Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nguyễn thị kiên, lớp sư phạm ngữ văn k53. mã sinh viên 08010037. ngày sinh 31-10-1990. lớp môn học LIT2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.39 KB, 15 trang )

Họ tên: Nguyễn Thị Kiên
Lớp: sư phạm ngữ văn k53
Mã sv: 08010037
Lớp môn học: LIT2012
ĐỀ TÀI CHỌN CÂU 2: ANH CHỊ HÃY TỰ CHỌN MỘT VĂN
BẢN HOẶC MỘT NHÓM VĂN BẢN HAY CÁC BỘ PHẬN CỦA VĂN
HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI( “THI KINH” HOẶC “LY TAO” CỦA
KHUẤT NGUYÊN) QUA ĐÓ QUAN SÁT TỪ GĨC NHÌN VĂN HỌC
SỬ ĐỐI VỚI NHỮNG TRƯỚC TÁC ĐÓ.
BÀI LÀM
Khuất nguyên là nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học
Trung Quốc. Một thể loại đánh dấu tên tuổi của Khuất Nguyên, do ông
sáng lập ra chính là Sở từ xuất hiện vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên
ở nước Sở (nam Trung Quốc). Sở từ cũng như Kinh Thi, với giá trị hiển
nhiên của nó, từ lâu vẫn được cơng nhận là đỉnh cao của thơ ca cổ đại
Trung Quốc. Nhưng so với Kinh Thi, Sở từ đạt tới bước phát triển rất lớn
về mặt chủ đề cũng như về mặt nghệ thuật thể hiện, nhất là về sử dụng từ
ngữ cũng hết sức đẹp đẽ và phong phú. Chính điều đó đã làm nên giá trị
trường tồn của thể loại Sở từ, ngay từ khi mới ra đời đã rọi sáng thi đàn
thời ấy và cho tới tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Một tác phẩm tiêu
biểu của Sở từ, thể hiện rõ bước phát triển rất lớn cả về mặt nội dung lẫn
nghệ thuật đó chính là Ly Tao. Ly Tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất
Nguyên. Đó là bài thơ trữ tình dài nhất thời cổ đại Trung Quốc. Tác phẩm
gồm ba trăm bảy mươi ba câu, hai ngàn bốn trăm chín mươi chữ. Đó là


một kiệt tác thi ca lãng mạn. Lý tưởng cao cả và tình cảm nồng nàn của
bài thơ tỏa ra chói lọi khác thường. Do dung lượng tác phẩm rất dài nên
tơi chỉ chọn phân tích nghệ thuật tác phẩm trong bốn khổ đầu bài thơ để
thấy được sự sáng tạo, đổi mới trong nghệ thuật của tác giả.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu xem thời đại Khuất Ngun có đặc


điểm gì chi phối tồn bộ nội dung tác phẩm Ly tao, thử xét xem điều gì
tạo nên một Khuất Nguyên vừa chính trị cũng lại vừa nhà thơ.
Thời đại Khuất Nguyên sống (390-278 TCN) được mệnh danh là
“Chiến Quốc” khi mười hai nước lớn thời Xuân Thu đã hợp thành bảy
nước lớn giành giật quyền binh từ tay nhau, nhằm thống nhất Trung
Quốc. Lúc bấy giờ, nước Sở- tổ quốc của Khuất Nguyên từng là xứ sở
hùng mạnh đang bước vào thời kỳ suy vong. Khuất Nguyên- nhà tư tưởng
và chính trị lớn đương thời tuy được Sở Hồi vương trọng dụng phong
làm tả đồ (một chức quan gần gũi nhà vua) nhưng các chủ trương cải
cách chính trị của ông ngày một mâu thuẫn với quyền lợi của các đại thần
trong triều. Bọn chúng gồm thượng quan đại phu Cần Thượng, lệnh doãn
Tử Lan, tư mã Tử Tiêu, nam hậu của Hoài Vương Trịnh Tụ… lập mưu
gièm pha Khuất Nguyên một cách hiểm độc. Hoài Vương ngu muội và
bất lực dần dần xa lánh Khuất Nguyên, thậm chí cịn bắt ơng đem đi đày.
Trải hơn hai mươi năm phiêu bạt, Khuất Nguyên một mực trung thành
với lý tưởng của mình, khơng hề khoan nhượng, thỏa hiệp với tập đồn
thống trị hủ bại. Ơng cũng khơng bao giờ xa rời tổ quốc nước Sở, ngược
lại ông ngày một quan tâm hơn đến cuộc sống, nỗi khổ và nguyện vọng
của nhân dân xứ sở. Và lời nói qua thơ ca của ông cũng ngày một vang
lên mạnh mẽ:
Chỉ thở dài mà gạt lệ
Thương nhân dân còn khổ nhiều
( Ly tao)
Muốn vùng dậy mà chạy vung


Thấy khổ dân mà phải lặng
( Trừu tư)
Có thể nói Khuất Ngun khơng bao giờ viết như một người đứng
ngồi quan sát lạnh lùng mà như một ca sĩ giàu lịng u nước, hát với

tình cảm sâu sắc tốt lên từ nơi sâu thẳm đáy con tim mình. Đối với ông,
nỗi khổ đau của nhân dân cũng chính là nỗi khổ đau của chính bản thân
ơng, sự hạnh phúc của nhân dân cũng chính là hạnh phúc của ơng. Thời
gian mà ông bị đi đày lên Hán Bắc là thời gian thể hiện rõ nhất tình cảm
của ơng đối với đất nước, với nhân dân. Và cũng trong thời gian này
người ta cho rằng Ly tao được ra đời trên con đường đi đày lúc đó. Lý do
để tác giả viết nên bài thơ này khơng chỉ là tình cảm với nhân dân, với đất
nước mà còn là nỗi uất hận bị vùi dập của Khuất Nguyên. Như vậy, ta có
thể dễ dàng đốn ra được nội dung chủ yếu của tác phẩm, đó chính là nỗi
phẫn uất với lực lượng chính trị hủ bại lúc bấy giờ, sự trách giận với nhà
vua và một tâm sự của chính tác giả-chủ thể trữ tình. Và như vậy, điều
kiện làm nên bài thơ là điều kiện khách quan: bối cảnh chính trị -lịch sửxã hội.
Sau đó ơng được trở về triều đình nhưng được một thời gian sau,
con của vua lên thay, lại có những bất hịa với Khuất Ngun và lại đày
ơng xuống Giang Nam. Khi qn triều đình tấn cơng và đốt cháy Sính
Đơ, ơng đã nhảy xuống sơng Mịch La tự vẫn để giữ trịn khí tiết. Nhà thơ
đã thanh minh cái chết của mình bằng hai câu thơ:
Ký mục túc dữ vi mỹ chính hề
Ngơ tương tịng Bành Hàm chi sở cư
(vì trong nước khơng có ai cùng ta xây dựng nền chính trị tốt đẹp
nên ta phải bắt chước Bành Hàm chết cho qua đời)
Tư tưởng chính trị của Khuất Nguyên bị sụp đổ là một cái tất yếu.
Cái hay của Khuất Nguyên là ông không những là một nhà chính trị mà
ơng cịn là một nhà thơ tài năng bẩm sinh và tác phẩm Ly tao là tác phẩm


thể hiện rõ nét nhất tài năng của Khuất Nguyên, thể hiện sâu đậm nhất
những tình cảm, con người, sự kiện trong cuộc đời Khuất Nguyên.
Việc đặt tên cho tác phẩm Ly tao được Tư Mã Thiên giải thích rằng
“Ly tao” là “ly ưu” (lo âu). Trong Bài đề tựa ca ngợi Ly tao, Ban Cố đời

Hán cũng đã viết: “Ly là gặp phải, tao là lo âu. Rõ ràng là bản thân phải
gặp lo âu mới viết nên những dịng thơ đó” . Ly tao đã thuật lại nỗi niềm
đau khổ của nhà thơ “gặp phải lo âu” và diễn tả một cách khúc chiết, thiết
tha, nỗi ưu phiền sâu kín nhất từ đáy lịng ơng. Chính vì vậy mà trong bài
thơ trữ tình này có nhiều đoạn tự sự. Có thể coi bài thơ này là một thiên
“tự truyện” của nhà thơ. Nó đã lột tả sâu sắc, rõ ràng tư tưởng và hành
động trong hơn một nửa đời người của ông.
Bài thơ được chia làm tám phần: phần một và phần tám rất ngắn,
còn phần hai tới phần bảy rất dài. Phần mở đầu giới thiệu gia thế của nhà
thơ khi nhà thơ ra đời và ước mơ hồi bão thời thơ ấu của ơng. Phần kế
tiếp kể những thăng trầm không may của nhà thơ trên lĩnh vực chính trị.
Phần thứ ba miêu tả nỗi lịng của ông sau khi bị bức hại, đồng thời cũng
phản ánh tinh thần kiên trì lý tưởng cho tới lúc chết, không mảy may chịu
khuất phục của ông. Phần thứ tư miêu tả lại lúc Nữ tu khuyên Khuất
Nguyên không cần phải “thích bóng bẩy khoe khoang”, ơng liền trình bày
với Trùng Hoa trong truyền thuyết, trực tiếp nói lên lý tưởng sự nghiệp
chính trị cuả mình. Những phần cịn lại của bài thơ là nỗi lòng buồn rầu,
u uất của ông, ước mơ và mâu thuẫn trong con người ông giữa ở lại và ra
đi và cuối cùng là tấm lòng của Khuất Nguyên nguyện chết cho lý tưởng
của mình. Như vậy, làm nên sự trường tồn của tác phẩm một phần chính
là nội dung thấm nhuần tư tưởng và tình cảm của tác giả và một phần
chính là nghệ thuật của tác phẩm. Vậy nghệ thuật của tác phẩm nằm trong
mối tương quan với văn bản như thế nào, ta hãy tìm hiểu qua bốn khổ đầu
để biết rõ hơn một trong những nguyên nhân làm nên sự trường tồn của
tác phẩm.


Sự sáng tạo đầu tiên của Khuất Nguyên chính là thể loại sở từ. Sở
từ là tên gọi một thể thơ ra đời thời Chiến Quốc ở vùng phương nam
của Trung Quốc là nước Sở. Đặc điểm của thể thơ này là có năm

hoặc sáu chữ một câu, tiết tấu là 2/3 hoặc 3/3. Đặc điểm này khác
với Thi Kinh vì thi kinh có bốn chữ,tiết tấu là 2/2. Trong thi kinh cịn
có ngữ khí hề nhưng xuất hiện khơng đều đặn, ngược lại trong Sở từ,
hề xuất hiện phổ biến và theo quy luật, mang đặc trưng thể loại, đậm
sắc thái địa phương. Hoàng Bá Tư, người đời Tống nói: “ Các tác
phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc đều làm bằng tiếng nước Sở, ghi lại
âm thanh của nước Sở, chép phong tục nước Sở, gọi tên sản vật của nước
Sở, vì thế mà gọi là Sở từ”

Khuất Nguyên đã nâng Sở từ-từ một thể loại của văn học dân gian
lên tầm bác học.
Tác phẩm đã có một sự vận dụng sáng tạo thủ pháp nghệ thuật tỉ
hứng của Thi Kinh, nhưng đã được phát triển lên một bước cao hơn,
mở rộng hiệu quả sử dụng thủ pháp này ra toàn bộ tác phẩm. Thủ pháp
nghệ thuật tỉ hứng vịnh vật, vịnh sử, diễm tình sử dụng hương thảo mỹ
nhân cùng thủ pháp du tiên, dùng thế giới tiên nhân tiên cảnh được sử
dụng trong tác phẩm, trong quan hệ đối xứng về mặt phẩm chất, mang
đậm hiệu quả thẩm mỹ của tác giả đã trở thành mẫu mực chi văn nhân
hậu thế.
Thủ pháp nghệ thuật nằm ở ngay những câu đầu của tác phẩm là
thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ:
Trong ta đã mười phần lộng lẫy
Chải chuốt càng thêm nảy xinh tươi
Thủ pháp này là một sáng tạo mới của Khuất Ngun mà trong Thi
Kinh khơng hề có. Một số nhà thơ hay người đọc khác khi đọc hai câu
thơ này lại hiểu theo nghĩa khác: đó là Khuất Nguyên từ nhỏ chỉ biết
chăm chút cho ngoại hình của mình mà khơng lo tới những việc quan
trọng hơn. Nhưng mấy ai hiểu hết được ý nghĩa sâu xa ẩn trong đó. Câu
thơ muốn nói là nhà thơ ngay từ bé đã có khuynh hướng hướng về cái



đẹp, muốn tìm cho mình sự hồn thiện trong các phẩm chất về tinh thần
và ẩn ý đó càng được bộc lộ rõ rệt trong quá trình phát triển của bài thơ.
Trước đó tác giả có sự sáng tạo mới trong tác phẩm. Đó chính là
việc tác giả tự xưng rõ danh tính, gốc gác của mình:
Bá Dung nhớ cha ta thưở nọ
Vốn dòng vua về họ Cao Dương
Tháng giêng đầu tiết xuân sang
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần….
Đây cũng là điều mà các tác giả xưa thường hạn chế nói về mình
trong thơ, nhưng Khuất Ngun thì khác. Ơng sẵn sàng ghi rõ họ, tên
mình, cả dịng dõi ơng cha, có họ xa với Vua. Nhưng nhắc như vậy khơng
phải là để khoe khoang mà nó là một nguyên nhân của sự tận tụy trung
thành, gắn bó của tác giả với triều đình.
Trong ba đối tượng trữ tình được nhắc tới trong thơ Khuất Nguyên
thì đối tượng mà ơng hướng tới khá nhiều đó chính là tầng lớp quan lại
quý tộc hủ bại. Đó là kẻ thù lớn nhất của Khuất Nguyên trên con đường
chính trị. Nhắc tới chúng, tác giả nói bằng thái độ đầy căm phẫn:
Hám vui bọn chúng không biết sợ
Đường tối tăm hiểm trở xiết bao
Không những là thái độ căm phẫn, tác giả còn tỏ rõ thái độ vạch
trần, tố cáo sự coi thường phép tắc của chúng. Viết về chúng, Khuất
Nguyên đã sử dụng nghệ thuật vịnh vật, nhưng là vịnh vật “ngược” so với
những gì mà ơng dùng thủ pháp này để viết về mình. Tác giả hướng tới
những kẻ mà:
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi
Tấm lòng tham, tham mãi tham hồi
Đem dạ mình, đọ bụng người
Sinh tình ghen ghét đặt lời gièm pha
Mồi phú quý cố mà theo đuổi



Rồi:
Chúng ghen ta có mày ngài
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ
…………………………………….
Đua nhau theo mức vẹo thước cong
Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng
Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau
Vịnh vật “ngược” ở đây chính là tác giả đã sử dụng những hình
ảnh, sự vật “khơng đẹp”, hay xấu xí “mức vẹo thước cong” để chỉ những
kẻ “chen chúc, vụ lợi, tham lam, ghen ghét, cúi luồn, cầu cạnh…” .
Những kẻ thế nào thì cái mà đem ra để mà so sánh với chúng thì cũng
phải “xứng” với chúng thôi. Khi bài thơ này được truyền bá rộng rãi,
không ít kẻ đã ln chờ cơ hội, rình rập để hãm hại Khuất Ngun, như
những kẻ “có tật giật mình”. Khơng ít người đã hiểu “khn vng mẫu
thẳng” ở đây là những phép tắc chuẩn mực của người làm quan thời
phong kiến là phải nhất nhất tuân theo lệnh vua, hay là những chuẩn mực
đạo đức của xã hội. Một số tác giả cùng thời tâm giao với Khuất Nguyên
và một số nhà thơ khác đương thời cũng như hiện nay đã phát hiện thấy
cái hay của tác giả khi sáng tạo ra hình ảnh này. Hình ảnh này đối lập với
việc tác giả tự nói về mình, hay nói đúng hơn là tác giả sử dụng thủ pháp
nghệ thuật vịnh vật “xi”. Vậy vịnh vật là gì và sử dụng nó thì tác giả có
dụng ý gì?
Vịnh vật là mượn sự vật để ví với phẩm chất và nhân cách của
mình. Tác giả đã sử dụng cách nói xi, vịnh vật xi- đó là sử dụng
những hoa thơm cỏ lạ, là những sự vật tốt để ví với những người tốt, có
phẩm chất cao đẹp như mình. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng cách nói
ngược, vịnh vật ngược- đó là sử dụng những lồi hoa, sự vật xấu nói về
tầng lớp quý tộc. Vậy tác giả sử dụng vịnh vật , cách nói xi để nói về



mình như thế nào để làm nổi bật tấm lịng của mình với đất nước và tạo
sự đối lập rõ ràng với tầng lớp quan lại kia?
Tác giả đã mượn tất cả thế giới thực vật để cách điệu hóa trong
việc diễn tả tứ thơ của mình, cảnh phồn vinh trên đất nước nhà thơ;
Hoa tiêu hoa quế lộn mùi
Cứ gì hoa huệ được người u đương
Và lịng tự hào, lòng tin mạnh mẽ vào sức cố gắng của nhà thơ:
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ
Một mình ta chăm chỉ hôm mai
Tứ tiêu bạch chỉ xen vai
Kẹ trong đỗ nhược bao ngồi tân đi
Tấm lịng của Khuất Ngun đối với nhân dân và đất nước Sở thật
là trong sáng, đẹp như Nguyễn Du đã ca ngợi :
Khuất Nguyên tâm, Tương giang thủy
Thiên thu vạn thu thanh kiếm đề
(Biên Gỉa Nghi)
Dịch :
Lịng Khuất Ngun, nước sơng Tương
Ngàn năm, vạn năm vẫn trong suốt
Một tấm lòng trinh bạch, muốn hiến dâng cho đất nước, không mảy
may vương vấn chút riêng tư, đẹp đẽ như sơng Tương trong suốt. Tấm
lịng ấy là cơ sở cho tư thế đàng hoàng của con người yêu nước được mô
tả trong thơ Khuất Nguyên. Trong Ly tao :
Mũ ta đội sốc cho cao ngất
Dai ta đeo bng thật dịu dàng
Khuất ngun ví mình như hương thảo, « nội mỹ và tu năng »
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ
Một mình ta chăm chỉ hơm mai



Sự chăm sóc cây hoa chính là sự tu năng, cịn những cây hoa đẹp thì
chính là nội mỹ
Cịn khi nói về mỹ nhân thì ơng lại chải chuốt, làm xinh :
Không năng chải chuốt làm xinh
Tại ai đâu chỉ tại mình đấy thơi
Việc ơng ví mình với một người con gái có «mày ngài », « làm
xinh… » thuộc về khách thể được vật hóa. Ơng sử dụng cả những hương
thảo và mỹ nhân là hiện tượng vịnh vật, vịnh vật hóa để ví với người : cái
hay, cái tốt ví với người tốt và ngược lại, cái xấu, cái khơng hay thì ví với
người xấu.Chúng ta ghi nhận sáng tạo đầu tiên của Khuất Nguyên về mặt
thủ pháp : đó là sử dụng những hình ảnh, vịnh vật trong bài thơ
Tác giả còn sử dụng một số sự vật khác để nói về phẩm chất của
mình :
Khn vng mẫu thẳng chẳng dùng
Đó chính là phẩm chất của một con người cương trực, thẳng thắn
và cũng hết lịng vì dân, vì nước. Nói về mình như vậy và tác giả cũng sử
dụng những sự vật xấu xa, cỏ hôi để nói về bọn gian nịnh :
Đầy nhà dây rợ cỏ tranh
Người ta mặc cả sao mình lại khơng
Hay :
Cỏ hơi đeo dắt đầy mình
Hoa lan thơm ngát chê bai chẳng dùng
Và :
Phân tro xếp đống đầy nhà
Cánh hồi cánh quế cho là không thơm
Thủ pháp vịnh vật ở đây được tác giả dùng thật đắt, thật đúng và
phù hợp với đối tượng mà tác giả đề cập tới. Ta có thể thấy rõ sự đối lập ở
đây giữa một bên là hoa thơm- nhân cách cao đẹp của tác giả và một bên

cỏ hôi-những kẻ luồn cúi cầu cạnh, những kẻ coi chuẩn mực chỉ là cỏ rác.


Thủ pháp thứ hai cũng mang phong vị vịnh đó là vịnh sử. Vịnh sử
là cách lấy việc xưa, người xưa để nói nay, qua đây thể hiện rõ thái độ của
tác giả, khen chê rõ rệt, khơng khen thì chê. Tác giả đã sử dụng cách nói
tới các vị vua thời trước :tốt có mà xấu cũng có để so sánh với thời nay :
Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân
Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần
Đâm đâù lối sắt sa chân đường cùng !
Thái độ của tác giả ở đây thật rõ ràng, đối tượng mà tác giả hướng
tới cũng thật rõ ràng, đó chính là thái độ thán phục, hay nói đúng hơn là
thái độ với những người cùng nguyện vọng và chí hướng với ơng, những
người biết nhìn xa trơng rộng, đó là Nghiêu, Thuấn, và đó cũng là thái
độ phê phán với những vị vua « ngu đần » là Kiệt, Trụ. Nhắc tới những vị
vua này, Khuất Nguyên muốn nhắc Sở Hoài vương cần noi theo các nhân
vật tài, trí như Nghiêu, Thuấn. Dẫn tên những vị vua ấy khơng lý do nào
khác ngồi lý do ấy, Khuất Ngun hi vọng Sở Vương sẽ thay đổi, noi
theo những tấm gương tốt. Có lẽ đây là lời thuyết phục của tác giả với Sở
Vương, và để tăng thêm trọng lượng cho lời thuyết phục của mình, tác giả
đã dẫn thêm những tấm gương về các vị vua hôn quân thời trước để cảnh
báo vua Sở :
Mê hát xướng kia đời nhà Hạ
Vua Thái Khang thỏa dạ vui chơi
Chẳng lo chẳng nghĩ lâu dài
Năm con mới phải lạc loài bốn phương
……………………………………….
Đến vua Ngáo cậy mình sức khỏe
Chẳng giữ gìn chỉ phí ăn chơi

Quên mình ngày tháng dong dài
Quá vui khi đã để rơi mất đầu.


……………………………………..
Và ngược lại, tác giả thấy có những con người bình thường đã làm
nên sự nghiệp đáng ca ngợi như Pho Duyệt, Ninh Thích, Lã Vọng …, tuy
họ chỉ làm nghề mổ lợn, thợ thổ, chăn trâu song họ đã từng giúp vua Cao
Tơn, Võ Vương, Tề Hồn Cơng xây dựng giang sơn một thời thịnh
vượng. Tác giả cũng lại dẫn ra những vị minh quân để vua Sở noi gương,
đó là Võ, Thang, Văn, Võ, rồi những vị lương thần được ông ca ngợi…
tất cả đều mang ý nghĩa so sánh người xưa với người nay. Có một số
người cho rằng đó là ý phản nước, phản lại triều đình, muốn đối lại ngơi
vua của Sở Vương nhưng họ đâu có hiểu được ý nghĩa sâu xa của tác giả
là muốn Sở Vương noi gương những bậc đi trước, noi gương những vị
vua anh minh mà trị nước, trừng trị gian thần.
Ta thấy trong thủ pháp này, tác giả nhắc tới rất nhiều vị vua, rất
nhiều vị quân thần nhưng rõ ràng là những hơn qn thì rất nhiều, cịn
vua tốt, tơi hiền thì lại rất ít. Có lẽ vì vậy mà ta cịn thấy một thái độ của
tác giả : lòng khinh bỉ của nhà thơ đối với bọn người xấu trong tập đoàn
thống trị, với những tâm hồn xấu xa kia. Chính vì thế ơng đã trình bày
quyết tâm khơng chịu thỏa hiệp của mình :
Lồi chim cắt ngang tàng bay bổng
Vốn xưa nay là giống không đàn
Một thủ pháp nghệ thuật nữa cũng được đánh giá sự sáng tạo cao
đó là thủ pháp nghệ thuật diễm tình
Diễm tình là cách nói lối giao dun, trách móc giận hờn trong tình
yêu nam nữ. Đối tượng tác giả nói tới ở đây chính là Sở Vương, và tác giả
bộc lộ tình cảm, thái độ của mình với bậc quân vương qua thủ pháp mới
lạ ấy.

Đầu tiên tác giả hờn trách vua Sở rằng :
Tình ta mình chẳng xét cùng
Nghe lời ton hót đem lịng giận ta


Và :

Trước cùng ta nặng lời thề ước
Sau vì đâu biếng nhác đơn sai….

Những câu thơ đầy trách móc nhưng cũng đầy thân mật khi tác giả
sử dụng cách xưng hơ « ta-mình », nói tới ngày xưa tình cảm của hai
người khăng khít tới vậy, vậy mà chỉ vài lời nịnh nọt của gian thần, vua
liền thay đổi, không cịn như ngày xưa nữa, khơng cịn là một minh quân
nữa nhưng thái độ của nhà thơ vẫn là của một bề tôi trung thành đối với
quân vương. Sử dụng cách nói diễm tình là tác giả đã chọn cách nói văn
chương hữu hiệu để thể hiện tấm lịng, tình cảm của mình với quân
vương. Ở đây ta thấy hình tượng nhà thơ trữ tình đó là một con người rất
có trách nhiệm, trung thành với nhà vua, là một con người có phẩm chất
tốt :
Chín lần trời hãy chứng minh
Chỉ vì ta q u mình đấy thơi
Cách nói giao duyên lần đầu tiên được Khuất Nguyên sáng tạo ra,
là cách nói văn chương hữu hiệu để thể hiện tình cảm của mình. Khơng
những thế, những câu thơ mang ý đầy trách móc ấy cịn mang tính chất
văn học sử khi nhắc lại mối tương giao của Khuất Nguyên và vua Sở lúc
trước mà sau,vua thay lòng đổi dạ. Nhưng dù có như thế nào thì Khuất
Ngun vẫn trước sau như một, ông đã bốn lần nhắc tới cái chết : chết
như Bành Hàm, « sống đọa thác đầy », « phân thây xé xác », « chết ngay
thẳng » để khẳng định phẩm chất của mình,thể hiện lịng quyết tâm, lịng

kiên trì, sẵn sàng hi sinh cho hồi bão của mình.
Trong đoạn hai và đoạn ba tác giả đã sử dụng phương thức nghệ
thuật mới, đó là phương thức trữ tình. Phương thức ấy gồm có ba phương
thức nhỏ chủ yếu, đó là trực tiếp, gián tiếp, vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
Nhưng phương thức được sử dụng nhiều hơn cả là phương thức trữ tình
trực tiếp. Những phương thức trữ tình này cứ đan xen, bổ sung cho nhau,
đậm nhạt thay đổi, và đặc biệt được sử dụng nhiều ở đoạn bốn. Ở đây, tất


cả các đoạn thơ không bao giờ rời bỏ đối tượng trữ tình, chỉ có phương
thức là biến hóa, và biến hóa nhiều nhất là thủ pháp, từ lần tượt đến kết
hợp. Trong đoạn này, một thủ pháp nữa được nhà thơ sáng tạo nên đó là
tác giả đã bịa ra hai nhân vật là nữ tu và vua Thuấn. Mục đích của nhà thơ
khi sáng tạo ra nhân vật nữ tu là muốn tìm một cách nhìn mới, một góc
nhìn mới khách quan để nói lại vấn đề mà trước đó mình đã nói. Trước đó
tác giả nói dưới hình thức chủ quan, tự mình phục mình, cịn bây giờ là
để khách quan hóa chủ quan.
Trong đoạn này, tác giả vẫn sử dụng thủ pháp vịnh vật nhưng ít,
cịn chủ yếu là hình thức trữ tình gián tiếp, đối thoại nhưng thực chất là
độc thoại nội tâm, tâm sự với vua Thuấn về các vị vua, xưa và nay.
Trong Ly tao cịn có thủ pháp nghệ thuật nữa tạo nên quy mơ mới
cho thể tỉ-đó là thốt tục du tiên. Tuy nhiên trong khn khổ bốn khổ thơ
thì thủ pháp này chưa xuất hiện, tôi cũng xin nêu qua đây để tiện theo dõi
trong mạch nghệ thuật của tác phẩm. Thoát tục du tiên là bày tỏ thái độ
phủ định, bất mãn, bất hợp tác với chế độ đen tối đương thời. Trong đoạn
kế tiếp ta thấy cảnh Khuất Nguyên muốn được « cưỡi rồng », ngao du
chốn hoa thơm cỏ lạ, bay bổng, rẽ mây như một cuộc viễn du trong
mộng, thoát bỏ hết bụi trần. Nhưng ta cũng thấy được cuộc nói chuyện
giữa nhân vật trữ tình với Linh Phân và Vu Hàm về chuyện nên đi hay ở
lại. Đó chính là tâm trạng băn khoăn của tác giả giữa ở và đi. Tác giả

cũng bịa ra cuộc nói chuyện này, cùng với việc sử dụng thủ pháp vịnh sử
đã thể hiện sự giằng xé trong nội tâm tác giả, thấy được một con người
thật gần gũi, rất « con người ». Và cuối cùng thì Khuất Nguyên vẫn trước
sau như một, trung thành với nước Sở, khơng dời khỏi nước Sở, « tuẫn
thân vi quốc ». Trong Chiến Quốc, kẻ sĩ thường « chiêu Tần mộ Sở », coi
thiên hạ là nhà, ngao du thiên hạ để thực hiện đường lối chính trị của
mình thì phải chăng Khuất Ngun là người có quan niệm hẹp hịi, chỉ


yêu cố quốc, cố hương mà không lấy thiên hạ làm trọng và việc ông
không chịu rời xa nước sở có phải là một nhân cách lớn hay khơng ?
Đây cũng là một đề tài, một câu hỏi cho nhiều học giả Trung Quốc
từ xưa tới nay. Có một tác giả là Tựu Trung đã giải thích khá đầy đủ
nguyên nhân của sự việc nay và theo tôi, tôi đồng ý với sự giải thích đó.
Có thể tóm tắt sự giải thích của Tựu Trung như sau : Khuất Nguyên là
người có họ xa với vương triều Sở, có quan hệ huyết thống tơng tộc nên
khơng nỡ rời xa, vì ơng có cá tính độc đáo và khí chất lãng mạn nên ông
thà chịu chết chứ không định rời xa tổ quốc, từ bỏ hồi bão của mình,
quyết tâm theo đuổi tới cùng,ơng là người có trách nhiệm lớn lao trước
vận mệnh của đất nước.
Như vậy, việc Khuất Nguyên không xa nước Sở có thể coi là một
nhân cách đạo đức cao cả trong con người yêu nước này.
Ngòi bút nghệ thuật của Khuất Nguyên đã làm cho hình tượng con
người yêu nước trong ông càng nổi bật lên và mang sức hấp dẫn lạ
thường. Bốn khổ đầu của bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật
sáng tạo tỉ hứng trong Kinh Thi. Nhìn chung tồn bộ tác phẩm đã cho ta
thấy được tài nghệ của Khuất Nguyên trong việc sáng tạo và đổi mới
nghệ thuật. Tác phẩm còn thể hiện phong cách nghệ thuật lãng mạng của
tác giả, qua đó làm rõ được nội dung của tác phẩm : đó chính là lịng căm
phẫn, vạch trần, lên án, tố cáo tội ác của quý tộc hủ bại triều đình nước

Sở,là nhân cách của một con người rất mực trung thành với đất nước, là
khát vọng, mong muốn cải tổ đất nước của tác giả…
Nghệ thuật trong những khổ đầu của tác phẩm nói riêng (theo q
trình phân tích bài làm) và tác phẩm nói chung đã đưa Khuất Nguyên trở
thành một trong những tên tuổi nổi tiếng đầu tiên của Trung Quốc, đưa
nền văn học bác học của Trung Quốc dần dần phát triển và tới thời Chiến
Quốc đã đạt được những thành tựu rất đáng kể.


Nhìn nhận bốn khổ thơ qua cách nhìn văn học sử là một vấn đề lớn
và rộng, bao trùm nhiều vấn đề nên trong q trình viết bài cịn nhiều
thiếu sót về các khía cạnh của « văn học sử », tuy nhiên bài viết đã cố
gắng nêu các sáng tạo nghệ thuật của tác giả, mặc dù còn hạn chế, và tôi
rất mong rằng bài viết sẽ được bổ sug và sửa chữa đầy đủ hơn nữa từ phía
người đọc.



×