Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phat-trien-htx-kieu-moi-1-637703362818309279

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.16 KB, 4 trang )

PHÁT TRIỂN HTX KIỂU MỚI – KHÂU ĐỘT PHÁ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Liên minh HTX tỉnh trân trọng giới thiệu bài viết của GS. TS Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TƯ
MTTQ Việt Nam với nhan đề: Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới - Khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu
nhập bền vững cho người nông dân.
Hơn 20 năm qua, bên cạnh thành tựu rất quan trọng của nông nghiệp nước nhà như năng suất các cây, con khơng ngừng tăng lên,
trong đó có trên 10 loại cây, con có năng suất sinh học thuộc nhóm cao nhất thế giới, sản lượng nhiều sản phẩm như gạo, tiêu, điều, cà
phê, cao su, chè, cá, tôm tăng nhanh, trong đó có 6 loại nơng phẩm xuất khẩu đứng vào tốp 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên
bên cạnh đó thì có 4 bất cập vẫn tồn tại kéo dài.
Một là, hiện tượng được mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra.
Hai là, thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên với hầu hết các hộ nông dân, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Ba là, thu nhập của nông dân thấp hơn đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Nơng nghiệp chiếm khoảng 47% lao
động, đóng góp 19% vào tổng sản phẩm nội địa tức là năng suất lao động hay thu nhập bình quân của một nông dân chưa bằng 1/3 của
người lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
Bốn là, xuất khẩu nông sản không ổn định về giá cả và lượng, bị động trong tiêu thụ. Nhằm tháo gỡ các nút thắt đối với sự phát
triển bền vững của ngành nông nghiệp, ngày 10/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu nông nghiệp,
cần làm rõ nguyên nhân của 4 bất cập kéo dài nói trên.
Nguyên nhân cơ bản của những bất cập
Có nhiều nguyên nhân của 4 bất cập kéo dài nói trên. Song, có một lý do cơ bản nhất là sự khơng tương thích của quan hệ sản xuất
và tổ chức sản xuất của nông nghiệp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và hội nhập quốc tế. Đa số hộ nông dân của nước chúng ta,
những đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế, sản xuất đơn lẻ và khơng tương thích với kinh tế thị trường
và hội nhập hiện nay.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 lực lượng chủ lực của nông nghiệp nước ta là hơn 10 triệu hộ nông dân, với
bình qn chỉ có 2 lao động/hộ, hầu hết chưa qua đào tạo nghề, diện tích đất canh tác thì 80% dưới 1 ha, thiếu vốn thường xuyên. Nếu
canh tác độc lập, riêng lẻ thì sức mạnh kinh tế của hộ nông dân rất nhỏ bé, khả năng chịu đựng rủi ro rất thấp, tình trạng thốt nghèo rồi
tái nghèo rất dễ xảy ra. Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành
các HTX. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng ta về bản chất và vai trị HTX trong nơng
nghiệp chưa phù hợp với quy luật phát triển HTX ở các nước khác trong hơn 150 năm qua. Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của HTX cịn
hạn chế.
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Kinh tế Trung ương, hiện nay cả nước có hơn 10.000 HTX nông nghiệp, thu
hút khoảng 45% lao động nông nghiệp. Đa số các HTX chỉ cung cấp một số đầu vào cho xã viên như giống, phân bón, thức ăn, nhưng


hơn 90% HTX không quan tâm đến điều xã viên quan tâm nhất đó là tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên. Hiện nay các HTX hoạt động
hiệu quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nông dân cả nước, còn 95% số hộ thực chất là sản xuất theo phương thức tự phát: tự
quyết định trồng cây gì, ni con gì, bán sản phẩm khơng theo hợp đồng cho thương nhân, không biết trước ai sẽ mua, mua theo giá nào,
mua với khối lượng bao nhiêu.
Có 6 mâu thuẫn trong NN hiện nay.
Một là, “Sản xuất trong cơ chế thịt trường song lại không biết nhu cầu thị trường”. Với quy mơ bình qn mỗi hộ nơng dân có 2 lao
động, diện tích canh tác khơng quá 1 ha, 97% lao động không qua đào tạo nghề nghiệp thì các hộ này khơng đủ khả năng nghiên cứu thị
trường, không thể dự báo thị trường và lập kế hoạch sản xuất của mình theo nhu cầu thị trường. Chúng ta địi hỏi nơng dân phải sản xuất
theo nhu cầu thị trường, nhưng thực tế gần 10 triệu hộ nông dân này không thể biết nhu cầu thị trường là gì, là bao nhiêu, ở đâu. Chỉ có
HTX và các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách được đào tạo về phân tích thị trường và sử dụng thông tin thị trường do các cơ quan
nhà nước cung cấp thì mới biết nhu cầu thị trường là thế nào.
Hai là, “Hộ nông dân cần vay vốn song không đủ điều kiện vay vốn”. Một hộ nông dân với 2 lao động, đất canh tác không quá 1 ha,
khơng có tài sản thế chấp, khơng có tư cách pháp nhân, không thể là đối tác thực sự của các ngân hàng để được vay theo chính sách ưu
đãi của nhà nước. Ngân hàng không thể cho 10 triệu hộ nông dân riêng lẻ như vậy vay mà tin rằng có thể thu hồi vốn ở hầu hết các
trường hợp. Chỉ khi các hộ liên kết lại thành HTX thì HTX hướng dẫn cho xã viên sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm theo hợp
đồng HTX đã ký kết, giám sát, giúp nhau áp dụng giống và kỹ thuật mới thì các ngân hàng mới có thể cho họ vay thông qua sự đảm bảo
bằng các kế hoạch sản xuất - kinh doanh của HTX.
Ba là, “Năng suất tăng liên tục song thu nhập tăng rất chậm”. Một hộ nông dân với 2 lao động, đất canh tác không quá 1 ha, phải
làm để nuôi 4 người là điều rất khó khăn. Đến năm 2012 Việt Nam đã nằm trong số các nước có năng suất lúa bình qn cao nhất thế
giới. Cá tra của ta có năng suất bình quân 270 tấn/ha, đứng đầu thế giới, cịn nước đứng thứ 2 là Inđơnêsia năng suất 107 tấn/ha, thứ 3 là
Thái Lan 78 tấn/ha. Năng suất của Philippin là 10 tấn/ha, còn Mỹ là 5 tấn/ha. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là, vì sao năng suất lúa và cá tra của
ta không ngừng tăng lên, thuộc loại hàng đầu thế giới mà người trồng lúa và ni cá tra vẫn có thu nhập thấp, là biểu hiện cụ thể của
nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình”. Nếu năng suất tăng, song các giá trị nguyên liệu đầu vào cũng tăng, giá đầu ra không tăng, thậm chí
giảm thì thực tế thu nhập của người nơng dân không tăng bao nhiêu. Một hộ nông dân với 2 lao động, đất canh tác khơng q 1 ha,
khơng có tư cách pháp nhân, thiếu vốn, khơng thể có tư thế để đàm phán với người bán các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Hộ nơng dân mua với số lượng ít, đến vụ phải mua, vì khơng mua sẽ q thời
vụ thì việc từng hộ nông dân bị ép giá mua cao là tất yếu. Từng hộ nơng dân với sản lượng ít không thể ký hợp đồng cung cấp sản phẩm
cho các siêu thị, trung tâm thương mại mà phải bán cho các tư thương. Các hộ nông dân riêng lẻ không thể đàm phán với tư thương để
bán đầu ra, vì họ bán rất ít sản phẩm, đến vụ phải thu hoạch cho nên họ phải bán để có tiền trả nợ vay đầu vụ sản xuất, để lâu càng giảm



giá, nên hộ nông dân bị ép giá bán đầu ra thấp là tất yếu. Thị trường đầu vào và đầu ra các sản phẩm nông nghiệp nước ta thực chất
không là thị trường cạnh tranh mà là thị trường do người bán đầu vào, người mua đầu ra chi phối, cịn người nơng dân thì yếu thế, khơng
bình đẳng, chịu thiệt thịi. Chính vì vậy mà mặc dù năng suất cây con có thể khơng ngừng tăng, song thu nhập của các hộ nông dân
không tăng bao nhiêu. Chỉ có HTX với sức mua gấp hàng chục, hàng trăm lần một hộ mới có sức mạnh kinh tế để lựa chọn doanh
nghiệp bán đầu vào và mua đầu ra, đàm phán về giá cả. 10 triệu hộ nông dân đơn lẻ là 10 triệu hộ nông dân yếu thế trên thị trường đầu
vào và thị trường đầu ra.
Bốn là, “Nông dân phải liên kết với doanh nghiệp, song các doanh nghiệp không thể liên kết trực tiếp với hàng vạn hộ dân riêng lẻ”.
Một trong những giải pháp để hỗ trợ người nông dân là các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân để tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
Nhưng với năng lực có hạn, một doanh nghiệp cũng khó mà cùng một lúc liên kết với 1.000 hoặc 5.000 hộ nông dân để hướng dẫn họ
sản xuất cùng một loại cây, nuôi cùng một loại con và giám sát họ hàng ngày thực hiện quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ. Công ty cổ
phần Bảo vệ thực vật An Giang là một ngoại lệ. Với tình cảm sâu sắc với nơng dân, cơng ty đã ký hợp đồng liên kết với hơn 20.000 hộ
nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất trên các cánh đồng lớn. Công ty hỗ trợ nơng dân về giống chất lượng cao,
hướng dẫn quy trình sản xuất hiện đại và tiêu thụ hết lúa cho nông dân. Để làm được điều này, Công ty phải phát triển một đội ngũ
hướng dẫn viên ruộng đồng (kỹ thuật viên “3 cùng”) gồm hơn 1.200 người là các cán bộ tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng nông
nghiệp, bình quân một hướng dẫn viên hướng dẫn 20-25 hộ nông dân. Song, đến nay Công ty cũng không thể mở rộng cách làm này hơn
nữa mà đã đề xuất cần thành lập các HTX kiểu mới để nông dân tự quản. Công ty vẫn hỗ trợ nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho HTX,
song đối tác của công ty không phải hàng vạn hộ nông dân mà chỉ là các HTX.
Năm là, “Thị trường đòi hỏi sản phẩm nơng nghiệp phải có chứng nhận chất lượng và xuất xứ hàng hóa, song các cơ quan quản lý
chất lượng sản phẩm không thể giám sát trực tiếp hàng triệu hộ nơng dân riêng lẻ với diện tích đất canh tác bình qn khơng q 1 ha
mỗi hộ”. Sản phẩm của nông dân muốn tiêu thụ với quy mô lớn và xuất khẩu phải có chứng nhận chất lượng sản phẩm và xuất xứ hàng
hóa, đây là địi hỏi hợp lý. Song, không một tổ chức kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm nào có thể kiểm tra, cấp chứng nhận và
tái kiểm tra chất cho gần 10 triệu hộ nông dân với quy mô canh tác không quá 1 ha, chỉ có 2 lao động, trồng nhiều loại cây, ni nhiều
loại con khác nhau. Chỉ có HTX với quan hệ chặt chẽ với xã viên, hướng dẫn và giám sát lẫn nhau, với quy hoạch sản xuất có tính ổn
định, với lực lượng chun trách về khoa học, cơng nghệ, có tư cách pháp nhân mới là đối tác của các tổ chức kiểm tra và chứng nhận về
chất lượng sản phẩm, chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Sáu là, “Nơng dân cần ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, song các tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ không thể hướng
dẫn trực tiếp cho hàng triệu hộ riêng lẻ với diện tích đất canh tác bình qn khơng q 1 ha và ni những loại cây, con khác nhau”.
Chúng ta đặt ra đòi hỏi người nông dân phải liên kết với các nhà khoa học. Các cơ quan nghiên cứu khoa học của ta khơng nhiều, kinh
phí hạn chế, các nhà khoa học không thể đi hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho từng hộ nông dân chỉ với 2 lao động và diện tích

canh tác khơng q 1 ha, lại có thể trồng các loại cây, nuôi các loại con khác nhau. Chỉ khi có HTX với các hộ cùng trồng một loại cây,
nuôi một loại con, với một số cán bộ kỹ thuật của chính mình, mới là các đối tác của các nhà khoa học để có thể chuyển giao giống mới,
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có hiệu quả
Tóm lại, chừng nào mà nền sản xuất nơng nghiệp nước ta còn chủ yếu vẫn là các hộ riêng lẻ, khơng liên kết với nhau, thì 10 triệu hộ
nơng dân vẫn mãi là 10 triệu hộ yếu thế và các yêu cầu rất hợp lý về sản xuất nông nghiệp, các chính sách về tín dụng, đào tạo, liên kết
với các nhà khoa học sẽ rất khó thực thi. Các hộ nơng dân với diện tích đất canh tác bình qn khơng q 1 ha, chỉ có 2 lao động, 97%
chưa được đào tạo nghề, thiếu vốn, không thể thực hiện đồng thời 3 chức năng của đơn vị kinh tế trong cơ chế thị trường: nghiên cứu thị
trường và qui hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường và lợi thế của mình, tổ chức sản xuất hiệu quả cao và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế các hộ nơng dân Việt Nam chỉ có thể làm được chức năng là tổ chức sản xuất hiệu quả cao, song không thể làm được 2 chức
năng: nghiên cứu thị trường, qui hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp cơ bản cho mâu thuẫn
này chính là thành lập các HTX kiểu mới, theo Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới do nông dân sáng tạo đã ra đời trước năm
2012.
Đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của HTX - Xây dựng các HTX kiểu mới là khâu đột phá
Với Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới - kết quả sáng tạo của một bộ phận nơng dân, chúng ta đang có cơ hội chuyển giai
đoạn phát triển của nông nghiệp nước nhà ngay khi bước vào hình thành Cộng đồng ASEAN và hội nhập quốc tế về kinh tế với quy mô
chưa từng có khi chúng ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với Cộng đồng Châu Âu,
Liên minh Á-Âu và với các nước khác như Hàn Quốc.
Với Luật HTX năm 2012, nhận thức của chúng ta về HTX nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng đã thay đổi căn bản, khơng cịn
trái mà đã phù hợp với qui luật phát triển HTX của thế giới 150 năm qua.
Theo Luật HTX năm 2003, thực chất HTX được hiểu như một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, mà xã viên là
công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, hoặc cán bộ, công chức nhà nước, hay hộ gia đình và các pháp nhân tán thành điều lệ HTX, góp
vốn, góp sức, tự nguyện gia nhập HTX. Như vậy, xã viên thực chất là người làm công cho HTX, được trả cơng và chia lãi theo vốn góp.
HTX điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Đây là điều trái với qui luật ra đời và phát triển HTX sản xuất của thế
giới 150 năm qua. Năm 1844 (cách đây 171 năm), HTX đầu tiên trên thế giới ra đời tại Anh do 28 người thợ dệt thành lập. Năm 1849,
Hội nguyên liệu – thực chất là HTX đầu tiên được thành lập tại Đức để cung cấp các yếu tố đầu vào cho các thợ giày và thợ mộc đang có
nguy cơ phá sản vì khơng cạnh tranh được với các cơng ty đồ gỗ và cơng ty giày do chi phí các nguyên liệu sản xuất cao. Khi các thợ
dệt, thợ giày và thợ mộc thành lập HTX, họ vẫn tiếp tục là các hộ sản xuất cá thể, song thông qua HTX để cung cấp các yếu tố đầu vào
cho sản xuất của mình (thậm chí cả thức ăn cho người lao động) với giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn là từng người họ có thể tự tìm mua
được.
Các HTX nông nghiệp, thông qua việc mua các yếu tố đầu vào với số lượng lớn, khả năng đàm phán cao hơn các hộ cá thể, có thể

cung cấp giống, phân bón, hóa chất, thức ăn chăn ni, xăng dầu, máy móc rẻ hơn cho các hộ xã viên. HTX cũng có thể hình thành bộ
phận sửa chữa máy móc nơng nghiệp, xây dựng nhà kho, bảo quản nông sản đáp ứng nhu cầu của các hộ xã viên. Nguyên tắc chung là:
Cái gì HTX làm có lợi hơn là xã viên tự làm, hoặc cái gì xã viên khơng thể làm được thì HTX làm, qua đó làm cho sản xuất của các hộ
xã viên hiệu quả cao hơn.


Luật HTX năm 2012 của Việt Nam thực chất là thể hiện sự thay đổi căn bản nhận thức của chúng ta về bản chất và vai trò của HTX,
phù hợp với sự phát triển HTX của thế giới hơn 150 năm qua. Theo Luật HTX năm 2003, HTX hoạt động như một doanh nghiệp trách
nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, HTX nông nghiệp trực tiếp điều hành, tổ chức trồng cây, nuôi con, xã viên là người làm công cho HTX,
còn theo Luật HTX năm 2012 HTX hoạt động như một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho xã viên, cịn việc trồng cây, ni con là
việc của xã viên. Điều 4, Luật HTX năm 2012 xác định các sản phẩm, dịch vụ của HTX cung cấp cho xã viên (thành viên) là:
- Mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành viên;
- Mua sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để bán cho thành viên;
- Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên ra thị trường;
- Mua sản phẩm, dịch vụ của thành viên để bán ra thị trường;
- Chế biến sản phẩm của thành viên;
- Cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên;
- Tín dụng cho thành viên;
- Các hoạt động khác theo quy định của điều lệ HTX.
Điều 15 Luật HTX năm 2012 xác định 6 nghĩa vụ của thành viên. Trong đó, nghĩa vụ đầu tiên là “Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
HTX theo hợp đồng dịch vụ”. Điều 16 Luật HTX năm 2012 xác định các điều kiện chấm dứt tư cách thành viên HTX, trong đó có
trường hợp “Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ HTX nhưng khơng q 3
năm”.
Với các đặc trưng nói trên và một số nội dung mới khác của Luật HTX năm 2012, có thể khẳng định các HTX theo Luật này là các
HTX kiểu mới, hoàn toàn khác các HTX theo Luật 2003. Trong thực tế, từ trước năm 2012, vì sự tồn tại và cuộc sống của các hộ nông
dân, ở nhiều nơi, các hộ nông dân đã sáng tạo tự thành lập và vận hành HTX theo nguyên tắc của Luật HTX năm 2012, trước khi luật
này ra đời. Một ví dụ điển hình là HTX chăn ni Q Hiền thành lập năm 2010, gồm 24 hộ chăn nuôi gia cầm, lợn ở 10 xã trong huyện
Bảo Thắng, Lào Cai. Vốn điều lệ khi thành lập là 4,76 tỷ đồng, mỗi xã viên góp 15 triệu đồng bằng tiền mặt, cịn lại phải góp các tài sản
khác như đất, ô tô vận tải trị giá tối thiểu 135 triệu đồng không phải để HTX sử dụng, mà vẫn do xã viên tự sử dụng, song khi cần thì
HTX có thể đem thế chấp để vay vốn cho chính xã viên đó hoặc cho HTX. Đến nay, HTX có 35 hộ xã viên (tăng 58%), vốn điều lệ đạt

9,7 tỷ đồng (tăng 103%). Cịn nhiều hộ nơng dân muốn gia nhập HTX, song do cân đối nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm của xã viên
nên HTX chưa kết nạp thêm xã viên. Tuổi bình quân của xã viên là 35. Tất cả các hộ xã viên đều trực tiếp sản xuất, HTX làm những việc
mà các hộ xã viên không tự làm được, hoặc làm được nhưng không hiệu quả. Sản phẩm của HTX là các dịch vụ: cung cấp vật tư cho xã
viên (mỗi năm trên 3.000 tấn thức ăn, 50.000 gà giống, hơn 2.000 lợn giống) và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên (trên 1.000 tấn gà lông,
200 tấn lợn hơi, trên 6 triệu quả trứng với doanh số hàng năm khoảng 60 tỷ đồng). HTX hoạt động theo phương thức lấy đơn vị hộ làm
đơn vị hạch toán kinh doanh, các hộ tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình, các hộ chỉ chịu trách nhiệm trước HTX đối với
các nghĩa vụ tài chính phát sinh với hộ mình như: trả tiền cho vật tư mà HTX cung cấp, trả lãi và vốn vay mà HTX vay cho mình.
Những việc các hộ nông dân làm không hiệu quả bằng HTX là: mua vật tư trên thị trường, vay vốn cho sản xuất, kinh doanh, tổ
chức dạy nghề cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Những việc các hộ xã viên không làm được là: quy hoạch đàn nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường và xây dựng các quỹ, nhất là quỹ
dự phòng rủi ro. Các hộ cá thể khơng có khả năng dự báo nhu cầu thị trường và do khơng có khả năng bán bằng các hợp đồng với các
công ty hoặc khách sạn nên không có căn cứ để qui hoạch đàn ni của mình. Nếu nuôi nhiều, vượt quá nhu cầu thị trường, giá rớt sẽ lỗ.
Cịn HTX, thơng qua nghiên cứu thị trường và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, khách sạn nên sẽ qui hoạch đàn nuôi
của các hộ sao cho phù hợp với các hợp đồng đã ký. Thơng qua đóng góp của các xã viên, HTX thành lập quỹ dự phòng rủi ro. Khi các
hộ xã viên gặp rủi ro mà không phải do lỗi của họ, được cán bộ kỹ thuật của HTX và Ban kiểm sốt xác nhận, thì được cho vay bằng
80% mức thiệt hại với lãi suất bằng 0% để nuôi lại đàn mới, thời hạn trả là 3 lứa nuôi (12 tháng đối với gà và 18 tháng đối với lợn). Với
cách làm như trên, HTX chăn nuôi Quý Hiền thực sự đã giúp các hộ xã viên: giảm chi phí và nâng cao chất lượng đầu vào, tiêu thụ sản
phẩm ổn định với giá cao hơn, vì vậy vừa làm cho sản phẩm của xã viên có tính cạnh tranh cao hơn, vừa nâng cao thu nhập cho hộ xã
viên, đồng thời kích thích tính sáng tạo, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hộ xã viên.
Thực tế thành lập và vận hành các HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 ở nhiều địa phương đã chứng minh các HTX này tuy
chỉ có vài chục xã viên song đã thực sự giúp các hộ xã viên sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn hẳn, đặc biệt là qui hoạch sản xuất theo
nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân.
Trong q trình tái cơ cấu nông nghiệp hướng tới sản xuất quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực, sử dụng các giống chất lượng và
năng suất cao, quy trình canh tác hiện đại gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thì chủ thể quan trọng nhất của q trình tái
cơ cấu nơng nghiệp phải là các HTX. Chuyển từ sản xuất hộ cá thể, đơn lẻ là chủ yếu sang sản xuất liên kết qua HTX, liên kết với doanh
nghiệp qua HTX. Chủ thể để tiếp nhận của các chính sách của nhà nước về quản lý sử dụng đất, về vốn, về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật. Chủ
thể để thực hiện liên kết nông dân với doanh nghiệp và các nhà khoa học phải là HTX. Chủ thể để cơ khí hóa sản xuất, thủy lợi hóa, hiện
đại hóa sản xuất nơng nghiệp một cách hiệu quả cao phải là HTX và các doanh nghiệp.
Một số việc cần triển khai sớm trong thời gian tới
Từ những chuyển biến về nhận thức và từ thực tiễn sinh động, sáng tạo trong thành lập và hoạt động của các mơ hình HTX kiểu

mới tiêu biểu, để đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Chính phủ, Chỉ thị 19/CT-TTg
ngày 24/7/2015 của Thủ tướng CP về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX, cần tập trung triển khai một số cơng việc chính sau
đây:


- Triển khai thực hiện kết luận của đồng chí Ủy viên BỘ chính trị, Thường trực Ban bí thư tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực
hiện Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX .
Theo Luật HTX năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật ngày 21/11/2013 thì đến 01/07/2016 phải hồn
thành rà sốt và đăng ký lại các HTX theo Luật HTX năm 2012. Để đảm bảo thời hạn nói trên, các địa phương cần có kế hoạch và phân
công trách nhiệm thực hiện của các cấp huyện và xã, tổ chức tập huấn Luật HTX 2012 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật HTX
của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ rất phong phú như Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 20152020…
- Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố, các ngân hàng thương mại cần triển khai quyết
liệt việc cho các HTX kiểu mới vay vốn theo các Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện cho các HTX kiểu mới tăng
tốc phát triển trong 2-3 năm tới.
- Việc thành lập các HTX kiểu mới là một q trình tự nguyện của các hộ nơng dân, song sự vận động, hỗ trợ của MTTQ và các tổ
chức thành viên như Liên minh HTX, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và chính quyền các cấp là rất quan trọng. Cần có chương trình hiệp
thương vfa phối hợp giữa MTTQ, các tổ chức thành viên và chính quyền các cấp trong xây dựng chỉ tiêu thành lập các HTX ở mỗi xã,
huyện để việc vận động đạt tiến độn nhanh và kết quả cao nhất.
Với Luật HTX năm 2012 và các kết quả, tấm gương HTX kiểu mới ở nhiều địa phương, nếu chúng ta đẩy mạnh việc hình thành và
triển khai các HTX kiểu mới thì đây là yếu tố nền tảng quan trọng nhất, là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh
tranh của nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân.
GS. TS Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam
Tháng 11 - 2015



×