn cả nước chỉ có 263 người/km2), trong đó cao nhất là Thành
phố Vĩnh Yên với 1.883 người/km2 và thấp nhất là huyện Tam Đảo với 295
người/km2. Các huyện vùng đồng bằng có mật độ dân số cao gấp hơn hai lần so

với các huyện trung du và miền núi.
- Cơ cấu dân số:
Vĩnh Phúc là tỉnh nông nghiệp, dân số phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn.
Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cơ cấu dân
số thành thị, nông thơn đang có sự chuyển dịch. Nhịp độ tăng dân số thành thị
nhanh hơn so với nhịp độ tăng dân số chung của tỉnh, đạt 7,25%/năm giai đoạn
2001-2009. Tỉ lệ dân số đô thị tăng từ 17,31% năm 2005 lên 22,49% năm 2010.
Bảng 1. Dân số Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: nghìn người

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

974.954 983.130 989.658 993.819

1.000.356

1.008.337


Thành thị

168.726 171.427 206.464 222.905

224.560

231.380

22,43

22,48

22,94

808.228 811.703 783.193 770.914

775.796

776.957

77,52

77,06

Tỉ trọng (%)
Nông thôn
Tỉ trọng (%)

17,31
82,69


17,44
82,56

20,86
79,14

77,57

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

- Lao động và cơ cấu lao động:
Trong giai đoạn 2001-2010, dân số trong độ tuổi lao động của Vĩnh Phúc đã
gia tăng nhanh hơn so với nhịp độ tăng dân số, đưa tỷ trọng dân số trong độ tuổi
lao động so với tổng dân số tỉnh từ 59,05% năm 2001 lên 59,96% năm 2010.
Về cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh tế: sự phát triển nhanh chóng của các
ngành cơng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã kéo theo sự gia tăng lao động
trong các lĩnh vực này, đồng thời sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông lâm
thuỷ sản sang các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại đã tạo
nên sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế
của tỉnh. Như vậy, có thể thấy rằng, thực trạng cơ cấu lao động trong chừng mực
nào đó đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trong tỉnh. Tuy
nhiên, trong khi các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi địi
7


hỏi lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao nhưng hiện tại, số lao động đã qua đào
tạo chỉ chiếm trên 33% tổng số lao động toàn tỉnh. Vấn đề quan trọng đặt ra là
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
của các ngành kinh tế mới.

Bảng 2. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Vĩnh Phúc
Đơn vị: nghìn người

Tổng

Nơng-lâm-

Cơng nghiệp

Dịch vụ

thuỷ sản

- xây dựng

thương mại

2001

606,25

518,96

41,82

45,47

2009

690,68


341,57

128,67

125,15

2010

694,93

341,46

139,69

129,99

Tăng bình quân
2001-2010 (%)

-0,13

-4,75

14,09

12,09

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.3.2. Thu nhập và mức sống dân cư

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về Mức sống dân cư, tỉnh
Vĩnh Phúc thuộc vùng có nhịp độ tăng thu nhập bình quân đầu người khá cao.
Trong giai đoạn 1997-2004, thu nhập bình quân đầu người tăng với nhịp độ
trung bình 15,38% so với mức 8,05% của cả nước trong cùng thời kỳ. Năm
2010, GDP bình quân đầu người tỉnh Vĩnh Phúc là 33,6 triệu đồng. So sánh
tương quan về kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội giữa các tỉnh
trong vùng, tỉnh Vĩnh Phúc đạt được mức tương đương như mức chung của
vùng. Như vậy, so với cả nước, thu nhập bình quân người dân trên địa bàn từng
bước được cải thiện
Thu nhập và mức sống của người dân nông thôn: Năm 2010, tỉ lệ dân số nông
thôn Vĩnh Phúc chiếm 77,06% tổng dân số tồn tỉnh, ở các khu vực thuần nơng, thu
nhập của tầng lớp dân cư nơng thơn cịn ở mức thấp, do vậy, khả năng chi tiêu của
người dân nông thơn sẽ bị hạn chế hơn nhiều và do đó làm hạn chế quy mô của
nguồn cung từ trong và ngồi tỉnh trên khu vực thị trường nơng thơn của tỉnh.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, chi tiêu trung bình trên phạm
vi tồn quốc chiếm khoảng trên 80% thu nhập hàng tháng của người dân, trong
đó, tại khu vực địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chi tiêu chiếm khoảng 85% thu nhập. Ở
vùng nông thôn, do mức thu nhập thấp nên người dân ít có khả năng tiết kiệm
hay đầu tư lại cho sản xuất và phần thu nhập chủ yếu là dành cho chi tiêu các
nhu cầu thiết yếu.
Trong cơ cấu chi tiêu, chi cho đời sống chiếm tới 90% tổng số chi tiêu bình
quân đầu người, trong đó, mức chi lớn nhất là dành cho mua thực phẩm, chiếm
27,0%, tiếp theo lần lượt là các khoản chi cho lương thực, thiết bị và đồ dùng gia
đình, đi lại và bưu điện... Nếu so sánh cơ cấu chi tiêu của dân cư trong vùng hiện
nay với giai đoạn 1997-2000, có thể thấy xu hướng giảm tỉ lệ các khoản chi cho
ăn, mặc, uống, ngược lại là xu hướng tăng các khoản chi mua sắm đồ dùng lâu
8


bền, đi lại và bưu điện, y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hố, thể thao, giải

trí, dịch vụ ăn uống....
Cùng với sự phát triển KT-XH, thu nhập bình quân đầu người của các tầng
lớp dân cư ngày càng tăng lên tất yếu dẫn đến sự xuất hiện các nhu cầu đa dạng
về khối lượng, cơ cấu, chủng loại, chất lượng hàng hoá... Mặt khác, những
chênh lệch về mức sống cũng dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu hàng hoá và dịch
vụ giữa các địa bàn, các vùng trong tỉnh. Những thay đổi đáng kể về tiêu dùng
sẽ diễn ra trước tiên ở khu vực đô thị, hay tại các khu vực có nhiều hộ dân cư
phi nông nghiệp. ở khu vực nông thôn, khả năng tiêu dùng vẫn chủ yếu tập trung
ở các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vĩnh
Phúc đạt 18,0%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của
cả nước (đạt gần 7,0%/năm) trong cùng thời kỳ. Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn
định trong cả giai đoạn đã làm cho GDP bình quân đầu người của Vĩnh Phúc
đuổi kịp và vượt so với mức chung của cả nước.
Bảng 3. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2010 (Giá thực tế)
Đơn vị: triệu đồng
2005

Vĩnh Phúc
Cả nước

2006

2007

2008

8,99 12,20 16,00 22,7

10,09 11,57 13,42 17,14

2009

2010

Tốc độ tăng
trưởng bình
quân
(%/năm)

25,0
19,27

33,60
23,10

30,17
18.02

Nguồn: Số liệu thống kê Vĩnh Phúc và cả nước

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp-thuỷ sản. Năm 2010 giá trị công
nghiệp-xây dựng chiếm 56,16%; dịch vụ: 28,93%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
14,91%. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP của lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng đạt bình quân 20,6%/năm; lĩnh vực dịch vụ là 20,4%/năm; và
lĩnh vực nơng nghiệp là 5,7%/năm. Nhìn chung, tình hình tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc trong giai đoạn vừa qua khá ổn định và vững
chắc, có thể làm tiền đề tốt cho sự phát triển của nền kinh tế trong những năm

tiếp theo.
1.2.2. Ngành công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá so sánh đạt trên 154 nghìn tỷ
đồng (theo giá cố định năm 1994), gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005, giá trị
sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 42,527 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với
năm 2005, tăng với nhịp độ bình quân 23,7%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010.
Thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều
chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nên
9


trong những năm vừa qua, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi ln giữ được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đạt
21,58%/năm (2006- 2009) nên tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng
giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế tỉnh đã tăng từ 75,45% năm 2005 lên
khoảng 82,19% năm 2009.
- Về cơ cấu các ngành công nghiệp: ngành công nghiệp chế biến giữ vai trò
chủ đạo, chiếm tỉ trọng trên 99% trong tổng giá trị sản lượng toàn ngành. Do
thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế, tích cực thu hút đầu tư nước ngồi nên
các cơ sở cơng nghiệp chế biến có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có điều kiện
phát triển và hoạt động hiệu quả, đặc biệt là ngành chế tạo và lắp ráp ô tô, xe
máy. Một số ngành công nghiệp khác như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến
nông sản thực phẩm, cơ khí, may mặc, giày da cũng khá phát triển nhờ khai thác
tốt lợi thế về vị trí, nguồn lợi tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào Ngành công
nghiệp sản xuất, phân phối điện nước và ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ
trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể và vẫn đang có xu hướng giảm.
Các ngành cơng nghiệp phát triển từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi có
quy mơ sản xuất khá lớn, tuy nhiên chủ yếu là lắp ráp nên công nghệ không cao.
Sản phẩm chính của doanh nghiệp FDI là ơ tơ (Toyota) và xe máy (Honda). Các

cơ sở cơng nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ. Chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc,
da giầy. Nhiều doanh nghiệp trong nước cịn sử dụng cơng nghệ ở trình độ thấp,
tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Sự phát triển của các ngành công
nghiệp cả khu vực trong và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi nước đã tạo nhiều
việc làm cho lao động trong tỉnh.
1.2.3. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản
Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản đạt mức tăng bình qn hàng năm là 5,7%/năm.
Tỷ trọng ngành nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 16,74% năm
2006 xuống cịn 14,91% năm 2010. Sản xuất nơng nghiệp từng bước chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 39,1% lên
56,9%, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 56% xuống 38,9%. Sản lượng lương
thực có hạt giữ mức ổn định, bình quân đạt 35,2 vạn tấn/năm, tăng bình qn
1,9%/năm. Chăn ni phát triển, đã xuất hiện nhiều mơ hình chăn ni trang trại
theo hướng cơng nghiệp và bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hố lớn,
chất lượng cao; giá trị sản xuất tăng bình qn 14,3%/ năm. Cơng tác trồng,
chăm sóc và bảo vệ rừng được chú trọng. Diện tích đất có rừng ước đạt 32,68
ngàn ha. Thuỷ sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 7,3%/năm. Các
hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển đa dạng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục
vụ sản xuất, tốc độ tăng bình quân 10,2%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thôn được đầu tư nâng cấp mạnh; diện mạo nơng thơn có nhiều
khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
1.2.4. Ngành thương mại
10


Trong những năm qua, hoạt động Thương mại của Vĩnh Phúc đã có bước
chuyển biến sâu sắc cả về cơ chế quản lý và phương thức hoạt động trên cơ sở
nền kinh tế nhiều thành phần và đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và

ngoài nước tham gia kinh doanh trên thị trường góp phần tích cực phục vụ sản
xuất và đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng kinh tế - xã hội của
tỉnh. Mạng lưới thương mại được phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế và có mặt ở hầu khắp các địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh, tạo ra một thị trường giao lưu
hàng hóa khá sơi động và phong phú cả ở đô thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vĩnh Phúc năm 2010 đạt 2.153 triệu
USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 544 triệu USD và nhập khẩu 1.609 triệu USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng
trưởng rất ấn tượng với 36,5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, đưa tổng mức
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người tăng từ
3,46 triệu đồng/người năm 2005 lên hơn 13 triệu đồng/người năm 2010.
1.2.5. Hiện trạng ngành du lịch
Trong một vài năm trở lại đây, ngành Du lịch của Vĩnh Phúc đã bắt đầu có
sự phát triển khá. Năm 2010 tổng lượt khách 1.938.837 lượt; trong đó khách
quốc tế 26.500 lượt. Tổng doanh thu du lịch khách sạn nhà hàng năm 2010 tổng
doanh thu đạt 757,6 tỷ đồng.
Hoạt động du lịch và các dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh mặc dù có
sự phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng, nên sự đóng góp cho kinh tế tỉnh
cịn hạn chế. Tỷ lệ khách du lịch thấp, chỉ chiếm khoảng 1,57% trong tổng lượng
khách du lịc của tỉnh và 0,8% lượng khách du lịch quốc tế của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ. Tuy nhiên với sự đầu tư tích cực vào ngành du lịch (với các
dự án du lịch đang được triển khai như Khu du lịch Trại Ổi; Khu du lịch Bắc
Đầm Vạc; Khu du lịch Đải Lải; Sân Golf Tam Đảo), trong thời gian tới du lịch
sẽ thực sự là ngành có nhiều triển vọng phát triển, đóng góp đáng kể cho ngân
sách tỉnh.
1.2.6. Ngành giao thơng vận tải
- Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng bao gồm đường

bộ, đường sắt và đường sơng. Trong giai đoạn 2006-2010, khối lượng hàng hố
vận chuyển tăng với tốc độ 22,9%/năm, khối lượng hành khách vận chuyển tăng
mạnh với 35,5%/năm.
+ Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm: 3 tuyến quốc lộ có tổng chiều
dài 111,75 km, 18 tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài 297,55 km, các tuyến giao
thông nông thôn (đường huyện, xã, thơn xóm) với tổng chiều dài 3.562 km (426
km đường huyện và 3136 km đường xã), các tuyến giao thông đơ thị có tổng
chiều dài 103,5 km. Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ hầu hết được rải nhựa hoặc
bêtông xi măng, đạt tiêu chuẩn cấp IV và cấp V. Đối với hệ thống giao thông
11


nơng thơn, đã có trên 72% đường đã được cứng hố lớp mặt (nhựa, bê tơng xi
măng, lát gạch), cịn lại là đường cấp phối và đường đất.
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của Vĩnh Phúc hiện nay đã
phát triển tương đối hoàn chỉnh, phân bố đồng đều và hợp lý. Hệ thống đường bộ
giữ vai trò quan trọng, chiếm 100% khối lượng hành khách và 42,9% khối lượng
hàng hoá luân chuyển trên địa bàn. Tuy nhiên, chất lượng đường giao thông cũng
như khả năng thông xe của các tuyến đường cửa ngõ ra vào tỉnh hiện tại cịn hạn
chế.
+ Hệ thống giao thơng đường sơng của Vĩnh Phúc dựa chủ yếu vào hai
con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, phù hợp với các phương tiện có trọng tải
khơng q 300 tấn. Hai con sơng khác là sơng Cà Lồ và sơng Phó Đáy chỉ thơng
tuyến trong mùa mưa, tải trọng không quá 50 tấn.
+ Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5
huyện, thị với chiều dài 35 km và 5 ga, có hai ga chính là Phúc n và Vĩnh Yên.
Trong những năm tới, vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống
giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt cần phải được quan tâm hơn nữa
mới đáp ứng được nhu cầu giao lưu, vận chuyển hàng hố đang ngày càng tăng
giữa trong và ngồi tỉnh cũng như giữa các khu vực trong tỉnh.

1.2.7. Đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế Vĩnh Phúc trong những
năm vừa qua
- Tăng trưởng kinh tế ở mức cao đã làm cho GDP bình quân đầu người
được cải thiện nhanh chóng, hiện tại cao hơn so với mức bình quân chung của cả
nước và vùng KTTĐBB đã tạo điều kiện nâng cao mức thu nhập và đời sống
nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ở khu vực nông thơn, với tỉ trọng lao
động nơng nghiệp cịn lớn trong khi đó giá trị từ các sản phẩm nơng nghiệp
khơng cao cho thấy hiệu quả của sản xuất nông nghiệp cịn thấp và mức sống
của lao động nơng nghiệp cịn khó khăn.
- Tăng trưởng kinh tế nhanh chủ yếu là do sự phát triển của lĩnh vực công
nghiệp mang lại. Tuy phát triển công nghiệp dựa vào nội lực của các doanh
nghiệp trong nước đang ngày càng vững chắc hơn nhưng giá trị sản lượng của
các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi vẫn chiếm tỉ trọng lớn, nguồn thu
ngân sách tỉnh là thu thuế của khu vực này. Phát huy tiềm năng nội lực để tạo
được sự chủ động trong phát triển kinh tế và thu chi ngân sách đang là mục tiêu
mà tỉnh cần phấn đấu trong những năm tới.
- Nền kinh tế đã thay đổi nhanh chóng từ cơ cấu nơng nghiệp - cơng
nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ với tỉ trọng khu vực công nghiệp
trong GDP cao hơn so với cả nước. Những năm 2007 đến 2009, mặc dù bị ảnh
hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, như cơ cấu giá trị tăng thêm của
khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu của từng ngành
nghề cũng chuyển biến theo hướng đa dạng hoá ngành nghề. Tuy nhiên tỉ trọng
ngành dịch vụ trong GDP còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, một
mặt do xuất phát điểm là kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, mặt khác còn do chưa
12


khai thác tốt các tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về du lịch, là một yếu tố được
đánh giá là có lợi thế của Vĩnh Phúc. Ngoại trừ khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi, các sản phẩm của sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp chưa có đặc trưng

nổi bật và chưa có sức cạnh tranh cao như các sản phẩm tương đương của các
tỉnh lân cận. Trong sản xuất nơng nghiệp, diện tích các cây lương thực truyền
thống đang có xu hướng thu hẹp nên việc tích cực cải tiến kỹ thuật canh tác,
thâm canh tăng năng suất là vấn đề cần thiết để duy trì an ninh lương thực trên
địa bàn tỉnh.
- Ngành thương mại trong vài năm trở lại đây có bước phát triển mạnh,
kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng.
- Những ngành, lĩnh vực kinh tế có vai trị hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc như giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, tài
chính, ngân hàng,... đã được đầu tư phát triển khá tốt trong giai đoạn vừa qua và
về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển chung. Tuy nhiên, những ngành
này vẫn cần được tiếp tục đổi mới, đầu tư phát triển để thực sự có đóng góp vào
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh khác trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trong cả nước, qua đó góp phần phát triển và
mở rộng thị trường, cũng như các hoạt động thương mại của Vĩnh Phúc những
năm tiếp theo.
1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển mạng lưới bán lẻ
xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Từ những vấn đề về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc trên đây có thể đánh giá khái quát những thuận lợi đối với sự hình
thành mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh như sau:
1.3.1. Những thuận lợi cơ bản
Một là, với vị trí địa lý nằm trên quốc lộ số 2, là cầu nối giữa vùng trung
du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội, Vĩnh Phúc là địa bàn giao thơng trọng
yếu, có lưu lượng lớn các phương tiện giao thông từ các tỉnh, vùng trong cả
nước đi qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển
mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Hai là, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh cùng với sự phát triển
nhanh của hệ thống giao thơng trong vùng nói chung và hệ thống đường giao

thông nông thôn trong tỉnh nói riêng là những điều kiện cần thiết làm gia tăng số
lượng phương tiện vận tải trong địa bàn tỉnh. Điều đó có nghĩa là, nhu cầu tiêu
thụ xăng dầu ngay trong nội bộ tỉnh cũng tăng nhanh về quy mô và được phân
bố khá đồng đều theo sự phân bố dân cư trên tồn địa bàn tỉnh. Do đó, mạng
lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh có điều kiện để mở rộng và gia tăng
số lượng điểm bán.
Ba là, với sự phát triển mạnh mẽ về các ngành công nghiệp trong những
năm gần đây của tỉnh, đặc biệt là các khu công nghiệp đã thu hút được các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cũng như các doanh nghiệp trong và
13


ngoài tỉnh đã làm gia tăng đáng kể các máy móc thiết bị sản xuất và vận chuyển.
Đồng thời, trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, cùng với q trình thực hiện
CNH sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các loại máy nơng cụ. Trong đó, các loại máy
móc, thiết bị sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu cũng sẽ tăng lên.
Bốn là, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội cũng như giá trị xuất
nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh trên những năm vừa qua đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao, và chắc chắn sẽ còn giữ được nhịp độ này trong thời gian tới.
Xu hướng mở rộng lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và tăng trưởng xuất - nhập khẩu
là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của ngành giao thông vận tải, qua đó
làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm là, thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm vừa qua cho thấy ngành này đạt được tốc độ gia tăng giá trị
sản xuất khá cao. Điều này phản ánh xu hướng gia tăng nhanh về khối lượng
hàng hoá và hành khách cần vận chuyển và luân chuyển trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự gia tăng số lượng phương tiện vận tải, vận
chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Những khó khăn chủ yếu
Trước hết, Vĩnh Phúc là tỉnh cách xa các cảng biển nhập khẩu và các kho

đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Vị trí của tỉnh Vĩnh Phúc lại không thuận lợi đối
với việc thiết lập thêm kho trung chuyển và cấp phát xăng dầu cho mạng lưới
kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu mới (ngồi Petrolimex). Nói cách
khác, khả năng bổ sung thêm các chủ thể kinh doanh mới trong hệ thống kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh khơng cao, do đó, lợi ích mà người tiêu dùng
xăng dầu có thể được hưởng do cạnh tranh cũng không cao.
Thứ hai, quy mô nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
còn chưa thực sự cao do :
1) Tỷ lệ cơ giới hố trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn thấp. Điều này được
thể hiện ở giá trị và loại TSCĐ phục vụ sản xuất nơng nghiệp hiện có trong các
hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc;
2) Sản lượng hàng hố được sản xuất ra trên địa bàn tỉnh, cũng như số
lượng các hàng hố có khả năng phát luồng tiêu thụ ra ngoài địa bàn tỉnh (trừ ở
khu vực các khu cơng nghiệp – thường có mạng lưới cung ứng xăng dầu riêng)
không nhiều đã hạn chế nhu cầu vận chuyển và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu;
3) Mặc dù, thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong
những năm vừa qua đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhu cầu tiêu dùng của dân
cư, đặc biệt ở khu vực nông thôn, hiện đang chiếm tỷ trọng hơn 77%, vẫn tập
trung vào các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho đời sống hàng ngày, nhu cầu về
các hàng hố khác, trong đó có nhu cầu về các loại phương tiện đi lại, máy móc
có sử dụng xăng dầu còn chưa cao (cơ cấu chi tiêu bình quân đầu người trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010: Chi cho đời sống vẫn chiếm tỷ lệ cao với hơn
84% thu nhập, chi khác chỉ chiếm khoảng 16% thu nhập).

14


II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH XĂNG
DẦU CỦA CẢ NƯỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC


2.1. Về thị trường tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam
Từ năm 1991 Việt Nam đã bắt đầu khai thác được dầu thơ. Từ đó đến nay
lượng dầu thơ khai thác ngày một tăng nhanh. Với lượng dầu thô khai thác được,
ngoài việc xuất khẩu sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm
xăng dầu trong nước. Việt Nam đã tiến hành xây dựng các nhà máy chế biến, lọc,
hoá dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, giảm bớt nhập khẩu và
tiến tới tham gia xuất khẩu các mặt hàng về dầu khí. Cho đến năm 2009, nhà máy
lọc dầu Dung Quất đã đưa ra thị trường trong nước gần 240.000 tấn sản phẩm các
loại, trong đó có gần 81.000 tấn xăng A92, hơn 83.000 tấn dầu D.O, gần 24.000
tấn dầu hoả và 31.000 tấn LPG. Nếu tiến độ đầu tư các nhà máy lọc dầu được bảo
đảm, sau năm 2010 nước ta sẽ có sản lượng khoảng 12 - 13 triệu tấn xăng dầu
mỗi năm để cân đối nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, do nhà máy lọc dầu và chế biến dầu cịn ít nên hầu hết sản
lượng dầu thơ khai thác đều phải xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm dầu từ
nguồn cung cấp xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu khác từ các trung tâm phân
phối trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia hay Trung Quốc.
Để đảm bảo nhu cầu phát triển ổn định và không bị các cơn sốt về cung
ứng nhiêu liệu chiến lược đối với các ngành kinh tế và tránh độc quyền cung cấp,
nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại và chất lượng dịch vụ, Chính phủ chính
thức cấp phép và hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho 11 đơn vị đầu mối.
2.2. Hiện trạng mạng lưới bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam và xu thế phát triển
Ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 12.500 cửa hàng kinh doanh xăng
dầu đang hoạt động. Tuy nhiên, các cửa hàng được xây dựng chưa theo một tiêu
chuẩn cụ thể nào. Bước đầu đã có dịch vụ bán gas hoá lỏng (LPG) tại một số cửa
hàng xăng dầu cho xe ô tô chạy bằng gas ở một số thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hiện nay, nước ta đã bắt đầu phát triển cửa
hàng xăng dầu theo chiều hướng xây dựng trạm dịch vụ tổng hợp (kết hợp với các
dự án phát triển du lịch, xây dựng các điểm dừng trên các tuyến quốc lộ), nhưng
chưa thành một hệ thống. Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phát triển tuỳ theo
nhu cầu tự phát của thị trường địa phương và khả năng của từng doanh nghiệp.

Vài năm gần đây, để từng bước đáp ứng xu thế cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước và tạo sức cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã
và đang cải tạo nâng cấp cửa hàng xăng dầu theo hướng mở rộng đường bãi,
tăng số lượng cột bơm và sử dụng cột bơm điện tử thay cho cột bơm cơ trước
đây. Các cửa hàng xây mới trên các trục quốc lộ, cửa ngõ thành phố, thị xã có
điều kiện thuận lợi về đất xây dựng đã được bố trí mặt bằng rộng rãi, có trên 6
cột bơm điện tử, có thêm các dịch vụ rửa xe, thay dầu mỡ... Sản lượng bán hàng
của các cửa hàng đạt từ 2-5m3/ngày, cá biệt có cửa hàng ở cửa ngõ tỉnh, thành
phố có sản lượng trên 10m3/ngày.

15


- Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam có hơn 6.500 cửa hàng xăng dầu (bao
gồm của Tổng công ty và các đại lý). Trong khoảng 5 năm từ 2001-2005 mỗi
năm Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã xây dựng khoảng 100 cửa hàng xăng
dầu theo 02 quy mô chính: Loại 1 và loại 2 (theo cách phân loại của
Petrolimex). Các cửa hàng loại 2 có số lượng nhiều hơn. Quy mơ cửa hàng loại
2 chỉ có đến 4 cột bơm, mặt tiền chỉ rộng đến 50m và không có các loại dịch vụ
khác.
- Cơng ty Kỹ thuật Thương mại và đầu tư (PETEC) kinh doanh bán buôn là
chủ yếu. Cơng ty chỉ có một số ít cửa hàng bán lẻ tập trung tại thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng. Quy mơ cửa hàng PETEC chỉ ở mức vừa và nhỏ.
- Cơng ty dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gịn Petro) chiếm trên
25% thị phần bán lẻ tại khu vực Nam Bộ. Mạng lưới bán lẻ của SaigonPetro bao
gồm nhiều loại cửa hàng xăng dầu rất đa dạng về kiến trúc.
- Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam mới phát triển các cửa hàng bán lẻ
trong mấy năm gần đây (các Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ
PDC, Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC, Thương mại dầu khí Petechim) số lượng
cịn ít. Các cửa hàng của Petro Vietnam đều được xây dựng tại các vị trí cửa ngõ

thị trấn, thành phố có điều kiện thuận lợi để xây dựng khang trang.
- Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) cũng có một số cửa
hàng bán lẻ, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng với quy mơ
vừa và nhỏ.
- Các Cơng ty nước ngồi cũng đầu tư vào thị trường bán lẻ xăng dầu

(biển hiệu, quảng cáo) có thể kể Castrol, BP, ESSO, SHELL, Total, Caltex,
Mobil.
Từ hiện trạng cửa hàng xăng dầu tại Việt Nam, đặc biệt dọc theo các quốc
lộ cho thấy:
- Các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex đã xây dựng theo kiểu dáng kiến
trúc tương đối thống nhất, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn. Tuy
nhiên vẫn cịn ít cửa hàng có quy mơ lớn và tổ hợp các dịch vụ thương mại khác.
- Cửa hàng xăng dầu có q nhiều loại hình kiến trúc, quy mơ, khơng có sự
thống nhất chung về tiêu chuẩn kỹ thuật. Đa số cửa hàng có quy mơ nhỏ, kiểu dáng
kiến trúc không đẹp. Do vậy không tạo được mỹ thuật kiến trúc thương mại.
- Cửa hàng được xây dựng tràn lan không tuân thủ một quy hoạch thống
nhất dẫn đến tình trạng có q nhiều cửa hàng trên một địa bàn hẹp, gây lãng phí
về đầu tư cơ sở vật chất, quỹ đất, v.v... Mật độ cửa hàng quá dày đặc, hiệu quả
kinh doanh thấp.
- Còn nhiều cửa hàng quy mô nhỏ của tư nhân, chưa tuân thủ đúng tiêu
chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu. Nhiều cửa hàng có cấp độ kỹ thuật lạc hậu, là
nguy cơ về mất an tồn PCCC và vệ sinh mơi trường.
- Trên các trục giao thơng chính, các cửa ngõ của thành phố, thị xã các
cửa hàng xây dựng chưa kết hợp với các dịch vụ thương mại khác như sửa chữa,
16


bảo dưỡng xe, ăn nghỉ... Để hoà nhập với các nước khu vực và thế giới, cần
quan tâm nâng cấp hệ thống dịch vụ trên các tuyến giao thông. Vấn đề này được

nhìn nhận để khắc phục khi quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu cho các tỉnh,
Thành phố;
2.3. Khảo sát hiện trạng
Các tiêu chí phân loại và đánh giá hiện trạng:
* Các tiêu chí về pháp lý
Các thủ tục kinh doanh:
- Đăng ký kinh doanh
- Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Chủ sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn
hay tư nhân (trực tiếp, liên doanh, liên kết, tổng đại lý, đại lý,...)
* Các tiêu chí về xây dựng:
+ Vị trí xây dựng: Đánh giá sự thuận lợi của vị trí xây dựng đối với chức
năng bán lẻ xăng dầu:
- Thuận lợi: tại các trục đường chính, tại các cửa ngõ ra vào tỉnh, thành
phố, trên các đường vành đai.
- Mật độ phân bố trên diện tích địa bàn: dày quá sẽ dư thừa, không khai
thác hết năng lực, sản lượng thấp. Nếu thưa quá không đáp ứng được yêu cầu
cho dân cư trong khu vực.
+ Diện tích đất của cửa hàng:
Theo diện tích chiếm đất tương ứng:
- Tối thiểu 750 m2 là loại nhỏ (loại 3)
- Trên 750 m2 đến 1.200 m2 là loại vừa (loại 2)
- Trên 1.200 m2 trở lên là loại lớn (loại 1)
+ Loại hình kết cấu:
Cần đánh giá là kết cấu kiên cố hay tạm thời, kết cấu mái che, nhà bán hàng.
* Các chỉ tiêu về công nghệ và thiết bị:
Số lượng cột bơm: Dựa theo số lượng cột bơm để đánh giá loại cửa hàng
theo công suất.
- Số lượng cột bơm: từ 2 đến 3 cột là loại nhỏ (loại 3).
- Số lượng cột bơm: từ 4 đến 6 cột là loại vừa (loại 2)

- Số lượng cột bơm nhiều hơn 6 cột là loại lớn (loại 1).
* Tiêu chí về sản lượng kinh doanh:
Mặt hàng và dịch vụ:

17


Ngoài xăng dầu (bao gồm các loại xăng, dầu, gas, dầu mỡ nhờn) có thêm
các dịch vụ khác: rửa xe, sửa xe + bảo dưỡng, tạp hoá, ăn uống, nhà nghỉ,... để
làm căn cứ phân loại cửa hàng xăng dầu.
Sản lượng bán lẻ xăng dầu:
Dựa vào sản lượng bán hàng mặt hàng chính là xăng, dầu để đánh giá sản
lượng cao, trung bình và thấp.
- Sản lượng đến 50 m3/tháng: Sản lượng thấp, khai thác không hiệu quả.
- Sản lượng từ 51 m3 đến 150m3/tháng: Sản lượng trung bình, khai thác
có hiệu quả.
- Sản lượng trên 150 m3/tháng: Sản lượng cao, khai thác có hiệu quả.
* Tiêu chí đảm bảo an tồn PCCN và vệ sinh mơi trường
Xăng dầu là một loại hàng đặc biệt được xếp vào nhóm có nguy cơ cháy
nổ và độc hại cao. Do vậy các cơng trình xăng dầu đều phải tn thủ nghiêm
ngặt các u cầu về an tồn PCCN và vệ sinh mơi trường.
Đảm bảo an toàn PCCN:
- Khi xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải tuân thủ các điều khoản
của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530-1998 (Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết
kế). Đặc biệt các khoảng cách từ các hạng mục của cửa hàng có nguy cơ cháy nổ
đến các cơng trình bên ngồi.
- Hệ thống thu lơi, tiếp địa phải đảm bảo quy định: tiếp địa cho q trình
xuất nhập; thu lơi, tiếp địa cho nhà và cơng trình; tiếp địa cho hệ thống điện
động lực (cột bơm).
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo trang bị đủ các thiết bị

chữa cháy ban đầu.
Đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường.
- Bảo đảm thốt nước;
- Có hố thu gom, lắng gạn dầu;
- Kho xăng dầu lớn phải được lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng, đảm bảo
vệ sinh mơi trường.
* Tiêu chí điều kiện phát triển:
Đối với các cửa hàng cần xử lý:
Đánh giá cửa hàng phải giải toả di dời là một khó khăn đối với cơng tác quy
hoạch vì động chạm trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu. Tuy nhiên trong các
trường hợp sau việc giải toả di dời (hoặc thanh lý, dỡ bỏ) là bất khả kháng, đó là:
- Nằm trong diện giải phóng mặt bằng của các dự án đã được cấp phép
đầu tư (được đền bù để di dời).
- Vi phạm nghiêm trọng các điều kiện an tồn PCCC và vệ sinh mơi
trường và khơng thể khắc phục bằng các giải pháp kỹ thuật do điều kiện đất xây
dựng quá hạn hẹp (liên quan đến các khoảng cách yêu cầu của tiêu chuẩn thiết
kế và điều kiện sửa chữa, cải tạo).
18


- Vi phạm về xây dựng khơng có Giấy phép xây dựng cửa hàng xăng dầu.
Đối với các cửa hàng cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc phát triển:
- Các cửa hàng xăng dầu đang hoạt động có những yếu kém, khiếm
khuyết về một số tiêu chí so với yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam, chủ sở hữu
cần đầu tư cải tạo, nâng cấp.
- Do nhu cầu phát triển chủ đầu tư có thể mở rộng thêm quy mô, công
suất, dịch vụ khác.
2.4. Thực trạng mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã
phát triển trong những năm gần đây do hệ thống đường giao thông được mở

rộng nâng cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng với mật độ quá dày ở khu vực đô thị,
đặc biệt ở khu vực thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, trên một số đường
quốc lộ, tỉnh lộ dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, tuy nhiên ở một số khu
vực lại không có đủ cửa hàng xăng dầu dẫn đến tình trạng có điểm bán xăng dầu
tự phát, khơng đảm bảo các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2.4.1. Số lượng và loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có
135 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động (trong đó có 1 tàu dầu trên
sơng Lơ). Phân theo loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): Có 25 cửa hàng, chiếm 18,51%
+ Công ty TNHH, Cty CP, doanh nghiệp tư nhân: 105 cửa hàng, chiếm
77,78%.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang 5 cửa hàng,
chiếm 3,71%
Bảng 5: Tổng hợp số lượng và loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc

Loại hình doanh nghiệp

Số lượng
(Cửa hàng)

Tỷ lệ

Doanh nghiệp Nhà nước

25

18,51


Doanh nghiệp TN, Cty TNHH, Cty CP

105

77,78

5

3,71

135

100.0

Các ĐV HCSN và LLVT
Tổng cộng

(%)

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của Sở Công Thương Vĩnh Phúc 6/2011

2.4.2. Số lượng lao động, trình độ chun mơn và lĩnh vực kinh doanh
của các doanh nghiệp
Phân loại điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy
mô lao động, cho thấy các cửa hàng có dưới 10 lao động là phổ biến.

19


Về trình độ chun mơn của lao động kinh doanh xăng dầu, theo số liệu

điều tra, chủ yếu là lao động trung và sơ cấp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học
cịn thấp.
Về lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, trong tổng số 135 cửa hàng kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn, có đến hơn 85% cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuần tuý,
chỉ có khoảng gần 15% cửa hàng kinh doanh thêm gas dạng bình hoặc có thêm
dịch vụ sửa chữa nhỏ, rửa xe.
2.4.3. Thực trạng cơ sở vật chất của các doanh nghiệp:
Quy mô vốn đầu tư: về quy mô vốn đầu tư, trừ doanh nghiệp chủ lực là
Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc thuộc Công ty xăng dầu khu vực I có quy mơ
đầu tư lớn, cịn lại các doanh nghiệp có quy mơ vốn đầu tư từ 1- 1,5 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ lớn. Nhìn chung, quy mô sử dụng đất của các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh khác nhau và có sự chênh lệch lớn giữa các
doanh nghiệp.
+ Hệ thống kho và vận chuyển xăng dầu:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước là
Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc có kho chứa, lưu trữ xăng dầu với tổng số lưu
trữ thường xuyên là 60.000 m3 (Kho này nằm tại kho của Công ty xăng dầu Khu
vực 1- Hà Nội). Xăng dầu được vận chuyển đến các cửa hàng bán lẻ bằng
phương tiện ôtô.
Phương tiện vận chuyển xăng dầu của các doanh nghiệp là là ôtô xi-téc.
trừ Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc, đơn vị chủ lực cung cấp xăng dầu cho các
đại lý bán lẻ có phương tiện vận chuyển riêng, các doanh nghiệp thường là thuê
phương tiện vận chuyển xăng dầu theo chuyến.
Các doanh nghiệp trang bị cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu các loại
thiết bị, bao gồm: máy bán xăng, kho dự trữ lưu thông (bể chứa), thiết bị phịng
chống cháy nổ.... Các loại thiết bị có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau nhưng
chủ yếu là từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
+ Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu
Một số chỉ tiêu cụ thể về mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc như sau:

- Chỉ tiêu về mạng lưới cửa hàng xăng dầu theo địa bàn huyện, thành thị,
xã, phường:
Theo địa bàn, bình quân mỗi huyện có 15 cửa hàng xăng dầu, trong đó
cao nhất là Lập Thạch 24 cửa hàng và Bình Xuyên với 23 cửa hàng, huyện Vĩnh
Tường 17 cửa hàng, Tp. Vĩnh Yên 16, huyện Sông Lô 14 cửa hàng, huyện Yên
Lạc và Tam Dương 13 cửa hàng, Tx. Phúc Yên 10 cửa hàng, chỉ có huyện Tam
Đảo, do địa hình đồi núi nhiều, chỉ có 5 cửa hàng.
Với tổng số 134 cửa hàng xăng dầu (khơng tính tàu dầu trên sơng) trên
137 xã, phường, thị trấn, bình qn số cửa hàng xăng dầu trên xã, phường, thị
trấn chỉ là 0,98 cửa hàng/ xã, phường, thị trấn.
20


- Chỉ tiêu về mạng lưới cửa hàng xăng dầu tính theo diện tích tự nhiên:
Bình qn cứ 9,19 km2 có một cửa hàng xăng dầu hay bán kính phục vụ
của một cửa hàng xăng dầu là 1,71 km. Trong đó, Tp. Vĩnh Yên có mật độ cửa
hàng trên xã, phường là cao nhất với 2,11 CH/xã, phường, tiếp đến là huyện
Bình Xun có mật độ cửa hàng xăng dầu 1,76 CH/xã.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới xăng dầu tỉnh Vĩnh Phúc
Tổng số
CHXD

Tồn tỉnh

Số xã,
phường

CHXD/xã,
phường


Diện
tích/CH

(người/CH)

(km2/CH)

Bán kính
phục vụ
(km/CH)

Dân số/CH

134

137

0,97

9,19

1,71

7.524

1. Tp. Vĩnh Yên

16

9


2,11

3,17

1,00

5.980

2. Thị xã Phúc Yên

10

10

1,0

12,01

1,95

9.257

3. H. Lập Thạch

24

20

1,2


7,52

1,55

4.977

4. H. Tam Dương

13

13

1.0

8,24

1,62

7.332

5. H. Tam Đảo

5

9

0,55

47,17


3,87

13.924

6. H. Bình Xun

23

13

1,76

6,33

1,42

4.759

7. H. n Lạc

13

17

0,76

8,21

1,61


11.260

8. H. Vĩnh Tường

16

29

0,55

8,86

1,68

11.915

9. H. Sơng Lơ

14

17

0,82

10,73

1,84

6.369


Nguồn: Số liệu tổng hợp của nhóm nghiên cứu

- Chỉ tiêu về mạng lưới cửa hàng xăng dầu theo dân số:
Trung bình một cửa hàng xăng dầu phục vụ 7.524 người. Trong đó, mức
chênh lệch về số dân trên cửa hàng xăng dầu cao nhất và thấp nhất là khoảng
gần 3 lần (Huyện Bình Xuyên: 4.759 người; Huyện Tam Đảo là 13.924 người).
Vị trí các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo kết quả
điều tra cho thấy hầu hết cửa hàng được xây dựng ven các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ
và huyện lộ. Khoảng cách trung bình thực tế giữa các cửa hàng xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (trừ ở Tp. Vĩnh Yên và Tx. Phúc Yên) là khá lớn (10 - 15
km/CH ở các huyện).
- Thực trạng công tác quản lý xây dựng mạng lưới cửa hàng xăng dầu:
Trong tổng số 134 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc hiện đang hoạt động (khơng tính tàu dầu) thì hiện có 17 cửa hàng chưa
được cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (trong đó có 2 cửa hàng vi
phạm quy hoạch nên không thể cấp giấy chứng nhận),... cụ thể: Thành phố Vĩnh
Yên có 2 cửa hàng; huyện Lập Thạch 1 cửa hàng; huyện Tam Dương 2 cửa hàng;
huyện Tam Đảo 1 cửa hàng; huyện Bình Xuyên 2 cửa hàng; huyện Yên Lạc 6 cửa
hàng; huyện Vĩnh Tường 3 cửa hàng. Đây là vấn đề tồn tại và cần phải xử lý dứt
điểm trong giai đoạn trước mắt.
2.4.4. Thực trạng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010
21


Tổng sản
lượng (m3)

2005


2006

2007

2008

2009

2010

78.230

82.420

89.583

131.02
8

167.397

168.672

Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 134 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang
hoạt động, tính bình qn 1 cửa hàng tiêu thụ 105 m3 xăng dầu/tháng, điều này
phản ánh tính hiệu quả của mạng lưới của hàng kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn tỉnh trong thời gian vừa qua.
2.5. Thực trạng cung ứng và tiêu thụ của các doanh nghiệp kinh doanh

xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.5.1. Các nguồn cung cấp xăng dầu chủ yếu.
Hiện nay cung cấp xăng dầu cho khu vực các tỉnh Đồng bằng Sơng Hồng
nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đang được các doanh nghiệp thực hiện
theo cơ chế kinh doanh xăng dầu, đó là các doanh nghiệp được cấp giấy phép
nhập khẩu trực tiếp:
* Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam: là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công
Thương, được Nhà nước giao nhiệm vụ chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu tại Việt Nam với các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đảm nhận
cung ứng xăng dầu đáp ứng khoảng 75-80% nhu cầu tiêu thụ nội địa của Bắc
Bộ, thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu của Nhà nước. Dưới Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng là Công ty xăng dầu khu vực I
đảm nhiệm chủ yếu công tác dự trữ, phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
* Công ty xăng dầu quân đội: là một đơn vị trực thuộc Tổng Cục hậu cần
(Bộ Quốc phịng). Cơng ty có nhiệm vụ chính là tiếp nhận và cung ứng xăng dầu
cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phịng. Ngồi phục vụ nội bộ trong qn đội, Cơng
ty cịn được phép kinh doanh xăng dầu trên thị trường tiêu thụ nhưng sản lượng
nhỏ, tính cạnh tranh với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam là không lớn.
Theo xu thế chung, các doanh nghiệp khai thác và cung ứng xăng dầu đã
và đang phát triển rất mạnh mẽ và có tính cạnh tranh cao. Hiện nay, Petro Việt
Nam đang thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu riêng (do Petro Việt
Nam có nhà máy lọc dầu Dung Quất, hiện đã cung cấp xăng dầu ra thị trường).
Vì vậy, sau năm 2010, thị phần của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam sẽ giảm
xuống, dự báo chỉ còn 50 - 60% nhu cầu tiêu thụ nội địa của Bắc Bộ.
* Các tổng đại lý, đại lý:
Theo quy chế kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đều
phải làm đại lý cho một trong các doanh nghiệp được nhập khẩu trực tiếp xăng
dầu. Tại Vĩnh Phúc, Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc đảm nhiệm phần lớn việc
cung cấp cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu,


22


Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống tổ chức trên cũng bộc lộ những hạn chế
như sau:
- Thiếu thống nhất hố về quy mơ cửa hàng bán lẻ, đầu tư xây dựng mang
tính ngẫu nhiên.
- Các cơ quan chức năng quản lý thị trường tỉnh khó có thể kiểm tra, giám
sát được chất lượng xăng dầu cũng như lượng bán qua đồng hồ điện tử.
2.5.2. Tình hình tiêu thụ xăng dầu của các doanh nghiệp.
Những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến lượng tiêu thụ xăng dầu tại
Vĩnh Phúc là sự phát triển kinh tế, xã hội. Xăng dầu được tiêu thụ nhiều trong
các lĩnh vực:
- Cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải đường bộ,
đường thuỷ.
- Cung cấp nhiêu liệu cho các loại máy xây dựng.
- Cung cấp nhiên liệu đốt lò cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Chạy máy phát điện diezel.
- Làm chất đốt cho các hộ gia đình... Nhu cầu này ngày càng giảm do thay
thế bằng gas và điện.
Tình hình bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo số liệu điều tra cho thấy: hơn 60% khối lượng xăng
dầu bán lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc cung cấp.
Theo phạm vi không gian, đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bao gồm cả khách hàng địa phương chiếm
khoảng 70% và khách vãng lai chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ xăng dầu của
trên địa bàn tỉnh.
2.5.3. Cơng tác phịng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường
Theo kết quả điều tra, 100% số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ.
Phương tiện được trang bị chủ yếu là bình bọt chống cháy với số lượng bình
quân 2 - 4 bình/cửa hàng.
Cơng tác giáo dục về an tồn cháy nổ cũng được các doanh nghiệp quan
tâm thông qua việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, hướng dẫn về cơng tác
phịng cháy nổ và tự tìm hiểu các quy định của Nhà nước về phòng cháy nổ.
2.6. Đánh giá chung về mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Thực trạng hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
qua những phân tích trên đây cho thấy:
Một là, quy mô các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành về kinh
doanh (đặc biệt là kinh doanh xăng dầu) trong các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ
23


lớn. Những vấn đề này làm hạn chế về quy mơ và tính chun nghiệp của các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Có thể nói, mạng lưới kinh
doanh xăng dầu tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay sẽ phải đối diện với thách thức lớn
trước xu hướng mở cửa thị trường và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong những năm tới.
Hai là, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay, phương thức kinh
doanh chính của các doanh nghiệp xăng dầu nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng là đại lý bán hàng dưới hình thức đại lý bao tiêu. Nếu xem xét
dưới các yếu tố như điều kiện thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tính chất
nguồn cung, quy mơ doanh nghiệp thì đây là phương thức kinh doanh phù hợp.
Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường thay đổi, quy mô doanh nghiệp và các chủ thể
cung ứng xăng dầu tăng lên cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ
kéo theo sự đa dạng hoá các phương thức kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Ba là, quy mô cầu về các mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

tương đối cao. Tuy nhiên, xét về tính chất nhu cầu, cầu về các mặt hàng xăng
dầu trên địa bàn vẫn chủ yếu thuộc cầu cá nhân và hộ gia đình, bộ phận cầu của
các cơ sở sản xuất còn khá hạn chế, mặc dầu đang có xu hướng tăng.
Bốn là, Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị và
các tuyến giao thơng quan trọng, điều này có ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả
kinh doanh đồng thời không đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân ở các huyện (đặc
biệt là các xã vùng xa), làm nảy sinh các cơ sở kinh doanh xăng dầu trái quy
định, không những không đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo sự quản
lý của nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện này mà cịn tiềm ẩn
những nguy cơ mất an toàn cho nhân dân.
Năm là, trong số các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội và điều kiện kinh
tế có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, thì ảnh hưởng các tuyến giao thông là quan
trọng nhất và mức độ ảnh hưởng tăng dần từ các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ và quốc
lộ. Điều này được thể hiện qua tình hình thực tế của mạng lưới cửa hàng kinh
doanh trên địa bàn tỉnh như:
1) Số lượng cửa hàng xăng dầu chủ yếu tập trung dọc các tuyến quốc lộ,
hoặc các điểm giao nhau giữa quốc lộ và tỉnh lộ;
2) Các huyện có tuyến quốc lộ đi qua là các huyện có nhiều cửa hàng
hơn, mức tiêu thụ bình qn và cơng suất phục vụ bình qn của các cửa hàng
cao hơn, lưu lượng khách hàng bình quân cao hơn, khoảng cách trung bình thực
tế giữa các cửa hàng thấp hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ đến năm 2020, khi các
tuyến quốc lộ được nâng cấp, những quy định về khoảng cách và quy mô các
điểm kinh doanh xăng dầu theo tuyến quốc lộ được ban hành cũng sẽ có ảnh
hưởng lớn đến mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Sáu là, do chạy theo lợi nhuận, giá trị đầu tư ban đầu của các cửa hàng
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có sự chênh lệch khá lớn giữa
khu vực thành phố, tuyến quốc lộ với các cửa hàng trên khu vực huyện và huyện
24



lộ. Đồng thời, trong giá trị đầu tư, các cửa hàng thường chủ yếu tập trung vào
cơng trình xây dựng và thiết bị bán hàng, trong khi các loại tài sản khác như kho
dự trữ, các phương tiện vận chuyển xăng dầu, các thiết bị phòng chống cháy
nổ… vẫn ở mức khiêm tốn.
Bảy là, quản lý nhà nước về kinh doanh xăng đầu mặc dù đã đạt được một
số kết quả bước đầu quan trọng, song nhìn chung vẫn cịn bất cập so với yêu cầu
và thực tiễn phát triển đặt ra. Những diễn biến phát sinh trên thực tiễn chưa được
cập nhật kịp thời.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×