Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

van-9-4-nguyen-thi-man-tran-hung-dao-201401091616

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.72 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ QUẢNG YÊN
–––––––––––––

BÀI KIỂM TRA SÁT HẠCH
HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Ngữ văn 9 (Bài số 4)

Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
––––––––––––––
Đề bài :

Câu 1 ( 2,0 điểm):
Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9, tập 1),Nguyễn Du viết:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”.
1. Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó
trong việc gợi tả màu sắc và sức sống của mùa xn?
2. Trong dịng đầu, có bản chép: “Cỏ non xanh rợn chân trời”, em thích bản
nào hơn? Tại sao?
Câu 2: (3,0 điểm):
"Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi
vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời ".( Quách Mạc Nhược ).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 3( 5.0 điểm):
Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

................................HẾT...............................



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ QUẢNG YÊN
–––––––––––––

HƯỚNG DẪN CHẤM THI SÁT HẠCH
HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Ngữ văn 9 (Bài số 4)
––––––––––––––

I/ YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng
linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện
những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ
sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo,
có phong cách riêng.
- GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho
điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng.
- Điểm toàn bài là 10 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm (khơng làm trịn số).
II/ U CẦU CỤ THỂ
Câu
1

Nội dung cần đạt
1. HS chỉ ra các tính từ: xanh, trắng:
HS chỉ ra sức biểu cảm của tính từ: “Xanh” gợi sắc màu dịu mát,
tràn đầy sức sống, làm gam màu nền, chủ đạo cho bức tranh xuân; Trên
nền xanh ấy, điểm xuyết một vài bông lê trắng, màu trắng trở nên nổi bật,
làm điểm nhấn cho bức tranh. Do vậy, thảm cỏ xanh trải rộng tới chân trời
song vẫn không buồn tẻ, đơn điệu mà ngược lại, gieo vào lòng người đọc

một ấn tượng sâu sắc sự khoáng đạt, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết và sức
sống mạnh mẽ của mùa xuân.
2. HS nên lí giải bản dùng trong SGK lớp 9 hợp lí hơn. Cần chỉ ra
được sự khác nhau trong sắc thái ý nghĩa của “xanh tận” và “xanh rợn”.
Cùng là từ bổ nghĩa cho “xanh”, nhưng chữ “rợn” thiên về màu sắc cụ thể
(xanh ra sao, như thế nào), nên dễ gợi cảm giác màu xanh thiếu sức sống,
không hợp với bức tranh xuân. Chữ “tận” thiên về địa điểm (xanh tới đâu,
đến đâu), gợi cảm giác màu xanh tràn khắp không gian, hợp hơn với nội
dung 4 câu đầu.
(HS có thể lí giải khác hơn nhưng lập luận chắc chắn và thuyết phục vẫn
cho điểm tối đa)

2

Điểm
2,0
1,0

1,0

3,0
Yêu cầu về kĩ năng
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận dung lượng không quá một
trang giấyviết.
-Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu lốt ,văn viết có cảm xúc chân
thành.
u cầu về kiến thức
a. Giải thích:
- “ Mặt trời”, mặt trăng” là những vì tinh tú của đất trời, có chức


1,0


năng tỏa sáng.
- “ Mọc”, “ lặn”, “ tròn”, khuyết” là quy luật của chúng. Quách Mạc
Nhược đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản giữa 2 nguồn ánh
sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng “ cịn mãi” để làm bật
lên cơng ơn to lớn của người thầy.
b. Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy, cô là những người cha, mẹ thứ 2 trong cuộc đời của mỗi con người
(cha mẹ cũng là thầy- người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời,
nhưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy). Hành trình cuộc đời
mỗi người đều có người thầy đi qua, và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một
dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng: ánh sáng của tri thức
văn hóa, ánh sáng của bao ước mơ, hồi bão, lí tưởng; ánh sáng của tình
u thương, của ý chí, của nghị lực, của niềm tin…
- Thầy khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy cho học sinh cách làm người, dìu
dắt, nâng đỡ học trị trưởng thành khơng chỉ về nhận thức mà cịn về tâm
hồn, tình cảm, nhân cách,… Chính vì thế nguồn ánh sáng người thầy chiếu
rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người.

2,0

c. Liên hệ thực tiễn:
- HS có thể nói về truyền thống tơn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam:
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Hoặc “ Muốn sang thì bắc cầu kiếu…..”
Xã hội dành riêng một ngày trong năm 20/11 để tôn vinh người
thầy…

- Nhưng thật đáng buồn là truyền thống ấy đang dần bị mai một và biến
đổi về tính chất … HS cần phân tích nguyên nhân và bày tỏ suy nghĩ của
mình trước thực trạng ấy.
- Liên hệ bản thân.

1,0

3

5,0
Yêu cầu về kĩ năng
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp
hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch
lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; khơng q năm lỗi chính tả, khơng mắc lỗi
dùng từ cơ bản…
Yêu cầu về kiến thức
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, mạch cảm xúc của bài thơ:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Hữu Thỉnh
- Sang thu là bài thơ tiêu biểu được nhiều bạn đọc yêu thích và được đánh
giá là một thi phẩm đẹp.
- Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở
miền Bắc Việt Nam. Mạch vận động của cảm xúc khá độc đáo vừa là cảm
xúc trước sự biến đổi của tạo vật sang thu vừa là sự vận động của nhận
thức tư tưởng của nhà thơ.
2. Giải thích sự vận động của mạch cảm xúc trong thơ:

0,5

0,5



Sự vận động mạch cảm xúc trong thơ được hiểu là diễn biến của những
cung bậc, sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình.
3. Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ:
- Bài thơ được viết vào năm 1977, lúc đất nước chuyển mình từ chiến
tranh sang hồ bình. Cuộc sống khẩn trương của thời chiến chuyển dần
sang sự cân bằng lắng lại của thời bình, nhưng khơng vì thế mà giản đơn,
ngược lại nhiều vấn đề trở nên phức tạp hơn.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu vận động khá nhạy cảm, tinh tế,
logic. Hữu Thỉnh nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu bằng
nhiều giác quan khác nhau: Thị giác, thính giác, khứu giác…Với cái nhìn
từ gần đến xa, từ xa đến gần.
- Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh,
mây trắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết
sức tinh vi của thiên nhiên. Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ “hương ổi”,
lập tức tâm hồn thi sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị
giác...) để đón nhận thu về. Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắp
nơi, luồn vào trong sương khiến sương chùng chình bâng khuâng lưu
luyến…→Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên và khúc giao mùa thật tinh tế, sâu
sắc. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Trong sương có gió, có
hương, có tình.
- Từ khơng gian hẹp (vườn, ngõ), từ những gì vơ hình (hương, gió)
chuyển sang khơng gian rộng lớn với nhiều tầng bậc cụ thể hơn (sông,
chim, mây): Sông thì dềnh dàng trơi một cách thanh thản; chim thì vội vã
bay khi cơn gió đầu tiên mang hơi lạnh tới; đám mây mùa hạ vắt nửa mình
sang thu…
- Khơng gian giao mùa ngày càng được mở rộng (trước đó chỉ là khơng
gian hẹp: ngõ, xóm, làng; giờ đây là cả đất trời). Khổ thơ cuối đem đến
cho bài thơ một vẻ đẹp mới làm trọn vẹn thêm ý sang thu của thiên nhiên
tạo vật. Mùa thu dường như đã về, đã sang nhưng vẫn cịn bao nhiêu nắng,

chỉ có cơn mưa đã vơi dần, sấm cũng thưa đi, bớt đi sự bất ngờ, sợ hãi trên
hàng cây đứng tuổi.
=>Có thể nói mạch cảm xúc trong bài thơ vận động một cách tự nhiên, liền
mạch. Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm câu đặt ở cuối bài thơ: Nếu hai khổ
thơ đầu là những cảm nhận trực tiếp từ những biến chuyển hết sức tinh vi
của thiên nhiên, đất trời thì ở khổ cuối mùa thu được cảm nhận bằng đoán
nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm sâu lắng. Cảnh thu đang đi từ
xa vào tâm tưởng, lắng đọng, suy tư về cuộc đời
4. Đánh giá khái quát:
- Sự vận động của mạch cảm xúc cho thấy nhà thơ không dừng lại ở việc
quan sát tinh tế với những hình ảnh cụ thể mà hướng tới những suy ngẫm,
chiêm nghiệm.
- Sang thu không chỉ là khoảnh khắc chuyển mình của thiên nhiên mà cả
hồn người cùng một nhịp sang thu. Vừa lưu luyến, bồi hồi, vừa trang
nghiêm chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng, vừa khiêm
nhường nhưng cũng tự hào kiêu hãnh khi con người đã đi qua những cuộc

3,5

0,5


chiến ác liệt, nay được sống trong bình yên, hạnh phúc, mới càng thấy trân
trọng và yêu cuộc sống tha thiết nhường nào.
Biểu điểm chấm:
* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Kỹ năng tốt.
* Điểm 4 : Đạt những u cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương
đối
hợp lý. Diễn đạt tương đối tốt.
* Điểm 3 : Đạt (một nửa số ý), còn mắc một số lỗi về kĩ năng .

* Điểm 2 : Đạt một số ý , còn mắc nhiều lỗi về kĩ năng.
* Điểm 1 : Kiến thức còn mơ hồ, kỹ năng yếu.
* Điểm 0 : Bài làm lạc đề .

-----------------------HẾT---------------------Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và chấm
điểm một cách linh hoạt, khuyến khích những bài viết sáng tạo, độc đáo .



×