Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy che, noi quy 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.04 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAM LÂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG YẾN
Số:

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QC-MNHY

Cam Hòa, ngày

tháng 9 năm 2019

NỘI QUI – QUI CHẾ
Trường Mầm non Hoàng Yến, năm học 2019-2020
I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Đi làm đúng giờ theo quy định
- Giáo viên ca 1: 6g30 đến 16g 30 (trả hết trẻ)
- Giáo viên ca 2: 7g00 đến 17g00
- Cấp dưỡng: 6g 30 đến 16g30.
- Phục vụ: Sáng: 6g00 đến 10g00. Chiều: 13g30 đến 16g30
- Nhân viên hành chánh: Sáng từ 7giờ đến 11giờ. Chiều từ 13g 30 đến 17g 00.
- Cán bộ quản lý: Sáng 7g00 đến chiều trả hết cháu.
- Bảo vệ: Trực trường từ 17h30 đến 6h30 sáng hôm sau hàng ngày: Từ thứ 2
đến thứ 6; Đóng và mở cổng đón và trả trẻ. Riêng thứ 7, chủ nhật, những ngày nghỉ
lễ, tết, hè…(trực 24/24 giờ)
- CB-GV-NV nghỉ: Viết đơn xin phép, ghi cụ thể ngày nghỉ, lý do cụ thể.
- Thực hiện nhiệm vụ nhà trường phân công.
II. QUI CHẾ VỀ TỔ CHỨC


1. Cán bộ quản lý nhà trường
- Thành phần: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng.
2. Hội đồng trường
- Thành phần: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng; đại diện Cơng đồn; Đồn
thanh niên; các tổ chun mơn; tổ văn phịng.
- Hội đồng trường có 9 người (Chủ tịch, Thư ký và các thành viên).
3. Tổ Chun mơn
- Thành phần: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giáo viên, cấp dưỡng
- Tổ chun mơn có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên.
4. Tổ Văn phịng
- Thành phần: Kế toán, nhân viên Y tế, bảo vệ, phục vụ.
- Tổ văn phịng có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên.
5. Hội đồng thi đua khen trưởng
1


- Hiệu trưởng làm chủ tịch, các thành viên khác: Phó hiệu trưởng, Chủ tịch
Cơng đồn, Phó bí thư Đồn TNCSHCM, Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ cấp
dưỡng, tổ văn phịng.
6. Các tổ chức, đồn thể trong nhà trường
- Chi bộ: 12 đảng viên
- Cơng đồn: 39 CBCCVC.
- Chi đoàn: 12 đoàn viên.
- Ban thanh tra nhân dân: 3 đ/c.
- Ban đại diện cha mẹ trẻ em toàn trường: 11 người.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ -TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ TỪNG BỘ
PHẬN
1. Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Thủy
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về tổ
chức quản lý các hoạt động của nhà trường và về những công việc được phân công;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
kế hoạch giáo dục hoạt động năm học, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện trước hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Triển khai các văn bản, qui phạm pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đạo đức nhà giáo, Điều lệ trường Mầm non.
- Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng và các chủ trương chính sách của Đảng,
nhà nước, của ngành.
- Thành lập các tổ chun mơn; tổ văn phịng, tổ cấp dưỡng, các hội đồng tư
vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội
đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân cơng, quản lý, đánh giá, xếp loại. Tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo qui
định…
- Tham mưu các cấp xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất. Xây dựng kế hoạch trang
bị mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ chăm sóc ni dạy trẻ.
- Ra các quyết định có thẩm quyền;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
- Tổ chức họp giao ban trong CBQL; Liên tịch, Hội đồng
- Tổ chức các ngày hội ngày lễ, Hội thi, Hội nghị…
- Huy động và tiếp nhận trẻ trong độ tuổi ra lớp, quản lý trẻ các hoạt động ni
dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt
kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định;
2


- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia
các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định;
- Xây dựng tập thể đồn kết, nhất trí cao. Chăm lo đời sống chế độ cho cán bộ,

giáo viên, nhân viên.
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với
cộng đồng. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh.
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác theo tháng, học kỳ, năm học
trước Hội đồng trường, Hội đồng giáo dục và các cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị,
xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ;
+ Làm trưởng ban chỉ đạo thực hiện Qui chế dân chủ trong trường, thực hiện
tốt nhiệm vụ phân công các thành viên trong ban chỉ đạo đôn đốc các bộ phận thực
hiện tốt Qui chế dân chủ nhà trường.
+ Phối hợp tốt với các đồn thể cơng đồn, chi đồn trong trường triển khai
thực hiện Qui chế dân chủ theo đúng qui định của Đảng và nhà nước.
2. Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư chi đoàn thanh niên
- Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước, đoàn cấp trên, vận
dụng xây dựng chương trình trong cơng tác của BCH cơng đồn, chi đồn;
- Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư chi đoàn trực tiếp chỉ đạo hoạt động đoàn thể
phụ trách;
- Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp, thực hiện chế độ sinh hoạt BCH
của đoàn thể.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đoàn thể
đối với ngành cấp trên.
3. Phó hiệu trưởng
Được đánh giá, xếp loại theo quy định;
Là người giúp việc cho Hiệu trưởng, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu
trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
- Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên
quan của nhà trường;
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu

trưởng uỷ quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính tri, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định;
3


- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn;
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên, đặc biệt giáo viên mới, giáo viên mới thuyên chuyển. Tổ chức hoạt động
mẫu, các hoạt động chuyên đề, tổ chức dự giờ, thăm lớp, tổ chức kiểm tra, khảo sát
chất lượng học sinh, đánh giá chất lượng dạy và học, từ đó rút kinh nghiệm bồi
dưỡng chun mơn cho giáo viên.
- Tính Nutrikids. Theo dõi giám sát dinh dưỡng.
- Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên.
- Thay phiên trực trưa điểm Cửu Lợi 3 và điểm Lập Định.
Đối với trường Mầm non Hồng Yến có 02 Phó hiệu trưởng; được phân công
trực luân phiên điểm Cửu Lợi 3 và điểm Lập Định, cơng việc cụ thể:
+ Phó hiệu trưởng 1: Phạm Thị Bích Kiều, chịu trách nhiệm kiểm tra, theo
dõi chuyên môn, các hoạt động sư phạm. Theo dõi, hướng dẫn tổ chuyên môn tổ nhà
trẻ 24-36 tháng tuổi, mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Quản lý chuyên môn trong nhà trường.
- Quản lý bán trú. Tính Nutrikit hực hiện các loại hồ sơ sổ sách thu chi bán trú
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo kế hoạch
- Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường GD bên trong, bên ngoài, tạo MTTTHSTC
điểm Cửu Lợi 2+3.
- Thực hiện bảo quản hàng trong kho, kho luôn sạch sẽ, thơng thống, qt dọn
hàng ngày, kiểm tra kho hàng ngày, tuần, tháng…Nhập và xuất kho phải có đầy đủ bộ
phận. Sổ sách nhập và xuất kho phải cập nhật kịp thời.
- Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng thực hiện chăm lo việc nuôi dưỡng cho trẻ, đảm

bảo trẻ ăn ngon, đủ tiêu chuẩn (Làm tốt công tác tiếp phẩm- chế biến thực phẩm; Sắp
xếp nhà bếp ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; Thu dọn rửa các dụng cụ ăn của trẻ; Đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm; Có ý kiến đề suất đổi thực đơn hợp khẩu vị trẻ;
Không vi phạm thực phẩm của trẻ).
- Giúp Hiệu trưởng quản lý bếp ăn của nhà trường. Theo dõi, nhắc nhở các nhâ
viên cấp dưỡng thực hiện công việc theo lịch phân công.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
+ Phó hiệu trưởng 2: Lê Thị Mỹ Hằng, chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi
chuyên môn, các hoạt động sư phạm. Theo dõi, hướng dẫn tổ chuyên môn tổ mẫu
giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, cấp dưỡng.
- Quản lý chuyên mơn trong nhà trường.
- Tính Nutrikids khi Phó hiệu trưởng 1 đi vắng. Theo dõi giám sát dinh dưỡng.
- Thực hiện sổ Kế hoạch công tác giáo dục.
4


- Quản lý tài sản và theo dõi cơ sở vật chất nhà trường, tham mưu đề xuất tu
sửa, trang bị cơ sở vật chất thực hiện các hoạt động nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo kế hoạch
- Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giáo dục bên trong, bên ngồi, tạo mơi
trường ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực” điểm Lập Định.
- Giúp Hiệu trưởng quản lý bếp ăn của nhà trường. Theo dõi, nhắc nhở các nhâ
viên cấp dưỡng thực hiện cơng việc theo lịch phân cơng.
3. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ
dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà
trường.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
- Phản ảnh kịp thời những bức xúc, khó khăn trong tổ khi thực hiện các nhiệm
vụ được giao và các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Cùng với phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn tổ và tổ phó giải quyết
những vấn đề xảy ra trong tổ.
- Đề xuất khen thửơng, kiểm điểm những tổ viên nhiệt tình năng nổ, kỷ luật
những tổ viên có hiện tượng tiêu cực, gây mất đồn kết.
- Tổ phó giúp tổ trưởng chun mơn kiểm tra hồ sơ giáo viên theo định kỳ.
- Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn, khi tổ trưởng vắng mặt Tổ phó chủ trì cuộc
họp.
4. Tổ trưởng, tổ phó văn phịng
- Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.
- Chủ trì sinh hoạt Tổ văn phịng, khi tổ trưởng vắng mặt Tổ phó chủ trì cuộc
họp.
* Đối với giáo viên
- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, qui định của pháp luật, của ngành, trường,
địa phương.
- Thực hiện tốt các nghị quyết đưa ra, tham gia học tập, hội họp, sinh hoạt đầy
đủ.
5


- Trao dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của giáo viên, thương
u gần gũi, hồ đồng tơn trọng và cơng bằng với trẻ, khơng có hiện tượng đánh trẻ;
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ;
- Giáo viên chịu trách nhiệm về giáo dục, chăm sóc vệ sinh, ăn ngủ, các hoạt

động của trẻ. Làm tốt công tác chủ nhiệm, thăm hỏi vận động trẻ đến lớp chuyên cần
từ đầu năm đến cuối năm học, nắm bắt kịp thời trẻ nghỉ học không có lý do.
- Thực hiện tốt cơng tác đón trẻ và trả trẻ, vui vẽ, hoà nhã dịu dàng với phụ
huynh và các cháu.
- Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày. Thực hiện các hoạt động
lên lớp có kế hoạch và làm đồ dùng, đồ chơi;
- Đảm bảo tuyệt đối an tồn khơng xảy ra tai nạn và không vi phạm đạo đức
nhà giáo.
- Bảo quản tài sản của lớp của trường. Tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt
hàng ngày.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng
cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
* Đối với Nhân viên Cấp dưỡng
- Đi chợ đúng thực đơn, tiếp phẩm tươi ngon, đúng giá cả thị trường.
- Chế biến thực phẩm đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo ATTP khơng có dịch bệnh lây lan trong trường mẫu giáo.
- Thực hiện ghi lưu mẫu thức ăn theo quy định.
- Thường xuyên vệ sinh nhà bếp theo lịch phân công.
- Đảm bảo 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn…
- Đảm bảo 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý…
- Thực hiện tính trung thực, thật thà, không vi phạm thực phẩm của trẻ. Thực
hiện nhiệm vụ được giao.
- Cùng với hiệu trưởng và tổ phó giải quyết những vấn đề xảy ra trong tổ.
- Đề xuất khen thửơng, kiểm điểm kỷ luật những tổ viên có hiện tượng tiêu
cực, gây mất đồn kết.
* Các thành viên tổ nhà trẻ 24- 36 tháng, mẫu giáo 5-6 tuổi
01. Bà Trần Thị Lam Thủy: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi D; Tổ trưởng tổ Nhà
trẻ 24- 36 tháng tuổi, MG 5-6 tuổi;
02. Bà Đỗ Thị Kim Huyền: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi A; Tổ phó tổ Nhà trẻ

24- 36 tháng tuổi, MG 5-6 tuổi;
03. Bà Nguyễn Thị Mười Cơ: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi E
6


04. Bà Nguyễn Thị Thu Thảo: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi E.
05. Bà Nguyễn Thị Thủy Ngân: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi D.
06. Bà Trương Thị Hoài Phương: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi B; Chủ tịch
Cơng đồn cơ sở.
07. Bà Ngơ Thị Mỹ Ánh: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi C.
08. Bà Nguyễn Thụy Minh Hiếu: Giáo viên dạy lớp MG 5 - 6 tuổi C.
09. Bà Phùng Thị Trúc Ly: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi A.
10. Bà Phạm Thị Phương: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi B.
11. Bà Nguyễn Đình Lệ Quyên: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi G.
12. Bà Y Lệ: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi G.
13. Bà Đồn Thị Chi: Giáo viên dạy nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
14. Bà Nguyễn Thị Thảo: Giáo viên dạy nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. Bí thư
Chi đoàn Thanh niên CSHCM.
* Các thành viên Tổ Mẫu giáo 3-4 tuổi, 4- 5 tuổi, cấp dưỡng
01. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhanh: Giáo viên dạy lớp MG 3-4 tuổi; Tổ trưởng tổ
MG 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, cấp dưỡng;
02. Bà Thái Thị Mỹ Linh: Giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi B. Tổ phó tổ MG 3-4
tuổi, 4-5 tuổi, cấp dưỡng;
03. Bà Trần Mạc Hoài Phương: Giáo viên dạy lớp MG 3-4 tuổi
04. Bà Nguyễn Lâm: Giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi A;
05. Bà Nguyễn Thị Trang: Giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi A.(GV hợp đồng)
06. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: Giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi B.(GV hợp đồng)
07. Bà Phạm Lệ Quyên: Giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi C.
08. Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi C.
* Các thành viên nhân viên Cấp dưỡng

09. Bà Phạm Công Uyên Tuyền: Nhân viên cấp dưỡng;
10. Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Nhân viên cấp dưỡng;
11. Bà Đinh Thị Thúy Hồng: Nhân viên cấp dưỡng;
12. Bà Lê Hoàng Tú: Nhân viên cấp dưỡng;
13. Bà Phan Thị Ngọc Hòa: Nhân viên cấp dưỡng;
14. Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân: Nhân viên cấp dưỡng;
15. Bà Lê Thị Hồng Đào: Nhân viên cấp dưỡng;
* Các thành viên nhân viên tổ Văn phịng
01. Bà Nguyễn Thị Bảo Un: Kế tốn; Tổ trưởng Văn phòng; Kiêm Văn thư
7


- Thực hiện tốt các văn bản về kế toán.
- Theo dõi quản lý thu, chi các khoản trong nhà trường đúng nguyên tắc tài
chính. Lập và quản lý lưu trữ đầy đủ tồn bộ chứng từ kế tốn ngân sách và ngồi
ngân sách.
- Quyết tốn thu chi từng tháng, tiết kiệm trong mọi chỉ tiêu.
- Báo cáo và giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách cho CB-GV-NV của
trường.
- Tham mưu với Hiệu trưởng kế hoạch tu sửa, mua sắm tài sản của trường.
* Kiêm Văn thư
- Theo dõi văn bản đến, thông báo kịp thời đến các bộ phận các nhiệm vụ được
giao, nhắc nhở các bộ phận thực hiện đúng thời gian;
- Lưu trữ hồ sơ công văn đi, đến cập nhật vào sổ đầy đủ.
- Bảo quản hồ sơ khơng thất thốt. Quản lý con dấu của nhà trường.
- Thực hiện công văn đúng mẫu qui định, kịp thời, chính xác, báo cáo đúng
thời gian. Hoàn thành các báo cáo, biễu mẫu khi BGH giao.
02. Bà Nguyễn Thị Diệu Thùy: Nhân viên Y tế, Tổ phó tổ Văn phịng (kiêm thủ
quỹ)
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học theo tuần, tháng, năm.

- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
- Tham gia kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Theo dõi sức khỏe trẻ, có kế hoạch tun truyền cơng tác vệ sinh, phịng
chống các bệnh, tai nạn thương tích thường gặp trong công tác CSGD trẻ.
- Tham mưu Hiệu trưởng công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân cơng.
- Có đầy đủ hồ sơ sổ sách về y tế trường học theo quy định.
- Theo dõi mua và cấp phát các loại bông băng cho các lớp và xử lý tai nạn
theo quy định trong trường mầm non.
- Tham gia tập huấn về YTTH…
* Thủ quỹ
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách:
+ Sổ ghi tiền chợ hàng ngày (có ký nhận của người tiếp phẩm).
+ Sổ giao nhận thực phẩm (có ký nhận của người mua, người chế biến, thủ
kho).
+ Sổ thanh quyết tốn hàng tháng (có chữ ký của Lãnh đạo nhà trường).

8


- Hàng ngày, tuần, tháng thu, chi tiền ăn theo quy định, nội quy của trường, cấp
trên. Quyết toán thu, chi hàng tháng, sổ sách cập nhật kịp thời, đầy đủ.
- Quản lý tốt quỹ nhà trường, không để thất thốt…
- Nhân viên Bảo vệ
01. Ơng Võ Hồng Chương: Bảo vệ, phụ trách điểm trường thơn Cửu Lợi 2
02. Ơng Cao Minh Hòa: Bảo vệ, phụ trách trực điểm trường thôn Cửu Lợi 3;
03. Lê Ngọc Khôi: Bảo vệ, phụ trách trực điểm trường thôn Lập Định.
- Tham gia dự tập huấn các khóa theo yêu cầu cấp trên.
- Bảo vệ: Trực trường từ 17h30 đến 6h30 sáng hôm sau hàng ngày: Từ thứ hai
đến thứ sáu, mở, đóng cửa các lớp học, cổng trường đầu giờ, cuối buổi học và các

ngày lễ, hội... Riêng thứ bảy, chủ nhật, những ngày nghỉ lễ, tết, hè…(trực 24/24 giờ)
- Bảo vệ toàn bộ tài sản nhà trường, thực hiện nhiệm vụ khi được CBQL yêu
cầu (sửa bàn, ghế, treo phong màn, băng rôn trong các ngày lễ, hội, bơm nước lên hồ,
bồn chứa nước, tưới cây cảnh, trồng cây và chăm sóc cây cảnh…).
* Nhân viên Phục vụ
01. Nguyễn Thị Thanh Đông; Quét dọn phòng chức năng, cầu thang phụ
02. Nguyễn Thị Mỹ Thủy; Qt dọn văn phịng, cầu thang chính
* Nhiệm vụ chung
- Chuẩn bị nước uống khi có khách
- Quét dọn vệ sinh xung quanh sân trường, nhà vệ sinh nhân viên
- Hồn thành các cơng tác khi Hiệu trưởng giao.
Các ơng bà được phân cơng tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ và hồn thành
cơng tác được giao đạt hiệu quả, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các thành
viên của cơ quan để thực hiện và hồn thành nhiệm vụ kịp thời, chính xác giúp Hiệu
trưởng chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành và tham mưu với lãnh đạo cấp trên.
* Yêu cầu các thành viên trong bộ phận nhân viên
- Thực hiện tốt qui chế của từng tổ.
- Phải nhã nhặn, ơn hồ, vui vẽ với phụ huynh.
- Thương yêu tôn trọng, gần gũi các cháu.
- Rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ.
III. QUY CHẾ XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT TRONG TRƯỜNG
Các thành viên trong trường làm việc trên nguyên tắc tập trung, công bằng dân
chủ. Tất cả các vấn đề trước tiên phải đưa ra trong tổ để bàn bạc giái quyết đi dến
thống nhất, sau khi thống nhất các thành viên thực hiện. Nếu có những ý kiến không
thống nhất phải ghi vào biên bản, tổ trưởng tổng hợp đưa lên CBQL giải quyết.

9


Các thành viên trong trường góp ý thẳng thắn về CBQL nếu thấy có gì khơng

phù hợp, CBQL có trách nhiệm xem xét và điều chỉnh cả trong công việc và cách cư
xử, các vấn đề bức xúc phải được giải quyết từ tổ lên trường, không được khiếu nại
vượt cấp.
Tất cả những thắc mắc về quyền lợi và chế độ trực tiếp hỏi bộ phận kế toán để
được giải trình.
Đồn kết nội bộ trong tổ và tồn trường, u thương giúp đỡ lẫn nhau. Không
được to tiếng, xúc phạm nhau và dùng những từ ngữ không phù hợp trong môi trường
sư phạm.
* Xử lý vi phạm nội quy trên
- Lần 1: Không nghiêm trọng CBQL sẽ gặp riêng nhắc nhỡ, đề nghị không vi
phạm.
- Lần 2: Đưa ra Hội đồng nhà trường kiểm điểm, đồng thời cắt thi đua tháng vi
phạm
- Lần 3: Lập biên bản, có thể tham mưu lãnh đạo cách giải quyết, cắt thi đua năm
học vì vi phạm.
IV. QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TỒN CHO TRẺ
CB-GV-NV phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
* Xử lý vi phạm
- Nếu để xảy ra tai nạn thương tích do cơ vơ trách nhiệm, khơng quan tâm quản
trẻ thì sẽ viết kiểm điểm, tùy mức độ vi phạm để áp dụng các mức xử lý phù hợp.
V. QUY CHẾ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
Tất cả CB-GV-NV trong trường không được vi phạm đạo đức nhà giáo, không
đánh trẻ, quát nạt hay xúc phạm trẻ, có lối sống trong sạch, giản dị.
* Xử lý vi phạm
Viết kiểm điểm, đưa ra kiểm điểm xử lý trong tổ. Cắt thi đua tháng.
Cảnh cáo trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Cắt thi đua cả năm.
* Xử lý kỷ luật
Tủy mức độ vi phạm để áp dụng mức xử lý phù hợp.
VI. QUY CHẾ BẢO VỆ TÀI SẢN
CB-GV-NV phải bảo quản tài sản đã được nhà trường giao quyền sử dụng.

* Xử lý vi phạm
Nếu hư hỏng thất thoát do CB-GV- NV
+ Lần 01 bồi thường 50%.
+ Lần 02 trở đi bồi thường 100% và cắt thi đua tháng vi phạm. Tùy mức độ vi
phạm áp dụng các mức xử lý phù hợp.
10


Trên đây là Quy chế; Nội quy hoạt động trong năm học 2019-2020 của trường
Mầm non Hoàng Yến. Tất cả các thành viên trong nhà trường căn cứ vào Quy chế;
Nội quy này để xây dựng Quy chế; Nội quy hoạt động của tổ, các bộ phận đề ra kế
hoạch và thống nhất các biện pháp xử lý vi phạm cụ thể làm căn cứ thực hiện.
Tập thể CB-GV-NV trường Mầm non Hoàng Yến thống nhất và quyết tâm thực
hiện tốt Quy chế; Nội quy trên./.
HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Phòng GDĐT;
- Tổ trưởng, thành viên các bộ phận;
- Lưu: VT.

Nguyễn Thị Thu Thủy

11


12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×