Tải bản đầy đủ (.doc) (322 trang)

ps_05b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 322 trang )

CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH – Năm B
Lời Chúa: Cv 9,26-31; 1Ga 3,18-24; Ga 15,1-8
MỤC LỤC
1. Kết hiệp với Chúa............................................................4
2. Gắn kết với Thầy..............................................................8
3. Cắt tỉa.............................................................................14
4. Cây nho..........................................................................16
5. Ở trong Chúa..................................................................18
6. Cây nho..........................................................................20
7. Sinh nhiều hoa trái – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt....22
8. Sinh nhiều hoa trái.........................................................25
9. Cây nho – Lm. Giuse Trần Việt Hùng............................28
10. Người Kitô hữu sinh hoa trái trong Chúa Kitô.............33
11. Suy niệm của Lm. Hồ Bặc Xái.....................................38
12. Thầy là cây nho, anh em là cành - ViKiNi....................49
13. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành....................52
14. Chúa Nhật 5 Phục Sinh................................................56
15. Liên kết vơi Người.......................................................59
16. Ở lại trong Thầy...........................................................62
17. Sống liên đới................................................................66
18. Ai đổi đời ai – Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm...............69
19. Bình an trong Giáo hội.................................................73
20. Chúa Nhật 5 Phục Sinh................................................77
21. Xin hiệp nhất chúng con nên một.................................81
22. Liên kết với Người – Thiên Phúc.................................85
23. Sống thân mật với Chúa – Cố Lm. Hồng Phúc.............88
24. Thầy là cây nho thật.....................................................91
25. Nối kết để hồn thiện...................................................94
26. Tình u cần sự quan tâm.............................................97
27. Chúa Nhật 5 Phục Sinh..............................................100
28. Sự sống trong Chúa Kitô............................................102


1.


29. Con ngoan xin gì cũng được.......................................105
30. Chúa Nhật 5 Phục Sinh..............................................107
31. Sinh nhiều hoa trái......................................................110
32. Chúa Nhật 5 Phục Sinh..............................................113
33. Cây Nho hiệp nhất – AM Trần Bình An.....................116
34. Cây Nho Thật – AM Trần Bình An.............................120
35. Cây nho đích thực......................................................124
36. Định danh Kitơ hữu....................................................127
37. Kết hợp và sinh trái – Lm Giuse Nguyễn Hữu An......129
38. Không sống trước mặt Chúa, mà sống trong Chúa.....133
39. Ở lại trong Thầy..........................................................135
40. Để sinh trái phải kết hợp với cây Giêsu......................138
41. Ở trong Chúa để sinh nhiều trái tốt.............................142
42. Cây Nho Thật.............................................................145
43. Xây dựng Giáo Hội – Jean-Yves Garneau..................151
44. Như cành liền cây.......................................................154
45. Như cành liền cây.......................................................158
46. Nối kết với Chúa Kitô................................................162
47. Hiệp thong với Đức Kitơ............................................165
48. Thối hố làm mất phẩm chất – Lm Tạ Duy Tuyền. . .167
49. Tinh thần khơ – Lm Vũ Đình Tường..........................170
50. Gợi nhớ......................................................................173
51. Gợi nhớ – Lm Vũ Đình Tường...................................176
52. Cắt và xén – Lm Vũ Đình Tường...............................179
53. Suy niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.....182
54. Cây nho và nhánh.......................................................189
55. Anh em hãy lưu lại trong tơi.......................................192

56. Mối thân tình..............................................................195
57. Cây nho......................................................................197
58. Cây nho......................................................................199
59. Kitô hữu công chức....................................................203
60. Sống liên đới..............................................................206
2.


61. Yêu thương.................................................................209
62. Giờ ra đi.....................................................................213
63. Cây và cành................................................................215
64. Nhu cầu......................................................................218
65. Cây và cành................................................................221
66. Cây nho thật – JKN....................................................223
67. Như cành hợp nhất với cây.........................................229
68. Suy niệm của Lm. Nguyễn Văn Phan.........................232
69. Hiệp thông với Chúa và với tha nhân.........................235
70. Cành nho sinh hoa trái................................................239
71. Cộng hưởng................................................................242
72. Liên đới......................................................................249
73. Sợi tình.......................................................................254
74. Cây nho......................................................................262
75. Thầy là cây nho thật - Lm Jude Sicilano....................264
76. Thầy là cây nho các con là cành.................................270
77. Cây nho thật – Lm. FX. Vũ Phan Long......................272
78. Chú giải mục vụ của Alain Marchabour.....................280
79. Chú giải của Noel Quesson........................................283
80. Chú giải của Fiches Dominicales...............................289
81. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt................294
82. Chú giải của William Barclay.....................................298

83. Thân nho và cành nho – Lm Giacôbê Tạ Chúc...........303
84. Tại sao cành phải liền thân?.......................................305
85. Một kết quả đã biến đổi thế giới.................................315
86. Thầy là cây nho đích thực – ThapGia.........................319

3.


1. Kết hiệp với Chúa
(Suy niệm của Huệ Minh)
Đêm trở gió! Sáng dậy, vừa bước chân ra sân thì nhìn
thấy cành xồi bị gãy! Đó là hậu quả của đêm hơm qua với
cơn lốc và gió mạnh đi qua.
Cành xồi nặng trĩu những bông hoa đang đơm trái cũng
như những trái non đang lớn nay đã khơng cịn liền cây nữa.
Chỉ có một chuyên duy nhất là lất cái cưa ra để cưa phần
cịn lại dính cây và dọn dẹp bãi "chiến trường".
Trưa đến, vài người trong xóm ghé nhà thấy cây xoài xum
xuê hoa và trái cảm thấy tiếc nuối cùng gia chủ. Khơng phải
chỉ cây xồi nhà tơi bị gãy cành tối qua nhưng những cây
gần nhà xung quanh xóm cũng cùng chung số phận với cây
xồi nhà tôi do cơn lốc lớn.
Tiếc thương cũng rồi bởi lẽ khơng có cách nào ghét được
cái cành gãy lìa khỏi thân.
Nhìn cây xồi mất cành chợ nhớ đến hình ảnh cây nho
ngày hơm nay Chúa nói trong trang Tin Mừng.
Để diễn tả mối tình thân giữa mình với các mơn đệ, Chúa
Giêsu dùng hình ảnh rất gần gụi trong đời sống đó là cây nho
và cành nho. Dĩ nhiên ai ai cũng biết rằng cành nho sinh hoa
kết quả khi nó gắn liền thân nó vào cây nho. Cũng như cành

xồi kia, muốn có hoa quả tiếp tục thì khơng có cách nào
khác là phải gắn vào cành cây.
Hình ảnh thân thương đó gợi lên cho ta hình ảnh thật gần
với Thầy Giêsu. Chúa Giêsu diễn tả mối thân tình giữa các
môn đệ và Chúa Giêsu sẽ sinh nhiều hoa trái nếu như cành đó
được tỉa sạch đi những chỗ khuyết chỗ dư.
Như thế, càng kết hiệp với Chúa Giêsu, càng cắt tỉa đời
mình thì người mơn đệ cũng sẽ sinh nhiều bơng hạt như lịng
Chúa mong muốn.
4.


Hẳn nhiên, nếu ta kết hợp thật, kết hợp thân tình thì ta sẽ
sinh những hoa quả thật.
Điều này, ta thấy Thánh Gioan tông đồ vừa nhắc nhở ta
rất chân tình trong thư của Ngài: Các con thân mến, chúng ta
đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và
chân thật. Do đó, chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ
được vững lòng trước mặt Chúa. Vì nếu lịng chúng ta có
khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa cịn lớn hơn lịng chúng
ta và Người thơng biết mọi sự.
Có lẽ, nếu như Chúa Giêsu đến và hỏi ta thì ta cũng sẽ nói
rằng: "Lạy Chúa! Chúa biết con kết hợp với Chúa mà!"
Nhưng, kỳ thực ta sống với Chúa như thế nào? ta kết hợp
thân tình với Chúa như thế nào chỉ có ta mới lượng định
được thôi.
Một ngày, Chúa ban cho mỗi người chúng ta đồng đều
như nhau là 24 giờ và 1 tuần lễ có 7 ngày. Ai cũng biết và ai
cũng có quỹ thời gian như thế nhưng thử hỏi ta sống với
Chúa được bao nhiêu giờ trong ngày và bao nhiêu giờ trong

tuần.
Hẳn nhiên ta cũng sẽ trả lời vời Chúa rằng: "Chúa ơi! Con
phải lo cơm áo gạo tiền, con phải vất vả với cuộc sống lắm!"
Lý do ngụy biện của ta đúng lắm vì ai ai cũng phải lo kế
sinh nhai. Thế nhưng trong thực tế ta có bận đến độ như ta
biện minh với Chúa hay không?
Chỉ là 1 giờ đồng hồ để gắn kết với Chúa 1 tuần nhưng ta
vẫn thường tính trước tính sau và cân đo đong đếm với Chúa.
Dường như ta sợ đến với Chúa nhiều giờ ta cảm thấy thiệt
thòi và lỗ vốn hay sao đó!
Khơng phải là nhiều nhưng có những người tìm đến vời
nhà thờ ở Sài Gịn nổi tiếng với lễ Chúa nhật có giảng ln
chỉ vỏn vẹn 30 phút! Đến với Chúa cịn tính đến độ đó thì
làm gì có thời gian, có tâm tình ở lại với Chúa được.
5.


Khơng chỉ với Chúa người ta tính thời gian như thế nhưng
rồi ngay cả ở với nhau người ta còn tính tốn.
Một thực tế rõ ràng trong cuộc sống: Giữa cuộc sống bộn
bề hối hả, các bậc cha mẹ thường bị cuốn theo công việc và
những mối lo toan hàng ngày. Vì thế, họ ít dành thời gian để
trị chuyện hoặc chơi với con, với gia đình. Điều đó sẽ ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành nhân cách và sự hòa
nhập của trẻ trong tương lai cũng như sự gắn kết với nhau
trong tình gia đình.
Một câu chuyện thật dễ thương mà chắc ai nào đó cũng đã
từng được nghe: Bán cho con 1 giờ của cha”.
Câu chuyện đã làm tơi suy nghĩ mãi, nội dung câu chuyện
nói về việc đứa con muốn người cha của em dành cho em

một khoảng thời gian nên em đã hỏi cha. "Cha ơi, một giờ
làm việc cha kiếm được bao nhiêu tiền?”. Người cha đó mới
đầu đã rất bực khi nghe đứa con bé bỏng của mình hỏi vậy.
Nhưng ơng đã cho con biết một giờ làm được bao tiền, sau
khi nghe cha nói em bé đã hỏi xin người cha tiền. Người cha
quát: "Sao con ích kỷ thế, cha đã làm việc cả ngày vất vả mà
con còn xin tiền để mua đồ chơi vớ vẩn. Thằng bé nhìn cha
vội vã trở về phòng. Sau khi tắm rửa, cơm nước và nằm thoải
mái xem tivi, người cha sực nhớ lại hành động của mình hồi
sáng và cảm thấy tội nghiệp thằng bé. Có thể thằng bé muốn
mua một cái gì đó và ông đã đưa cho con tiền. Thằng bé bật
dậy lấy tiền của cha và lấy thêm một chút tiền lẻ mà nó đã để
dành được dưới gối. Thằng bé nói: "Con đủ tiền rồi, cha bán
cho con 1 giờ làm việc của cha đi. Con muốn cha chơi với
con nhưng lúc nào cha cũng bận làm việc"!
Hãy dành thời gian cho con cái, cho gia đình của bạn, đó
là thông điệp mà các thiên thần nhỏ cũng như gia đình của
bạn đang mong muốn.
6.


Vì thế dù bận đến đâu đi chăng nữa ta hãy dành một chút
thời gian cho con ta, cho vợ ta cho chồng ta, cho gia đình ta
đơi khi chỉ là để nghe con giải thích và đừng bao giờ để con
bạn nói rằng: “Bán cho con 1 giờ làm việc của bố đi!”
Chúa cũng sẽ nói với ta: "Bán cho Chúa 1 giờ làm việc
của con cho Ta".
Xin Chúa thêm ơn cho ta để ta vượt giới hạn con người
nhỏ bé của ta để ta dành thời gian đời ta cho Chúa và gắn kết
đời ta với Chúa. Chỉ khi ta gắn kết đời ta với Chúa thì khi đó

ta mới sinh ra những hoa quả như lịng Chúa mong muốn mà
thôi.

7.


2. Gắn kết với Thầy
(Suy niệm của Huệ Minh)
Cách đây cũng hơi khá lâu, thì dân chúng náo loạn bởi vì
cái nhà thờ chính tịa ở Torino bị cháy. Thực sự ra thì, khơng
ai muốn nó bị cháy cả. Nhà thờ cháy thì có thể xây lại được,
nhưng mà có một cái mà người ta phải lo lắng đó là gì? Đó
chính là cái nhà thờ Tơrinơ ở Ý đó chứa đựng cái khăn liệm
nổi tiếng mà người ta cho rằng đó là khăn liệm Chúa Giêsu
khi mà Chúa Giêsu chết. Hóa ra rằng là người ta quý cái khăn
liệm hơn là quý cái nhà thờ. Bởi vì cái nhà thờ có thể xây
dựng được cịn cái khăn liệm thì khơng thể nào tìm ra.
Nhưng mà rồi có một người thanh niên đã liều mình chấp
nhận đổ mồ hơi máu của mình ra để mà đi vào đi vào tận gian
cung thánh để mà cứu lấy cái tấm khăn liệm đó khỏi đám
cháy và người lính cứu hỏa đã bay vào nhà nguyện và đem ra
cái tấm khăn liệm còn nguyên. Và phải nói rằng Anh ta là
một người hùng, bởi vì Anh ta đã cứu lấy báu vật.
Thật sự ra, anh ta là một người hùng đã cứu lấy báu vật là
tấm khăn liệm đó cũng đúng! Nhưng người Kitô hữu của
chúng ta được mời gọi, quan trọng hơn cái tấm khăn liệm đó
chính là chúng ta giữ lấy Đức Kitô, chúng ta ôm lấy, chúng ta
mặc lấy Đức Kitô trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Và trở lại với bài đọc thứ I, Chúng ta nhìn thấy gương mặt
rất quen thuộc của thánh Phaolô. Thánh Phaolô gặp nhiều trở

ngại, gặp rất là nhiều khó khăn, bởi vì trước đây ngài là
người bách hại Chúa, ngài đi bắt đạo.
Nhưng mà rồi, ngài lại quay đầu trở lại với Chúa Giêsu,
Đấng mà trước đây ngài đã từng đi bắt. Và cuộc trở lại của
thánh Phaolô chúng ta suy nghĩ cho kỹ. Nó khơng phải là
cuộc trở lại bình thường như một người nghiện ma túy khơng
có chơi ma túy nữa! Hay là một người đàn ơng có 3, 4 bà vợ.
Bây giờ trở lại không sống với 3, 4 bà vợ nữa mà sống với bà
8.


vợ của mình. Hay là một người thích đi bia ôm không uống
bia nữa trở lại với đời sống đạo đức.
Đó là những cuộc trở lại mà chúng ta thấy xung quanh
chúng ta. Đó là những cuộc trở lại về luân lý, và đạo đức.
Nếu mà chúng ta nhìn thấy cuộc trở lại của thánh Phaolô về
luân lý và đạo đức thì khơng phải. Chúng ta nên nhớ: thánh
Phaolơ là một người đạo đức và nhiệt thành, và nhìn thánh
giữ luật rất là tỉ mỉ.
Chúng ta thấy người Pharisiêu nhiệt thành thì ngồi việc
ăn chay 1 tuần đến 2 lần. Cịn chúng ta là người Cơng giáo
chúng ta 1 năm ăn chay có 2 lần mà quên tới quên lui.
Có nhiều người bảo rằng là: chết rồi, ngày hôm nay ăn
chay mà quên rồi! Thì bây giờ quên thì ăn lại thơi! Biết sao
bây giờ!
Nhưng mà nói tới điều đó, thánh Phaolô không trở lại về
mặt luân lý và đạo đức nhưng mà hơn nữa rằng là thánh
Phaolô đã trở lại bằng cả cái con người với Chúa Giêsu.
Trước đây, cái con người mang tên Giêsu Phaolô ghét cay
ghét đắng. Và thậm chí, xin giấy giới thiệu để mà bắt tất cả

những ai mà tin vào cái con người mang tên Giêsu. Ngày xưa
thì ghét cay ghét đắng, thế nhưng mà bây giờ trở thành một
con người si mê không phải si mê bình thường nữa mà chúng
ta thấy cái tâm tình của Phaolơ: Tơi sống nhưng khơng phải
là tơi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi. Sống với tơi là Đức
Kitơ và chết là mối lợi.
Có khi mình nghe câu nói của thánh Phaolơ, Nhưng mà
mình chưa thấm được cái lời, cái tâm tình của Phaolơ.
Nhiều khi vợ chồng với nhau, nhưng mà có thể, một lúc
nào đó hứng thì nói thơi: Sống đối với anh là em, và anh sẵn
sàng chết vì em. Nhưng mà một lúc nào đó , người ta khơng
can đảm để mà nói lời đó! Một cái phút chóc nào đó người ta
9.


nói lên thơi! Chứ cịn khơng ai dám can đảm như Thánh
Phaolô để mà thay đổi cả cuộc đời của mình.
Đó là cốt lõi niềm tin Kitơ Giáo. Niềm tin Kitô Giáo
không chỉ là giữ một mớ luật luân lý đạo đức. Đó là chưa
phải niềm tin Kitơ Giáo đích thực. Mà niềm tin Kitơ giáo
đích thực đó là gắn bó cả cuộc đời của mình với một con
người mang tên là Giêsu.
Giữ đạo, giữ luật, giữ một cái hệ thống luân lý, hay là một
cái hệ thống tư tưởng về Đức Giêsu rất là tốt! Nhưng đó chỉ
là cái việc đến sau thơi. Cái điều đó là cái điều cần nhưng là
cái điều căn bản nhất là mình gắn bó cuộc đời với Chúa
Giêsu như thế nào?
Và cái chuyện gắn bó Cuộc của mình với Chúa Giêsu.
Ngày hơm nay Chúa Giêsu, dùng hình ảnh rất là bình thường
để mà diễn tả, rất là dễ thương: Thầy là cây nho, anh em là

cành.
Mối liên hệ giữa cây nho và cành cây hay là bất cứ một
cái cây nào đó với cành nói lên một cái hệ tư tưởng nói lên
một cái hệ thống tư tưởng đó là về Sinh Tử chúng ta liên
tưởng đến cái chuyện sinh tử .
Cành cây mà lìa khỏi cây thì sao mà sống được? Cành cây
mà lìa khỏi cây thì chỉ có chết thơi.
Và rồi sống niềm tin Kitô giáo là, chúng ta đi sâu trong
cái mối Hiệp thơng với Chúa Giêsu hơn! Nói thì có thể là lý
thuyết, hay là xem ra có thể là thần bí.
Tưởng rằng là giữ đạo, giữ luật nhưng mà, cái tốt hơn là
hiệp thông với Chúa Giêsu và để cho cái sự sống của Chúa
Giêsu nó chảy trong mình, và cái sự sống của mình nó chảy
trong Chúa Giêsu . Và nếu như nói đến đó nhiều người sẽ hỏi
rằng là làm sao sống được mối quan hệ sâu xa như vậy? Cây
nho và cành nho để diễn tả cái mối liên hệ sống còn giữa cây
10.


và cành. Cây và cành nho là thế giới vật chất thơi! để diễn tả
cái sự sống cịn đó.
Và rồi chúng ta nhìn đến cái hình ảnh nào để mà diễn tả
cái mối liên hệ đó?
Mối tình thầy trị, chắc có lẽ chưa đủ, mối tình cha mẹ
chắc có lẽ cũng chưa đủ, và chắc có lẽ cao hơn đó chính là
cái tình u nam nữ, cái tình u vợ chồng.
Khi hai người u nhau khơng cịn là hai nữa mà là một.
Tình u của 2 người đó rất là tuyệt vời. Niềm vui của người
này cũng là niềm vui của người kia, nỗi buồn của người này
cũng là nỗi buồn của người kia . Và cái tình yêu nam nữ đó

chia sẻ cái sự sống với nhau.
Và làm sao chúng ta sống cái mối liên hệ sâu xa nhất của
chúng ta với Chúa Giêsu. Và chúng ta yêu như thế nào với
Chúa Giêsu. Ngoại trừ những cái mối tình sét đánh thì mình
khơng bàn tới. Cịn những mối tình yêu chân thật là họ tiếp
xúc với nhau, họ khám phá nhau, họ khơng chỉ nhìn cái
nhung nhan bên ngồi, mà họ nhìn cái cách xử sự, cái lối
sống, và từ từ , dần dà nó phát sinh ra cái tình u. Và rồi với
cái tình u nam nữ đó, chúng ta lại đặt lại cái tình yêu của
chúng ta với Chúa Giêsu.
Ngày mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với Chúa Giêsu qua
thánh lễ. Ngày mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với Chúa Giêsu
qua Lời của Ngài.
Và rồi Chúa Giêsu, đặt trong trường hợp của chúng ta,
chúng ta có hành xử theo cái lối hành xử của Chúa Giêsu hay
không?
Chúng ta có phản ứng như phản ứng của Chúa Giêsu hay
khơng? Khi một người hành hạ một người nói xấu một người
chà đạp mình chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ phản ứng như
thế nào? và khi chúng ta bị cám dỗ chúng ta sẽ phản ứng như
thế nào?
11.


Chúng ta có đặt câu hỏi, chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu
như thế nào hay không?
Cách cụ thể của chúng ta, chúng ta diễn tả đặc biệt với
Chúa Giêsu qua thánh lễ.
“Thầy là cây nho, anh em là cành” cái câu đó diễn tả một
cái niềm tin sâu sắc. Và Thánh lễ chính là cái lúc, cái thời

điểm tuyệt vời nhất để diễn tả cái niềm tin, cái sự kết hợp
giữa ta với Chúa.
Nhưng mà liệu ngày hôm nay, mấy ai giữ được thánh lễ
cho trọn vẹn, mấy ai kết hợp mật thiết với Chúa trọn vẹn.
Dường như, người ta chỉ đi lễ cho xong và tự vấn an rằng:
Tôi đã tham dự đủ thánh lễ.
Và đặc biệt khi rước lễ: vội vã, vội vàng để làm sao đi về
cho lẹ. Có những người chưa kịp nhận phép lành cuối lễ,
nhưng đã đi ra về rồi! bởi vì người ta khơng có cái thời gian
đủ, để lắng đọng để kết hợp với Chúa Giêsu.
Hồi nhỏ, con nhớ cái bài hát rất là dễ thương:
- Trong tin yêu say đắm, con nhìn Chúa, Chúa nhìn con.
Tuy Hai bên chưa nói nhưng đã hiểu nhau thật nhiều.
Khi mà mình kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa
Giêsu kết hợp với mình. Khi đó cái tình u rất tuyệt vời!
Máu của Chúa Giêsu chảy trong ta và máu của ta chảy trong
Chúa Giêsu. Và khi đó ta kết hợp nên một với Chúa Giêsu ,
một cái tình yêu rất tuyệt vời!
Như cành nho gắn liền với cây nho, sinh hoa trái. Cuộc
đời của mỗi người Kitô Hữu của chúng ta nếu chúng ta gắn
bó với Chúa Giêsu, nếu chúng ta yêu mến Chúa Giêsu.
Chúng ta yêu thương Chúa Giêsu và chúng ta kết hợp với
Chúa Giêsu như thế, thì cuộc đời của chúng ta sẽ cảm thấy
mình hạnh phúc. Và khơng có gì chia cắt được. Như Thánh
Phaolơ nói:
12.


“Khơng có gì tách rời tơi khỏi tình u Giêsu Kitô dù
chiều sâu, chiều cao chiều rộng, dầu là bắt bớ dù là trần

truồng, dù là đói khát”.
Cái cảm nghiệm của thánh Phaolơ , cái tình u của thánh
Phaolơ và Chúa Giêsu là một cái tình yêu mà chúng ta cần
phải chiêm ngưỡng để chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng
ta. Chúng ta có gắn bó, chúng ta có yêu Chúa Giêsu như
Thánh Phaolô đã trở lại, đã đổi cuộc đời của mình để nên một
với Chúa Giêsu hay không?
Ngày hôm nay, giữa một cái cuộc sống cơm áo gạo tiền,
cũng không phải phủ nhận được ai ai cũng phải kiếm tiền để
mà sống, để mà lo thân, lo tương lai. Nhưng mà đơi khi chỉ vì
tiền chúng ta đánh mất, khơng những đánh mất tình u với
Giêsu, mà cịn đánh mất cái tình u với anh chị em đồng
loại.
Có khi chỉ vì vài ngàn đồng bạc, vài chục ngàn đồng bạc,
mà người ta đã làm tổn thương người khác. Và chỉ có khi vài
phút đồng hồ, vài giây đồng hồ mà người ta làm tổn thương
tình yêu Giêsu, người ta cũng khơng ở lại trong tình u của
Chúa Giêsu.
Xin Chúa ngày hôm nay, cho chúng ta khi nghe lại câu
nói của Chúa Giêsu khi nhắc nhớ đến mối tương quan giữa
cây nho và cành nho cũng nhắc nhớ cái mối tương quan giữa
mỗi người chúng ta. Để chúng ta chấn chỉnh lại cái mối
tương quan của chúng ta, chúng ta có yêu Chúa chúng ta có
kết hợp thực sự với Chúa không? Nếu như chúng ta kết hợp,
chúng ta yêu Chúa đủ, thì tình yêu của chúng ta với Chúa
Giêsu sẽ nảy sinh ra nhiều hoa trái như lòng Chúa mong
ước. Amen.

13.



3. Cắt tỉa
Chúng ta phải làm những gì để cành nho là cuộc đời
chúng ta được sinh nhiều hoa trái?
Tôi xin thưa, việc thứ nhất chúng ta cần phải làm là
cắt tỉa. Đúng thế, Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: Cành
nào sinh hoa trái thì Ngài sẽ cắt tỉa để nó đem lại nhiều hồ
trái hơn. Hành động cắt tỉa được thực hiện nơi bản thân
chúng ta bơi những hy sinh và quên mình. Đây cũng là điều
kiện mà chúng ta vốn thường thấy cho bất cứ một thành
công nào. Chẳng hạn chúng ta sẽ khơng thể nào có nồi cơm
vừa dẻo lại vừa thơm, nếu như những hột gạo khơng bị
nấu chín. Chúng ta sẽ khơng thể nào có được những chiếc
bánh vừa giịn lại vừa ngon, nếu như những bơng lúa mì
khơng bị nghiền nát. Đồng thời chúng ta cũng khơng thể
nào có được những bột lúa mì, nếu như những hạt giống
gieo trên ruộng đồng, khơng bị mục nát và rữa thối trong
lòng đất. Cũng thế sẽ khơng thể nào có được chén rượu
nho nếu những trái nho không bị ép nát. Hơn nữa, chúng ta
sẽ khơng thể nào có được những trái nho, nếu như trước
hết những cành lá không bị cắt tỉa. Hy sinh và gian khổ sẽ
không bao giờ thiếu vắng trong cuộc sống. Tuy nhiên điều
quan trọng đó là chúng ta phải biết đón nhận những hy sinh
gian khổ ấy, phải biết vác lấy thập giá mà bước theo Chúa.
Hay nói một cách khác: Hãy chấp nhận tất cả vì lịng u
mến Chúa, để cuộc đời chúng ta sẽ đem lại nhiều hoa trái.
Bởi vì lịng yều mến chính là chiếc đũa thần, biến những
hy sinh nhỏ bé của chúng ta trở thanh những sợi chỉ vàng,
dệt nên tấm vải cuộc đời và là cho cuộc đời chúng ta có
được một giá trị to lớn trước mặt Chúa.

Việc làm thứ hai đó là phải sống gắn bó mật thiết
với Chúa. Thực vậy, chính Chúa Giêsu đã xác quyết:
14.


Khơng có Thầy các con khơng thể làm gì được. Đã hẳn,
khơng có Ngài, chúng ta vẫn có thể làm được nhiều
chuyện. Thế nhưng, đó chỉ là những cơng việc hời hợt,
nơng cạn thiếu nền móng, như căn nhà xây trên cát, chẳng
bao lâu sẽ bị sụp đổ trước cảnh tượng mưa tn và gió
cuốn. Với Ngài, thì đức tin dù chỉ bằng hạt cải, cũng có thể
chuyển núi dời non. Với Ngài thì mạng nhện cũng trở nên
tường thành, cịn khơng có Ngài thì tường thành cũng trở
nên mạng nhện mà thơi. Chính vì thế, Chúa Giêsu ln ln
khun nhủ chúng ta: Các con hãy ở trong Thầy. Bởi vì chỉ
cành nào kết hiệp cùng cây mới trổ sinh hoa trái. Trái lại,
cành nào lìa cây thì lập tức sẽ bị khơ héo. Bởi đó, hãy ở lại
trong tình yêu Chúa. Hãy kết hợp mật thiết với Ngài.

15.


4. Cây nho
Đối với người Do Thái thì cây nho là một hình ảnh thật
quen thuộc và gần gũi, giống như hình ảnh cành tre khóm
trúc đối với người Việt Nam. Thế nhưng Chúa Giêsu muốn
nói gì qua hình ảnh cây nho?
Tơi xin thưa: Qua hình ảnh cây nho, Ngài cho chúng ta
biết rằng Ngài chính là hiện thân của Thiên Chúa. Ngài đến
không phải chỉ để trông nom chăm sóc vườn nho, mà hơn

thế nữa, cịn để trở thành chính cây nho, hầu có thể trực
tiếp thơng ban sự sống của mình cho chúng ta; như thân cây
ni ngành cây bằng nhựa sống của nó. Từ hình ảnh trên,
chúng ta thấy được hai ý nghĩa nổi bật.
Ý nghĩa thứ nhất: Thiên Chúa là người trồng nho, còn
chúng ta là những cây nho. Thế nhưng kể từ nay giữa
chúng ta và Thiên Chúa, cịn có một trung gian đó là Đức
Kitô. Và như chúng ta đã biết: Con Thiên Chúa đã xuống
thế làm người, có nghĩa là Ngài cũng đã trở thành một cây
nho, một cây nho hảo hạng, một cây nho giống tốt để tạo
nên một vườn nho mới. Nói cách khác, Đức Kitơ là một con
người mới, là một Adong mới hầu tạo nen cho Thiên Chúa
một nhân loại mới, theo đúng hình ảnh của Ngài.
Ý nghĩa thứ hai đó là một sự trao đổi kỳ lạ, được thực
hiện qua mầu nhiệm nhập thể. Đúng thế, với mầu nhiệm
nhập thể, Thiên Chúa đã bước xuống phận con người, để
con người được bước lên ngôi Thiên Chúa. Ngài đã trở
thành cây nho, để chia sẻ cho chúng ta, những cành nho của
Ngài, chính nhựa sống thần linh. Kể từ nay, mối liên hệ
giữa chúng ta với Thiên Chúa, không phải chỉ là mối liên hệ
cứng nhắc giữa Đấng hoá cơng và lồi người thụ tạo,
nhưng là một liên hệ thân thương, gần gũi và gắn bó mật
thiết như cành liền cây hiệp thông cùng một nhựa sống,
16.


đến nỗi chúng ta có thể nói: Thiên Chúa ở trong chúng ta và
chúng ta ở trong Thiên Chúa. Hay: Tơi sống, nhưng khơng
phải là tơi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.
Một khi đã hiệp thông trong cùng một nhựa sống, thì

chúng ta cũng phải chia sẻ những khổ đau với Ngài. Thực
vậy, nếu thân cây bị chặt thì những cành lá cũng phải chết
theo. Và một khi chồi mới mọc lên thì những cành lá mới
cũng ló dạng. Là Kitơ hữu, đời sống của chúng ta từ nay
khơng thể tách rời Đức Kitơ. Do đó, những khổ đau của
Ngài cũng phải là những khổ đau của chúng ta và sự chết
của Ngài cũng phải là sự chết của chúng ta, để rồi sự phục
sinh của Ngài cũng phải là sự phục sinh của chúng ta. Như
lời thanh Phaolô xác quyết: Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ
cùng Ngài phục sinh. Nếu ta chịu khổ với Ngài, ta sẽ cùng
Ngài thống trị.
Đó cũng chính là ý nghĩa của việc cắt tỉa mà Chúa Giêsu
đã nói đến, để cho cành cây sinh nhiều trái hơn. Cành nho
càng được cắt tỉa thì lại càng mang nhiều trái. Cũng vậy,
đời sống người Kitô hữu càng kết hiệp với Đức Kitơ, càng
chịu nhiều gian nan thử thách, thì lại càng nhiều ơn phúc
trước mặt Thiên Chúa hơn.

17.


5. Ở trong Chúa.
Đoạn Tin Mừng vừa nghe cho chúng ta thấy về mối
quan hệ giữa Chúa Giêsu và những kẻ theo Ngài. Đây là
một mối quan hệ mật thiết đến độ cả hai trở nên như một,
vì mang cùng một sức sống. Mối quan hệ này đã được
Chúa Giêsu diễn tả bằng hình ảnh cây nho và ngành nho
như lời Ngài đã phán: Thầy là cây nho các con là ngành nho.
Từ hình ảnh này chúng ta rút ra được mấy điểm suy nghĩ.
Điểm thứ nhất đó là Chúa Giêsu và các Kitô hữu tạo

thành một cộng đồng sự sống: Các con hãy ở trong Thầy
và Thầy ở trong các con. Người Kitô hữu chúng ta được ở
trong Chúa Giêsu nhờ bí tích Rửa Tội, qua đó chúng ta
được thanh tẩy trong cái chết, chết cho tội lỗi và trong sự
sống lại với cuộc sống mới của Ngài. Người Kitơ hữu
chúng ta được ở trong Chúa Giêsu, cịn có nghĩa là được
nắm giữ một vai trò sống động trong chương trình cứu độ
của Chúa. Như thế mối quan hệ này được đặt nền tảng
trên sự trung tín và thương yêu.
Điểm thứ hai được Chúa Giêsu nhấn mạnh, đó là
ngành nho phải sinh trái. Một ngành nho không sinh trái,
mặc dù vẫn cịn dính vào thân cây nho, thì cũng chỉ là một
ngành nho đã chết, và một ngày kia sẽ bị cắt tỉa mà quẳng
vào lửa.
Hình ảnh này có thể đã làm cho chúng ta ngạc nhiên, bởi
vì đâu cần phải đợi đến khi bị liệt vào hạng khô khan
nguội lạnh hay phạm những tội tầy đình mới bị cắt ra khoi
cộng đồn của Chúa. Khơng sinh trái, đã có nghĩa là khơng
cịn ở trong Chúa, khơng cịn liền thân với Chúa. Như vậy
sức sống từ Chúa trao ban chỉ có thể là sức sống, chỉ có thể
là động lực làm sinh hoa kết trái. Và do đó, chỉ có hai trạng
thái: sinh trái hay khơng sinh trái mà thơi, chứ chẳng có
18.


trạng thái thứ ba, được hiểu theo nghĩa là cầm hơi, cầm
chừng.
Người Kitô hữu trở thành môn đệ Chúa bằng chính việc
sinh nhiều trái chứ khơng phải bằng lời nói hay những nghi
thức nào khác. Nhưng thế nào là sinh trái? Chúng ta có thể

tìm thấy câu trả lời trong bài đọc thứ hai, trích thư của
thánh Gioan tơng đồ: Ai giữ các giới răn của Chúa thì ở
trong Ngài và Ngài ở trong họ. Và đây là giới răn của Chúa:
Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Ngài là Đức Kitô,
và phải thương yêu nhau. Vẫn theo thánh Gioan thì chúng ta
đừng u nhau bằng lời nói và miệng lưỡng, nhưng bằng
viec làm và chân thật.
Như thế chúng ta có thể hiểu được rằng sinh trái có
nghĩa là yêu thương, và yêu thương một cách hữu hiệu,
bằng việc làm có sức biến đổi mơi trường chung quanh,
đem lại hạnh phúc cho người khác.
Trái nho chính là những hành động bác ái yêu thương,
thế nhưng chúng ta đã thực sự là những ngành nho sinh
nhiều trái hay chưa?

19.


6. Cây nho.
Bất cứ ai sống trên đời cũng đều có quan hệ khơng
nhiều thì ít với những người chung quanh, nhất là những
người có cùng một máu mủ với mình. Mối quan hệ đó càng
khắng khít bao nhiêu là tùy thuộc vào sự hiệp thơng có mật
thiết hay khơng.
Cuộc sống đấy ắp yêu thương chỉ có thể tồn tại khi con
người đặt tình thương yêu cào tất cả các mối quan hệ, giao
tiếp và thông hiệp với nhau trong tình người với người,
hơn nữa trong tình anh em ruột thịt.
Ngồi những mối giây liên hệ giao tiếp bình thường như
những người khác, người Kitơ hữu cịn có dây liên hệ với

Thiên Chúa là Cha mình và với Hội Thánh cùng các chi thể
của Ngài. Mối dây liên hệ này có được sẽ làm phong phú
thêm những giá trị vốn có trong cuộc đời.
Hình ảnh cây nho và hoa trái ngon ngọt của nó, mà
chúng ta vừa nghe qua đoạn Tin mừng hôm nay đã từng
được xem là biểu tượng của mối dây liên kết và hiệp
thông, đồng thời cũng được xem là kết quả của những con
người tin vào Đức Kitô Phục sinh. Thực vậy, cay nho và
vườn nho trước tiên đã được áp dụng cho dân Do Thái để
chỉ lòng yêu thương và việc Thiên Chúa kén chọn dân tộc
này trong chương trình cứu độ của Ngài. Thiên Chúa đã
vun trồng và chở che vườn nho ấy.
Hình ảnh vườn nho và cây nho sau này được thánh
Gioan mở rộng đến tất cả những kẻ tin theo Chúa. Hơn
thế nữa, cịn cho thấy chính Đức Kitơ là cây nho thật và
mỗi người trong chúng ta là một cành nho của cây nho ấy.
Với mầu nhiệm nhập thể của Đức Kitô, Con Thiên
Chúa làm người đã trở nên cây nho thật, một cây nho tốt,
để tạo nên một vườn nho mới, một dân tộc mới, một sức
20.


sống mới cho con người đã từng mang mầm mống của tội
lỗi và diệt vong.
Do đo, niềm vui mừng và hy vọng lớn lao nhất của con
người chính là được thông hiệp với Thiên Chúa, nhờ Đức
Kitô, Ngài đã trở thành cây nho và chúng ta là những cành lá
của cây nho ấy. Điều đó có nghĩa chúng ta là những chi thể
của Ngài và được mang lấy chính sự sống thần linh của
Ngài. Với mầu nhiệm nhập thể, chúng ta còn thấy: Thiên

Chúa làm người là để cho con người được trở nên Thiên
Chúa và có sự sống viên mãn nhờ Đức Kitơ. Muốn có được
sự sống mới ấy, chúng ta phải thực thi tình yêu thương và
phục vụ như Đức Kitô bằng những hành động và việc làm
cụ thể.
Ngồi ra, để có một cuộc sống mới thật phong phú và
sinh hoa kết trái dồi dào thì ngay tư giờ chúng ta cần phải
hy sinh quên mình, giống như cành nho nào được cắt tỉa, thì
đó chính là cành nho có nhiều hoa trái hơn cả.
Cuộc sống của người Kitô hữu càng kết hiệp với Đức
Kitô, càng hiệp thông với các chi thể khác của Ngài, trong
đó có những người anh em bất hạnh và khổ đau, đòi hỏi
nhiều hy sinh, thì cuộc sống của người Kitơ hữu ấy càng
phong phú và nhiều hy vọng hơn cả. Bởi vì, nếu ta chết
với Đức Kitơ, thì chúng ta sẽ cùng sống với Ngài. Nếu ta
kiên tâm chịu đựng, thì chúng ta sẽ cùng Người hiển trị.

21.


7. Sinh nhiều hoa trái – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.
Ai trồng cây cũng mong được ăn quả. Muốn có quả,
cũng phải lắm công phu. Không phải cứ xanh tốt lớn mạnh
là có quả. Có những ruộng lúa xanh tốt, nhưng chỉ tốt lá,
nên chỉ cho những bông lúa lép. Có những cây xum xuê cành
lá, nhưng đến mùa chẳng thấy quả nào. Xanh tốt như thế
không phải là thành công, nhưng la thất bại. Cành lá chỉ là
phụ, hoa quả mới là chính. Được điều phụ mất điều chính,
đó là thất bại. Đức Giêsu quan sát cây nho và thấy rằng
một cây nho muốn có nhiều hoa quả cần phải có hai điều

kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất: Cành phải liên kết với cây.
Cành không liên kết với cây, không thể sinh hoa kết quả.
Cành không liên kết với cây khi dịng nhựa ni dưỡng thân
cây bị tắc nghẽn khơng ln lưu sang cành. Có những con
sâu con bọ đục kht làm cho cành cây bị thương tổn,
khơng cịn tiếp nhận được nguồn nhựa sống của thân cây
truyền sang. Chỉ khi cành kết hiệp chặt chẽ với cây, dòng
nhựa từ cây mới truyền sang cành, cho cành trổ sinh hoa
trái.
Điều kiện thứ hai: Cành lá phải được cắt tỉa. Ai đã
trồng nho thì biết: Nếu cứ để cành lá phát triển tự do, cây
sẽ xanh tươi coi rất đẹp mắt nhưng khơng có hoa trái.
Muốn cây có quả, phải tỉa bớt cành lá. Việc cắt tỉa làm cho
dòng nhựa khơng bị phân tán, nhưng tập trung vào những
cành chính, dồn vào cho hoa sung sức, cho quả đầy đặn.
Đức Giêsu muốn dùng hình ảnh cây nho để nói về đời
sống đạo của ta. Đời sống của ta được sánh ví như đời
sống của cây nho.
Cũng như người trồng nho muốn cho vườn nho của
mình khơng bị tàn lụi, nhưng phát triển, sinh hoa kết quả,
22.


Đức Chúa Cha đã tạo dựng nên con người không phải để
con người tàn lụi đi, nhưng để con người phát triển, sinh
hoa kết quả và tồn tại.
Để được phát triển, con người cũng cần những điều
kiện.
Điều kiện thứ nhất: Phải kết hiệp mật thiết với Đức

Giêsu. Như cành nho phải liên kết với thân nho mới sinh
hoa kết quả, ta phai liên kết mật thiết với Đức Giêsu.
Người là nguồn cội sự sống của ta. Tách lìa Người, ta
khơng thể sống, càng khơng thể phát triển được. Người là
dịng sông ân sủng. Khi ta kết hiệp với Người, ân sủng
tuôn đổ vào linh hồn, làm cho ta được sống và sống sung
mãn. Ân sủng thấm nhập nội tâm, uốn nắn tình cảm, củng
cố ý chí, sinh ra những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng,
lời nói, việc làm. Sự kết hiệp mật thiết với Chúa làm cho
ta sống sự sống của Người, nói lời nói của Người, hành
động theo gương của Người, phán đốn theo chuẩn mực
của Người, nhìn con người và sự việc bằng cặp mắt của
Người, yêu thương bằng trái tim của Người. Khi sự kết
hiệp đa đến mức hồn hảo, chính Người hành động qua ta
và vì thế, những hoa trái sẽ vơ cùng phong phú.
Điều kiện thứ hai: Phải chịu cắt tỉa. Cành nho muốn
sai trái phải chịu tỉa bớt những cành lá rườm ra. Cũng thế,
linh hồn phải để Chúa cắt tỉa nhưng gì dư thừa cản trở ơn
thánh sinh hoa kết quả. Phải cắt tỉa những ý muốn riêng tư
để chuyên tâm tìm thánh ý Thiên Chúa. Phải cắt tỉa những
hình thức bề ngồi để chìm vào nội tâm sâu lắng. Phải cắt
tỉa những phơ trương quyền lực để mặc lấy tâm tình đơn
sơ khiêm nhuờng. Chúa cắt tỉa ta bằng những thất bại ta
gặp phải. Chúa huấn luyện ta bằng những lời phê bình chỉ
trích của những người chung quanh. Chúa mãi dũa ta bằng
23.


những nghi kỵ hiểu lầm của người khác. Chúa đào tạo ta
trong những phản bội của người thân tín. Việc cắt tỉa làm

cho ta đau đớn, nhưng đem lại những lợi ích vơ cùng phong
phú.
Chính Đức Giêsu đã làm gương cho ta khi Người sống
kết hiệp mật thiết với Đức Chúa Cha. Sự kết hiệp ấy
được diễn tả qua việc Người chuyên tâm cầu nguyện và
luôn luôn làm theo ý Chúa Cha. Người đã để cho Chúa Cha
cắt tỉa khi Người từ bỏ ý riêng, nhận uống chén đắng,
nhận vác thập giá, nhận lấy cái chết tủi nhục. Chính vì
thế, Người đã sinh hoa trái dồi dào nuôi sống tất cả chúng
ta. Chính vì thế, Người đã trở nên gốc nho sung mãn sự
sống để chuyển thông cho chúng ta.
Lạy Đức Giêsu là Cây Nho Thật, xin cho con biết kết
hiệp mật thiết với Chúa. Xin hãy cắt tỉa những gì vơ ích
trong con để con sinh nhiều hoa trái thiêng liêng như Chúa
mong ước. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Còn những gì trong bạn ngăn cản bạn kết hiệp với
Chúa?
2- Trong bạn cịn những gì phải cắt tỉa?
3- Bạn có sẵn sàng để Chúa cắt tỉa không
4- Những thất bại, những đau khổ bạn gặp phải có ích
gì cho bạn không?

24.


8. Sinh nhiều hoa trái
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Bài hát “Vườn của ba” viết rằng: Má trồng toàn những
cây dễ thương. Nào là hoa là rau là lúa. Cịn Ba trồng tồn

cây dễ sợ. Cây xù xì cây lại có gai. Cái gai bưởi đụng vào là
chảy máu Trái sầu riêng rớt trúng thì đầu u. Nhựa hột điều
dính vào là rách áo. Cây dừa cao eo ơi là cao”. Đã trồng
cây thì ai cũng mong được ăn quả. Muốn có quả, thì phải
lắm cơng phu. Điều đáng nói ở đây là cành lá chỉ là phụ, hoa
quả mới là chính. Cho nên, Đức Giêsu dùng dụ ngơn cây nho
để nói đến hoa quả của đời sống tâm linh, muốn có hoa quả
thì cần phải có 3 điều sau đây:
Thứ nhất, cành gắn liền với thân cây. Nếu cành nào
tách rời khỏi thân dĩ nhiên khô héo và làm mồi cho lửa. Cũng
vậy, người tín hữu phải sống kết hợp với Chúa Kitơ mới có
sự sống của Thiên Chúa và được sống đời đời, nếu không, sẽ
chết đi và bị quăng vào lửa. Bằng chứng cụ thể Giuđa It-cariốt, tách khỏi Thầy, chết héo, tự tử. Vì vậy, mối quan hệ giữa
Chúa Giêsu và các Kitô hữu là một mối quan hệ mật thiết đến
nỗi cả hai trở nên như một, cùng một sự sống như các chi thể
trong một thân thể mà Thánh Phaolô gọi là Nhiệm Thể, hay
là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô. Trong Nhiệm Thể
ấy, các chi thể liên kết với nhau như các cành nho liên kết với
thân cây nho. Cũng như nhựa sống giao lưu từ gốc nho đến
thân rồi đến các cành cây, thì sự sống của Thiên Chúa cũng
được chuyển đến chúng ta từ một gốc và thân là Chúa Giêsu:
“Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em”.
Thứ 2 “cành nho phải sinh hoa trái”. Cành thì gắn với
thân cây để có nhựa sống khi có nhựa sống thì phải sinh hoa
trái. Làm thế để sinh hoa kết trái thiêng liêng? Chúng ta có
thể tìm thấy câu trả lời ngay trong bài đọc 2 hôm nay, Thánh
Gioan nói: “Ai tuân giữ giới răn của Thiên Chúa thì ở trong
25.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×