Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

k8Baocaothamtraktxh6thang2019velinhvucKTNS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.12 KB, 4 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 41/BC-KTNS

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 7 năm 2019

BÁO CÁO THẨM TRA
Các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách của UBND tỉnh
trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII
Chuẩn bị kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII, Ban kinh tế - ngân sách
HĐND tỉnh đã tiến hành làm việc với các Sở, ngành và một số địa phương để
thẩm tra các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách do UBND tỉnh trình HĐND
tỉnh tại kỳ họp. Ban kinh tế - ngân sách báo cáo HĐND tỉnh một số nội dung chủ
yếu như sau:
I. Về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6
tháng đầu năm 2019.
Ban kinh tế - ngân sách cơ bản nhất trí với đánh giá của UBND tỉnh được
nêu trong báo cáo và nhấn mạnh rằng trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp,
cực đoan gây các đợt nắng nóng trên diện rộng và kéo dài; dịch tả lợn Châu Phi
bùng phát... đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
những tháng đầu năm. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh,
sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, địa phương; nhờ vậy tình hình kinh tế
- xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản
phẩm trong tỉnh GRDP 6 tháng đầu năm tăng 6,87%, cao hơn mức tăng cùng
kỳ (5,92%) và tăng khá so với các tỉnh miền Trung 1. Thu ngân sách đạt trên
50% dự toán. Các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nơng nghiệp cũng
đạt mức tăng trưởng khá, đã góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh


nhà. Ngoài ra, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung
và Tây Nguyên” góp phần quảng bá, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, triển khai Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh, phát động phong
trào Ngày Chủ nhật Xanh,... được nhân dân toàn tỉnh đồng thuận, đánh giá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thẩm tra Ban kinh tế - ngân sách nhận
thấy vẫn còn hiện hữu những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến mục tiêu tăng
trưởng kinh tế - xã hội cả năm 2019, địi hỏi HĐND tỉnh cần phân tích, đánh giá
đầy đủ hơn nhằm đề ra các giải pháp hữu hiệu trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể là:
(1) Chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh duy trì tốc độ tăng
9,45% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ năng lực tăng thêm của sản phẩm công nghiệp
chủ lực hiện có như: Men frit (tăng 50,73%), bia (tăng 8,59%), lon nhôm (tăng
44,7%)...Tuy vậy, thị trường tiêu thụ xi măng có dấu hiệu giảm; nguồn nguyên
liệu cho ngành chế biến thủy sản thiếu ổn định; sản xuất điện thiếu ổn định... Bên
cạnh đó, Ban nhận thấy những tháng đầu năm vẫn chưa có năng lực mới tăng
1

Số liệu do Tổng cục Thống kê cơng bố: Thanh Hóa 17,83%; Hà Tĩnh tăng 12,78%;Phú Yên tăng 9,22%; Nghệ
An tăng 7,09%; Thừa Thiên Huế tăng 6,87%; Quảng Trị tăng 6,79%; Bình Định tăng 6,7%; Khánh Hịa tăng 6,5%.
Quảng Bình tăng 6,32%; Đà Nẵng tăng 6,21%; Quảng Nam tăng 6,21%; Quảng Ngãi giảm 1,8%
1


thêm đóng góp vào tăng trưởng của ngành cơng nghiệp, đây sẽ là thách thức lớn
ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành chỉ tiêu của ngành năm 2019. Đề nghị
UBND tỉnh phân tích, làm rõ hơn tình hình triển khai các dự án sản xuất đã được
cấp phép dự kiến đưa vào hoạt động trong những tháng cuối năm, cũng như
những khó khăn trong cơng tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thời gian
qua.
(2) Khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng. Thương mại điện tử hiện đang
phát triển rất mạnh ở trong nước. Tại Thừa Thiên Huế có nhiều sản phẩm nơng

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, song việc tham gia vào thị trường thương
mại điện tử nhìn chung cịn khó khăn. Ngun nhân chủ yếu do việc xây dựng
thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký mã truy suất nguồn gốc, xuất xứ sản
phẩm hàng hóa (QR code) chưa được doanh nghiệp, người sản xuất chú trọng; cơ
quan quản lý nhà nước cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động
này. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, tổng lượt khách quốc tế lưu trú duy trì
và có mức tăng đáng kể. Tuy vậy, thời gian lưu trú ngắn do thiếu các sản phẩm,
dịch vụ bổ sung hấp dẫn để giữ chân du khách; mặt khác cách tính tổng lượt
khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn chưa thống nhất giữa các cơ
quan chức năng và các địa phương; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà sốt, thống
nhất cách tính, làm cơ sở cho cơng tác dự báo, xây dựng chỉ tiêu nhằm đề ra các
giải pháp phù hợp.
(3) Khu vực nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; hoạt động đánh bắt
thủy hải sản phục hồi, tăng sản lượng khai thác; diện tích trồng rừng tập trung,
sản lượng gỗ rừng trồng khai thác có mức tăng khá... song vẫn hiện hữu nhiều
thách thức: chăn ni gia súc gặp khó khăn do ảnh hưởng của Dịch tả lợn
Châu Phi lan rộng, có nơi tái phát chủ yếu đối với chăn ni các hộ gia đình
và các gia trại chăn nuôi quy mô nhỏ; nguyên nhân dịch lan rộng và tái phát
là do người dân tận dụng thức ăn thừa thu gom tại các cơ sở ăn uống để giảm
chi phí, do vậy các cơ quan chức năng rất khó kiểm sốt. Đề nghị UBND tỉnh
chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường tun truyền,
khuyến cáo người chăn ni; đồng thời có giải pháp, hướng dẫn, vận động
người dân tái đàn phù hợp nhằm phục vụ thị trường trong tỉnh và đảm bảo đời
sống nhân dân.
(4) Tổng thu ngân sách đạt khá, bằng 53,2% dự toán HĐND tỉnh giao. Tuy
nhiên tổng chi ngân sách địa phương đạt thấp, bằng 37,9% dự toán, trong đó chi
đầu tư phát triển đạt rất thấp chỉ bằng 28,1% dự tốn 2. Đề nghị UBND tỉnh phân
tích, làm rõ nguyên nhân.
Qua thẩm tra, Ban nhận thấy vẫn cịn 8/56 dự án khởi cơng mới trong kế
hoạch năm 2019 đã được bố trí vốn nhưng đang cịn vướng mắc chưa thể khởi

công; nhiều dự án chuyển tiếp được bố trí đủ vốn nhưng vẫn chậm tiến độ ảnh
hưởng đến tiến độ giải ngân chung. Đề nghị làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư,
các cơ quan liên quan trong việc chậm triển khai dự án. Trong khi đó, cịn nhiều
dự án cấp thiết cần tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành nhưng chưa cân đối được
2

Chi vốn đầu tư XDCB tập trung đạt 37,4% dự toán; chi đầu tư từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu bằng
13,9% dự toán; chi đầu tư từ nguồn vốn vay Chính phủ về cho vay lại bằng 7,6% dự toán...
2


nguồn lực như dự án Cảng cá Thuận An, cầu Lợi Nơng (hợp phần đền bù giải
phóng mặt bằng)...
(5) Về thực hiện các chính sách được HĐND tỉnh thơng qua:
- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp thực hiện tái cơ
cấu ngành nơng nghiệp vẫn cịn gặp khó khăn do ràng buộc điều kiện hỗ trợ (do đã
đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động mới được hưởng chính sách hỗ trợ); mặt
khác các địa phương chưa thực sự tích cực vào cuộc... cho nên vốn giải ngân đạt
rất thấp sau 3 năm triển khai. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tham mưu
sớm nghiên cứu tháo gỡ, tiến hành rà sốt để trình HĐND tỉnh xét xét, bổ sung,
điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo các địa phương quan
tâm tuyên truyền, tạo điều kiện; đồng thời cần sớm nghiên cứu quy hoạch vùng sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao; bổ sung các chính sách hỗ trợ nơng sản hữu cơ
theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ3
và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ4.
- Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 đã từng bước đi
vào cuộc sống. Đây là năm thứ 2 thực hiện chính sách, trong 6 tháng đầu năm
2019 đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương ban hành sớm
chính sách nên cịn nhiều điểm chưa hoàn thiện như: các địa phương chưa

thành lập được Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, việc cấp chứng thư bảo lãnh và hỗ trợ
tín dụng cịn khó khăn, chưa bố trí quỹ nhà hỗ trợ Khu văn phòng làm việc
chung nhằm hình thành khơng gian làm việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.
(6) Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, song chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018 tiếp tục giảm 01 bậc so với năm 2017,
trong đó đáng chú ý là các chỉ số thành phần giảm sâu6. Vấn đề này đề nghị
UBND tỉnh phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là công tác triển khai của các
ngành, địa phương cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực
hiện các giải pháp, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
(7) Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về rà soát thu
hồi các dự án chậm tiến độ được triển khai quyết liệt, trong đó đã thu hồi
11/24 dự án, tiếp tục theo dõi, giám sát các dự án khác trong danh mục dự án
giám sát đặc biệt. Tuy vậy, vẫn còn một số dự án ngay trung tâm thành phố
Huế vẫn chưa triển khai theo cam kết như dự án VNPT, trung tâm thương mại
Nguyễn Kim,... Đề nghị UBND tỉnh báo cáo rõ hơn về tình hình thực hiện các
dự án chậm tiến độ nằm trong danh mục thu hồi đất và hướng xử lý trong thời
gian tới.
3

về nông nghiệp hữu cơ.
về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5
Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND về việc quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên
Huế và Quyết định 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6
Chi phí thời gian (54/63, giảm 20 bậc), chỉ số tính năng động (48/63, giảm 25 bậc), chỉ số đào tạo lao động
(35/63, giảm 18 bậc), chi phí khơng chính thức (36/63, giảm 16 bậc), chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (55/63),
chỉ số cạnh tranh bình đẳng (53/63, giảm 2 bậc).

3
4


II. Về nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019
Ban kinh tế - ngân sách cơ bản đồng tình với các giải pháp trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2019 mà UBND tỉnh trình trước HĐND. Ban đề nghị UBND tỉnh quan
tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu
trên, đồng thời tập trung thêm một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. Tập trung hỗ trợ thủ tục
hành chính cho doanh nghiệp cả trước và sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư
nhằm tạo thuận lợi cho một số doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai xây
dựng, sớm đưa dự án đi vào hoạt động ngay trong năm 2019; cân đối nguồn lực
giải phóng mặt bằng một vài khu vực, tạo quỹ đất sạch để chủ động kêu gọi nhà
đầu tư.
Thứ hai, tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc,
đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản, vốn đầu tư công, đẩy nhanh
tiến độ hồn thành, thanh quyết tốn các dự án, cơng trình trọng điểm. Nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lý thuế, tránh để xảy ra tình trạng thất thu, giảm nợ đọng
thuế. Tăng cường sự phối hợp của cơ quan thuế với các ngành, địa phương trong
việc xử lý nợ đọng thuế.
Thứ ba, tập trung rà soát tất cả các nguồn lực để có giải pháp điều hành dự
toán thu, chi ngân sách những tháng cuối năm, làm cơ sở để xây dựng dự tốn năm
2020. Trong đó, đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành hỗ trợ, động viên
các doanh nghiệp có nguồn thu lớn mở rộng thị trường, phát triển sản xuất; đẩy
mạnh thu tiền sử dụng đất; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên; sử dụng ngân
sách dự phòng hợp lý, ưu tiên các nhiệm vụ đột xuất theo quy định của Luật ngân
sách Nhà nước.
Thứ tư, tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc,
gia cầm nhằm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; dự báo tình hình thời tiết

tiếp tục diễn biến rất phức tạp, hiện tượng nắng nóng có thể kéo dài; đề nghị
chỉ đạo tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm về tình hình thời tiết, khí hậu,
đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó.
Thứ Năm, UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Huế, các ngành liên
quan đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương
Sơ (khu vực 1, 2) để sớm thực hiện Dự án di dời các hộ dân khu vực I di tích
Kinh thành Huế.
Trên đây là báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - ngân
sách 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. Ban
kinh tế - ngân sách kính báo cáo HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:

TM.BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH
TRƯỞNG BAN

- CT và các PCT HĐND tỉnh (b/c)
- UBND tỉnh;
- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;
- Các đại biểu dự họp;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu VT, TH3.

(Đã ký)

Nguyễn Quang Tuấn
4




×