Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phu_luc_2_Kich_ban_cho_cac_chuong_trinh_phat_thanh_va_tieu_pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.46 KB, 17 trang )

Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Phụ lục 2
Kịch bản cho các chương trình phát thanh
Phụ lục 2.1. Các tiểu phẩm phát thanh
Phụ lục 2.2. Kịch bản các chương trình phát thanh (20') (đã xây dựng cho đến nay)
Phụ lục 2.1. Các tiểu phẩm

Tiểu phẩm 1:
AN TOÀN CHO TRẺ EM TRONG MÙA LŨ
Bối cảnh đêm khuya
Chồng: Sao má nó cứ trằn trọc hồi vậy?
Vợ:

Nước lên dữ quá, cứ nghĩ đến sắp nhỏ lại lo. Tía nó đi thả lưới cả ngày, cịn em
việc nội trợ, rồi hàng họ đâu phải lúc nào cũng để mắt tới được. Hai đứa hột gà
hột vịt dẫn nhau ra bờ kinh, nhỡ rủi trượt chân té xuống nước thì…

Chồng: Thiệt tình anh cũng lo…Vậy má nó tính sao?
Vợ:

Em tính mùa lũ này mình đem gửi cả 2 đứa vào điểm giữ trẻ tập trung mùa lũ
của ấp.

Chồng: Mình trơng chừng cịn lo nữa là gửi con cho người khác?
Vợ:


Cô Ba hội phụ nữ biểu điểm giữ trẻ tập trung mùa lũ an tồn lắm, các cơ coi
trẻ cẩn thận mà chăm trẻ cũng khéo.

Chồng: Anh tính cho cu Tèo theo anh đi lưới, anh vừa làm vừa trông chừng. Mà cũng
cho con nó quen… Trai sơng nước mà.
Vợ:

Anh thì chỉ vội vàng. Muốn thành trai sơng nước, phải cho con tập bơi trước
đã…

Chồng: Rồi anh đồng ý. Mà má nó cũng phải tập bơi đi. Để anh bầy cho nào…
Vợ:

Hứ… lại vội vàng nữa… Tập bơi thì cũng phải đợi sáng ngày đã chứ. Khe khẽ
… để sắp nhỏ nó ngủ…

Báo cáo hồn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

1


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Tiểu phẩm 2:
BỐN TẠI CHỖ
Vợ:


Anh ơi mùa mưa bão sắp đến rồi em cứ nghe người ta nói hồi đến 4 tại chỗ.

Chồng: À, đó là phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống lụt bão em à.
Vợ:

Thế phương châm 4 tại chỗ, nó là cái gì vậy anh?

Chồng: Vợ anh hôm nay lại quan tâm chuyện vĩ mơ. Đó là chỉ huy tại chỗ, lực lương
tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Vợ:

Đúng là tồn chuyện vĩ mơ, nghe chả hiểu.

Chồng: Là chuyện vĩ mơ nhưng liên quan trực tiếp đến từng gia đình trong mùa mưa
bão đó em. Mà việc chuẩn bị đối phó với thiên tai trong mùa mưa bão, nhà
mình cũng phải vận dụng phương châm 4 tại chỗ. Chỉ huy tại chỗ, anh xin
đứng mũi chịu sào, chỉ huy để cả nhà mình được an tồn. Lực lượng tại chỗ
thì chính là hai vợ chồng mình chứ ai. Phương tiện tại chỗ, để mấy bữa nữa,
anh mua cái xuồng tôn về gác sẵn trên mái, nước lên là mình có cái để mà di
chuyển. Cứ chủ động là hơn, chứ đợi đến khi có xuồng cứu hộ nhiều khi đã
muộn. Cịn hậu cần tại chỗ, anh phân cơng ln đó là việc của em. Em xem
mua sẵn vài thứ thiết yếu như gạo, muối, mì tơm chống đói, diêm, nến cũng
sắn sàng đề phịng đêm hơm nước lên mất điện, tích trữ nước sạch để uống
nữa. Em ơi, mà nhớ chuẩn bị cái radio Lúc lụt bão rồi, nhà mình bị cách ly,
khơng có điện khơng biết được thơng tin dự báo qua Tivi đâu, có cái radio là
bắt được tin thôi. Em phải chuẩn bị pin đầy đủ nhá.
Vợ:

Vâng. Hậu cần tại chỗ cứ để em lo.(nũng nịu) Thế nhưng chỉ có 4 cái tại chỗ

ấy thơi hả anh?

Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

2


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Phụ lục 2.2. Kịch bản các chương trình phát thanh (20 phút)

Chương trình phát thanh 1:
AN TỒN CHO TRẺ EM TRONG MÙA LŨ
Nền nhạc dân ca Nam bộ
Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Sông Mê Kông bắt nguồn
từ Trung Quốc, chẩy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Căm pu chia; chảy vào Việt Nam
qua 2 nhánh sơng chính là sơng Tiền và sông Hậu rồi đổ ra biển Đông qua 9 cửa
sơng. Vì thế phần sơng chẩy trên đất nước ta được gọi là Cửu Long. Đồng bằng sơng
Cửu Long có diện tích tự nhiên chiếm 12% diện tích cả nước, là nơi cư trú của trên 15
triệu nguời, sản xuất ra trên 40% sản lượng nông nghiệp của cả nước. Vì thế Đồng
Bằng sơng Cửu Long được ví như vựa lúa, vựa tơm, cá chính của Việt Nam. Và lũ ở
đồng bằng sông Cửu Long cũng tác động đáng kể đến quá trình phát triển của cả nước.
Nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chuyển tiếp
và bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của dịng chẩy lũ trong tồn bộ hệ thống sơng Mê
Kơng. Tuy nhiên so với các dịng sơng khác ở nước ta, lũ hàng năm ở đồng bằng sông
Cửu Long được cho là êm đềm nhất với cường suất lũ lên xuống trung bình từ 3 đến 5

cm/ngày; cường suất lớn nhất từ 20-40cm/ngày. Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long
thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11, chậm hơn 1 tháng so với
vùng thượng lưu. Lúc này, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bị úng ngập.
Sau khi đạt đỉnh cao nhất hàng năm, mực nước ở lưu vực sơng Cửu Long xuống chậm.
Dịng chẩy lũ từ thượng nguồn sơng Mê Kơng đổ vào sơng Tiền khoảng 82-86%; phần
cịn lại đổ vào sông Hậu. Trong mùa lũ, mực nước ở sông Tiền thường cao hơn ở sông
Hậu. Hàng năm, độ sâu ngập nước sở vùng Đồng Tháp Mười phụ thuộc vào lũ trên
sông Tiền và lượng nước lũ chẩy về từ đồng bằng Căm pu chia, tình trạng cơ sở hạ tầng
ở hạ lưu và cơ chế thuỷ triều. Độ sâu ngập lũ lớn nhất có thể đạt 3-4 m. Trong một số
trường hợp mưa to kéo dài xảy ra bởi áp thấp nhiệt đới hoặc bão và trùng với kỳ triều
cường sẽ tăng thêm độ sâu ngập lụt.
Lũ lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long theo chu kỳ từ 3-4 năm, tuy nhiên cũng có
giai đoạn 3 năm liền xảy ra lũ lớn liên tục, gần đây nhất là từ năm 2000 đến 2002. Lũ
lớn đã xẩy ra vào các năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001,
2002, gây ra ngập lụt kéo dài trong khu vực, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười và Tứ giác
Long Xuyên. Trong 50 năm qua, lũ lớn xẩy ra do mưa lớn gây ra bởi gió mùa Tây
Nam, áp thấp nhiệt đới và sự kết hợp của cả 2 yếu tố trên.
Lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến cuộc
sống của người dân trong khu vực. Lũ hàng năm đã đem phù sa đến cho vựa lúa chính
của đất nước và cũng đồng thời cung cấp nguồn thức ăn vơ tận cho phát triển thuỷ
Báo cáo hồn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

3


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN


sản. Nước lũ cũng rửa sạch dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu mà người dân sử dụng
trong quá trình trồng lúa và rau mầu, tạo cân bằng giữa việc bảo tồn môi trường và nhu
cầu cho việc phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Vì thế bao đời nay người dân Nam
bộ gọi lũ đồng bằng sông Cửu Long là mùa nước nổi, một nguồn tài nguyên thiên nhiên
trời phú.
Người dân Nam bộ bao đời nay đã tìm cách chung sống với lũ. Mới đây một dự án ứng
phó với thiên tai dự vào cộng đồng đã được triển khai ở xã Bình Thạnh huyện Hồng
Ngự tỉnh Đồng Tháp.
Phóng sự - Dự án ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng (xã Bình Thạnh huyện
Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp)
Thông điệp trước lũ:
Khi mùa lũ tới gần, các gia đình phải:







Thường xuyên theo dõi phương tiện thông tin đại chúng để nghe cảnh báo lũ;
phải chuẩn bị chằng chống nhà cửa trước lũ.
Gia cố đê bao ngăn lũ;
Theo dõi dự báo thời tiết và chia sẻ thơng tin với hàng xóm.
Dời những vật có giá trị đến nới cao hơn trong nhà; biết được vị trí các bệnh
viện trạm xá gần nhất và cách đến đó.
Dự trữ củi, nước, thực phẩm, cỏ khơ cho gia súc; dựng chuồng riêng bảo vệ gia
súc gia cầm; xây cầu riêng cho gia đình nối từ đường chính vào nhà nếu có thể.
Dự trữ thực phẩm , thuốc men, dụng cụ cần thiết cho gia đình; chuẩn bị xuồng,
ghe và phương tiện khác sẵn sàng cho việc di dời.


Người dân gọi lũ đồng bằng sông Cửu Long là mùa nước nổi. Cuộc sống người dân bao
đời nay đã thích ứng với chu kỳ lên xuống của mùa nước nổi. Tuy nhiên thời gian gần
đây, những hoạt động khai thác dịng chẩy vùng thượng lưu sơng Mê Kơng đang làm lũ
vùng hạ lưu ít nhiều thay đổi. Và một vấn đề khác nữa đang và sẽ tác động ngày càng
mạnh mẽ vào diễn biến lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là biến đổi khí hậu. Theo
các nhà khoa học, nhiệt độ trái đất nóng lên kéo theo mực nước biển dâng. Việt Nam sẽ
là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Tại nước ta,
vùng đồng bằng sơng Cửu Long sẽ là khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất khi nước biển
dâng. Lúc này diễn biến lũ sẽ rất khác thường và những vùng đất bị ngập lụt sẽ càng bị
ảnh hưởng nặng nề hơn. Vì thế sống thích ứng với mùa nước nổi cũng sẽ phải thay đổi
để thích ứng thêm với biến đổi khí hậu.
Thơng điệp trong lũ
Trong mùa lũ phải:



Dự trữ nước; uống nước đun sôi;
Kê nhà cao ráo, có hàng rào xung quanh nhà để tránh tình trạng trẻ em rơi
xuống nước.

Báo cáo hồn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

4


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai







Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Không cho trẻ em nghịch dưới nước trong mùa lũ.
Đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh.
Đồng bảo di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn theo sự hướng dẫn của chính
quyền địa phương.
Đề phịng hiểm hoạ như rắn độc, điện giật trong mùa lũ.

Trong mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 hay còn gọi là mùa nước nổi, đối tượng dễ bị tổn
thương nhất chính là trẻ em. Ở nơng thơn thường thiếu các trường học mầm non. Ba má
bận việc đồng áng cả ngày, trẻ em trước tuổi đi học thường tự trông nhau. Vì thế đã xẩy
ra nhiều trường hợp trẻ rơi xuống nước không được cứu vớt kịp thời. Nhà gửi trẻ tập
trung trong mùa lũ là mơ hình rất thích hợp.
Phóng sự Mơ hình nhà gửi trẻ tập trung (Xã Bình Thạnh huyện Hồng Ngự tỉnh
Đồng Tháp)
Thời gian bắt đầu mùa lũ cũng là thời gian bắt đầu năm học mới. Vào những năm lũ
lớn, chương trình học thường bị gián đoạn do trường phải ngừng hoạt động và trẻ em
không thể đến trường. Trong mùa lũ phần đông học sinh nông thôn phải đến trườngj
bằng xuồng ghe mà chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và các dụng cụ an tồn, gây
nguy hiểm đến tính mạng.
Thơng điệp: Trong mùa lũ, đuối nước luôn là nguy cơ tiềm ẩn đối với con người, đặc
biệt là trẻ em. Để giảm thiểu rủi ro này, người lớn:










Không nên để cho trẻ em đi kiếm rau trong mùa lũ.
Không nên để cho trẻ em đi giăng câu trong mùa lũ.
Nhà nên có cửa chắn trước và sau nhà.
Luôn chú ý đến trẻ em. Trường hợp bận không thể trông con được phải đưa con
đến nơi giữ trẻ.
Nên làm thành quanh gường ngủ cho trẻ em.
Người lớn nên tổ chức tập trung đưa trẻ đến trường.
Nên cho trẻ mang theo các vật nổi như áo phao, can nhựa khi ra khỏi nhà trong
mùa lũ.
Nên dậy trẻ học bơi trước mùa lũ.

Để giảm thiểu rủi ro chết đuối trong mùa lũ, trẻ em:
 Không nên đi kiếm rau trong mùa lũ.
 Không nên đi giăng câu trong mùa lũ.
 Không nên chơi, lội bên bờ kênh trong mùa lũ.
 Nên học bơi trước mùa lũ.
 Khi thấy có người bị ngã xuống nước, phải kêu to để người lớn đến cứu.
 Các em nên mang theo các vật nổi như phao, áo phao, can nhựa khi ra khỏi nhà
trong mùa lũ.
Trường học được xây dựng đa số thiếu yếu tố chống chọi được với thiên tai lũ lụt. Do
đó khi lũ về gây thiệt hại về vật chất cho nhà trường, đe doạ tính mạng giáo viên và học
sinh. Sau trận lũ lớn năm 2002, với nỗ lực giảm thiểu thiệt hại về người, chính quyền
Báo cáo hồn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh


5


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

các cấp đã xây dựng nhiều chiến lược như thành lập điểm giữ trẻ mùa lũ giúp chăm sóc
và ni dậy trẻ nhỏ trong khi phụ huynh đi làm ăn xa; xây dựng chương trình phổ cập
bơi cho trẻ nhằm tăng cường khả năng tự vệ và an toàn cho trẻ trong mùa lũ. Sáng kiến
về việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình học cũng đã được nêu
trong chiến lược quốc gia phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của
Chính phủ với trọng tâm là nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh về các giải
pháp phịng ngừa, ứng phó thiên tai và nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm nhẹ rủi
ro thiên tai.
Phóng sự: từ một trường phổ thông về lồng ghép kiến thức phịng chống lũ
Trong mùa lũ khơng cứ trẻ em mà ngay người lớn cũng hay mắc nhiều chứng bệnh
truyền nhiễm đặc biệt là bệnh tiêu chẩy. Thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh như đi vệ
sinh bừa bãi, hay ăn đồ sống, không rửa tay trước khi ăn làm tăng nguy cơ lây lan các
loại bệnh này. Hơn nữa trong mùa lũ, người dân lại thiếu nước sạch để dùng. Để tránh
bệnh tiêu chảy, chúng ta phải thay đổi thói quen cũ, nhất định phải ăn chín, uống sơi.
Clip Nhà tiêu sinh thái
Thông điệp sau lũ:
Sau khi lũ rút:








Không leo trèo trên nóc nhà, cột nhà bị sụt lún để đùa chơi sau lũ. Không vào
những ngôi nhà bị nước lụt bao vây.
Quét dọn, lau nhà cửa, chôn xác thú vật chết, sửa chữa xuồng ghe sau lũ.
Vệ sinh môi trường xung quanh nhà;
Kiểm tra mức độ thiệt hại sau lũ để có hướng khơi phục, sửa chữa.
Họp cộng đồng rút kinh nghiệm trong cơng tác phịng chống lũ lụt.
Sửa chữa đường sá sau lũ; hỗ trợ hàng xóm cần giúp đỡ.

Clip Bốn tại chỗ
P/s. Dự án giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh huyện Hồng
Ngự tỉnh Đồng Tháp
Bình Thạnh là một trong 2 xã ở tỉnh Đồng Tháp được chọn triển khai thí điểm Dự án
ứng phó giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng. Cách thức ứng phó với thiên tai, thảm
hoạ mà dự án đưa ra cũng trên cơ sở phương châm 4 tại chỗ, đó là chỉ huy tại chỗ, lực
lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Dự án triển khai đã cung cấp cho
cán bộ xã phương pháp đánh giá hiểm họa và khả năng hiểm hoạ trở thành thảm hoạ, từ
đó chỉ huy ứng phó chủ động và hiệu quả. Dự án thu hút sự tham gia của các đoàn thể,
người dân, phát huy được sức mạnh của mọi nguồn lực như dân quân tự vệ, thanh niên,
phụ nữ, hội nông dân. Dự án ứng phó giảm nhẹ thiên tại dựa vào cộng đồng cũng giúp
người dân Bình Thạnh huy động phương tiện và hậu cầnậtị chỗ chủ động trong mọi tình
huống, giúp mọi người có kiến thức chuẩn bị ứng phó trước lũ, trong lũ và sau lũ.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

6


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục

Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Ngoài nâng cao nhận thức, dự án ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng cũng đầu tư cơ
sở vật chất đảm bảo an toàn về nguời và tài sản trong mùa lũ. Chủ tịch xã Bình Thạnh
Trương Văn Đến nói.
Băng.
Dự án cũng cho chúng tơi một đoạn đương đan dài 2500 m, giúp người dân trong
trường hợp lũ bão khẩn cấp, thì để có đường sơ tán dân đến nơi an tồn. Đường đan
đó trên dưới 2 tỷ. Ngồi ra cịn trang bị cho Ban Phịng chống lụt bão địa phương 100
cái phao cứu sinh, 100 áo phao người lớn và 40 áo phaotrẻ em. Ngoài ra còn trang bị
dụng cụ y tế, phương tiện tắc giáng trở được 12 người. Có trang bị cho xã máy phát
điện, dùng trong trường hợp bão khẩn cấp, toàn bộ hệ thống đều cắt liên lạc, do đó
dùng cái này để cứu thương, cứu người bị nạn. Qua triển khai thực hiện dự án, xã có
nhiều thuận lợi trong cứu hộ cứu nạn. DA trang bị để chuẩn bị tốt hơn để ứng phó
trong điều kiện khẩn cấp.
Dự án ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng được triển khai theo kiểu bắt tay chỉ
việc. Các phương án ứng phó đều được tập huấn, diễn tập để khi tình huống xẩy ra
người dân không bỡ ngỡ. Ngay cả những tuyến di rời dân đến nơi an toàn cũng đã được
lường trước. Ơng Huỳnh Văn tài, phó ban thường trực Ban Phịng chống lụt bão xã
Bình Thạnh huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp nói.
Băng
Tình huống xẩy ra lũ lão, mình di rời các hộ dễ bị tổn thương đến nơi an tồn. Có
nhắm chọn điểm di rời dân để khi có tình huống xẩy ra, mình di chuyển bằng đường bộ
hoặc đường thuỷ, di chuyển dân đến nơi an toàn, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Quá trình triển khai dự án ứng phó với thiên tại dựa vào cộng đồng, xã Bình Thạnh lên
danh sách 175 gia đình neo đơn, dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xẩy ra, từ đó tập
huấn và lên phương án trợ giúp khi cần thiết. Các gia đình này cũng được trang bị áo

phao, đèn pin và hộp thuốc gia đình. Một việc nữa mà dự án triển khai ở Bình Thạnh là
xây dựng xã, ấp an toàn mùa lũ. Việc xây dựng xã ấp an toàn mùa lũ cũng dựa trên các
tiêu trí của phương châm 4 tại chỗ. Trên tinh thần ấy, từng ấp lên phương án để triển
khai sao cho không để các rủi ro đáng tiếc xẩy ra trên địa bàn ấp mình. Ơng Nguyễn
Minh Hùng trưởng ấp Bình Lý nói:
Băng
Trong mùa lũ đừng có để chết đuối trong mùa lũ. Cái thứ 2 tập trung chỗ xung yếu,
nhất là cầu, điểm nước chẩy xiết có đội cứu hộ cứu nạn để dảm bảo an toàn cho cơ bác
trong mùa lũ.

Báo cáo hồn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

7


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

P/s. Điểm giữ trẻ tập trung mùa lũ xã Bình Thạnh huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng
Tháp
Tiếng động nền trường mẫu giáo
Điểm giữ trẻ mùa lũ thơn Bình Lý xã Bình Thạnh huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.
Ngơi nhà sàn gỗ đặt trên khung cọc bê tông cắm sâu vào nền đất. Gió lộng dựng từng
đợt sóng vỗ ỳ oạp không át được tiếng hát, tiếng nô đùa của sắp nhỏ. 25 cháu độ tuổi từ
2 đến 5 tuổi đang được cơ giáo hướng dẫn trị chơi. Sự vơ tư hồn nhiên ấy làm người ta
tạm quên đi cảnh nước ngập mênh mang mùa lũ. Bà Nguyễn Ngọc Lệ một phụ huynh
nói:

Băng
Mùa lũ năm rồi tơi có gửi 2 đứa cháu ở điểm giữ trẻ. Cha mẹ nó đi làm ở xa gửi tôi
giữ. Tôi cũng mắc bận công chuyện, lo giữ không được nên gửi nhà trẻ. Xuất ăn của
cháu đóng ngày 4 ngàn cho cái ăn đó, gạo do địa phương cấp.
Các cô giữ chu đáo lắm, cho ăn no, sạch sẽ, giữ không cho đi xuống song. Mình an tâm
đi làm. Các cơ các bác cũng gửi vài chục đứa. xã lâu rồi khơng có đuối nước. Mấy
năm trước có một đứa.
Vào mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11, Trường mẫu giáo mầm non Bình Thạnh lại tổ chức
3 điểm giữ trẻ trong mùa lũ tại các thơn: Bình Lý, Bình Thạnh A, Á Đơn. Mỗi điểm lớp
có chừng 25 cháu. Sáng, 7 giờ phụ huynh đưa trẻ đến lớp; chiều 4 giờ rước về. Ở các
điểm trông trẻ mùa lũ như thế này, cô giáo dậy trẻ vui chơi, ca hát và lo cho các cháu ăn
một bữa chính, một bữa phụ. Lương thực đã có xã lo, gia đình đóng mỗi cháu mỗi ngày
4.000 đồng tiền thức ăn. Gia đình nào muốn mang đồ ăn tới thay vì đóng tiền cũng
được. Những điểm giữ trẻ mùa lũ như thế này đã được tổ chức ở đây từ năm 2.000, năm
có đỉnh lũ lịch sử. Cơ Hiệu trưởng trường mẫu giáo mầm non Bình Thạnh Lê Thị
Đượm cho biết:
Băng
Mình liên hệ với địa phương chọn nhà có mặt bằng rộng rãi, rào chắn kỹ càng, phụ
huynh đưa đến phụ huynh an tâm hơn để trẻ ở nhà. Nhà đi làm ăn không ai giữ. Cô
giáo biết bơi, khi mùa lũ đi ngang cánh đồng có áo phao. Năm nào phịng giáo dục
cũng mở chun đề sơ cứu trẻ bị tai nạn thương tích.
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mùa lũ. Đã có nhiều tai nạn
thương tâm xẩy ra. Ba mẹ các em bận làm ăn không phải lúc nào cũng trông nom được.
Không thường xuyên để mắt tới, khi tai nạn xẩy ra không biết, nhiều trẻ đã bị đuối
nước. Những điểm trông trẻ tập trung mùa lũ đã giải quyết được những bất cập ấy.
Trưởng ấp Bình Lý Nguyễn Minh Hùng nói:
Băng.
Hàng năm trong ấp có 2 điểm giữ trẻ trong mùa lũ. Vấn đề giữ trẻ có ích lợi, số anh em
hàng năm đi câu lưới gửi giữ trẻ như vậy anh em an tâm người ta đi mần. Giữ trẻ rất là
có lợi.

Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

8


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Nền tiếng động vườn trẻ
P/s. Trường học an tồn vùng lũ Xã Bình Thạnh huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
Tiếng trống trường
Băng. Phạm Phú Như ý
Mùa lũ con Phải đi bằng xuồng, có ba mẹ con đưa đi. Sợ bởi nước lên cao quá. Con
biết bơi chút chút những chưa có rành lắm. Đi học khi đi bằng xuống không được rỏng
hớt? phải ngồi ngay ngắn mặc áo phao đàng hồng, khơng được đưa tay xuống nước.
Khơng được đi chơi ở gần sông hồ. Khi thấy bạn bị đuối nước, con phải la to lên kêu
người tới cứu bạn.
Băng. Nguyễn Nhật Mỹ
Không đi chơi gần bờ ao, sông giếng. Khi mùa lũ, chúng ta nên đi bằng xuồng, ghe;
Khi đi học chúng ta đi xuồng phải mang aó phao, không đùa rỡn trên xuồng, ghe.
Không đưa tay xuống nước. Không đi chơi gần bờ hồ, sông. Không đùa rỡn gần bờ ao.
Thấy bạn bị đuối nước, chúng ta phải kêu to lên kêu người lớn đến cứu.
Đó là kiến thức và kinh nghiệm sống chung với lũ của các em Phạm Phú Như Ý và
Nguyễn Nhật Mỹ, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Bình Thạnh 1. Kiến thức ấy kinh
nghiệm ấy các em tiếp thu được trong các tiết học ngoại khoá được đưa vào như nội
dung bắt buộc cho học sinh vùng lũ. Thầy Nguyễn Thanh Liêm Hiệu trưởng nhà trường
cho biết:

Băng.
Tuyên truyền đến học sinh, trong mùa lũ, khi đi học gặp dơng lốc thì phải làm thế nào,
cũng như hướng dẫn các em kỹ năng sống chung với lũ. Thứ nhất, khi đi trên đường đi
gặp mưa to, không nên đi lại cây to hay những cơng trình đã bị xuống cấp. Các em
nghe theo sự hướng dẫn người lớn đi thế nào, tập kết về đâu.
Trường tiểu học Bình Thanh 1, trước 2007 là trường sàn, xây dựng trên đất ruộng. Từ
ruộng lên sàn trường trên 3 m. Khi lũ về rất ảnh hưởng đến dậy và học. Năm 2000, sàn
trường bị ngập, tất cả các tuyến lộ làng cũng đều bị ngập hết. Thời điểm này, học sinh
không đi học được. Thời gian đầu, trường phối hợp với chính quyền đồn thể tìm ghe
xuồng đưa các em đến trường. Sau đỉnh lũ lên cao học sinh buộc phải nghỉ học. Hai
tháng sau, nước rút các em mới lại đến trường.
Để việc học của các em không bị ảnh hưởng trong mùa lũ, địa phương đã có chương
trình nâng cấp trường học. Năm 2007, khi nạo vét dịng sơng Sở Hạ, tất cả bùn đất đều
được mang về đây để tôn cao khuôn viên trường. Cùng lúc các tuyến lộ làng cũng được
nâng cấp. Việc đến trường của học sinh vùng lũ đã được cải thiện. Ngay cả thời gian
đỉnh lũ, các em vẫn không phải nghỉ học. Không những thế, trong khuôn khổ chương
trình xã ấp an tồn mùa lũ, trường Tiểu học Bình Thạnh 1 được xác định là nơi di rời
dân đến trong các tình huống khẩn cấp.
Là trường vùng lũ, Trường tiểu học Bình Thạnh 1 xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên
tai theo 3 giai đoạn trước lũ, trong lũ và sau lũ. Trước lũ, Trường lập ban chỉ đạo kiểm
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

9


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN


tra cơ sở vật chất thực tế, nơi nào yếu thì sửa chữa khắc phục kịp thời. Trường cũng
cùng ban phụ huynh xác định những hiểm họa có nguy cơ thành thảm hoạ để gia đình
cùng với nhà trường tìm biện pháp đối phó. Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Liêm tiếp.
Băng
Chúng tơi kết hợp với xã đồn tổ chức cho các em tập bơi. Cái cách này rất cụ thể,
giúp các em tự xử lý trong mọi tình huống. Các em đi lỡ trượt chân có thể tự bơi đợi
người kgác đến cứu. Những em chưa biết bơi đến tập. Đó là cái cách để các em sơng
chung với lũ.
Trong lũ, việc nhà trường quan tâm nhất là an toàn ở các phân trường. Đối với các điểm
này ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho cả giáo viên và học sinh diễn tập tình huống
cụ thể, như dơng lốc thì phải di chuyển sang những căn nhà vững chắc hơn kế bên đã
được khảo sát trước; thường xuyên theo dõi đài báo để kịp thời nắm bắt thông tin, chủ
động đối phó.
Trên đường từ nhà tới lớp cũng là lúc có nhiều rủi ro. Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Liêm
cho biết nhà trường cũng đã tính đến điều này.
Băng.
Vấn đề đoạn đường học sinh đi học, thì có mấy đoạn đường, đoạn bờ lu dưới và đoạn
bờ lu trên, những đoạn đường hiểm hoạ có thể gây ra thảm họa. Thế khi đi đến đó thì
đi thế nào? đoạn đường đó thấp, trơn, khi đi qua đó, cần có người lớn đưa qua chẳng
hạn; chúng ta rủ thêm một vài bạn nữa trông chừng với nhau. Hay khi đi học trên
đường về gặp dơng lốc thì tìm những nhà kiên cố tá túc, chứ không lại cây to hay đứng
ngồi đường.
Về vấn đề này, Trưởng ấp Bình Lý Nguyễn Minh Hùng chia sẻ.
Băng.
Được sự quan tâm của đảng uỷ, uỷ ban chỉ đạo cho ấp có một chiếc phà đưa rước các
em. Ấp có một cụm dân cư ngăn cách, phải đưa rước bằng phà. Trong phà có trang bị
đầy đủ phao đảm bảo đưa rước các em đến trường trong mùa lũ.
Tiếng trống trường


Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

10


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Chương trình phát thanh 2:
SẠT LỞ BỜ SƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chuyển tiếp
và bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của dịng chẩy lũ trong tồn bộ hệ thống sơng Mê
Kơng. Tuy lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long được cho là êm đềm với cường
suất lũ lên xuống trung bình từ 3 đến 5 cm/ngày; cường suất lớn nhất từ 20-40cm/ngày
nhưng gây khơng ít khó khăn cho đời sống dân sinh. Mùa lũ cũng là thời gian sạt lở đất
ven sông xẩy ra nghiêm trọng.
Băng.
Thật sự ra cái sạt lở 2 bên bờ nó tuỳ theo thay đổi dịng chẩy. Nếu khơng có vấn đề gì
tác động thì vẫn cứ xẩy ra. Ơng bà mình nói bên lở bên bồi mà. Đó là yếu tố tự nhiên.
Nhưng mà hiện nay sạt lở bên sông Tiền và sông Hậu đang là báo động lớn. Nhất là
những tỉnh đầu nguồn như là Đồng Tháp, An Giang. Như thời gian qua sạt lở nó có
thể đi ln một ấp. Nói như thế cho thấy thiệt hại rất là lớn.
Đó là ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn văn Sánh, viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Đại học Cần Thơ. Ông Đặng Ngọc Lợi, giám đốc sở
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết thực trạng sạt lở tại địa
phương những năm gần đây.
Băng.

Đồng Tháp có chiều dài sơng Tiền, sơng Hậu chẩy qua tỉnh hơn 150 km; trong đó sơng
Tiền hơn 122 km và sông Hậu khoảng 34 km qua địa bản tỉnh Đồng Tháp. Hàng năm
đều gây sạt lở cho tỉnh Đồng Tháp. Những năm gần đây sạt lở có thường xuyên hơn.
Và lượng ảnh hưởng đến mất đất, đời sống người dân ven sông cũng ảnh hưởng rất
lớn. Năm 2009, tồn tỉnh có khoảng 94 điểm sạt lở trong đó có 34 xã phường nằm
trong vùng sạt lở. Chúng tơi liệt kê có khoảng 2000 hộ nằm ở vùng ven vùng sạt lở này
phải di rời. Năm 2009, bố trí di rời được khoảng gần 100 hộ vào các tuyến dân cư để
người dân sinh sống an toàn hơn.
Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thường kéo dài 3 đến 5 tháng, từ tháng 7 đến
tháng 11. Lúc này, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bị úng ngập. Sau khi
đạt đỉnh cao nhất hàng năm, mực nước ở lưu vực sông Cửu Long xuống chậm. Hàng
năm, độ sâu ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười phụ thuộc vào lũ trên sông Tiền và
lượng nước lũ chẩy về từ đồng bằng Căm pu chia, tình trạng cơ sở hạ tầng ở hạ lưu và
cơ chế thuỷ triều. Độ sâu ngập lũ lớn nhất có thể đạt 3-4 m. Trong một số trường hợp
mưa to kéo dài xảy ra bởi áp thấp nhiệt đới hoặc bão và trùng với kỳ triều cường sẽ
tăng thêm độ sâu ngập lụt. Mùa lụt cũng là lúc tình trạng sạt lở đất ven sông, rạch gia
tăng. Ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Văn Sánh.
Băng.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

11


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Sạt lở này mặt nào đó nó là do thay đổi dòng chẩy; Do cái cách sử dụng nước riêng

của mình cũng như ở thượng nguồn, tơi nói đơn giản là đắp đập cũng có thể thay dổi
dịng chẩy và cũng ảnh hưởng đến chuyện sạt lở.
Vấn đề quan trọng mình phải suy sét cái vấn đề tập quán. Tập quán không phải riêng ở
Đồng bằng sông Cửu Long, mà cả ở Căm Pu Chia, Thái Land thì đầu tiên họ định
canh các đô thị dọc theo sông. Các khu công nghiệp cũng dọc theo sông. Trong khi dọc
theo bờ sơng cấu trúc đất nó nhẹ. Như thế cơng trình đè lên nó nặng q sẽ xói lở…tạo
nên sạt lở rất lớn.
Ngoài ra những vận động thực tế của con người như giao thông đường thuỷ…nhiều
yếu tố kết hợp lại nó sẽ ảnh hưởng. Theo quan điểm của tơi sắp tới nếu mình tiếp tục
phát triển các trung tâm kinh tế xã hội cặp theo sơng thì sạt lở ven sơng sẽ là đáng ngại
rất lớn.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Đặng Ngọc Lợi
chia sẻ.
Băng
Theo chúng tôi nhận định, Sông Cửu Long là dịng sơng trẻ, sạt lở là hiện tượng tự
nhiên của dịng sơng, do cái phù sa mới mà. Bên cạnh đó do tác động của hoạt động
của con người như tầu bè lớn chạy, hoạt động khai thác cát không đúng quy hoạch
cũng ảnh hưởng đến sạt lở ven sơng.
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn lũ, có hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu chảy
qua và nhiều kênh, sông nhánh, trong những năm qua đã liên tiếp xảy ra tình trạng sạt
lở bờ sơng, gây nhiều thiệt hại tài sản, đe dọa tính mạng của hàng nghìn người dân.
Những năm gần đây, điểm và diện sạt lở bờ sông ở Đồng Tháp ngày càng phát sinh,
tiềm ẩn nhiều hiểm họa. Tồn tỉnh hiện có gần 40 cây số bờ sông trải dài qua 37 xã,
phường, thị trấn trên địa bàn 9 huyện bị sạt lở. Thời gian qua, sạt lở bờ sông đã xảy ra
trên diện rộng ở khu vực các xã cù lao Long Phú Thuận, Long Khánh thuộc huyện
Hồng Ngự; xã Cù Lao Tây thuộc địa phận xã Tân Bình và Tân Quới của huyện Thanh
Bình và xã An Hiệp, huyện Châu Thành.
P/s. Tình trạng sạt lở đất gia tăng (Thực hiện tại xã An Hiệp huyện Châu Thành)
Xói lở bờ sơng dẫn đến thiệt hại về rau mầu, đất nông nghiệp và nhà cửa ven sông. Khi
bờ sông bị sạt và xói lở, phù xa và trầm tích gia tăng và chất lượng nước (đặc biệt là

nước cho sinh hoạt của con người) bị giảm, ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống liên quan
đến sơng nước. Rác trong nước lũ có thể đe doạ đến an toàn của đường sá, cầu cống và
nhà cửa ở khu vực hạ lưu, làm gia tăng thêm tình trạng xói lở dọc theo dịng chẩy.
Thơng điệp: Để giảm rủi ro sạt lở đất ven sông:
- Duy trì và phát triển thảm thực vật ven sơng, đặc biệt là những lồi cây có rễ ăn sâu,
bám chắc.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

12


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

- Thành lập các hàng rào bảo vệ dọc theo sông, không cho thú nuôi phá hoại cây cối
ven sông.
- Thường xuyên theo dõi, cắm biển báo những nơi có nguy cơ sạt lở.
- Tích cực tun truyền để nhân dân biết, chủ động, phòng tránh.
- Tiến hành khảo sát sự biến đổi dòng chẩy trước khi xây dựng các cơng trình lớn ven
sơng.
- Quy hoạch sử dụng đất một cách thích hợp dọc theo bờ sơng.
Dọc theo 40 cây số ven sơng nơi có nhiều điểm sạt lở nặng, có tới 5.010 hộ sinh sống,
cách mép nước từ 20 đến 40 mét. Đã có 145 căn nhà và 30 ha đất canh tác bị nước cuốn
trôi. Hiện còn khoảng 1.200 hộ sống cách mép nước 20 mét thuộc diện phải di dời khẩn
cấp.
Bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, từ đầu năm 2009 đến nay, ngành
chức năng đã phối hợp, vận động, hỗ trợ dân di dời đến nơi an toàn. Các địa phương

được đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư đã nhanh chóng hồn thành các khâu san lấp
mặt bằng, phân lơ, nền nhà, bố trí dân di dời vào xây dựng nhà cửa, tổ chức cuộc sống
sinh hoạt bình thường.
Phóng sự tại tuyến dân cư mới thuộc xã An Hiệp huyện Châu Thành
Clip: Nhà tiêu sinh thái
Đến nay, Tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành 204 cụm tuyến dân cư giai đoạn 1, tổng diện
tích sử dụng 985 ha. Tỉnh đã xét duyệt và đưa trên 36.200 hộ vào ở, đạt tỷ lệ hơn 97%.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều dự án khảo sát, đánh
giá, dự báo tình hình sạt lở bờ sơng trên địa bàn giai đoạn 2010-2020; kiến nghị UBND
tỉnh chỉ đạo, đẩy nhanh việc thi công các cụm, tuyến dân cư và nhà ở trong vùng ngập
lụt giai đoạn II, phục vụ kịp thời nhu cầu ổn định đời sống của người dân.
Mục tiêu cơ bản của chương trình:
-

-

Xây dựng các cụm tuyến dân cư để đảm bảo nơi ở an toàn ổn định cho khoảng
185.000 hộ dân đang sống trong vùng thường xuyên ngập lụt tại 8 tỉnh thành là
Long An Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang
và Cần Thơ.
Xây dựng tôn nền vượt đỉnh lũ năm 2000 kèm các hạ tầng kỹ thuật xã hội, nâng
cao điều kiện vật chất, văn hoá cho nhân dân.
Tiến tới chấm dứt tình trạng phải di dời khi có lũ, nâng cao khả năng phòng chống
thiên tai của nhân dân trong vùng.
Tổng nguồn vốn thực hiện là 5.938 tỷ đồng

Sau khi đã di chuyển dân từ vùng có nguy cơ sạt lở ven sông vào các nơi ở mới trong
các cụm tuyến dân cư vượt lũ, vấn đề tiếp theo là tạo sinh kế mới cho người dân.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh


13


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

P/s. Sinh kế mới cho người dân tại nơi ở mới (Tại xã An Hiệp huyện Châu Thành
tỉnh Đồng Tháp)
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích tự nhiên chiếm 12% diện tích cả nước, là nơi cư
trú của trên 15 triệu người, sản xuất ra trên 40% sản lượng nơng nghiệp của cả nước. Vì
thế Đồng Bằng sơng Cửu Long được ví như vựa lúa, vựa tơm, cá chính của Việt
Nam. Cơ chế dịng chẩy và một số hoạt động dân sinh khác đang làm gia tăng tình trạng
sạt lở đất ven sơng. Vì thế để phát triển bền vững ở vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất
của cả nước này, các vùng đất ven sông rạch cần được quy hoạch sử dụng hợp lý. Quan
điểm của Tiến sỹ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển đồng
bằng sông Cửu Long thuộc Đại học Cần Thơ.
Băng.
Biết ngun nhân như vậy mình nên ven sơng để dành cho đất thuỷ sản và nơng nghiệp.
Cịn nếu phát triển cơng nghiệp hố, mình nên đưa vơ sâu. Việc này nó cái lợi thứ nhất
giảm ơ nhiễm mơi trường; Cái thứ 2 sử dụng đất nó hiệu quả hơn. Cái thứ 3, qua phát
triển công nghiệp trong vùng sâu có cơ hội phát triển, đặc biệt là tam nông, cái quan
trọng là phát triển được kinh tế xã hội nơng thơn, tạo cơ hội việc làm.
Tuy có giai đoạn vài năm liền xẩy ra lũ lớn, nhưng nhìn chung lũ lớn ở đồng bằng sông
Cửu Long theo chu kỳ từ 3-4 năm. Do cường suất lũ lên chậm nên so với các khu vực
khác trong cả nước lũ ở đồng bằng sông Cửu Long được xem là hiền hoà nhất và người
dân nam bộ thường gọi lũ là mùa nước nổi. Cả ngàn năm nay, lũ đã được xem là một
dạng tài nguyên riêng có, mang lại nhiều lợi ích cho vùng châu thổ này. Tuy nhiên mùa

lũ cũng là lúc tình trạng sạt lở đất ven sơng, rạch gia tăng. Biến đổi khí hậu kéo theo
mực nước biển dâng đang và sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ngập lụt ở đồng bằng
sơng Cửu Long. Và tình trạng sạt lở đất ven sơng vì thế mà có thể sẽ gia tăng. Sự phát
triển ở vùng đất châu thổ này cần được quy hoạch hợp lý để thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Clip Bốn tại chỗ
Hết
Ps. Tình trạng sạt lở bờ sông ở xã An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
Xã An Hiệp thuộc vùng cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Sa Đéc. Đất cù lao được
phù sa sông Tiền bồi đắp. Cứ sau mùa nước nổi, vùng cù lao rộng 840 ha lại được bồi
thêm một lớp phù sa mới. Đất tốt, rau mầu cây trái ở An Hiệp phát triển mạnh. Đó là
nguồn sống chính của gần 14 ngàn dân nơi đây. Nhưng chục năm trở lại đây tình trạng
sạt ở bờ sơng Tiền làm cuộc sống người dân có nhiều xáo trộn. Anh Lê Văn Thuận, chủ
tịch xã An Hiệp cho biết:
Băng.
Hàng năm lở rất là sâu vào An Hiệp, tạo thành cái hình như là chữ C. Dịng chẩy bên
cạnh tạo thành các hố xốy. Hơm rồi có đồn khảo sát của tỉnh để khảo sát vành đai
sạt lở ấy, thì hố xốy trên địa bàn xã An Hiệp thì khoảng trên 1 cây số, thì có 3 hố xốy.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

14


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Hố xoáy sâu nhất là khoảng gần 500 m2. Số này đã di chuyển hàng năm, trên dưới 10

năm rồi, từ phường 3, xuống phường 4 rồi xuống An Hiệp. Hố xốy này đi tới đâu thì
cái vùng đất đó sạt lở sẽ mạnh hơn. Một mặt nữa là tình hình khai thác cát. Khai thác
cát sẽ ảnh hưởng một phần đến sạt lở của xã An Hiệp.
Ông Võ Văn Cứng một nông dân ở ấp Tân Thạnh cho biết thêm.
Băng.
Những năm gần đây, tình hình sạt lở xã An Hiệp này, lở rất mạnh. Cái dịng xốy từ
phía Bắc xuống gây lở rất mạnh. Sống ở đây người dân rất là phập phồng, rất là lo âu.
Đất càng ngày càng lở, dân càng ngày càng thưa thớt, li tán. Tất cả hoa mầu, vườn
tược đều sạt lở, đê bao giữ không được vững chắc; đời sống nhân dân rất khó khăn.
Gia đình ơng Võ Văn Cứng có hơn 2 công đất. Mây năm trước, từ mảnh vườn nhà ông
ra bờ sông Tiền phải đi cả trăm thước. Giờ vườn nhà ông nằm cặp sát mép sông Tiền.
Trên mảnh vườn xanh tốt đầy cây trái, những vết đất nứt vằn ngang dọc. Gia đình ơng
Cứng chỉ là một trong số các gia đình đang bị đe doạ bởi tình trạng sạt lở bờ sơng Tiền
ở xã An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
Những năm gần đây tình trạng sạt lở đất ở An Hiệp ngày càng nghiêm trọng. Điển hình
như năm 2004, lở khoảng 2,6 ha, buộc phải di rời 11 hộ. Cao điểm nhất là năm 2008,
lở 8, 5 ha, phải di rời 15 hộ dân. Năm 2009, lở 4,9 ha đất; phải di rời 19 hộ.
Người dân ở xã cù lao An Hiệp cho rằng sạt lở đất là do khai thác cát bừa bãi. Mặc dù
đã có quy định là khơng được khai thác cát trong phạm vi cách bờ 100 mét, nhưng các
tầu vẫn hút cát ngay sát cù lao. Nhưng theo ông Phạm Văn Thanh chủ tịch Hội Nông
dân xã An Hiệp thì sạt lở đất cịn bởi nhiều ngun nhân khác nữa.
Băng
Bị sạt lở cũng có nhiều lý do, khơng chỉ khai thác cát đâu. Đất cù lao, một phần là do
cái nền đất, thứ 2 là cái dòng chẩy của nước. Sông sâu mà, bên lở bên bồi. Nhiều khi
do cái ảnh hưởng tác động của cồn. Ở bên Bình Thạnh huyện Cao Lãnh, cồn nổi lên
quá cao, cái dòng nước hàng năm sói vào bờ xã An Hiệp làm ảnh hưởng rất lớn.
Theo các nhà khoa học thì trình trạng sạt lở bờ sơng ở xã An Hiệp có ngun nhân
chính là do tình trạng thay đổi dịng chẩy. Đó cũng là khuynh hướng bình thường diễn
ra ở những dịng sơng trẻ như sơng Mê Kơng. Vùng cù lao An Hiệp nói riêng cũng như
tồn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ trẻ, nền đất chưa ổn định.

Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển, dân sinh cũng thúc đẩy làm tình trạng sạt lở đất
thêm trầm trọng.

Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

15


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai

Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Ps. Khu dân cư mới ở An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
Cụm dân cư mới Tứ Phước ấp An Hồ xã An Hiệp. Trên từng lơ đất rộng 7,5 mét, dài
21 mét, nhiều kiểu nhà mọc lên. Nhà 2 tầng xây cất đàng hoàng xen giữa những ngơi
nhà cấp 4. Dù là kiểu gì đi nữa thì những ngơi nhà này cũng cịn rất mới, lâu thì 4 năm
mới thì cuối mùa lũ năm vừa rồi. Chủ nhân những ngôi nhà ấy là những nông dân có
nhà, đất bị sơng Tiền lấy mất. Trong ngơi nhà mới xây cuối năm ngối, ơng Võ An Sinh
cho biết.
Băng
Tháng 8 năm 2009 có hiện tượng lở nhiều. Nhà nước động viên tơi về đây ln. Nó lở
một lần khoảng c ơng, cơng mấy đó. Từ trên nó sụp xuống vậy đó. Cũng rất sợ lắm
chứ. Nhà nước cũng động viên mình về đây. Lo cho dân đấy. Nhà nước cấp cho mình
ngang 7 mét rưỡi, sâu 21 mét. Ngày ở đó có 2 cơng đất mà, những giờ lở hết rồi, tay
trắng đấy. Về đây tôi đi làm mướn. Bà xã tơi bn bán sống thơi chứ. Mình vẫn có thể
làm được để sống, nên khơng u cầu địa phương giúp.
Khu vực ấp An Hoà cũng như toàn xã An Hiệp hàng năm vào mùa nước lũ, dòng nước
từ thượng nguồn đổ về, nước chẩy rất là siết vào mé sông gây ảnh hưởng sạt lở rất là

nhiều. Trước khi có các cụm tuyến dân cư, nhiều người dân có khả năng kinh tế cũng
đã tìm cách chuyển đi nơi khác mưu sinh. Nhưng những gia đình nghèo thì khơng biết
trơng cậy vào đâu. Khi có chủ trương xây dựng những cụm tuyến dân cư người dân rất
phấn khởi. Ông Phạm Văn Bé Tư, một nông dân ở ấp An Hồ nói.
Băng
Người dân sống trong khu vực sạt lở rất là hoang mang phập phồng lo sợ, sống không
an tâm. Di rời nhà thì có người khơng có đất để di rời nhà. Địa phương có thành lập
các cụm tuyến dân cư để di rời về.
Ông Lê văn Thuận, chủ tịch xã An Hiệp cho biết:
Băng.
Đối với người dân trong vùng sạt lở, hiện nay, xã cũng đề nghị huyện, tỉnh, quan tâm
đầu tư cho một cụm dân cư khoảng 5 ha. Hiện nay đã bố trí hết nền rồi. Xã tiếp tục
kiến nghị về huyện; được huyện và tỉnh cho phép hiện nay đang thi công 2 cụm dân cư
nữa. Bố trí cho người dân đến nơi ở an tồn, đặc biệt là dân nghèo khơng có điều kiện
di rời đi nơi khác. Những người có điều kiện thì đã di rời đi nơi khác để ổn định cuộc
sống rồi. Số cịn lại chủ yếu là bố trí cho dân nghèo. 2 cụm dân cư mới này mở rộng thì
cũng khơng đủ sức để bố trí hết số dân ở vành đai sạt lở.
Mỗi hộ dân từ vành đai đất bị sạt lở khi di rời được bố trí ở trong các cụm tuyến dân cư
mới, mỗi lơ đất rộng 150 mét vng. Giá đất trung bình khoảng 50.000 /m2; trị giá lô
đất khoảng 8 triệu rưỡi. Khoản tiền này có thể là khá lớn đối với các hộ nghèo buộc
phải rời khỏi mảnh đất cũ. Vì thế Nhà nước áp dụng chính sách trả chậm; chỉ phải trả từ
năm thứ 6 và hoàn thành trả nợ vào năm thứ 10.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

16


Chương trình Thơng tin, Nhận thức và Giáo dục
Dự án Quản lý Rủi ro thiên tai


Ngân hàng thế giới
Khoản tín dụng số Cr.4114-VN

Ps. Tạo sinh kế cho người dân. tại xã An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Tạo sinh kế mới cho những nông dân di rời từ vùng sạt lở bờ sông về nơi ở mới trong
các cụm tuyến dân cư không hề đơn giản. Từ bao đời nay bà con quen làm lúa, rau mầu
và cây ăn trái. Đất cù lao, cây trái mọc xanh tốt quanh năm, bà con mưu sinh dễ dàng từ
nghề nông. Nay đất vườn khơng cịn nữa, đa số phải đi làm th kiếm sống. Ơng Phạm
Văn Thanh chủ tịch Hội Nơng dân xã An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp nói.
Băng.
Đời sống người dân khi chạy khỏi vùng sạt lở, cuộc sống của họ cũng hết sức khó
khăn. Dân đã bị đất lở rồi, khơng cịn đất sản xuất, họ chỉ có nghề thơi. Trách nhiệm
của Hội nơng dân, của chính quyền địa phương, cố gắng tạo cho người dân cái nghề
ổn định tăng thu nhập.
Khơng cịn đất sản xuất, người nông dân buộc phải chuyển sang các nghề thủ công
khác. An Hiệp tuy nằm ở cù lao nhưng cũng không cách quá xa các khu công nghiệp,
các làng nghề làm hoa nổi tiếng ở vùng Sa Đéc. Nghề mới cho nông dân được xác định
dựa trên nhu cầu của các trung tâm cơng nghiệp, làng nghề đó. Chủ tịch xã Lê Văn
Thuận cho biết:
Băng.
Sau khi bố trí dân vào ở trong các cụm dân cư; xã cũng quan hệ với trường dậy nghề
của tỉnh cũng như Trung tâm dậy nghề của huyện, để mở các lớp như là các lớp đan rỏ
tre để cung cấp cho làng hoa Sa Đéc. Cái thứ 2 là đan lục bình để khi bố trí dân vào
các cụm dân cư , thời gian dảnh rỗi làm thêm cái này tăng thu nhập. Cái thứ 3 là đan
vòng, để tăng thêm thu nhập. Cái nữa là, gần thị xã Sa đéc có khu cơng nghiệp, trên
này bố trí được cái số cơng nhân ở xã khi ổn định vào ở cụm dân cư rồi đi làm trên khu
công nghiệp; kể cả trong các nhà máy, lị gạch của xã. Cơng ăn việc làm cơ bản ổn
định.
Trong hoạt động hướng nghiệp, tìm cơng ăn việc làm cho người dân, hội Phụ nữ có vai
trị rất quan trọng. Dưới sự chỉ đạo của UBND xã, Hội phụ nữ xã An Hiệp đã tổ chức

các lớp dậy nghề cho hội viên. Các lớp học đan tre, đan lục bình , đan võng được tổ
chức thường xuyên. Mỗi lớp 30 người học ngay tại nhà của một hội viên có điều kiện.
Hội cũng cùng UBND xã tìm kiếm mối làm ăn, tạo việc làm cho chị em. Chị Nguyễn
Thị Ngọc Tiếu, Hội trưởng Hội phụ nữ xã An Hiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
cho biết:
Băng.
Mình làm thêm ban đêm. Các chị ban ngày đi làm gạch. Thời gian nhàn rỗi, các chị
vừa xem TV, vừa ngồi đan. Một trăm bội thu nhập khoảng 15 ngàn. Đan rỏ thì thu nhập
khoảng 20 ngàn. Đan rỏ thì lục bình mình tự đi cắt về phơi khơ, chọn cọng nào tốt thì
mình đan rỏ bán cho thị trường. Cịn đan võng thì cũng có đầu ra ở Vĩnh Long. Các chị
nhận dây về mình thắt, tăng thêm thu nhập. Hiệu quả bây giờ, các chị em hội viên làm
bây giờ kinh tế cũng khá hơn vì ban ngày mình đi làm kiếm tiền, ban đêm mình làm
tăng thêm thu nhập. Cụ thể một gia đình 3 người tham gia; chị hội viên phụ nữ và một
đứa con của chị nữa, một anh chồng lúc nhàn rỗi, coi phim, đan rỏ tre có thể thu nhập
khoảng 20 000, một tháng là 600.000. Mà thời gian nhàn rỗi nghe, chứ không phải là
làm thường xuyên.
Báo cáo hoàn thành - Phụ lục 2- Kịch bản cho các chương trình phát thanh

17



×