Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TRuoNG_THPT_CaM_XUYeN_50_NaM_XaY_DuNG_Va_PHaT_TRIeN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.89 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hồng Quốc Dũng
Bí thư Đảng Bộ- Hiệu trưởng nhà trường
Tháng 9 năm 1962 ở phía Nam Hà Tĩnh, Trường cấp III phổ thông Cẩm Xuyên *1
được thành lập .Đồn Trường- xã Cẩm Thăng trước cách mạng tháng tám 1945 là đồn
bốt của thực dân pháp. Nhưng giờ đây là trường học của các thế hệ con em nhân dân ở
hai huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên và các xã phía Nam của huyện Thạch Hà.
Năm học đầu tiên trường có 3 lớp 8*2 với 150 học sinh. Hội đồng giáo viên có 9
thầy giáo và hai cán bộ phục vụ, cơ sở vật chất của trường còn nghèo. Phòng học của
học sinh và nhà làm việc của giáo viên cũng chỉ là nhà tranh vách đất. Thầy Hiệu
trưởng Thái Kim Quý quê ở Đồng Lộc phải ở lại trực trường, ít khi có điều kiện về
thăm gia đình. Các thầy giáo có người ở Quảng Trị, Quảng Bình, có thầy ở tận Hà
Nội...phải ở trọ trong nhà dân. Phần lớn học sinh ở xa cũng phải mượn nhà nhân để trọ
học. Số ở cách trường 5 đến 7 km thì hàng ngày đi bộ đến trường từ lúc 5h sáng mới
kịp học.
Trong hồn cảnh vật chất thiếu thốn nhưng thầy cơ giáo tràn đầy nhiệt huyết say mê
giảng dạy, học trò miệt mài chăm chỉ học tập.
Kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của trường đúng vào năm đế quốc Mỹ ném bom miền
Bắc Việt Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của nhân dân miền Bắc đối với cách mạng
miền Nam. Trường đạt kết quả dẫn đầu trong các trường cấp III phổ thông của tỉnh với
tỉ lệ 93%.
Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ ở miền Bắc kéo
dài 8 năm (Từ 1964-1972) trường phải sơ tán xuống các địa điểm nông thôn các xã
trong huyện: Cẩm Huy; Cẩm Thăng; Cẩm Yên; Cẩm Nam; Cẩm Tiến; Cẩm Quan.
Phòng học là nhà tranh vách đất xung quanh là lũy hầm bao bọc thiếu ánh sáng nóng
nực, chật chội... nhưng khó khăn gian khổ khơng làm nản chí thầy và trị.
Đội tuyển học sinh giỏi của trường năm nào cũng lập nên những kì tích rực rỡ. Năm
đầu tiên Ty*3 giáo dục Hà Tĩnh tổ chức thi học sinh giỏi tỉnh ở bậc cấp III *4 phổ thông
vào NH 1964-1965, đội tuyển lớp 8*5 của trường ra quân thắng lợi, được xếp thứ nhất,
đội tuyển lớp 10*6 được xếp thứ nhì trong tổng các đội tuyển, các trường cấp III của
tỉnh. Học sinh Nguyễn Trọng Khoa dự thi học sinh giỏi Tốn tồn miền Bắc*6.


* Từ năm 1965 đến năm 1972 chiến tranh ngày càng ác liệt, học sinh phải học ở các
địa điểm sơ tán.
Tám năm chiến tranh ác liệt, năm nào học sinh của trường cũng giành thắng lợi rực
rỡ trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
Các học sinh: Tôn Phương Lan (NH 1966 - 1967), Nguyễn Xuân Hồng (NH 1967 1968) Nguyễn Công Huấn (NH 1967-1968) đã được Ty giáo dục Hà Tĩnh chọn dự thi
học sinh giỏi mơn Văn tồn miền Bắc. Đặng Quốc Phú (NH 1965 - 1966), Nguyễn
Xuân Minh(NH 1965 - 1968), Lê Văn Chất (NH 1967 - 1968), Dương Đình Đào, Đậu
Xuân Đắc, Trần Viết Tâm, Trần Văn Thiện (NH 1970-1971), Đặng Minh Ất (NH 19711972) được dự thi học sinh giỏi Tốn tồn miền Bắc.


Các đội tuyển học sinh giỏi của trường nhiều lần dẫn đầu trong các kì thi học sinh
giỏi của tỉnh.
Đội tuyển lớp 9*9 của trường được xếp thứ nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh
năm học 1966-1967. Đội học sinh giỏi Toán lớp 10 được xếp thứ nhất trong kì thi học
sinh giỏi của tỉnh năm học 1970-1971.
Nhà trường đã được Bộ Giáo Dục tặng bằng khen về thành tích dạy và học trong
hồn cảnh chiến tranh ác liệt.
Học sinh Trần Công Huấn được Bác Hồ khen về thành tích học giỏi và cơng tác
xuất sắc.
Năm học 1971-1972: nhiều học sinh và thầy giáo phải tạm biệt mái trường cấp III
Cẩm Xuyên để cầm súng lên đường ra trận. Trong số tịng qn lần này có 8 thầy giáo
cùng lên đường: thầy Phan Tiến Cung, Nguyễn Phú Thọ, Đinh Xuân Hội, Trần Quang
Minh, Lê Sáng, Đặng Hòa Bội, Chu Đức, Nguyễn Khắc Thuần. Thầy Chu Đức hi sinh
trên đường hành quân ra trận.
Tháng 3/1973 sau hai tháng đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc-trường trở về
nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng lại. Phạm vi
tuyển sinh của trường cũng thu hẹp lại trong 20 xã phía nam của huyện sau khi hai
trường cấp III Kỳ Anh và Cẩm Bình được thành lập.
Hai năm học cuối cùng trước ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30/5/1975)
hàng trăm học sinh và thầy giáo đã xung phong lên đường vào Nam để cùng đồng bào

miền Nam chiến đấu giải phóng hồn tồn đất nước.
Đất nước hịa bình thống nhất (1976) trường cấp III Cẩm Xuyên bước sang một kỉ
nguyên mới: xây dựng lại trường đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Những dãy nhà xây
bằng gạch lợp ngói, đã thay thế dần những nhà tranh vách đất. Số lượng học sinh cũng
tăng dần qua từng năm học. Cũng từ đây sự phát triển của nhà trường cũng biến đổi
theo sự thăng trầm của đất nước.
Từ năm 1978 - 1988 nhà trường trải qua một thời kì khó khăn về mọi mặt. Cuộc
sống của thầy cô giáo thiếu thốn về vật chất. Đồng lương không đủ trang trải cuộc
sống. Nhiều thầy cô giáo phải làm thêm nghề phụ, mượn ruộng đất của các xã lân cận
để tự túc một phần lương thực. Không ít học sinh vì hồn cảnh gia đình khó khăn về
kinh tế đành phải bỏ học.
Trong thử thách gian nan ấy, đội ngũ thầy cô giáo của trường vẫn nhiệt tình say mê
giảng dạy. Những thầy cơ một thời là "Anh Bộ Đội Cụ Hồ" là những chiến sĩ Trường
Sơn giờ đây trở lại bục giảng đã tiếp tục phát huy được phẩm chất của người lính "khó
khăn nào cũng vượt qua". Tiêu biểu là những thầy cô giáo: Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn
Hữu Tài, Trần Thị Hường ở tổ Sinh - Thể. Thầy Nguyễn Đình Trí Tổ Lý - Hóa, Thầy
Trần Huy Chương Tổ Văn, Anh Đặng Văn Thìn Tổ hành chính...Có những thầy cơ giáo
gắn bó với nhà trường cho đến ngày về hưu-mặc dù được Sở GD&ĐT điều về cơng tác
ở trường thị xã: thầy Hồng Văn Mậu gv Hóa, cơ Nguyễn Thị Hương gv Tiếng Anh,
thầy Phạm Vinh Thơng gv Tốn...đội ngũ thầy cơ giáo trẻ trong hồn cảnh khó khăn
của trường vẫn tràn đầy nhiệt huyết, vẫn say mê với từng bài Toán bài Văn trên bục
giảng: Thầy Phan Huy Dũng (Văn), cô Tôn Cẩm Hà (Toán), thầy Hồ Việt Anh (Văn).


Trong những năm tháng đầy thiếu thốn gian khổ đó học sinh của trường vẫn phát
huy được truyền thống vẻ vang của thời kì chiến tranh gian khổ . Nhiều học sinh của
trường vẫn đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi của tỉnh: Trương Thị Thủy Thủ
khoa mơn Hóa.
Mặc dù tỉnh Nghệ Tĩnh*8 đã có trường chun Phan Bội Châu thu hút toàn bộ học
sinh giỏi của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng học sinh Lê Ánh Dương của trường vẫn

lọt vào đội tuyển quốc gia môn văn của tỉnh Nghệ Tĩnh năm học 1976 - 1977.
Số lượng học sinh đậu vào Đại học, Cao đẳng của trường vẫn chiếm tỉ lệ cao so với
các trường trong tỉnh. Năm 1992 lễ kỉ niệm 30 năm thành lập của trường THPT Cẩm
Xuyên được diễn ra long trọng-những thành tựu về giảng dạy và học tập của thầy và
trò đã làm nhiều người phải kinh ngạc và trầm trồ thán phục. Hơn 3000 học sinh đã học
xong đại học và trên đại học. Có 56 Tiến sĩ và Phó tiến sĩ đang giảng dạy ở nhiều
trường Đại học và Cao đẳng. Có 27 cựu học sinh được nhà nước phong học hàm Giáo
sư và Phó Giáo sư . Hơn 3500 cựu học sinh đã tốt nghiệp cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp. Số học sinh tham gia lực lượng vũ trang đã có 127 người có quân hàm
từ cấp tá trở lên. Số học sinh ra trận trong thời kì chống Mỹ có 165 ngươì đã hi sinh
trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Nhiều học sinh trưởng thành được Đảng và Nhà nước giao phó những nhiệm vụ,
những trọng trách trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, xã hội. Tiến sĩ
Đặng Quốc Tiến Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Tiến sĩ Phạm Hùng Tổng giám đốc Li-La-Ma
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; GS-TS Đặng Quốc Phú - chủ nhiệm khoa Điện
lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội; GS-TS Trần văn Thiện phó hiệu trưởng trường ĐH
KTQD TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Vinh Quang Vụ trưởng ở Bộ ngoại giao....
Sau 30 năm Trường THPT Cẩm Xuyên đã phát triển lên một bước mới. Các nhà
học của học sinh lần lượt được xây dựng kiên cố bằng các dãy nhà cao tầng. Nhà làm
việc của trường cũng được kiên cố hóa. Từ lớp học đến phịng làm việc của thầy cô
giáo dều được trang bị đầy đủ các phương tiện quạt mát, thắp sáng. Hệ thống nhà vệ
sinh, nhà công vụ, nhà học bộ môn, thiết bị thư viện được xây dựng , mua sắm đầy đủ
đảm bảo tiêu chí của một trường chuẩn Quốc gia. So với ngày đầu thành lập, cơ sở vật
chất của trường sau 30 năm, được đầu tư xây dựng gấp hàng ngàn lần. Diện tích của
trường được mở rộng gấp 3. Số lượng học sinh có năm lên đến 2300 em-với 48 lớp.
Đội ngũ cán bộ thầy cô giáo hơn 100 người. Chất lượng HSG vẫn là thành tích trội nổi
của giai đoạn này: các học sinh đạt thủ khoa trong các kì thi HSG tỉnh tăng lên khơng
ngừng: Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Huy, Nguyễn Văn Hồn(M. Tốn); Nguyễn Kiên
Cường, Nguyễn Quốc Trí, Trương Thị Hương, Hồng Thị Hạnh(M. Sinh); Hồ Thị
Thảo, Lê Văn Đức(M. Sử); Lê Phương Đông(M. Lí).

Thành tựu to lớn của trường vẫn là thành quả của thầy và trò trong dạy và học. Năm
học thứ 40 của nhà trường đã có hơn 4000 học sinh đã học xong và đang học ở bậc Đại
học và trên Đại học. Hơn 4600 học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, gần 1000 học sinh đã
tốt nghiệp Trung cấp.
Học sinh của trường đã có mặt khắp mọi vùng miền của đất nước. Nhiều học sinh
trưởng thành đã đảm nhiệm nhiều trọng trách trong bộ máy cơ quan nhà nước ở Trung
ương và địa phương. Đó là những thành tựu của đất nước, địa phương trong thời kì đổi


mới ở một trường THPT. Trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng Ba năm 2002.
Sau 40 năm nhà trường đã tập trung hoàn thiện các tiêu chí của một trường chuẩn
Quốc gia. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đầy đủ và khang trang nhất từ
trước tới nay. Chất lượng học tập của học sinh khơng ngừng được nâng cao. Các kì thi
học sinh giỏi tỉnh, 9 đội tuyển của các mơn Tốn, Lí, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng
Anh, Tin học ln giành được những thứ hạng cao trong tỉnh. Nhiều học sinh tham gia
thi học sinh giỏi 2 môn đều đậu với số điểm cao: học sinh Phan Thị Nga đã đậu giải ba
cả hai mơn Văn và Địa lí trong kì thi học sinh giỏi tỉnh và đậu học sinh giỏi quốc gia
mơn Địa lí NH 2001 - 2002; học sinh Hồng Thị Hạnh thủ khoa mơn Sinh NH 2002 2003, học sinh Trần Thị Lê Na là thủ khoa môn Địa lí 11 NH 2003-2004, Chu thị Hằng
là thủ khoa môn Văn NH 2007 - 2008, Trần Thị Hương Quỳnh thủ khoa mơn Địa lí NH
2011-2012.
Từ năm 2002-2012 học sinh giỏi của trường THPT Cẩm Xuyên có 655 em đậu từ
giải khuyến khích đến thủ khoa. Nhiều năm đội học sinh giỏi của trường được xếp thứ
4 đến thứ 7 trong 43 trường THPT của tỉnh.
Số học sinh đậu vào Đại học và Cao đẳng của trường trong 10 năm từ năm 20022012 hơn 3000 em có những học sinh đạt 29,75 điểm của 3 môn khối A như Trần Vũ
Hải (NH 2007 - 2008), đậu 2 trường Đại học, 3 mơn trên 27 điểm khối A: Nguyễn
Hồng Long, Nguyễn Đình Lương (NH 2006 - 2007).
Năm học 2009 - 2010 trường được cấp trên công nhận là trường chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2010 - 2015.
Đội ngũ giáo viên giỏi của trường ngày một đông đảo các giáo viên liên tục nhiều

năm là giáo viên giỏi: Nguyễn Thanh Hải (Sinh), Trần Thị Hường (Sinh), Bùi Văn
Diền (Địa lí), Bùi Thị Hoa (Sử), Đậu Vỵ (Văn), Nguyễn Đình Quế (Tốn), Nguyễn
Đình Lục (GDCD),Đặng Quốc Hà (Tốn), Nguyễn Thị Phượng (Lí) Nguyễn Tiến
Thạch (Hóa), Lê Nhật Bình (GDCD), Đào Phương Lan (Sử), Nguyễn Đình Nhâm
(Tốn), Phạm Thị Hải Lý (Hóa). Gần đây có thêm nhiều giáo viên trẻ: Trần Quang
Trung (Địa), Đặng Hữu Thứ (Thể dục), Nguyễn Huy Quốc (Địa), Phan Thị Nga (Văn).
50 năm qua nhiều thầy cô giáo đã được cấp trên bổ nhiệm các chức vụ quản lí ở các
trường trong và ngoài tỉnh: Thầy Xuân Hoài: Giám đốc Sở Văn hóa Thơng tin Hà Tĩnh,
Thầy Trần Ninh: Trưởng phịng Đào tạo Sở GD và ĐT Hà Tĩnh, cô Tôn Cẩm Hà cán bộ
Tỉnh Đoàn Nghệ Tĩnh, thầy Hồ Việt Anh Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa - Du
lịch - Thể thao Hà Tĩnh, thầy Nguyễn Đăng Ái Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà
Tĩnh, thầy Lâm Quang Lãn trưởng phòng Giáo dục huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị ,
thầy Phan Đình Nhã Trưởng phịng Giáo dục huyện Hương Sơn, thầy Thái Văn Tình Hiệu trưởng Trường THPT Châu Đốc tỉnh An Giang, Thầy Trần Văn Quán - Trưởng
phòng Giáo dục huyện Cẩm Xun, Thầy Nguyễn Đình Trí - Hiệu trưởng trường
THPT Cẩm Xuyên, Thầy Hoàng Quốc Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình
Liễn...vv.
Trọn nửa thế kỉ Trường TPHT Cẩm Xuyên đã có hơn 5500 học sinh đã và đang học
Đại học, trên Đại học. Hơn 6000 học sinh đã học và đang học Cao đẳng, 3500 học sinh
đã học và đang học các trường Trung cấp chuyên nghiệp.


Số học sinh bảo vệ xong luận án Tiến sĩ là 70 người. Trong đó có hơn 30 Giáo sư
và Phó giáo sư đang dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng trong và ngoài nước. Tiêu
biểu cho lớp Giáo sư trẻ: PGS-TS Lê Anh Tuấn (Khóa học 1989 - 1992), Phó Viện
trưởng Viện Cơ khí Động lực Đại Học Bách Khoa Hà Nội ...
Trên lĩnh vực kinh tế: Nhiều học sinh thành đạt rực rỡ: Tổng giám đốc Li-La-Ma
TS Phạm Hùng (Khóa học 1967 - 1971), Tổng giám đốc Hanvico TS Phạm Tuần
(Khóa học 1964 - 1967), Tổng giám đốc cáp Việt Nam (Khóa 1989 - 1992) Ths
Nguyễn Viết Hùng …
Hàng trăm sĩ quan quân đội, công an, an ninh là cựu học sinh của trường có quân

hàm cấp tá đến cấp tướng tiêu biểu: Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn
Hải Bằng học sinh (Khóa học1965 - 1968), Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Đức Tới (Khóa học 1973-1976), Đại tá Trần Lợi Phó
Giám đốc Cơng an tỉnh Hà Tĩnh học sinh (Khóa 1971 - 1973). Đại tá Nguyễn Đình Vũ
- Trưởng phịng cơng tác Đảng - Cục V26 Bộ Cơng an...
Những thành tích của trường 50 năm đã được Đảng, nhà nước, ngành Giáo dục và
chính quyền địa phương ghi nhận, khen thưởng. Nhân ngày kỉ niệm 50 năm thành lập
trường 4/11/2012 tới-nhà trường được Sở GDĐT Hà Tĩnh và ban thi đua tỉnh Hà Tĩnh
đề nghị nhà nước tặng thưởng Hn chương lao động Hạng nhì.
Đó là ngày hội chào đón Tin vui của tất cả thầy và trò trường THPT Cẩm Xuyên từ
trước đến nay.
Chú thích:
1-Tên gọi của Trường THPT ngày đó; 2- Lớp 10 ngày nay; 3-Tên gọi của Sở GD ngày đó; 4-Bậc THPT;
5- Lớp 10 bây giờ; 6- lớp 12 ngày nay; 7- Lớp 11 ngày nay



×