Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NGU_VAN_7dec7349ec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 7 trang )

PHỊNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN
TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 – 2020
MƠN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (Khơng kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI
PHẦN I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cuối năm, sau khi quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác
rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt,
cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén... nhiều
gia đình nhắc nhở, dặn dị con cháu từ phút giao thừa trở đi khơng quấy khóc,
khơng nghịch ngợm, cãi cọ nhau, khơng nói tục chửi bậy, khơng vứt rác viết vẽ
bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng
tay bắt mặt mừng, vui vẻ, niềm nở, dầu lạ, dầu quen.
Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe
tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hái lộc (chỉ là một cành non ở
đình chùa, ở chốn tơn nghiêm mang về nhà), tự mình xơng nhà hoặc dặn trước
người "nhẹ vía" mà mình thích đến xơng nhà. Bạn nào vinh dự được người khác
mời đến xơng thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình
người ta và cả đối với bạn.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết, con cháu mừng tuổi ơng
bà, cha mẹ. Ơng bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu
trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có nhiều
nhưng xem ra người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ
biến nhất. Chú ý tránh phạm tên húy gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ,
xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc.
Trích: Tết cổ truyền của Việt Nam - Phong tục và ý nghĩa.Theo Phùng Văn Mùi –


Báo Dân trí
Câu1.( 2 điểm) Tác giả đã chỉ ra những nét đẹp nào của ngày tết Việt Nam?


Câu2.( 2 điểm) Thái độ của tác giả khi nói đến phong tục và ý nghĩa của
ngày tết cổ truyền Việt Nam?
PHẦN II. Làm Văn ( 16,0 điểm)
Câu1.( 6 điểm)
Từ đoạn trích trên thuộc phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ của em về ngày tết cổ truyềnViệt Nam.
Câu2.( 10 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
...
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ khơng lớn nỗi thành người.
( Trích Q hương – Đỗ Trung Quân)
---HẾT---


TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2019 – 2020


Môn: Ngữ Văn
Câu

Nội dung

Điểm

PHẦN I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm)
1

Tác giả đã chỉ ra những nét đẹp nào của ngày tết Việt Nam?
- Làm sạch đẹp môi trường từ nhà ra ngỏ, giữ được không khí hịa
thuận trong gia đình. Đón mừng năm mới với khí thế vui tươi và hạnh
phúc.
- Tục hái lộc đầu năm: Cầu may mắn và bình an.
- Tục xơng nhà.
- Tục lì xì, chúc mừng năm mới.

2

Thái độ của tác giả khi nói đến phong tục và ý nghĩa của ngày tết
cổ truyền Việt Nam?
- Rất tự hào, tôn trọng
-

1

Khuyến khích cổ vũ mọi người giữ gìn và phát huy phong tục
trênvì đó là bản sắc văn hóa của người Việt Nam.


PHẦN II. Làm Văn ( 16,0 điểm)
Câu1.( 6 điểm) Từ đoạn trích trên thuộc phần đọc hiểu, hãy viết đoạn
văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ngày tết cổ
truyềnViệt Nam.
Yêu cầu:
a.Nội dung:(4 đ ) Dạng nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ cá nhân về
phong tục tết cổ tuyền Việt Nam- bản sắc văn hóa dân tộc.(Đề mở)
* Lưu ý: Các ý chính để giám khảo chấm – có thể có ý khác hay hơn –
Giám khảo hội ý để ghi điểm.
+ Ngày tết cổ truyền có những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc tùy theo vùng miền, đi kèm các lễ hội. Nhưng những nội dung
sau phải có là: cúng ông táo, buổi cơm tất niên, đêm 30 nấu bánh
chưng hoặc bánh tét, làm mâm ngũ quả, cây nêu ngày tết,lì xì mừng
tuổi đầu năm, hái lộc đầu năm, xin chữ, xông nhà, đi chúc tết ông bà
và người thân…

0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ





+ Nêu suy nghĩ cá nhân:
- Giữ gìn những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bổ sung những hình thức hiện đại như chúc tết qua mạng, du xuân
trên mạng, lưu lại những hình ảnh đẹp gởi cho nhau trong dịp xuân về.
- Trình bày tình cảm của cá nhân với những phong tục cụ thể.

- Mùa xuân- đón tết cũng là dịp tổng kết, đánh giá 1 năm học tập, làm
việc của mình, xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.
b.Hình thức:(2 đ )
- Đoạn văn có câu mở và câu kết đoạn, đủ các ý trên và đúng 200 chữ,
khơng có lỗi sai về ngữ pháp, chính tả...
- Đoạn văn có câu mở và câu kết đoạn, đủ các ý trên và có 220 chữ
hoặc 190 chữ, khơng có lỗi sai về ngữ pháp, chính tả...
- Đoạn văn có câu mở và câu kết đoạn, đủ các ý trên và có 240 chữ
hoặc 160 chữ, có lỗi sai về ngữ pháp, chính tả...
* Trường hợp khác căn cứ nội dung và hình thức tính điểm cụ thể.
2







0,5đ

Câu2.( 10 điểm)
Cảm nhận về 2 đoạn thơ thơng qua thao tác phân tích thơ hoặc cảm
nhận qua cảm thụ 2 đoạn thơ.
1. Yêu cầu chung:
*Hìnhthức:
 Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận văn học để
phân tích, cảm thụ đoạn thơ qua đó trình bày tình cảm cá nhân về chủ
đề quê hương có trong 2 đoạn thơ.
 Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý
linh hoạt, không mắc các lỗi. Đặc biệt bộc lộ năng khiếu cảm thụ văn

học qua 2 đoạn thơ trích trong bài thơ Quê hương nổi tiếng.
* Nội dung:
Trình bày cảm nhận của em về quê hương thông qua 2 đoạn thơ.
2. Yêu cầu cụ thể:
* Về nội dung kiến thức:
Mở bài:
+ Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương.
+ Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng
lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sơng, sơng chảy ra biển,
tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình.

1.5 đ

+ Dẫn 2 đoạn thơ.
Thân bài: Phân tích và cảm nhận đoạn thơ thư nhất
+ Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình u q chân thành, giản
dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ 1.0 đ
Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi
vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê
hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát
mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con


đường đi học. Cịn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt.
+ Q hương là vơ hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng.
Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vơ hình
1.0 đ
thành hữu hình. Q hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức
được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ
nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường.

Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay”
gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê
hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên
trong trái tim mỗi con người.
Phân tích và cảm nhận đoạn thơ thứ 2
+ Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của
bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê
hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách
rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất
chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta khơng thể có
hai q hương cũng như khơng thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu
dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uống, là nơi đã đón nhận
những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dịng
sữa mẹ, ni lớn ta từng ngày, từng ngày.

1.0 đ

+ Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế, yêu dấu là thế. Từ “chỉ
một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà khơng nhớ
q hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không 1.0đ
phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “khơng
lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà
không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó khơng có đạo
đức,
khơng

xứng
đáng

một
con
người.
+ Với tất cả chúng ta, q hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi
ta ăn một trái lê, ngửi một bơng hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê
hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi
thảo mộc, những chiều hồng hơn bình n, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu 1.0 đ
xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình n với
tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt
mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre
đầu làng, con đê trước sơng và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong
xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ ịa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng
khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vơ bờ bến. Ơi ! Sao mà yêu thương thế!
+ Về với quê hương, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần
túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên
cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve 1.0đ
tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn
hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết
với ta.
+ Với ta, q hương ln gắn với vịng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt


nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu
rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại
ngon đến thế!. Q hương sơi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm
rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê
hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.

+ Q hương là một cái gì đó như ràng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến
ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước.Thật thế, quê
hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lịng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của
mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.
Kết bài:
+ Quê hương luôn hiện ra trong làn nước mắt nhớ nhung trong các đêm.
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương” ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lí Bạch)
Quê hương vẫn mãi mãi yêu thương như thế!

0.5 đ

0.5đ

1.5đ

3.Biểu điểm:
10điểm - Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có rõ khả năng hiểu đề, tư duy tốt,
văn viết giàu cảm xúc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Chữ viết sạch đẹp,
không mắc các lỗi.
- Đủ 3 phần MB, TB, KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, khơng sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh,
biểu cảm. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. Đúng đáp án.
9 điểm - Bài viết đáp ứng yêu cầu như điểm 10. Song còn thiếu chặt chẽ trong lập
luận và chưa thật cảm xúc.
- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Cịn mắc
lỗi diễn đạt. (không quá 3 lỗi). Đúng đáp án. Thiếu 1 ý.
8 điểm

- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Cịn mắc

lỗi diễn đạt. (khơng q 5 lỗi). Thiếu 2 ý.

7 điểm

- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Cịn mắc
lỗi diễn đạt. (không quá 6 lỗi). Thiếu 3 ý.

6 điểm

Hiểu đề nhưng vận dụng thao tác nghị luận chưa thuần thục. Diễn đạt đơi
chỗ chưa thật trong sáng; cịn mắc một vài lỗi chính tả hoặc dùng từ.
(khơng q 5 lỗi).
- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Cịn mắc
lỗi diễn đạt. Thiếu 3 ý.

5 điểm

- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết có cảm xúc. Cịn mắc
lỗi diễn đạt. (khơng q 6 lỗi). Thiếu 4 ý.

4 điểm

- Đủ 3 phần MB, TB, KB. Có bố cục hợp lí. Bài viết cịn hạn chế về cảm
xúc. Cịn mắc lỗi diễn đạt. (khơng q 6 lỗi). Thiếu 5 ý.

3 điểm

Học sinh có chỗ cịn sa đà kể lại chuyện; lập luận chưa chặt chẽ, thiếu rõ .
ràng. Mắc một số lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. Bài làm tỏ ra hiểu đề. Nội
dung quá quá nghèo nàn; mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.



Thiếu 6 ý..
2 điểm
1 điểm
0 điểm

- Chưa đảm bảo các yêu cầu, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi.
Viết không rõ vấn đề. Thiếu 7 ý.
- Chưa đảm bảo các yêu cầu, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi. Không có bố
cục 3 phần. Thiếu 7 ý.
- Khơng làm bài, bỏ giấy trắng.
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
(Ký, ghi rõ họ tên)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×