Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ngu_van_K11__On_tap_truc_tuyen__b0b976a688

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.19 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020
MƠN NGỮ VĂN - KHỐI 11
PHẦN 1. NỘI DUNG ÔN TẬP
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
1. Xác định thể thơ
- Căn cứ vào số tiếng trong dòng thơ, số câu trong bài thơ.
- Căn cứ vào luật thơ (về hiệp vần, phối thanh,...)
- Các thể thơ hiện đại:
+ Thơ tự do: Không giới hạn số câu trong một bài và số tiếng trong một dòng.
+ Thơ 5 chữ : Mỗi dịng có 5 tiếng, khơng giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo
luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần.
+ Thơ 5 chữ : Mỗi dịng có 6 tiếng, Khơng giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc
theo luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần.
+ Thơ 7 chữ : Mỗi dịng có 7 tiếng, khơng giới hạn số câu trong một bài, không bắt buộc theo
luật bằng – trắc, phối thanh, hiệp vần....
2. Nhận biết một vấn đề theo quan điểm của tác giả: HS cần dựa vào ngữ liệu đọc hiểu để
tìm ý (trong ngữ liệu) trả lời cho câu hỏi.
3. Nhận biết đề tài của văn bản
Để xác định đề tài của văn bản, ta có thể dựa vào các yếu tố sau :
- Tên văn bản
- Tiêu đề trong nội bộ văn bản (Câu chủ đề)
- Hệ thống từ ngữ chủ đề của văn bản (những từ ngữ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn
bản).
4. Xác định nội dung chính của đoạn văn
- Xác định nội dung chính của đoạn văn có câu chủ đề: dựa vào câu chủ đề, bởi câu chủ đề
nêu nội dung khái quát, gần với ý chính của đoạn văn.
- Xác định nội dung chính của đoạn văn khơng có câu chủ đề : ta cần tìm ý bộ phận của từng
câu rồi khái quát thành ý chung nhất bằng cách dồn nén thông tin vào trong một câu.
5. Xác định văn bản theo phương thức biểu đạt


KIỂU VĂN BẢN
Miêu tả
Tự sự

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được những đặc
điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người….làm cho những đối
tượng được nói đến như hiện ra ngay trước mặt người đọc.
Trình bày một chuỗi sự việc liên quan với nhau…sự việc này dẫn đến
1


sự việc kia, cuối cùng có kết thúc nhằm giải thích sự việc.
Biểu cảm
Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ, của người viết đối với đối tượng
được nói tới.
Thuyết minh
Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc điểm của đối
tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và
xã hội.
Nghị luận
Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục
người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
Hành chính - công Truyền đạt nội dung yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến nguyện
vụ
vọng của cá nhân tới cơ quan hoặc người có quyền để giải quyết.
6. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản
PHONG CÁCH
NGƠN NGỮ
PCNN sinh hoạt


PCNN nghệ thuật

PCNN báo chí

CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

- Dạng nói : đối thoại, đọc thoại.

- Tính cụ thể

- Dạng viết : thư, nhật ký,...

- Tính cảm xúc

- Dạng lời nói tái hiện : tác phẩm văn
học.

- Tính cá thể

- Thơ ca, hị vè,…

- Tính hình tượng

- Truyện, tiểu thuyết, kí,…

- Tính truyền cảm


- Kịch bản,…

- Tính cá thể hóa.

Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn
đọc, phỏng vấn, bình luận thời sự,…

- Tính thơng tin, thời sự.
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn

PCNN chính luận

Cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu gọi, bình
luận, xã luận…

- Tính cơng khai về quan
điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn
đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết
phục.

7. Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của các biện pháp tu từ đó
a. Biện pháp điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp, điệp âm, điệp vần
Ðiệp là biện pháp lặp đi lặp lại có ý thức những từ, ngữ… nhằm mục đích mở rộng, nhấn
mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
b. Biện pháp so sánh:
Các từ so sánh thường gặp: là, như là, tựa như là, y như, hệt như, giống như, tựa như, bao
nhiêu... bấy nhiêu... )

2


Hình thức : BPTT so sánh bao giờ cũng cơng khai phô bày 2 vế :
+ Vế so sánh
+ Vế được so sánh
c. Biện pháp nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…bằng những từ ngữ
vốn được gọi hoặc tả con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
d. Biện pháp ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó nhằm sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.
e. Biện pháp hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật,
hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
g. Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh: dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chyển nhằm
lảng tránh cảm giác đau buồn, thơ tục, thiếu văn hóa.
h. Biện pháp tương phản (đối) : là cách dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối
lập cùng xuất hiện trong một văn cảnh làm rõ được đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
i. Biện pháp liệt kê : là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn
tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
k. Chêm xen : tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Cịn khi viết thì chúng được tách
ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải
thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người
viết.....
 Lưu ý:
- Phải xác định được đúng biện pháp tu từ (hình ảnh, từ, câu sử dụng biện pháp tu từ).
- Nêu được hiệu quả về mặt nội dung và hiệu quả về mặt nghệ thuật
8. Thông điệp của văn bản (là những nội dung thông tin mà tác giả muốn truyền tải tới
người đọc).
9. Giải thích một vấn đề đặt ra từ văn bản: Khi giải thích một vấn đề được gợi ra từ văn
bản cần lưu ý nên đặt vấn đề đó trong mối quan hệ với văn bản.
10. Có đồng ý với ý kiến của tác giả không, lý giải. HS cần phải đưa ra lựa chọn đồng tình/

khơng đồng tình và đưa ra lý giải một cách thuyết phục theo quan điểm đã chọn.
11. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng về cảm nhận...
B. PHẦN LÀM VĂN
I. Nghị luận xã hội: Nghị luận về tư tưởng đạo lí (yêu cầu viết đoạn văn 150 chữ)
– Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận.
Cũng có những đề bài khơng trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận. Để
nắm vững phần này, HS nên ôn tập theo chủ đề. Các vấn đề từ câu nói thường u cầu bàn
luận như:
+ Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê, mục đích sống…
+ Phẩm chất: lịng u nước, tính trung thực, lịng dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng
ham hiểu biết, sự cầu thị…
+ Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em…
3


+ Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trị, tình đồng bào…
+ Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha…
+ Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát…
- Cấu trúc chung của đoạn văn:
+ Mở đoạn: (khoảng 2 dòng)
 Dẫn dắt vào vấn đề
 Trích dẫn câu nói.
+ Thân đoạn: Giải – Nguyên – Minh – Luận – Dụng
 Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề.
u cầu: Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh cịn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. Phải
đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý
nghĩa của cả câu nói. Nên dựa vào nơi dung phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh
suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với
nghĩa trong văn cảnh. Nếu đề bài khơng trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn
khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.

 Bước 2: Bình luận, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả
sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?)
u cầu:
+ Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo.
+ Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.
 Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế nào?)
Yêu cầu: Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận. Nên kết hợp dẫn
chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường…
sao cho phong phú và có sức thuyết phục.
+ Có 4 cách nêu dẫn chứng:
 Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn).
 Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, khơng thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ơ-zơn
khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng)
 Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate…)
 Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng
nói: “Khơng có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”.
 Bước 4:( Luận bàn mở rộng vấn đề) Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực.
Bước 5: (Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực tế) Nêu bài học nhận thức và hành động
(Cần phải làm gì?)
Yêu cầu: Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận.
Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, khơng sáo rỗng, hình thức. Nên rút ra
hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động.
4


+ Kết đoạn: Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người.
Lưu ý : Có những dạng “đề nổi” , xác định rõ phạm vi nội dung bài viết. Các em cần
xác định rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ , khơng phải tất cả các bước đều
triển khai dung lượng như nhau.
Ví dụ : Bàn về vai trò của lòng tự trọng

Với đề bài này, sau khi giải thích khái niệm, biểu hiện, các em cần làm rõ vai trò
của lòng tự trọng trong cuộc sống. Đây là luận điểm chính, then chốt của bài viết.
II. Nghị luận văn học
1. Dạng đề cơ bản: Phân tích một bài thơ, đoạn thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật
Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ
* Mở bài: cần có các nội dung chủ yếu sau
- Giới thiệu qua về tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
* Thân bài
Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong
bài viết của HS cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình
trạng này, trước khi làm bài HS nên lập dàn ý theo cách:
- Soi bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I
để rút ra điều cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.
- Đoạn đầu tiên của thân bài nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm,
đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu
cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng
thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.
- Mỗi đoạn văn, HS nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt,
câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn, vừa phải khái quát được nội
dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi
chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.
- Phần thân bài cần triển khai thành nhiều đoạn.
* Kết bài
- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.
- Từ những gì đã cảm nhận, rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc
sống.

2. Kiến thức cơ bản ôn thi giữa học kì 2
2.1. LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (PHAN BỘI CHÂU)
* Tác giả
5


- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền
thống của văn học trung đại.
- PBC là người tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, là cây bút xuất sắc nhất của thơ
văn cách mạng Việt Nam 25 năm đầu thế kỷ XX.
- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng.
* Tác phẩm
- HCST: Cuối thế kỉ XIX tình hình đất nước vơ cùng đen tối. Năm 1905, PBC chia tay bạn
bè và đồng chí xuất dương sang Nhật để tổ chức và chỉ đạo phong trào Đơng Du. Ơng cảm
hứng viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nội dung
+ Quan niệm kế thừa và mới mẻ về chí làm trai (Hai câu thơ khẳng định lẽ sống cao đẹp)
+ Tự nhận trách nhiệm trước cuộc đời và tương lai
+ Thái độ quyết liệt, mới mẻ đối với nền tư tưởng, học vấn truyền thống hiện hành
+ Lời từ biệt đầy hào khí trước lúc lên đường
- Nghệ thuật
+ Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con
người có chí lớn PBC.
+ Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
+ Ngơn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ...
2.2. VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)
* Tác giả
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Các tác phẩm của ông thể hiện
một sức sống, một nguồn cảm xúc và một sự cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Ông được xem là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Sau Cách mạng tháng Tám,
thơ Xuân Diệu hướng vào cổ vũ cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc.
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn.
* Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong tập “Thơ thơ” (1938). Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất
của nhà thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Bố cục:
+ Đoạn 1. Từ đầu đến “Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn”: Cuộc sống tựa thiên
đường nơi trần thế.
+ Đoạn 2. Từ câu tiếp cho đến “Mùa chưa ngả chiều hôm”: Quan niệm về mùa xuân, tình
yêu và tuổi trẻ.
+ Đoạn 3. Phần cịn lạ: Sống khẩn trương và mở rộng lịng mình đón nhận.
- Nội dung
6


+ Niềm ngây ngất trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng.
Xuất phát từ nhận thức và những quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian, tuổi trẻ, nhà
thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời.
+ Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì
thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là
con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
+ Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng giây phút của sự
sống – “sống tồn tâm, tồn trí, tồn hồn; sống toàn tâm và thức nhọn mọi giác quan và
thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi ham muốn.
- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Cách nhìn, cách cảm mới
và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. Sử dụng ngơn ngữ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi,
hối hả, cuồng nhiệt.
2.3. TRÀNG GIANG (HUY CẬN)
* Tác giả

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với
hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
* Tác phẩm
- Xuất xứ: rút từ tập Lửa thiêng (1939).
- Nhan đề: so sánh tên gọi tràng giang với trường giang.
- Nội dung
+ Khổ 1: Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi
lênh đênh, trơi dạt trên dịng sơng rộng lớn, mênh mơng gợi cảm giác buồn, cơ đơn, xa
vắng, chia lìa. Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi
nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
+ Khổ 2: bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió
đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cơ liêu,… nhưng
khơng làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu
quạnh.
+ Khổ 3: tiếp tục hồn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau
trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng
càng buồn hơn, chia lìa hơn.
+Khổ 4: Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi
bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; đồng thời mang dấu
ấn tâm trạng tác giả. Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết
của Huy Cận (so sánh với hai câu thơ của Thơi Hiệu trong Hồng Hạc lâu).
- Nghệ thuật
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng
như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân…).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm
(lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…).
7



8


PHẦN 3. ĐỀ MINH HỌA
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2019 – 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 02 trang)

MƠN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRÁI TIM HỒN HẢO
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tun bố mình có trái tim đẹp nhất
vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đơng đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất
mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh khơng đẹp bằng
trái tim tơi!”. Chàng trai cùng đám đơng ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh
mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim
khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngồi sần sùi, lởm chởm; có cả
những đường rãnh khuyết vào mà khơng hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai
cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tơi hồn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh
chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
Cụ già trầm tĩnh đáp:

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tơi u, khơng chỉ là
những cơ gái mà cịn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế
nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn
hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau
nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi ln u mến vì chúng nhắc nhở đến tình u
mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng khơng hề được nhận lại
gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình u đơi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù
những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao
lại cho tơi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ
trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết
tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng khơng hồn tồn khớp nhau, tạo nên
một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh khơng cịn hồn hảo
nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh.
(Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh,
2006)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua
lại?
Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
9


Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc - hiểu: Trái tim của anh khơng cịn hồn hảo nhưng

lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh.
Câu 2: Phân tích bài thơ (đoạn thơ) sau:….
--------HẾT--------Họ, tên học sinh:……………………………………….; Số báo danh:……………………………..
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ………………………… Chữ ký của cán bộ coi thi 2: ………….....

10



×