Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

QD1895_2008_BNN_CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 29 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM THUỶ SẢN
VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
NĂM 2008

Hà Nội, tháng 7 năm 2008


DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Kế hoạch triển khai đăng ký chứng nhận hàng nông lâm thuỷ sản Việt
Nam chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2008
2. Quyết định số 1895/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & PTNT và Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm
thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại đã sửa đổi, bổ
sung
3. Quyết định số 2096/QĐ-BNN-CB ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & PTNT và Quy chế sử dụng Biểu trưng chứng nhận
hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại
4. Quyết định số 2095/QĐ-BNN-CB ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nơng nghiệp & PTNTvề việc sử dụng tiền đóng góp đăng ký chứng
nhận hàng nơng lâm thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín
thương mại năm 2008
5. Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận

Địa chỉ liên hệ: Thường trực Hội đồng xét tuyển cấp Bộ:
Cục Chế biến, Thương mại nông lâm, thuỷ sản và nghề muối
Bộ Nông nghiệp & PTNT
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04. 7711116



Fax: 04. 7711125

Số tài khoản: 102010000002732
Tại: Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội
Email:
Web site:


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI
NƠNG LÂM THUỶ SẢN
VÀ NGHỀ MUỐI

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2008

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM THUỶ SẢN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI NĂM 2008
TT

Nội dung công việc

Cơ quan, đơn vị

thực hiện

Thời gian

1

Soạn thảo bổ sung, sửa đổi Quy
chế đăng ký (thêm phần thuỷ sản),
Quy chế sử dụng biểu trưng

Cục Chế biến, Thương mại
NLTS&NM

3-4/2008

2

Chỉnh sửa mẫu biểu trưng, giấy
chứng nhận, đăng ký bản quyền,
nhãn hiệu hàng hoá

Cục Chế biến, Thương mại
NLTS&NM

3-6/2008

3

Tổ chức Hội nghị triển khai đăng
ký chứng nhận tại Hà Nội, miền

Trung và TP. Hồ Chí Minh

- Cục Chế biến, Thương mại
NLTS&NM,

7/2008

- Sở NN&PTNT các tỉnh
- Các Hiệp hội ngành hàng
- Các doanh nghiệp

4
5

Thành lập Hội đồng xét tuyển cấp
cơ sở

- Sở NN&PTNT các tỉnh

Các doanh nghiệp lập hồ sơ đăng
ký nộp cho Hội đồng cấp cơ sở

- Các doanh nghiệp có sản
phẩm đăng ký

1-15/8/2008

- Các Hiệp hội ngành hàng
1- 30/8/2008


- Hội đồng cấp cơ sở
6

Hội đồng cấp cơ sở xét tuyển

Hội đồng cấp cơ sở

1-10/9/2008

7

Hội đồng cấp Bộ xét tuyển

Hội đồng cấp Bộ, Cục Chế
biến, Thương mại NLTS & NM

20/910/10/2008

8

Lễ công bố, trao Cúp và giấy
chứng nhận,

Cục Chế biến, Thương mại
NLTS&NM

9

Quảng bá sản phẩm trên báo, đài,
truyền hình


Cục Chế biến NLS&NM

10/2008
Quý 4/2008


BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

Số: 1895/QĐ-BNN-CB

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nơng lâm thủy sản
chất lượng cao và uy tín thương mại
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ quyết định số 1197/QĐ-BNN-CB ngày 4/5/2007 về việc sửa đổi
Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy
tín thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3697/QĐ-BNN-CB ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nghiệm thu đề án “Chứng nhận

hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản
và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi tên gọi và một số điều của Quy chế đăng ký, chứng nhận
hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại tại Quyết định
số 3699/QĐ-BNN-CB ngày 29/12/2005 và Quyết định sửa đổi quy chế số
1197/QĐ-BNN-CB ngày 4/5/2007 như sau:
-Về tên gọi quy chế: Sửa thành Quy chế đăng ký chứng nhận hàng nông
lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại.
- Tất cả các cụm từ “hàng nông lâm sản chất lượng cao” đều được chuyển
thành “hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao”.
- Điều 1: Bổ sung cụm từ “đăng ký” vào câu “Quy chế này được áp dụng
để đăng ký chứng nhận…”.
- Điều 2 (Đối tượng áp dụng): Bỏ từ “tươi sống” ở câu “…bao gồm các
sản phẩm tươi sống, qua sơ chế, bảo quản, chế biến…”.


- Khoản 8, Điều 7 ( Hồ sơ đăng ký): Bổ sung thời gian vào câu “Bản sao
của các văn bản, tư liệu liên quan đến sản phẩm trong khoảng từ 5 năm trở lại kể
từ ngày đăng ký”.
- Điều 9 ( Tiêu chí đánh giá): Bổ sung làm rõ thêm khoản 1: Hệ thống
quản lý.
1. “Hệ thống quản lý sản xuất: sản phẩm phải được sản xuất tại cơ sở có
áp dụng các hệ thống quản lý sau:
+ ISO: Đối với tất cả các cơ sở chế biến công nghiệp
+ GAP, TQM, GMP: Đối với các sản phẩm trái cây, các đặc sản nông sản
thực phẩm.
+ HACCP: đối với các sản phẩm đồ hộp rau quả, thủy sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương (đã ký)


QUY CHẾ
ĐĂNG KÝ, CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM THUỶ SẢN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
(Đã sửa đổi theo Quyết định số: 1895 /QĐ-BNN-CB ngày 24 tháng 6 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này được áp dụng để đăng ký chứng nhận hàng nông lâm thuỷ
sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại, mang lại lợi ích kinh tế cho
người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Hàng nông lâm thuỷ sản được sản xuất tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân
có đăng ký kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Hàng nơng lâm thuỷ sản là sản phẩm hàng hố của ngành Nông nghiệp,
bao gồm các sản phẩm qua sơ chế, bảo quản và chế biến; không gồm giống cây

trồng, vật ni, vật tư nơng nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
…).
Điều 3. Hình thức chứng nhận
Hàng nông lâm thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại
được Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định và cấp
Giấy chứng nhận.
Chương II: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Điều 4. Đối tượng đăng ký
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quy định tại Điều 2 của Quy chế này, có
nhu cầu và tự nguyện, có quyền nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận.
Điều 5. Điều kiện đăng ký
1. Hàng nông lâm thuỷ sản được sản xuất và tiêu thụ ổn định, có mặt trên
thị trường ít nhất 02 năm tính từ khi đăng ký sản phẩm đến ngày nộp hồ sơ đăng
ký chứng nhận.
2. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khơng có tranh chấp về
bản quyền hoặc khiếu nại liên quan đến chất lượng và uy tín thương mại của sản
phẩm.


3. Một tổ chức, cá nhân có thể đăng ký chứng nhận nhiều sản phẩm,
nhưng một sản phẩm cụ thể chỉ do một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký chứng
nhận.
Điều 6. Trình tự thủ tục đăng ký
1. Định kỳ mỗi năm một lần, ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức đánh giá,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn thơng báo rộng rãi kế hoạch, lệ phí và
hình thức tổ chức chứng nhận sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng
cao và uy tín thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, theo quy định tại Điều 7 của
Quy chế này, gửi về Hội đồng cấp cơ sở (Sở Nông nghiệp và PTNT thuộc địa
bàn tổ chức, cá nhân đang hoạt động hoặc Hiệp hội ngành hàng của sản phẩm

đăng ký).
3. Hội đồng cấp cơ sở tổ chức đánh giá sơ tuyển, gửi báo cáo và các hồ sơ
trúng tuyển về Thường trực Hội đồng đánh giá cấp Bộ đặt tại Cục Chế biến,
Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký gồm:
1. Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm của tổ chức, cá nhân (phụ lục 1)
2. Bản thuyết minh giới thiệu tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm
3. Bản thuyết minh giới thiệu công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm
4. Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý sản xuất
5. Bản thuyết minh giới thiệu chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng
kèm theo hồ sơ đăng ký công bố tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân và xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền.
6. Báo cáo về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất
7. Bản thuyết minh giới thiệu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
trong 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận
8. Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan đến sản phẩm (nếu có)
- Văn bằng bảo hộ
- Các bằng khen, chứng nhận giải thưởng (trong vòng 2-5 năm trước ngày
nộp hồ sơ).
- Ảnh chụp sản phẩm, dây chuyền sản xuất, nhà máy
- Nhận xét của các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm


- Tài liệu liên quan khác
Điều 8. Đóng góp và sử dụng tiền đăng ký
1. Tổ chức, cá nhân đóng góp tiền đăng ký chứng nhận cùng với hồ sơ
đăng ký cho Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ và khơng được hồn trả.
2. Tiền đóng góp được sử dụng ở Hội đồng cấp cơ sở cho các hoạt động

đánh giá, kiểm tra, và giám sát; ở Hội đồng cấp Bộ cho hoạt động đánh giá,
chứng nhận, giám sát, khen thưởng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm được chứng
nhận.
Chương III: ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN
Điều 9. Tiêu chí đánh giá
1. Hệ thống quản lý sản xuất:
Sản phẩm phải được sản xuất tại cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý sau:
+ ISO: Đối với tất cả các cơ sở chế biến công nghiệp
+ GAP, TQM, GMP: Đối với các sản phẩm trái cây, các đặc sản nông sản
thực phẩm.
+ HACCP: đối với các sản phẩm đồ hộp rau quả, thủy sản.
2. Chất lượng sản phẩm:
- Sản phẩm phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố
(TCVN, TCCS, Tiêu chuẩn quốc tế).
- Sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn sử
dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Sản phẩm phải được ghi xuất xứ, nhãn hiệu phù hợp với các quy định
hiện hành của Nhà nước.
3. Bảo vệ môi trường: Cơ sở sản xuất sản phẩm không được gây tác động
xấu đến mơi trường sinh thái.
4. Uy tín thương mại: Sản phẩm phải được tiêu thụ rộng rãi trên thị
trường, bảo đảm uy tín thương mại, khơng có khiếu kiện liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
Yêu cầu: Đối với các tiêu chí 1, 2, 3, trong hồ sơ đăng ký của các tổ chức,
cá nhân phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; riêng tiêu
chí 4 phải có xác nhận của khách hàng tiêu thụ sản phẩm khối lượng lớn.
Điều 10. Hội đồng đánh giá
1. Hội đồng đánh giá gồm các thành viên là đại diện cho cơ quan quản lý,
sản xuất - kinh doanh (cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm đăng ký chứng



nhận không tham gia Hội đồng), Hiệp hội ngành hàng, người tiêu dùng và các
nhà khoa học thuộc lĩnh vực sản phẩm đăng ký chứng nhận.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hiệp hội
ngành hàng quyết định thành lập Hội đồng đánh giá cấp cơ sở (Hội đồng sơ
tuyển), gồm 05 đến 07 người, trong đó có 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, 02 uỷ
viên phản biện và 01 Thư ký hội đồng. Hai Hội đồng sơ tuyển này có chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn như nhau.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập
Hội đồng đánh giá cấp Bộ, gồm 07 đến 09 người, trong đó có 01 Chủ tịch, 01
Phó chủ tịch, 01 Uỷ viên thư ký và 02 Uỷ viên phản biện. Chủ tịch hội đồng là
Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối.
Thường trực hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký hội đồng. Thư ký
hội đồng là chuyên viên Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề
muối.
Điều 11. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
1. Thư ký hội đồng đánh giá cấp cơ sở tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ
của hồ sơ đăng ký theo các quy định tại các Điều 4, 5, 7 của Quy chế này, tổ
chức đánh giá cấp cơ sở theo quy định tại điều 13 của quy chế này và lập báo cáo
trình Thủ trưởng cơ quan.
2. Thường trực hội đồng đánh giá cấp Bộ tiếp nhận báo cáo đánh giá và
các hồ sơ trúng sơ tuyển của Hội đồng cấp cơ sở, tổ chức đánh giá cấp Bộ theo
quy định tại điều 13 của quy chế này và lập báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn.
Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng đánh giá
1. Hội đồng đánh giá làm việc theo nguyên tắc dân chủ, bỏ phiếu kín.
2. Kỳ họp của Hội đồng đánh giá phải có ít nhất 3/4 số uỷ viên tham dự,
trong đó có Chủ tịch và/hoặc Phó chủ tịch và ít nhất 01 uỷ viên phản biện. Uỷ
viên phản biện vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
3. Mỗi uỷ viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ trước kỳ họp,

nhận xét, đánh giá sản phẩm bằng văn bản (phụ lục 2).
4. Hội đồng đánh giá cấp Bộ chỉ xem xét những sản phẩm đã được Hội
đồng cấp cơ sở đề nghị.
Điều 13. Trình tự và kết quả đánh giá
1. Đánh giá cấp cơ sở:


- Đánh giá cấp cơ sở được thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hết hạn
nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận và được thực hiện qua 2 bước: đánh giá tại hiện
trường (nếu thấy cần thiết) và đánh giá trên hồ sơ.
- Đánh giá tại hiện trường: Hội đồng cử nhóm chuyên gia, gồm 03 người,
trong đó có nhóm trưởng, trực tiếp đến cơ sở sản xuất sản phẩm, đánh giá sự phù
hợp của thực tế so với các nội dung đăng ký trong hồ sơ. Nhóm chuyên gia lập
báo cáo đánh giá trình Hội đồng.
- Đánh giá trên hồ sơ: Hội đồng họp phiên toàn thể, nghe báo cáo đánh giá
của nhóm chuyên gia; nhận xét, đánh giá sản phẩm của các uỷ viên hội đồng;
thảo luận và bỏ phiếu đánh giá (phụ lục 3) cho từng sản phẩm.
Ban kiểm phiếu, do Hội đồng cử, kiểm phiếu, lập biên bản (phụ lục 4) và
thông báo kết quả bỏ phiếu.
Sản phẩm trúng tuyển là sản phẩm được ít nhất 2/3 số uỷ viên hội đồng bỏ
phiếu đề nghị chứng nhận.
- Hội đồng lập biên bản (phụ lục 5) trình Thủ trưởng cơ quan thành lập
Hội đồng.
- Trong vòng 15 ngày sau khi nhận biên bản của Hội đồng đánh giá, Sở
nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Hiệp hội lập báo cáo kết quả đánh giá
cấp cơ sở trình Hội đồng đánh giá cấp Bộ và thông báo công khai kết quả đánh
giá đến các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đăng ký chứng nhận.
2. Đánh giá cấp Bộ:
- Đánh giá cấp Bộ được thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hết hạn
nộp báo cáo đánh giá cấp cơ sở.

- Thư ký hội đồng gửi hồ sơ đăng ký và bản nhận xét (phụ lục 2) đến các
uỷ viên hội đồng chậm nhất 05 ngày trước khi họp.
- Hội đồng họp phiên toàn thể, nghe các nhận xét phản biện; nhận xét,
đánh giá của các uỷ viên hội đồng; thảo luận và bỏ phiếu đánh giá (phụ lục 3)
cho từng sản phẩm.
- Ban kiểm phiếu, do Hội đồng cử, kiểm phiếu, lập biên bản (phụ lục 4) và
thông báo kết quả bỏ phiếu.
- Sản phẩm được đề nghị chứng nhận là hàng nông lâm thủy sản Việt Nam
chất lượng cao và uy tín thương mại phải được ít nhất 2/3 số uỷ viên hội đồng bỏ
phiếu đề nghị.
- Thư ký hội đồng lập biên bản (phụ lục 5) phiên họp Hội đồng.
- Chủ tịch hội đồng lập báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn.


Điều 14. Chứng nhận
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định và
cấp Giấy chứng nhận cho sản phẩm nông lâm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao và uy tín thương mại. Thời hạn hiệu lực của Quyết định là 05 năm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ trao Quyết định,
Giấy chứng nhận và Cúp cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận và
tổ chức quảng bá rộng rãi sản phẩm được chứng nhận trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
3. Hết thời hạn hiệu lực của Quyết định, để được chứng nhận tiếp, sản
phẩm phải được đánh giá lại theo các quy định tại Quy chế này.
4. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách
sản phẩm được chứng nhận và sản phẩm hết thời hạn hiệu lực của Quyết định
chứng nhận.
Chương IV: QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
Điều 15. Quản lý, giám sát

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chế biến, Thương
mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Hiệp hội và các cơ quan hữu quan, tổ chức quản lý,
giám sát chất lượng và uy tín thương mại của các sản phẩm đã được chứng nhận,
các hoạt động của tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận liên quan đến
sản xuất, kinh doanh và quảng bá sản phẩm.
2. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân có sản
phẩm được chứng nhận lập báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ và chất lượng
sản phẩm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội tổng hợp, lập báo cáo gửi Cục Chế
biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối trước ngày 25 tháng 12.
Điều 16. Xử lý vi phạm
1. Nếu tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận vi phạm các quy
định tại Điều 9 của Quy chế này thì tùy theo mức độ, sẽ bị đình chỉ tạm thời hoặc
huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chứng nhận.
2. Trong thời gian đình chỉ tạm thời, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực
hiện các hành động khắc phục, lập báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Hiệp hội và Cục Chế biến, Thương mại nơng lâm thuỷ sản và nghề
muối.
3. Việc đình chỉ tạm thời, phục hồi hiệu lực hoặc huỷ bỏ hiệu lực của
Quyết định chứng nhận do Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ


sản và nghề muối đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định.
Chương V: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM
Điều 17. Quyền lợi
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận được phép sử dụng Biểu
trưng hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại
trên nhãn mác sản phẩm được chứng nhận và được phép tuyên truyền, quảng cáo

sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 18. Trách nhiệm
1. Việc quảng bá sản phẩm, sử dụng Biểu trưng không được gây sự hiểu
lầm là các sản phẩm khác của tổ chức, cá nhân cũng được chứng nhận là sản
phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại.
2. Trong thời gian Quyết định chứng nhận có hiệu lực, tổ chức và cá nhân
có sản phẩm được chứng nhận phải tuân thủ các quy định của Quy chế này và
các điều khoản đã cam kết trong đăng ký chứng nhận, phải chịu trách nhiệm về
bất kỳ thay đổi nào liên quan đến chất lượng và uy tín thương mại của sản phẩm
được chứng nhận và phải báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc Hiệp hội. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội lập
báo cáo gửi về Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.
Điều 19. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Tổ chức, cá nhân có hoặc khơng có sản phẩm đăng ký chứng nhận hàng
nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại có quyền khiếu
nại về kết quả đánh giá và các hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này.
2. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người gửi và gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội và/hoặc Cục Chế biến, Thương mại
nông lâm thuỷ sản và nghề muối.
3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hiệp hội,
Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nơng lâm thuỷ sản và nghề muối có trách
nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại bằng văn bản theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
4. Trường hợp người khiếu nại khơng nhất trí với nội dung trả lời của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ tịch Hiệp hội hoặc Cục
trưởng Cục Chế biến, Thương mại nơng lâm thủy sản và nghề muối, có thể khiếu
nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định của Bộ
trưởng là quyết định cuối cùng.



CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Cục trưởng Cục Chế biến, Thương
mại nông lâm thủy sản và nghề muối đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn quyết định.
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Phụ lục 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………, ngày

tháng

năm 200…

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
NĂM ………
Kính gửi: - Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
hoặc Hiệp hội
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………….
2. Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………….
Điện thoại: …………………, Fax: ………………., Email: …………….
3. Sản phẩm đăng ký chứng nhận: ………………………………………
4. Hồ sơ đăng ký:
- Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm của tổ chức hoặc cá nhân
- Bản thuyết minh giới thiệu tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm

- Bản thuyết minh giới thiệu công nghệ, thiết bị sản xuất sản
phẩm
- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý sản xuất
- Bản thuyết minh giới thiệu chất lượng sản phẩm ……
- Báo cáo về hiện trạng môi trường tại cơ sở sản xuất …
- Bản thuyết minh giới thiệu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm trong 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận
- Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan đến sản phẩm
Thủ trưởng tổ chức (cá nhân)
Ký tên
đóng dấu (nếu có)


Phụ lục 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
CẤP:
…….., ngày

tháng

năm 200

BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN
SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT
NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
1. Họ và tên người viết nhận xét: ……………………….……………………..
Học hàm, học vị: ……………………………………………………………
Cơ quan: ……………………………………………………………………

Chức danh trong Hội đồng: ………………………………………………..
2. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký: …………………………………………………….
4. Ý kiến nhận xét
4.1. Về hệ thống quản lý sản xuất
(Theo tiêu chí 1, điều 9 của Quy chế này)
4.2. Về chất lượng sản phẩm
(Theo tiêu chí 2, điều 9 của Quy chế này)
4.3. Về bảo vệ mơi trường
(Theo tiêu chí 3, điều 9 của Quy chế này)
4.2. Về uy tín thương mại
(Theo tiêu chí 4, điều 9 của Quy chế này)
5. Kết luận và đề nghị
Người viết nhận xét
(Ký tên)


Phụ lục 3
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
CẤP: …………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày

tháng

năm 200


PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
1. Họ và tên người đánh giá: …………………………….………………………
Học hàm, học vị: …………………………………….………………………
Cơ quan: ………………………………………………………………………
Chức danh trong Hội đồng: (Chủ tịch, Phó chủ tịch, UV phản biện, UV, UV
thư ký)
2. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký: …………………………………………………
4. Ý kiến đánh giá

5. Kết luận và đề nghị
- Chứng nhận là sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại:
- Khơng chứng nhận là sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại:
Người đánh giá
(Ký tên)


Phụ lục 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
CẤP: ……....…
…………, ngày

tháng

năm 200


BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HÀNG NƠNG LÂM SẢN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
1. Tên sản phẩm: …………………………………………………………………
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………
3. Quyết định thành lập Hội đồng: ………………………………………………
- Số uỷ viên theo Quyết định: ……………….. người
- Số uỷ viên có mặt: …………………………. người
4. Ngày họp Hội đồng: …………………………………………………………
Địa điểm: ……………………………………………………………………
5. Kết quả kiểm phiểu:
- Số phiếu phát ra: ……………..………...………. phiếu
- Số phiếu thu về: ………………………………... phiếu
- Số phiếu hợp lệ: ………………………………... phiếu
- Kết quả
• Đề nghị chứng nhận: …………………………phiếu
• Khơng đề nghị chứng nhận: ………………… phiếu
Thư ký Hội đồng

Trưởng ban

(Họ, tên và chữ ký)

(Họ, tên và chữ ký)


Phụ lục 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

CẤP: ……....…
…………, ngày

tháng

năm 200

BIÊN BẢN
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠi
I. Những thông tin chung
1. Thời gian và địa điểm họp Hội đồng
- Thời gian: ………………………………………………………………
- Địa điểm: …………………………………………………………………
2. Hội đồng đánh giá
- Quyết định thành lập Hội đồng: ……………………………………………
- Danh sách Hội đồng:
TT

HỌ VÀ TÊN

CƠ QUAN

CHỨC DANH


GHI CHÚ

1
2


1. Khách mời (nếu có):
TT

HỌ VÀ TÊN

CƠ QUAN

1
2

II. Nội dung làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng đã nghe báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá, nhận xét, đánh giá
của các uỷ viên (đối với Hội đồng cấp Bộ, thay đoạn văn trên bằng: Hội đồng đã
nghe các ý kiến đánh giá của các phản biện và các uỷ viên ), ý kiến của các đại


biểu là khách mời, thảo luận hồ sơ đăng ký của từng sản phẩm, đối chiếu với
từng tiêu chí đánh giá.
2. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá. Kết quả bỏ phiếu được trình bày trong các
biên bản kiểm phiếu kèm theo.
3. Tổng hợp kết quả bỏ phiếu

TT

1

Sản phẩm

2


Hội đồng đánh
giá
Số UV Số UV
theo
dự họp

3

4

Kết quả bỏ phiếu
Số
phiếu
hợp lệ

Số phiếu đề
nghị chứng
nhận

6/3

5

6

7

1
2

3
4

4. Kiến nghị của Hội đồng
Hội đồng nhất trí đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nếu là Biên bản của Hội đồng cấp Bộ,
thay đoạn văn trên bằng: Hội đồng nhất trí đề nghị Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn) chứng nhận các sản phẩm dưới đây là hàng nông lâm sản Việt
Nam chất lượng cao và uy tín thương mại
TT

Sản phẩm

Tổ chức, cá nhân đăng ký

Ghi chú

1
2
3

Thư ký hội đồng

Chủ tịch Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

(Họ, tên và chữ ký)



BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 2096 /QĐ-BNN-CB

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2008

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế sử dụng biểu trưng chứng nhận hàng nông lâm
thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại
BỘ TRƯỞNG BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ quyết định số 999/QĐ-BNN-CB ngày 07/4/2006 về việc ban hành
quy chế tạm thời sử dụng biểu trưng chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam
chất lượng cao và uy tín thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2008 về việc sửa đổi
quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao
và uy tín thương mại;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản
và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế sử dụng biểu trưng chứng nhận hàng nông lâm
thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT,CB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương (đã ký)


BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ
Sử dụng biểu trưng Hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao
và uy tín thương mại
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2096 /QĐ-BNN-CB ngày 11 tháng 7 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các tổ chức cá nhân có sản phẩm được chứng nhận hàng nơng lâm
thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại được hưởng quyền lợi và

có trách nhiệm theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Quy chế đăng ký,
chứng nhận hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương
mại ban hành tại Quyết định số 3699/QĐ-BNN-CB ngày 29/12/2005 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Quy chế đăng ký) và
các quyết định sửa đổi số 1197/QĐ-BNN-CB ngày 04/5/2008 và số 1895/QĐBNN-CB ngày 24/6/2008.
Điều 2. Biểu trưng hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và
uy tín thương mại của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn được in trên sản
phẩm, bao bì, nhãn mác và ấn phẩm giao dịch, quảng cáo.
1. Về hình và mẫu: Theo mẫu biểu trưng được chọn tại Quyết định số
3698/QĐ-BNN-CB ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc chọn và công nhận mẫu biểu trưng “Chứng nhận hàng
nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại” và Quyết định
sửa đổi biểu trưng số 2097/QĐ-BNN-CB ngày 11/7/2008 là bộ phận không thể
tách rời của Quy chế này.
2. Về kích thước: Tuỳ theo kích thước sản phẩm, nhãn mác, bao bì và ấn
phẩm giao dịch được thể hiện theo nguyên tắc đồng dạng phối cảnh, tỷ lệ cân
đối, các đường nét không bị biến dạng, mắt thường phân biệt được.
3. Về độ bền và chống làm giả: Biểu trưng được in trên giấy chất lượng
cao, có độ bền (càng bền càng tốt), khó có điều kiện làm giả, có ký hiệu chống
làm giả (do chủ sở hữu sản phẩm thống nhất với các nhà in).
Chương II
QUY ĐỊNH CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG BIỂU TRƯNG


Điều 3. Tem nhãn biểu trưng là bộ phận của sản phẩm hàng hố được
chứng nhận có chất lượng cao và uy tín thương mại, phải được chủ sử dụng quản
lý chặt chẽ:
1. Chỉ được in, dán trên sản phẩm, bao bì, nhãn mác, ấn phẩm giao dịch
quảng cáo là sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
Quyết định chứng nhận hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy

tín thương mại.
2. Không được dùng cho các sản phẩm và lô hàng mà trong quá trình sản
xuất, chế biến bị khuyết tật, hư hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn theo đăng ký
chứng nhận.
3. Chủ sử dụng không được cho, vay mượn, nhượng bán, sao chép, không
được in, dán trên các sản phẩm khác của đơn vị, cá nhân khi chưa có Quyết định
cho phép của Bộ.
Điều 4. Sau khi Bộ quyết định chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng
nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại, chủ sử dụng
có trách nhiệm tổ chức in ấn theo nguyên tắc tem biểu trưng không được nhỏ
hơn hoặc mờ nhạt hơn các ký hiệu khác. Phát hành, bảo quản phải đảm bảo an
toàn về số lượng, chất lượng tem nhãn. Khi tem nhãn bị hư hỏng hoặc mất mát
thiếu hụt, chủ sử dụng phải lập biên bản, hồ sơ và báo cáo cho các cơ quan có
thẩm quyền (Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản & nghề muối và Sở
Nông nghiệp & PTNT) và các cơ quan có liên quan.
Điều 5. Khi quyền lợi của chủ sử dụng bị xâm hại do bị mất hoặc in tem
nhãn giả vào các sản phẩm khác thì chủ sử dụng phải báo cáo ngay cho các cơ
quan có trách nhiệm tại Điều 4 để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Chương III
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 6. Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối được
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn giao nhiệm vụ hàng năm chủ
trì tổ chức đăng ký, xét tuyển chứng nhận hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất
lượng cao và uy tín thương mại; phối hợp với các Sở Nông nghiệp & PTNT, các
cơ quan liên quan, tổ chức quản lý và giám sát việc sử dụng Biểu trưng của các
tổ chức, cá nhân:
1. Thực hiện việc yêu cầu các chủ sử dụng Biểu trưng báo cáo định kỳ
(theo vụ sản xuất, hàng năm, đột xuất) tình hình sử dụng tem nhãn biểu trưng.
2. Tiến hành kiểm tra và chỉ đạo các Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng tem nhãn biểu trưng của các tổ chức, cá

nhân.


3. Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp khi quyền lợi của chủ sử dụng tem
nhãn biểu trưng bị xâm hại.
4. Đề xuất với Bộ quyết định các vấn đề khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ,
thu hồi hoặc gia hạn quyền sử dụng Biểu trưng.
Điều 7. Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng địa phương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý sử dụng tem
nhãn biểu trưng theo đúng Quy chế và pháp luật hiện hành, đảm bảo quyền lợi
cho chủ sử dụng của ngành, địa phương; xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ quy
định ở Điều 6 Quy chế này trên phạm vi địa bàn của tỉnh.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm được sử dụng tem nhãn biểu trưng
chứng nhận hàng nông lâm thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương
mại thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 15 – Mục 2 Quy chế đăng
ký và các báo cáo đột xuất về tình hình sử dụng Biểu trưng.
Điều 9. Khi nhận được báo cáo hoặc khiếu kiện liên quan đến việc quản
lý, sử dụng tem nhãn biểu trưng, quyền lợi của chủ sử dụng biểu trưng bị xâm
hại, Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì cùng các
Sở Nơng nghiệp & PTNT, các Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan liên quan tổ
chức xác minh, triển khai giải pháp xử lý trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận
được báo cáo.
Điều 10. Các vi phạm trong sử dụng tem nhãn biểu trưng của chủ sử dụng
và các tổ chức, cá nhân khác, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình
thức phê bình, cảnh cáo, đình chỉ thu hồi giấy chứng nhận và đề nghị truy tố theo
pháp luật hiện hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Quy chế này trong quá trình thực hiện Cục Chế biến Thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối sẽ tiếp thu các ý kiến của các tổ chức, cá nhân bổ
sung hoàn chỉnh.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương (đã ký)


BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

Số: 2095 /QĐ-BNN-CB

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc sử dụng tiền đóng góp đăng ký chứng nhận Hàng nông lâm
thủy sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2008
BỘ TRƯỞNG BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ điều 8 tại Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm thủy sản
Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại đã sửa đổi, bổ sung theo Quyết

định số 1895/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản
và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mức đóng góp tiền đăng ký chứng nhận hàng nông lâm thủy sản
Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2008 của các tổ chức, cá
nhân như sau:
- Sản phẩm đăng ký đầu tiên là: 8.000.000 đồng (tám triệu đồng), nộp tại
Hội đồng cấp cơ sở 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), Hội đồng cấp Bộ 5.000.000
đồng (năm triệu đồng).
- Sản phẩm đăng ký thứ 2 là: 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng), nộp tại Hội
đồng cấp cơ sở 2.000.000 đồng (hai triệu đồng), Hội đồng cấp Bộ 4.000.000
đồng (bốn triệu đồng).
- Sản phẩm đăng ký thứ 3 là: 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng), nộp tại Hội
đồng cấp cơ sở 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn đồng), Hội đồng cấp
Bộ 2.500.000 đồng (hai triệu năm trăm nghìn đồng).


- Các sản phẩm đăng ký từ thứ 4 trở đi là: 2.000.000 đồng/1 sản phẩm (hai
triệu đồng), nộp tại Hội đồng cấp cơ sở 1.000.000 đồng (một triệu đồng), Hội
đồng cấp Bộ 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Điều 2. Việc đóng góp tiền đăng ký chứng nhận của các tổ chức, cá nhân
và việc sử dụng tiền đóng góp tại Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ có
hướng dẫn kèm theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:

- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT,CB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương (đã ký)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×