Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

tiểu luận môn học quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 12 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC (867009)
TÊN CHỦ ĐỀ: Anh/chị hay trình bày về chức năng lãnh đạo trong quản trị?
Theo anh chị có phong cách lãnh đạo nào phù hợp cho tất cả các tình huống
quản trị hay không? Hãy liên hệ thực tế về phong cách lãnh đạo của một nhà
quản trị trong nước mà bạn biết?

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ THU HIỀN
LỚP

: DQK1211

MSSV

: 3121330129

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ..............................................................................................................
1. Chức năng lãnh đạo trong quản trị...............................................................................................
1.1 Khái niệm về chức năng lãnh đạo...........................................................................................
1.2 Nội dung của chức năng lãnh đạo...........................................................................................
1.3 Bản chất của lãnh đạo trong quản trị.......................................................................................


2. Khái quát về phong cách lãnh đạo.................................................................................................
2.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo..........................................................................................
2.2 Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực......................................................
2.2.1 Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/ độc đoán.......................................................................
2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ........................................................................................
2.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do.............................................................................................
2.3 Những yếu tố ảnh hướng đến phong cách lãnh đạo.................................................................
Như vậy, khơng có phong cách lãnh đạo nào phù hợp cho tất cả các tình huống quản trị…..
CHƯƠNG 2- PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐỒN FPT TRƯƠNG
GIA BÌNH…………………………………………………………………………………………..
1. Giới thiệu về Trương Gia Bình và bối cảnh tác động....................................................................
1.1 Giới thiệu về Trương Gia Bình................................................................................................
1.2 Bối cảnh tác động.....................................................................................................................
2. Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của Trương Gia Bình..................................................
2.1 Tính cách.................................................................................................................................
2.2 Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ.......................................................
2.3 Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình............................................................................
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm....................................................................................................
Giải pháp....................................................................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
Cuộc sống vận hành theo hướng phát triển đi lên và con người cũng phát triển theo
cuộc sống. Nhưng để đưa được một doanh nghiệp ngày càng đi lên và đứng vững trên
thị trường thì vai trị của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng nhất là trong điều kiện
nền kinh tế đang dần hội nhập và phát triển của tồn cầu, trong đó Việt Nam đang rất

chú trọng về việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ và đào tạo tư duy mới trong công tác
lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có đủ năng lực
điều hành cơng việc và trang bị đầy kiến thức về quản trị nhân sự hoặc kinh nghiệm
trong chiến lược con người. Hơn thế nữa họ cần xây dựng cả một phong cách lãnh đạo
phù hợp nhất với tố chất của bản thân và tất cả những điều kiện xung quanh, để từ đó
có thể phát huy hiệu quả năng lực của mình và đóng góp tích cực cho nước nhà. Để
làm được tất cả những điều đó bản thân các nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho
mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế phong cách lãnh
đạo trong từng hồn cảnh cụ thể. Vì vậy mà khi nhắc đến phong cách lãnh đạo của một
nhà quản trị trong nước em không thể nào không nhắc đến “Phong cách lãnh đạo của
chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình”.
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ
1. Chức năng lãnh đạo trong quản trị
1.1

Khái niệm về chức năng lãnh đạo

Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như là một quá trình tác động
đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hồn thành
những mục tiêu của tổ chức.
1.2

Nội dung của chức năng lãnh đạo

- Lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt của tổ chức.
- Động viên con người trong tổ chức nỗ lực làm việc.
-

Thông tin hiệu quả, tạo thuận lợi cho con người làm việc với tổ chức.


-

Xử lí kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức.

1.3 Bản chất của lãnh đạo trong quản trị


2
Quản lý và lãnh đạo thường được coi là những hoạt động giống nhau. Người lãnh
đạo và quản lý là người đứng đầu một tổ chức, có khả năng điều khiển mọi hoạt động
của một tổ chức và đưa cả tổ chức hướng đến mục tiêu nhất định. Người lãnh đạo và
quản lý phải là người có kinh nghiệm và khả năng hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
nhân viên hồn thành cơng việc. Ngồi ra phải biết làm cho người khác vừa tuân phục
và mến mộ mình. Thêm vào đó, nhà lãnh đạo cịn dám đứng ra chịu trách nhiệm khi tổ
chức của họ gặp thất bại.
2. Khái quát về phong cách lãnh đạo
1.1

Khái niệm về phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức điển hình mà người quản lý thực hiện
chức năng và đối xử với nhân viên của mình. Các phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ
ảnh hưởng đến mức độ sử dụng quyền lực của nhà quản lý và mức độ tham gia của
nhân viên trong việc ra quyết định.
1.2

Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực.

1.2.1


Phong cách lãnh đạo độc đoán

Theo phong cách này, nhà lãnh đạo thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là
người quyết đốn, ít có lịng tin vào cấp dưới. Thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe
doạ và trừng phạt. Thông tin chủ yếu là một chiều từ trên xuống, rất ít phản hồi từ dưới
lên.
Tiêu biểu là phong cách độc đoán nổi tiếng thế giới của Tổng thống của Mỹ,
Abraham Lincoln thời điểm xứ sở cờ hoa trải qua cuộc nội chiến giai đoạn 1861 1865 khi đất yêu cầu cần một người đứng đầu táo bạo, tài ba.
2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Theo phong cách dân chủ, người lãnh đạo thường tham khảo ý kiến của cấp dưới
về các hành động và quyết định được đề xuất, khuyến khích sự tham gia của họ. Người
lãnh đạo dân chủ luôn tin tưởng vào năng lực thuộc cấp.
2.2.3

Phong cách lãnh đạo tự do

Người lãnh đạo theo phong cách tự do rất ít sử dụng quyền lực của họ và dành cho
cấp dưới nhiều sự tự do, thoải mái. Họ để cho nhân viên tự chủ trong công việc và chỉ
can thiệp khi thật sự cần thiết.


3
Điển hình cho phong cách lãnh đạo này có thể kể tới phong cách lãnh đạo của chủ
tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình. Ngồi ra, vị doanh nhân này cũng có phong cách
lãnh đạo dân chủ.
2.3

Những yếu tố ảnh hướng đến phong cách lãnh đạo


Thứ nhất, tùy thuộc vào cá tính của mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân làm người
lãnh đạo định hướng riêng cho mình phong cách
Thứ hai, phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn một
phong cách lãnh đạo là phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng các nhân mà
người lãnh đạo gắn bó
Thứ ba, phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng lực là
những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt hiệu quả nhất định.
Thứ tư, môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh đạo.
Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của bản thân.
Thứ năm, mối quan hệ, đối tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong quá
trình hoạt động... là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người lãnh đạo đi theo
một chiều hướng nhất định.
Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh
đạo: Cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thơng, trình độ, phẩm chất đạo đức, tính cách...
Vậy dựa trên cơ sở lý thuyết trên ta có thể thấy được rằng, khơng có phong
cách lãnh đạo nào phù hợp cho tất cả các tình huống quản trị vì ở mỗi nhân viên sẽ
có một năng lực, khả năng phát triển, ở mỗi tình hướng sẽ gặp một đề khác nhau nên
sẽ cần có những định hướng và cách giải quyết khác nhau vì thế mà khơng thể nào áp
dụng phong cách lãnh đạo đặc trưng cho tất cả các nhân viên hay các tình huống. Mà
thay vào đó, các nhà lãnh đạo giỏi cần quyền biến phong cách của mình theo trình độ
phát triển của từng cá nhân trong đội ngũ họ quản lý.
Nhà lãnh đạo cần hiểu được nhân viên mình đang ở giao đoạn phát triển nào để có
thể sử dụng phong cách quản lý phù hợp nhất trong tùy tình huống đối với nhân viên
của mình, nếu một viên đang ở:
• Giai đoạn mới bắt đầu, trong giai đoạn bắt đầu công việc, họ cần được định
hưởng rõ ràng. Tại thời điểm này, nhân viên có giàu sự nhiệt tình với nhiệm vụ tuy


4
chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy họ cần ai đó hướng dẫn cho mình cách thực hiện

— theo quy trình từng bước một.
• Giai đoạn học hỏi và phát triển, khi nhân viên đến giai đoạn học hỏi, họ cần thêm
định hướng đi kèm với sự huấn luyện và mức hỗ trợ cao nhằm giúp họ vượt qua giai
đoạn chun mình khó khăn này.
• Giai đoạn năng lực trung bình, tại thời điểm này năng lực nhân viên cao hơn
nhưng vẫn cần được hỗ trợ. Mặc dù đã thành thực công việc, nhưng nhân viên cần
thêm một số động viên để có thêm sự tự tin khi giải quyết vấn đề.
• Giai đoạn nhân viên có năng lực chun môn cao, ở giai đoạn này nhân viên đã
đạt đến trình độ xử lý cơng việc một cách thành thực như một công việc đơn giản hàng
ngày. Nhân viên trở nên đăng tin cậy trong mắt nhà lãnh đạo và được ủy quyền tự lập
trong công việc và từ lập quyết định giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó.
Vì vậy mà khơng có một phong cách lãnh đạo nào phù nhất cho tất cả các tình
huống quản trị. Các nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng khơng có một phong cách lãnh
đạo phù hợp nhất để quản lý con người hay trong mọi tình huống. Vì thế, họ cần phải
điều chỉnh phong cách của mình để phù hợp với trình độ phát triển của những người
mà họ đang quản lý nếu các nhà lãnh đạo muộn cải thiện khả năng dẫn dặt mọi người
đến mục hiệu suất cao hơn.
CHƯƠNG 2- PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN
FPT TRƯƠNG GIA BÌNH
1. Giới thiệu về Trương Gia Bình và bối cảnh tác động
1.1 Giới thiệu vê Trương Gia Bình
Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 tại Nghệ Tĩnh quê quán Điện
Phong, Điên Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng. Trương Gia Bình cùng nhiều nhà khoa học
và kỹ sư. Hiện là Chủ tịch HĐQT của FPT, đưa công ty FPT trở thành công ty công
nghệ thông tin hàng đầu việt nam sau 20 năm thành lập và hoạt động.
1.3

Bối cảnh tác động

Ông sinh ra trong lúc Việt Nam cịn đang ngập chiềm trong khói lửa chiến tranh.

Bao nhiêu cái đói, cái rét, đạn bom, chết chóc... đối với ơng hồn tồn đã trải qua. Cõ
lẽ nhờ chính những năm chiến tranh ác liệt mà tên bay đạn lạc diễn ra hàng ngày, ngay


5
trước mắt đã tạo nên một Trương Gia Bình “khơng biết sợ” và sẵn sàng vượt lên mọi
khó khăn thử thách sau này.
Tại Liên Xô, ông chứng kiến cảnh người Việt Nam chửi rủa, khinh bỉ, thậm chí bị
đánh đập khi họ mua hàng gửi về nước nhà. Có lẽ vì bản thân đã trải qua quá nhiều cay
đắng và chứng kiến biết bao nhiêu diễn cảnh đau thương mà ông đã có một quyết định
quan trọng của cuộc đời là cùng một số người bạn của mình từ bỏ con đường nghiên
cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế với hy vọng bản thân có thể giàu có
hơn và có thể mang lại sự giàu có cho cả đất nước.
Lúc học cấp ba, dù học chuyên tốn nhưng ơng cũng rất giỏi các mơn xã hội, đặc
biệt là mơn văn và triết học. Ơng hay trình bày các quan điểm của mình dưới góc nhìn
và ngơn ngữ triết học. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới những phẩm chất lãnh
đạo của ơng chủ Tập đồn FPT sau này.
Ông chịu nhiều ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo "lấy dân làm gốc" của vị
tướng Võ Nguyên Giáp. Ơng khơng muốn quyết định một cách độc đốn, qn chủ mà
ơng muốn thi hành dân chủ. Đâu đó sẽ có những người vơ trách nhiệm, phát biểu lung
tung nhưng ông không sợ, ông tin rằng đa số sẽ ủng hộ ơng. Nhân viên nào chống lại
thì ơng cho nghỉ khơng ăn lương.
2. Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của Trương Gia Bình
2.1 Tính cách
Ơng là người có tính cách mạnh mẽ, quyết đốn nhưng cũng rất dân chủ, công
bằng, nghiêm khắc trong công việc. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống
nhưng ông lại vô cùng lãng mạn, lạc quan và yêu đời, không những thế ơng cịn là một
người giàu đam mê, nhiệt huyết nhưng sống rất tình cảm và gần gũi, cởi mở với mọi
người ông luôn trân trọng và đề cao công sức nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên
trong đại gia đình FPT.

1.3

Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ

Trương Gia Bình hiện nay đang là chủ tịch hội đồng quản trị FPT được rất nhiều
người mến mộ với bộ óc tài năng và những nhân viên xuất sắc quyết tâm làm nên
những thành tích ấn tượng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Ơng xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng, chủ yếu sử dụng uy tín cá
nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Vậy nguyên nhân hay


6
những yếu tố nào đã tác động đến việc hình thành nên phong cách lãnh đạo ấy của
Trương Gia Bình?
Vào cuối năm 1998, khi FPT trịn 10 tuổi thì Trương Gia Bình đã là một người nổi
tiếng khơng chỉ ở Ấn Độ mà cả ở Mỹ. Là một người thông minh, ơng biết cơ hội của
mình đã đến và là một người giầu tham vọng, ơng khơng có ý định đề cơ hội cứ thế
trôi qua.
Trong mỗi bước đi, mỗi chặng đường của FPT có lẽ đều gắn liền với hình bóng
của nhà lãnh đạo tài ba Trương Gia Bình. Là một người theo phong cách dân chủ, ông
thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút cả tập thể vào việc ra
quyết định thực hiện quyết định. Vào năm 1998, ông và các cộng sự của mình đã dựng
nên một cơng ty tin học có tiếng tăm lẫy lừng, bề thế hơn cả Công ty Microsoft lúc
mới ra đời. Thông thường, sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng
thụ nhưng ơng khơng giống những người thường. Ơng khơng hưởng thụ và ơng đã
thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó, quyết định của ơng
nhận được sự ủng hộ tối đa.
Trương Gia Bình là người ln chú trọng đến yếu tố con người, bởi lẽ ông cho
rằng “con người là cốt lõi thành cơng”. Chính vì vậy ông luôn tạo mọi điều kiện và cơ
hội phát triển cho nhân viên, ông mở các lớp đào tạo ngoại ngữ nâng cao, các kì thi

Toefl.... Ngồi ra, ơng đã lên kế hoạch xây dựng văn hóa FPT, tạo nên bầu khơng khí
làm việc thoải mái vui vẻ cho nhân viên, ln đồn kết và chia sẻ, khơng có bất cứ áp
đặt nào, để mỗi người của FPT luôn coi FPT là gia đình thứ hai của mình.
1.4

Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình

Người ta thường nói một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được
điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Khơng có sự say mê, thì một
nhà lãnh đạo sẽ khơng thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết, ông cũng
vậy, ông có một niềm say mê là đóng góp cho xã hội, nhằm đưa Việt Nam trở thành
nước mạnh về Công nghệ thơng tin. Ơng khơng ngừng hành động, phát triển kinh
doanh FPT, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu phần mềm sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản
nhằm đưa hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Về khả năng truyền đạt thơng tin, thuyết trình, Trương Gia Bình có những năng
lực đặc biệt khiến những phát biểu của ông rất “sáng” rất thu hút người nghe va có lẽ


7
đó đó cũng là lý do mà hàng ngàn nhân viên của ơng đều đồng lịng vì sự phát triển
của Việt Nam trong ngành Cơng nghệ thơng tin.
Để có thể tạo ra một nhà lãnh đạo tài ba, một phong cách lãnh đạo khác biệt như
bây chúng ta không thể nào không nhắc đến ba ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời của
Trương Gia Bình
Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường. Ông hỏi trực tiếp
từ những vị tướng quân đội và sau này tự tổng kết trong bài “chiến tranh nhân dân ứng
dụng vào quản trị kinh doanh”. Ơng cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt
Nam, quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lịng học được.
Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu
dài, tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ơng Bình nhận thấy thương hiệu Sumitomo –

Nhật Bản đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Cty Thụy Điển đã tồn tại tới 7 thế kỷ.
Ơng Bình nhận ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc
biệt.
Ơng Bình khơng biết FPT sẽ tồn tại được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế
thì cần phải liên tục hồn thiện, khi đạt đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự
tồn tại sẽ được chấp nhận.
Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ơng Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật
đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ơng Bình đẩy tiếp một bước nữa là
“tạo nước" bằng việc mở trường Đại học, hiện nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên,
ngồi ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống khác. Vì thế
ơng Bình cho rằng, trong tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu
có nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội
của đất nước, trong cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Như vậy, qua thực tế và những kinh nghiệm của CEO Trương Gia Bình tài ba,
chúng ta học hỏi được cách nhận diện một ý tưởng hoặc cơ hội kinh doanh tuyệt vời
cũng như những bí quyết thành cơng hữu ích. Ngồi ra, chúng ta cịn có thể học được
cách tránh những sai lầm họ từng mắc phải. Và điều quan trọng nhất là bằng chính sự
tìm hỏi, học hỏi, trao dồi cho bản thân thật nhiều kiến thức đã dẫn họ đến thành công,


8
để có được thành cơng như thế em nghĩ rằng bản thân mình cịn phải cần nhiều thời
gian hơn nữa để có thể mài dũa bản thân, để từ đó đúc kết cho bản thân nhiều bài học
kinh nghiệm và kiến thức về lãnh đạo và áp dụng những gì đã được vào thực tế, xây
dựng bản thân thật khác biệt, một tư tưởng thật mới mẻ, một cách lãnh đạo thật riêng
biệt để có thể tạo cho bản thân nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai.
2. Giải pháp
- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dạn cắt bỏ các bộ phận kém hiệu quả, cho kiêm nhiệm

để nâng cao đời sống cho nhân viên.
- Xây dựng phong cách làm việc dân chủ tập thể, thường xuyên liên hệ mật thiết
với nhân viên, thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói phải đi đơi với
việc làm. Hãy nhìn những việc người thực hiện làm chứ khơng nên nghe những điều
người đó nói.
- Khơng ngừng đổi mới phong cách lề lối làm việc có khoa học hợp lý nhằm nâng
cáo tính năng động, tính sáng tạo đa dạng và phong phú. Làm việc có hiệu quả, chất
lượng, thiết thực với chức năng cơng việc của mình đảm nhiệm phụ trách, theo dõi,
quản lý ở từng cơ quan, đơn vị
- Cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch tinh kế thừa nhằm tạo ra nguồn nhân lực
về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong cơng tác đào tạo.
Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.
KẾT LUẬN
Trong bất cứ cơng việc gì, trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, người lãnh
đạo đều thật sự rất quan trọng, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trơng rộng,
có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả, xây
dựng cuộc sống và môi trưởng xã hội trong sáng, lành mạnh. Phong cách lãnh đạo sẽ
liên quan đến uy tin của người lãnh đạo, quản lý, vò vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải
lựa chọn được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nó
ảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Do đó, một người lãnh đạo giỏi cần nắm rõ kiến
thức về chức năng của lãnh lãnh đạo, một phong cách lãnh đạo đúng đắn đóng vai trị
quan trọng đến hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện để tài này, bản thân em đã có rất cố gắng để nghiên cứu
và tìm thơng tin nhưng chắc chắn rằng sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.


9
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để để tài được hồn thiện
hơn.
Tài liệu tham khảo

[1] Ken Blanchard
[ Truy cập ngày 07/01/2022 ]
[2] Lương Hồng Bảo Châu, tiểu luận “Hãy phân tích chức năng lãnh đạo và gợi ý ứng
dụng chức năng này vào doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, năm 2020
/>quan-tri-hoc-tieu-luan-mon-quan-tri-hoc-phan-tich-chuc-nang-lanh-dao-va-goi-y-ungdung-chuc/20581299 [ Truy cập ngày 07/01/2022 ]
[3] GV Phùng Minh Đức, “Bài giảng Quản trị học- Chương 7 Chức năng lãnh đạo”, năm
2013
[ Truy cập ngày 07/01/2022 ]
[4] Nguyễn Thị Thu Hiền, Tiểu luận môn Quản trị dự án “Một số bài học từ phong cách
lãnh đạo của người Nhật “, năm 2010
/>
[

Truy

cập ngày 07/01/2022 ]
[5] Từ Minh Khai, Đinh Văn Hiệp, Nguyễn Hà Minh – Tập Bài Giảng Quản Trị Học –
2012
/>%20TR%C3%8CNH%20QUAN%20TRI%20HOC.pdf
[6] Báo đầu tư – cơ quan của bộ kế hoạch đầu tư và phát triển
[ Truy cập ngày 10/01/2022 ]
[7] “Giáo Trình mơn Quản trị học_Chương IX Lãnh Đạo”, năm 2011
[ Truy
cập ngày 07/01/2022 ]


10
[8] Diễn đàn kinh tế Việt Nam “ Trương Gia Bình và ba ý tưởng quan tọng của cuộc
đời”, Báo điện tử đầu tiên Việt Nam.
[ Truy cập ngày 10/01/2022 ]

[9] [ Truy cập ngày 07/01/2022 ]
[10] [ Truy cập ngày 07/01/2022 ]
[11] [ Truy cập ngày 07/01/2022 ]



×