Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

k5Bao_cao_giam_sat_NTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.59 KB, 12 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐOÀN GIÁM SÁT
Số: 56/BC-ĐGS

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2017

BÁO CÁO
Kết quả giám sát “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới gắn với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2011 – 2016”
Triển khai Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 31/03/2017 của HĐND tỉnh về
việc thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM gắn với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011
- 2016", từ ngày 03/10/2017 đến ngày 24/10/2017, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh
đã tiến hành giám sát tại các huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan. Đoàn giám
sát báo cáo HĐND tỉnh kết quả như sau:
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Việc ban hành cơ chế, chính sách thực hiện chương trình:
Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số
800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, trong thời gian qua,
Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều nghị quyết để triển khai;


trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình trong 05
năm (2011-2015) và kế hoạch thực hiện hàng năm.
Các sở, ban, ngành tiến hành rà soát, điều chỉnh, tham mưu UBND tỉnh các
văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế của địa phương 1. Nhìn chung, hoạt động
ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách xây dựng NTM được
quan tâm, kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.
Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành trong việc huy động sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần nâng cao vai trò chủ thể
của người dân trong thực hiện xây dựng NTM, cũng như trong các hoạt động
khác ở cơ sở.
2. Công tác tuyên truyền, vận động:
Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện
thường xuyên, sâu, rộng. Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình xây dựng NTM các
cấp đã gắn với triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hố ở khu dân cư”. Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội đã chủ
động tham gia, vận động, tuyên tuyền và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp
phần đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở các địa phương.
1

Qua 5 năm thực hiện, UBND tỉnh đã ban hành 06 Quyết định, 03 Kế hoạch; các Sở, ngành đã ban hành nhiều
hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách và nội dung chương trình theo chuyên ngành;

1


Các Sở, ngành đưa vào chương trình cơng tác hàng năm các nhiệm vụ của
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Nhờ thực hiện tốt công tác này nên đến nay, nhận thức của cán bộ, công
chức và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt; người dân ngày
càng tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM với nhiều cách làm sáng tạo;

xây dựng NTM đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.
3. Đánh giá các nội dung, tiêu chí của chương trình:
3.1. Đánh giá chung kết quả thực hiện
Sau 5 năm triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2011 - 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả tích cực
trong tổ chức thực hiện, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ và người dân,
huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia, hình thành được bộ máy BCĐ
điều hành thống nhất từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn. Số tiêu chí đạt
chuẩn tăng đáng kể hàng năm, nhờ đó, bộ mặt nơng thơn của tỉnh đã khởi sắc,
nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội. Mơ hình sản xuất
tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được cải thiện. Nhận thức của người dân được thay đổi từ chỗ cịn tư
tưởng trơng chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã tích cực tham gia hiến đất,
đóng góp ngày cơng, kinh phí... vào xây dựng NTM.
Tính đến ngày 31/12/2016, tồn tỉnh có 104 xã thực hiện xây dựng chương
trình MTQG xây dựng NTM, kết quả thực hiện cụ thể như sau:
- Có 23 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỉ lệ 22,1%2;
- 26 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (25%);
- 50 xã đạt 10-14 tiêu chí (48,1%);
- 05 xã đạt 8-9 tiêu chí (4,8%).
Riêng năm 2016, có 03/07 xã (theo kế hoạch) đạt chuẩn NTM. Nhiều xã
đạt chuẩn giai đoạn 2011-2015 nhưng so với chuẩn mới 3 có 10 xã giảm từ 2-5
tiêu chí. Số tiêu chí bình qn: 14,68 tiêu chí, giảm 0,17 tiêu chí/xã so với đầu
năm. Số xã đạt các tiêu chí cơ bản (thu nhập, việc làm, hộ nghèo, môi trường)
35 xã/104 xã (đạt 33,65%). Đối với 02 huyện phấn đấu đạt huyện NTM giai
đoạn 2016-2020, đến nay, huyện Nam Đơng mới có 50%, huyện Quảng Điền
mới chỉ có 10% số xã đạt chuẩn NTM.
Về huy động vốn và cơ chế hỗ trợ: Trong 5 năm thực hiện, tổng nguồn vốn
huy động trên địa bàn tỉnh đạt 6.376,725 tỷ đồng. Cụ thể:
Nguồn vốn

Tổng số
Tỷ lệ (%)
1 Vốn trực tiếp cho Chương trình NTM
1.202.389
18,86
1.
Ngân sách Trung ương
299.519
4,70
1
1.
Ngân sách tỉnh
49.862
0,78
2
1. Ngân sách huyện
590.225
10,77
2

Thấp hơn so với toàn quốc và trong khu vực: Toàn quốc là 29,76%, khu vực Bắc Trung bộ là 32,05%, Thanh
Hóa (31,3%), Nghệ An (35,27%), Hà Tĩnh (35,37%), Quảng Bình (31,62%), Quảng Trị (26,5%);
3
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2


3

1.
4
2
3
4
5
6

Ngân sách xã

143.997

2,60

Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 1.310.918
20,56
Vốn tín dụng
2.735.303
42,90
Vốn huy động từ doanh nghiệp
329.194
5,16
Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư
601.178
9,43
Vốn huy động từ nguồn khác
197.743
3,10
Tổng số
6.376.725

100
Việc phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực
ngoài ngân sách nhà nước bảo đảm các quy định của chương trình. Tuy nhiên,
ngân sách trung ương hỗ trợ cịn hạn chế trong khi ngân sách tỉnh cịn khó khăn
nên nguồn vốn để hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế. Đa số các địa phương đều tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn lồng
ghép, ưu tiên vốn tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn hàng năm.
Theo báo cáo của các địa phương, trong 5 năm thực hiện, người dân đã
đóng góp tiền, đất đai, hoa màu, ngày công trị giá 601,178 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
9,43%; trong đó, có hơn 144 ha đất và hơn 379.000 ngày cơng được đóng góp để
xây dựng đường thơn, đường ngõ xóm, nhà văn hố thôn, chỉnh trang tường rào,
cổng ngõ, nhà cửa…. Các công trình đầu tư theo cơ chế đặc thù đã được triển
khai bước đầu đạt kết quả khả quan, có sức lan tỏa rộng trong nhân dân.
Các địa phương đã chủ động lựa chọn những cơng trình có tính cấp bách,
cần thiết, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực để đối ứng thực hiện. Tuy
nhiên, do nguồn lực của các địa phương cịn khó khăn, việc huy động nguồn vốn
trong dân cịn hạn chế, do đó có nơi đã xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ
bản, đặc biệt là ở cấp xã. Tính đến 31/01/2016, số nợ đọng xây dựng cơ bản
trong toàn tỉnh là 83,814 tỷ đồng nhưng đến 15/7/2017 đã giảm xuống còn
khoảng 26,489 tỷ đồng (trong năm 2016 đã trả nợ 62,59 tỷ đồng từ nguồn thu đấu
giá quyền sử dụng đất và một phần ngân sách của các địa phương). Số nợ đọng
còn lại dự kiến được xử lý dứt điểm trong 02 năm 2017-2018 (số nợ đọng này chủ
yếu từ nguồn đối ứng của cấp huyện, xã); đối với phần nợ đọng từ ngân sách
trung ương, trong các năm qua, UBND tỉnh đã bố trí dứt điểm theo từng dự án.
3.2. Đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí:
a) Về quy hoạch:
Cơng tác quy hoạch các xã NTM trên địa bàn tỉnh đã đã cơ bản hoàn thành
trong những năm đầu tiên thực hiện (2011-2012); năm 2016, UBND tỉnh tiếp tục
bổ sung 12 xã của 06 huyện để lập quy hoạch, nâng tổng số xã thực hiện chương
trình lên 104 xã4. Qua giám sát cho thấy, việc thực hiện lập quy hoạch xây dựng

NTM của các xã được thực hiện trên cơ sở lồng ghép quy hoạch xây dựng; quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản xuất…

4

Giai đoạn 2011-2015, đã có 92/92 xã thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng chương trình nơng thơn mới. Năm
2016, bổ sung 12 xã sau: Điền Hải, Điền Lộc (Phong Điền); Bình Điền (Hương Trà); Thủy Vân (Hương Thủy);
Vinh Thanh (Phú Vang); Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến (Phú Lộc); Sơn Thủy, A Ngo, Hồng Vân và A Đớt (A
Lưới).

3


Tuy nhiên, việc lập, thực hiện quy hoạch xây dựng NTM còn một số hạn
chế là:
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng đề án ở một số địa phương cịn
mang tính chủ quan, chưa sát thực tế. Chất lượng lập quy hoạch và đề án xây dựng
còn nặng về đầu tư hạ tầng, chưa chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất; chưa đề
ra được các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa
phương, nhất là đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
- Việc quản lý theo quy hoạch còn thiếu chặt chẽ. Một số địa phương còn
lúng túng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch và đánh giá đạt
chuẩn quy hoạch.
- Kinh phí để lập quy hoạch xây dựng thấp (khoảng 150 triệu đồng/xã) nên
các đơn vị tư vấn gặp khó khăn trong việc tổ chức triển khai, nhất là các xã tại
vùng sâu, vùng xa và xã có diện tích lớn. Thời gian lập quy hoạch kéo dài và
chất lượng chưa cao, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng khó khăn, thậm chí cịn
hiện tượng sao chép quy hoạch.
b) Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí số 2,3,4,5,6,7,8,9):
- Về giao thơng nơng thơn: Các địa phương đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế

đặc thù trong đầu tư xây dựng các cơng trình NTM, khuyến khích người dân góp
tiền, tài sản, cơng sức tham gia, do đó, hệ thống giao thơng đã có bước phát triển
cả về số lượng và chất lượng. Đã đầu tư xây dựng mới được 1.104 km đường
giao thông nông thôn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT với tổng kinh
phí thực hiện là 978,9 tỷ đồng. Tồn tỉnh có 100% xã đã có đường ơ tơ đến trung
tâm xã. Tính đến 31/12/2016, cả tỉnh có 54/104 số xã đạt tiêu chí về giao thơng
nơng thơn, chiếm tỷ lệ 51,92%.
- Về thủy lợi: Đã đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp 491km kênh
mương nội đồng, 452 công trình khác như: đê bao, hồ chứa, trạm bơm, cống các
loại, kè... Nâng tổng số kênh mương được cứng hóa lên 1.360km, đảm bảo tưới
tiêu cho 28.630 ha, chiếm tỷ lệ 98% diện tích trồng trọt theo quy hoạch tồn
tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện 310,2 tỷ đồng. Cuối năm 2016, có 69/104
(66,35%) xã đạt tiêu chí thủy lợi.
- Điện nông thôn: Bằng các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự
án, đã có 100% xã có số hộ sử dụng điện thường xuyên, có 103/104 xã đạt tiêu
chuẩn về điện.
- Trường học: Bằng nguồn vốn trực tiếp của chương trình cũng như lồng
ghép đã đầu tư các phịng học, phòng chức năng, hàng rào, sân bãi cho trên 125
trường: 47 trường mầm non, 51 trường tiểu học và 27 trường trung học cơ sở với
kinh phí 208,7 tỷ đồng. Năm 2015, tỉnh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công
nhận đạt phổ cập mầm non 5 tuổi. Cuối năm 2016 có 54/104 xã đạt tiêu chí
trường học.
- Cơ sở vật chất văn hoá: Đã đầu tư xây dựng mới được 33 nhà văn hóa
trung tâm xã với tổng kinh phí thực hiện là 84,98 tỷ đồng. Ngồi ra, có trên 200
nhà văn hóa thơn, đình làng, cổng làng được xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Cuối
năm 2016, có 37/104 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá.

4



- Trạm y tế xã: Trong 5 năm đã tiếp tục đầu tư xây dựng mới (như xã Hồng
Thái, huyện A Lưới) và nâng cấp sửa chữa hệ thống Trạm y tế xã trên tồn tỉnh.
Đã có 104/104 xã đạt tiêu chí y tế.
- Nước sạch: Đến nay, trên địa bàn nơng thơn tồn tỉnh tỉ lệ hộ dùng nước
hợp vệ sinh đạt 95%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 75%. Tuy nhiên, một
số xã, thôn, bản vùng sâu, vùng cao các huyện A Lưới, Nam Đông... vẫn chưa có
hệ thống nước sạch do địa hình phức tạp, chia cắt, dân cư thưa thớt...
- Nhà ở dân cư: Bằng nguồn lực từ nhân dân và các chương trình dự án đã
xây dựng, sửa chữa hơn 6.000 nhà ở. Đến cuối năm 2016, đã có 87/104 xã đạt
tiêu chí về nhà ở dân cư. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá mới theo
bộ tiêu chí quy định tại theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ đã làm cho tỷ lệ nhà khơng đạt chuẩn tăng, đặc biệt là tại
hai huyện Nam Đông và A Lưới.5
Có thể khẳng định rằng, sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM
đã tạo nên những bước đột phá, bộ mặt nơng thơn của các xã có nhiều sự thay đổi
rõ rệt; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đã góp phần tích cực nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơng thơn. Nhiều tiêu chí đã có
mức tăng cao (tiêu chí giao thơng năm 2010 có 1,92% số xã đạt đến cuối năm
2016 là 51,92%; cơ sở vật chất văn hóa từ 3,85% lên 85,6%..). Tuy nhiên, sự
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ và còn chênh lệch lớn giữa các
huyện, xã. Các địa phương miền núi có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm,
trong khi nguồn lực của nhà nước cũng như khả năng đóng góp của nhân dân cịn
hạn chế. Nhiều cơ sở nhà văn hóa… khơng được khai thác hiệu quả, gây lãng phí.
Một số xã lựa chọn các nội dung chưa sát thực tế, chưa chú trọng các cơng trình
người dân được hưởng lợi trực tiếp. u cầu của tiêu chí dần được bổ sung, điều
chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng nhưng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ chưa đáp
ứng nhu cầu; việc huy động dân đóng góp cùng lúc nhiều nội dung để đạt các tiêu
chí là rất khó thực hiện.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo:
- Việc chuyển đổi mơ hình hoạt động, thành lập, phát triển mơ hình hợp tác

xã (HTX) kiểu mới theo Luật HTX năm 2012: Đến cuối năm 2016, tồn tỉnh đã có
164 HTX6 nông nghiệp được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 (chiếm 72,5%
trong số các HTX toàn tỉnh), với số lượng thành viên 97.659 hộ. Trong đó, có 144
HTX hoạt động theo Luật, còn 17 HTX tuy đã được chuyển đổi song hoạt động
khơng có hiệu quả, nguy cơ sẽ giải thể và 04 HTX thành lập mới. Một số HTX
nơng nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng HTX
tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các
doanh nghiệp chưa nhiều, mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động:
Đã triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn liền với xây
dựng NTM, nâng cao hiệu quả quả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, tạo việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nhằm tăng thu nhập cho người dân
5
6

Thay đổi quy chuẩn xây dựng nhà theo quy định của Bộ Xây dựng.
Trong đó chuyển đổi từ HTX cũ 150 HTX, thành lập mới 14 HTX.

5


nơng thơn. Đã xây dựng được hơn 400 mơ hình sản xuất trên các lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển ngành nghề thủ công, truyền
thống, hỗ trợ phát triển thương hiệu...có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tiềm
năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Giai đoạn 2016-2020, một số huyện đã chủ động xây dựng Đề án tái cơ cấu
ngành nơng nghiệp của địa phương mình đã tạo tiền đề để phát triển sản xuất nông
nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nhất là phát triển sản xuất,
kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tập trung, hiệu quả cao.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao
động nơng thơn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Qua 5 năm, đã tổ chức đào tạo
nghề cho 1.285 lao động nông thôn, tổ chức tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cho
14.370 lượt lao động (nữ 5.073), trong đó có 1.258 người được tạo việc làm ổn
định. Xuất khẩu lao động cho 207 người đi làm việc ở nước ngồi. Ngồi ra, thơng
qua một số chính sách, dự án, sự thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp…đã giải quyết việc làm cho 16.081 lao động.
Đến nay, đã có 74,04% số xã đạt tiêu chí về thu nhập; 93,27% số xã đạt
tiêu chí về việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn giảm từ 11,16% năm
2010 xuống cịn khoảng 4,1% năm 2015 (bình qn giảm 1,41%/năm), năm
2016 cịn 7,19%7. Có 43,27% số xã đạt tiêu chí về hộ nghèo. Riêng thu nhập
bình qn đầu người khu vực nơng thơn toàn tỉnh tăng từ 12,6 triệu đồng năm
2010 lên đạt 24,15 triệu đồng năm 2016.
d) Phát triển y tế, văn hóa và bảo vệ mơi trường:
- Y tế: Đến nay, tỷ lệ người dân tham gia các BHYT đạt 93% (cao hơn 15%
so với tỷ lệ bình quân của cả nước); 100% trạm y tế đều có bác sĩ biên chế tại
trạm, hoặc tăng cường; 100% xã đạt chuẩn tiêu chí y tế.
- Văn hóa: Có 89/104 xã đạt tiêu chí văn hố, tỷ lệ 85,6%, giảm 6 xã so với
2015. Các hoạt động văn hoá thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống được
bảo tồn và phát triển; các thiết chế văn hoá cơ sở được tiếp tục xây dựng và nâng
cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hố của từng địa phương.
- Mơi trường: Đến cuối năm 2016, có 55/104 xã đạt tiêu chí mơi trường,
các xã cịn lại do chưa có hệ thống thu gom chất thải, hệ thống xử lý nước thải
theo quy định. Cịn 18 xã chưa có hệ thống cấp nước sạch theo quy định 8. Hiện
có khoảng 60% số xã nơng thôn tiến hành thu gom và vận chuyển rác thải sinh
hoạt, 60% hộ gia đình có chuồng trại chăn ni hợp vệ sinh.
e) Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội:
Đến cuối năm 2016, có 92/104 xã đạt chuẩn tiêu chí 18. Tuy nhiên nội dung
cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng

cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại các địa phương vẫn cịn khó
khăn trong thực hiện, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
7

Theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều.
Trong đó: Huyện A Lưới 6 xã (Hương Nguyên, Bắc Sơn, Hồng Trung, Hồng Vân, Hương Lâm, A Đớt), Nam
Đông 5 xã (Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Quảng, Hương Giang, Hương Hữu); Phú Vang 2 xã (Vinh An,
Phú Diên), Phú Lộc 2 xã (Vinh Giang, Vinh Hải); Phong Điền 02 xã (Phong Mỹ, Phong Xuân); Hương Thủy 01 xã
(Phú Sơn).
8

6


Đối với tiêu chí quốc phịng và an ninh, đến nay, đã có 103/104 xã đạt chuẩn tiêu
chí 19.
II. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI

Phát triển nơng thơn gắn với cơng tác xóa đói giảm nghèo là cơ sở và tiền
đề để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là một chủ trương lớn của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính
trị, được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực, có mối quan hệ tương hỗ để
cùng thực hiện mục tiêu chung, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu, quan trọng
để thực hiện thành công các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
Giai đoạn 2011-2015, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo
bền vững, tổng nguồn vốn được huy động từ ngân sách Trung ương, địa phương

và các nguồn lực khác là 3.159 tỷ đồng (trong đó: vớn chương trình MTQGGN:
316,327 tỷ đồng; tổng kinh phí lồng ghép thực hiện các chính sách giảm nghèo
chung và huy động khác: 2.842,7 tỷ đồng). Kết quả cụ thể như sau:
1. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:
- Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo: xây dựng mới và nâng cấp 205 cơng trình với số
tiền 171 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng 99 cơng trình với số tiền 7,5 tỷ đồng.
- Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an tồn
khu, các thơn, bản ĐBKK vùng núi: tổng nguồn vốn là 135,2 tỷ đồng thực hiện
xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa 172 cơng trình; duy tu bảo dưỡng 75 cơng
trình; xây dựng hơn 110 mơ hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá
thực hiện chương trình: kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng thực hiện các hoạt động đào
tạo, tập huấn cho khoảng 4.200 lượt người; tổ chức các buổi tuyên truyền, các
buổi tư vấn cộng đồng cho người dân, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo và
thực hiện công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
2. Đối với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung:
Đã đảm bảo 100% hộ/người nghèo, hộ/người cận nghèo được thụ hưởng
các chính sách hỗ trợ theo quy định bao gồm: chính sách tín dụng ưu đãi; hỗ trợ
sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo
dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các
dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thơng tin; hỗ
trợ các chính sách an sinh xã hội khác...
3. Đối với chính sách giảm nghèo đặc thù:
Giai đoạn 2011-2016, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch giảm nghèo
nhanh, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên
7


25% nhằm thúc đẩy giảm nghèo toàn diện và bền vững, hạn chế tái nghèo, đồng

thời tạo cơ hội phát triển để người nghèo, hộ nghèo có điều kiện ổn định về sinh
kế, đa dạng hoá thu nhập, vượt qua nghèo đói để vươn lên; đồng thời từng bước
giảm khoảng cách thu nhập của dân cư giữa các vùng.
4. Các hoạt động xã hội hóa góp phần hỗ trợ giảm nghèo của Mặt trận, các
tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội:
- Thông qua các cuộc vận động, đã huy động được 891,9 tỷ đồng để hỗ trợ
người nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
- Từ nguồn kinh phí này đã thực hiện các hoạt động như: hỗ trợ xây dựng
cơng trình dân sinh (trường mẫu giáo, nhà cộng đồng...): 170 cơng trình; hỗ trợ
xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 5.991 nhà ở; hỗ trợ vốn sản xuất cho 514.701
lượt hộ; hỗ trợ cho học sinh nghèo 64.423 suất; hỗ trợ khám chữa bệnh cho
256.804 lượt người; trợ giúp khó khăn đột xuất 211.601 suất...
Như vậy, bằng việc lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ 02 chương trình, cũng
như huy động nguồn lực trong nhân dân đã thu lại những kết quả tích cực. Thơng
qua các dự án đầu tư hạ tầng của chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã
góp phần quan trọng trong việc thực hiện CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn
tỉnh như hỗ trợ đầu tư trên các lĩnh vực giao thông nông thôn, trường học, thủy
lợi, chợ...(theo đúng quy chuẩn xây dựng NTM), các chính sách về dạy nghề, tạo
việc làm đã từng bước góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng thu nhập của
hộ gia đình, người nghèo đã từng bước tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản
như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội và thực hiện
đồng bộ các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm, khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa các vùng được thu hẹp. Nhiều hộ
gia đình nghèo, cận nghèo nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo đã
nỗ lực vươn lên, phấn đấu để thoát nghèo bền vững.
Năm 2016, qua soát xét, đánh giá lại các tiêu chí theo bộ tiêu chí tại Quyết
định 1980/QĐ-TTg, có 9/23 xã đã phê duyệt đạt chuẩn NTM có tỷ lệ hộ nghèo
lớn hơn 5% theo chuẩn nghèo đa chiều, điều này cho thấy một số xã đạt chuẩn
NTM nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh trong năm 2016 giảm từ

8,36% xuống cịn 7,19%.
B. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN:
I. TỒN TẠI, HẠN CHẾ :

Ngoài các tồn tại hạn chế đã nêu ở trên, việc thực hiện các chương trình
MTQG xây dựng NTM và GN bền vững trên địa bàn tỉnh cịn có những hạn chế
cơ bản sau:
1. Công tác tuyên truyền, vận động mặc dù đã được chú trọng thực hiện
nhưng đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa nhận
thức rõ và đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của chương trình; cịn trơng
chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; ý thức tự giác, chủ động tham gia xây
dựng NTM chưa cao. Việc thay đổi tư duy, tập quán phong tục của bà con đồng
bào dân tộc thiểu số cần có một q trình lâu dài. Các chủ trương, cơ chế, chính
8


sách trong xây dựng NTM chưa được thông tin, cập nhập đầy đủ cho người dân.
Đặc biệt, nhiều địa phương thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang có tâm
lý khơng muốn thốt nghèo để được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ của
nhà nước.
2. Việc áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM ở một số địa
phương thực hiện chưa hiệu quả; việc thực hiện thanh quyết toán trong cơ chế
đặc thù còn nhiều vướng mắc, chưa đảm bảo thuận lợi cho cơ sở.
3. Trong xây dựng NTM, một số nơi vẫn còn nặng về xây dựng cơ sở hạ
tầng, chưa tập trung cao cho việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện mơi trường. Các tiêu chí về kinh tế và tổ chức
sản xuất chuyển biến chậm, một số tiêu chí mới đạt ngưỡng so với quy định, chất
lượng chưa cao và khó duy trì bền vững. Một số xã đạt chuẩn nhưng đời sống
người dân cịn khó khăn, nhất là các xã miền núi.
4. Nguồn vốn huy động cho chương trình đạt thấp so với yêu cầu, chủ yếu

vẫn từ nguồn vốn lồng ghép và vốn tín dụng. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ trực tiếp
từ ngân sách nhà nước cho chương trình cịn q thấp so với u cầu, chưa
tương xứng với mục tiêu đề ra, trong khi khả năng đóng góp của người dân và
tham gia của doanh nghiệp cịn hạn chế. Ngồi ra, nguồn vốn ngân sách thơng
báo chậm; ngân sách tỉnh bố trí cho chương trình cịn khiêm tốn, chưa đáp ứng
được yêu cầu đề ra.
5. Chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và việc
nhân rộng cịn gặp khó khăn. Sản xuất nông nghiệp một số nơi, nhất là vùng sâu
vùng xa, miền núi, bãi ngang vẫn mang tính truyền thống là chính, vì vậy hiệu quả
và thu nhập cịn thấp, khơng ổn định. Việc đề xuất mơ hình hỗ trợ ở các địa phương
cịn phân tán, nhỏ lẻ nên khó phát triển mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Cơng tác tổng kết, nhân rộng các mơ hình chưa được chú trọng.
6. Môi trường nông thôn mặc dù được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều
vấn đề búc xúc tại một số địa phương như tình trạng ơ nhiễm mơi trường nông
thôn do nước thải, rác thải, làng nghề; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn
đang là vấn đề được xã hội quan tâm; an ninh trật tự nông thơn cịn tiềm ẩn
nhiều yếu tố mất ổn định.
7. Tỷ lệ đào tạo lao động ở nông thôn và tỷ lệ xuất khẩu lao động còn thấp,
chưa tương xứng với tiềm lực của tỉnh.
II. NGUYÊN NHÂN:

1. Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một số vùng cịn nhiều khó khăn;
xuất phát điểm của một số xã cịn thấp trong khi các tiêu chí đề ra trong Bộ tiêu
chí quốc gia nơng thơn mới rất cao so với thực tế. Nguồn lực của Nhà nước,
người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là ở các địa phương miền núi.
- Một số chính sách ban hành có mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ
nên ít có tác động đến giảm nghèo bền vững; các chính sách hỗ trợ sinh kế để
phát triển sản xuất chưa nhiều, tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc.
- Việc thực hiện Luật Đầu tư công bước đầu triển khai thực hiện, một số cơ

chế chính sách, hướng dẫn cho giai đoạn 2016-2020 của các Bộ, ngành Trung
9


ương ban hành chậm và thiếu động bộ nên các địa phương gặp nhiều khó khăn,
lúng túng trong triển khai thực hiện dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm so với
kế hoạch đề ra.
- Mục tiêu và yêu cầu chất lượng xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 cao
hơn giai đoạn trước; bộ tiêu chí xã NTM theo chuẩn mới tuy vẫn giữ 19 tiêu chí
nhưng nội dung tăng thêm 10 mục đánh giá so với trước đây (49/39 mục đánh
giá), trong đó có một số tiêu chí có u cầu cao như: Tiêu chí số 13 (tổ chức sản
xuất), tiêu chí 17 (mơi trường và an tồn thực phẩm), tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu
chí 11 (hộ nghèo),…
2. Nguyên nhân chủ quan
- Cơng tác chỉ đạo có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây. Cấp ủy,
chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong triển khai, thiếu chủ động,
sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại. Vai
trị chủ thể của người dân chưa được phát huy cao. Sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành còn chưa chặt chẽ. Cơng tác chỉ đạo thực hiện việc duy trì, nâng cao chất
lượng tiêu chí ở hầu hết các địa phương cịn lúng túng và có phần tự thỏa mãn với
kết quả đã đạt được; một số xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015 nhưng
năm 2016 không tiếp tục duy trì, nỗ lực để đạt theo chuẩn mới.
- Tổ chức bộ máy, chất lượng công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM
còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ cơ sở cịn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến
thức kinh nghiệm về xây dựng NTM. Bộ phận giúp việc cho BCĐ các cấp chủ yếu
là kiêm nhiệm (nhất là cấp huyện, xã), số lượng biên chế ít trong khi đó cơ cấu hoạt
động khơng đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến quá trình theo dõi, tổng hợp, tham
mưu.
- Trình độ dân trí, ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận
hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một số suy nghĩ khơng muốn thốt nghèo để

hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi; vai trị của chính quyền và các hội đồn thể ở
một số địa phương chưa phát huy và chưa thực sự là chỗ dựa cho hộ nghèo.
- Một số tiêu chí như: xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững
mạnh và giữ gìn an ninh trật tự xã hội, mơi trường, xây dựng mơ hình phát triển
kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, hộ nghèo… cịn thiếu tính bền vững. Chưa
quan tâm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người
dân. Chưa có giải pháp cơ cấu lại nơng nghiệp, nhất là các mơ hình kinh tế hộ
nơng nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nơng sản, phát triển
ngành nghề, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
I. Đối với UBND tỉnh, BCĐ xây dựng chương trình NTM tỉnh:
1. Theo lộ trình đến năm 2020 phải có ít nhất 61 xã đạt chuẩn NTM nhưng
hiện nay mới chỉ có 23 xã đạt chuẩn (trong đó có nhiều xã sẽ khơng đạt theo chuẩn
mới), vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã trên cơ sở Quyết
định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện rà
sốt, đánh giá đúng thực trạng các tiêu chí NTM trên địa bàn, từ đó xây dựng lộ
trình, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
10


2. Cân đối, bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh để thực hiện chương
trình (từng năm và cho giai đoạn 2016-2020) bảo đảm theo quy định của TW 9;
bố trí tăng thêm nguồn lực từ ngân sách tỉnh cho hỗ trợ phát triển sản xuất tăng
thu nhập và giảm nghèo. Mặt khác, có biện pháp thực hiện đa dạng hóa các nguồn
vốn huy động để triển khai thực hiện; đẩy mạnh huy động vốn đầu tư từ doanh
nghiệp; phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng nhằm huy động có hiệu
quả nguồn lực từ nhân dân.
3. Chỉ đạo khắc phục tình trạng ở các địa phương chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở
hạ tầng mà thiếu biện pháp tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng NTM. Có
giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, khuyến
khích việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cao, huy động nguồn lực, thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp; thúc đẩy các mơ hình hợp tác
xã liên doanh, liên kết có hiệu quả. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu
nông nghiệp và xây dựng NTM.
4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn BCĐ và bộ máy giúp việc cho BCĐ. Nâng cao
trách nhiệm, vai trò của các thành viên BCĐ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo
dõi việc thực hiện các tiêu chí do ngành mình phụ trách.
5. Chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương rà soát, khảo sát đánh giá hiệu quả của
các cơ chế, chính sách về xây dựng NTM tỉnh đã ban hành để tham mưu điều
chỉnh, bổ sung kịp thời áp dụng cho giai đoạn cịn lại10.
6. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chương
trình đảm bảo hiệu quả, có chất lượng và tuân theo đúng các quy định hiện hành.
Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót hoặc tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc của địa phương. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức
chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư.
II. Đối với Văn phòng điều phối tỉnh:
1. Tham mưu, ban hành quy chế phối hợp hoạt động của Văn phòng Điều
phối các cấp và các sở, ban, ngành tại địa phương; thường xuyên tổ chức tập huấn,
nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách chương trình cấp huyện, xã.
2. Hằng năm, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu xây dựng kế
hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng
NTM theo hướng tập trung, có trọng điểm; xác định danh mục, thứ tự ưu tiên và
quy mô các dự án đầu tư ở các địa phương để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và đạt
chỉ tiêu đề ra hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Hướng dẫn các địa phương lựa chọn các mơ hình hỗ trợ phát triển sản
xuất sát thực tế, phù hợp với Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng NTM và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, tránh dàn trải, manh mún.
4. Tham mưu cho BCĐ xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh

giá thực hiện chương trình ngay từ đầu năm để kịp thời uốn nắn các sai phạm và
9

Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và QĐ 12/2017/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về việc ban
hành Quy định tạm thời cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015; Công văn số 2385/UBND-XDKH ngày 21/5/2013 về hướng dẫn tạm
thời áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện Chương trình nơng thôn mới.
10

11


xử lý vướng mắc cho cơ sở; hệ thống hóa các văn bản liên quan đến chương
trình, hướng dẫn cấp huyện, xã nghiên cứu thực hiện.
III. Đối với UBND các huyện, thị xã:
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức
cho cán bộ, người dân về xây dựng NTM nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân.
2. Chỉ đạo các xã, phường rà soát, đánh giá đúng thực trạng kết quả thực
hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn phù hợp với Quyết định số 1980/QĐ-TTg
ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
của tỉnh nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt
chuẩn. Tập trung chỉ đạo các xã hồn thành các tiêu chí ít sử dụng nguồn lực
như: xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh
trật tự xã hội, môi trường…
3. Tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng các đề án quy hoạch của các xã trên
địa bàn. Khẩn trương điều chỉnh nếu có bất cập, đảm bảo phù hợp với điều kiện
thực tiễn của địa phương và khả năng huy động nguồn lực, trong đó lưu ý quy
hoạch sản xuất nơng nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tái cơ cấu

nền nơng nghiệp.
4. Chỉ đạo rà sốt, xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình
xây dựng NTM; xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ cụ thể; kiên quyết không để
phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, giúp người dân
nâng cao nhận thức, nắm rõ các chủ trương, chính sách của tỉnh về hoạt động
xuất khẩu lao động; phát triển các mơ hình liên kết xã, thị trấn với doanh nghiệp
xuất khẩu lao động; thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm.
Trên đây là kết quả giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM gắn với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2011 - 2016./.
Nơi nhận:

TM. ĐOÀN GIÁM SÁT
TRƯỞNG ĐOÀN

- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh
- Các t/phần tham gia Đoàn g/sát.
- Các đơn vị thuộc đối tượng g/sát;
- Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- VP: LĐ và các phịng;
- Lưu: VT.

(Đã kí)


Cái Vĩnh Tuấn
PHĨ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×