Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

txhtr2912bcubnd2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.96 KB, 5 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2912 /BC-UBND

Hương Trà, ngày 07 tháng 12 năm 2017

BÁO CÁO
Chương trình An tồn, vệ sinh lao động năm 2017 và kết quả Tháng hành
động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1, năm 2017
Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà báo cáo tình hình thực hiện Chương trình
an tồn, vệ sinh lao động năm 2017 và kết quả Tháng hành động về an toàn, vệ
sinh lao động lần thứ 1, năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 trên địa bàn thị
xã như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
Thị xã Hương Trà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường và 9 xã;
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương: Công nghiệp, xây dựng:
chiếm tỷ lệ 30,13%; Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 39,05 %; Du lịch, dịch vụ
chiếm 30,82 %. Hương Trà là một trong những vùng kinh tế năng động của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Với nguồn cung lao động hơn 61.000 người, nguồn cầu lao động
hơn 140 công ty, doanh nghiệp.
II. Kết quả thực hiện cơng tác an tồn Vệ sinh lao động năm 2017.
1. Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Thực hiện Kế hoạch của số 26/KH-UBND ngày 20/02/2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình an tồn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2017, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 570/KH-UBND ngày


28/3/2017 của UBND thị xã Hương Trà về việc tổ chức hành động ATVSLĐ lần
thứ 1, năm 2017, Quyết định 401/QĐ -UBND ngày 19/5/2017 về việc thành lập
Đoàn Kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động thị xã, năm 2017.
Chủ trì tổ chức và hướng dẫn thực hiện Tháng hành động ATVSLĐ lần thứ 1
năm 2017 cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1, năm 2017 có chủ đề
“Thúc đẩy cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp”.
2. Các hoạt động chính về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động .
2.1 Các hoạt động triển khai trước và trong Tháng hành động
a) Công tác thông tin, tuyên truyền:
Hướng dẫn triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động và kế hoạch tổ chức
Tháng hành động lần thứ 1, năm 2017;
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác an toàn, vệ
sinh lao động và các hoạt động của Tháng hành động.
b) Các hoạt động chuyên đề:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ rủi ro
cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức lớp tập huấn về An toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng và tập
huấn sơ cấp cứu cho mạng lưới An toàn vệ sinh viên của các doanh nghiệp.
1


Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho một số công ty trên địa bàn.
2.2. Các hoạt động triển khai sau Tháng hành động
- Báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động
- Duy trì các hoạt động về an tồn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp
luật; tiếp tục các hoạt động thơng tin, tun truyền, huấn luyện về an tồn, vệ sinh
lao động theo Kế hoạch đã đề ra để tạo ý thức, nề nếp và thói quen tuân thủ các

quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
3. Kết quả Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
lần thứ 1, năm 2017
- Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp có yếu
tố tác động đến cơng tác ATVSLĐ như Công ty CP TM&SX Nhang Thái Hưng,
Công ty TNHH MTV Quang Quân, Công ty TNHH TM Quang Thiện
3.1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hưởng ứng tháng hành động về
an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017
Việc phát động hưởng ứng tháng hành động về an tồn, vệ sinh lao động đã có
sự quan tâm và hưởng ứng của các doanh nghiệp, tuy nhiên qua việc kiểm tra thực
tế của Đoàn kiểm tra thị xã nhận thấy vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thật sự
quan tâm trong công tác ATVSLĐ-PCCN.
Qua kiểm tra có 3/3 doanh nghiệp đã và đang triển khai các hoạt động hưởng
ứng tháng hành động như làm vệ sinh tại nơi làm việc, trang bị phương tiện PCCC,
treo cờ, băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng,..., nhằm nâng cao ý thức cho
người lao động trong thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN. Tuy nhiên, công tác xây
dựng kế hoạch chưa cụ thể, quá trình tuyên truyền chưa được phổ biến sâu rộng
đến tận người lao động.
3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ:
Cùng với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch hưởng
ứng tháng hành động, thì việc xây dựng kế hoạch BHLĐ cũng được các doanh
nghiệp quan tâm có 3/3 doanh nghiệp thành lập Hội đồng BHLĐ với 22 người phụ
trách chuyên trách và bán chuyên trách. Việc thực hiện chế độ tự kiểm tra công tác
ATVSLĐ được các doanh nghiệp chú trọng và tổ chức tự kiểm tra.
3.3. Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động :
a) Việc xây dựng nội quy, quy trình làm việc an tồn
Có 03/3 doanh nghiệp đã xây dựng nội quy ATVSLĐ và tổ chức thực hiện các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động. Có 02/3 doanh nghiệp có sử dụng các
loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đã đăng ký kiểm định.
b) Huấn luyện ATVSLĐ

Có 03/3 doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động được huấn
luyện về ATVSLĐ. Có 39 người được huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu và ATVSLĐ.
c) Chăm sóc sức khỏe người lao động
Khám sức khỏe định kỳ: Qua kiểm tra có 02/3 doanh nghiệp thực hiện khám
sức khỏe định kỳ cho người lao động với 90 người được khám. Tại thời điểm kiểm
tra Công ty CP TM&SX Nhang Thái Hưng chưa thực hiện khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu nhưng
chưa đủ danh mục thuốc sơ cấp cứu theo quy định, thiếu trang cấp nẹp sơ cấp cứu.
d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2


Tất cả các doanh nghiệp áp dụng thời giờ làm việc 08 giờ/ngày, 48 giờ/tuần;
bố trí cho người lao động nghỉ lễ, tết. Tất cả các doanh nghiệp đều tổ chức làm
thêm giờ vào thời gian cao điểm sản xuất và trả ngày lương thêm giờ thực hiện
theo quy định pháp luật.
e) Chế độ bồi dưỡng nặng nhọc độc hại bằng hiện vật
Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật cho 315
người lao động như sữa, bánh ngọt, .., tổ chức ăn tại chỗ vào giữa buổi.
f) Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương.
Qua kiểm tra 03 doanh nghiệp thực hiện hệ thống thang lương, bảng lương
theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tuy
nhiên chưa đăng ký với cơ quan chức năng.
g) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Có 03/3 doanh nghiệp thực hiện trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho
người lao động và người sử dụng lao động như áo quần, găng tay, khẩu trang, ủng,
nút chống ồn…, tuy nhiên qua kiểm tra tại các đơn vị mặc dù người lao động được
trang cấp phương tiện BHLĐ nhưng lại không sử dụng hoặc sử dụng không đúng
cách.

h) Môi trường lao động và điều kiện phúc lợi:
Có 03/03 doanh nghiệp tổ chức đo kiểm môi trường lao động. Tuy nhiên có
Cơng ty TNHH MTV Quang Qn đo kiểm mơi trường tiếng ồn vượt quá quy định
cho phép (90dAB).
Về điều kiện phúc lợi hầu hết các doanh nghiệp đều tạo các điều kiện phúc lợi
cho người lao động như cung cấp đầy đủ nước uống, nhà vệ sinh riêng nam, nữ.
Ngồi ra một số doanh nghiệp có hỗ trợ các điều kiện phúc lợi khác cho người lao
động như cho người lao động có con nhỏ về sớm trước một giờ hoặc đi làm muộn
(Công ty TNHH MTV Quang Quân, Công ty TNHH TM Quang Thiện)
3.4. Công tác PCCN:
Hầu hết các doanh nghiệp có xây dựng phương án PCCN, có 03/3 doanh
nghiệp thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy; các doanh nghiệp có bố trí
phương tiện PCCC như bể nước, bình chữa cháy, xe đẩy chữa cháy, lăng vịi, cát,
hệ thống thơng gió, đèn thốt hiểm,…Tuy nhiên, số bình chữa cháy hỏng vẫn chưa
được thay thế kịp thời và hết hạn sử dụng, một số vị trí cịn thiếu và đặt bình ở vị
trí chưa thích hợp. Số người biết thao tác sử dụng dụng cụ PCCC còn hạn chế.
III. Nhận xét chung về kết quả triển khai thực hiện
Chương trình an tồn, vệ sinh lao động và Tháng hành động
về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1, năm 2017.
1. Ưu điểm:
- Chương trình ATVSLĐ đặc biệt là Tháng hành động ATVSLĐ lần thứ nhất
năm 2017 được tuyên truyền, phát động sâu rộng đến các cấp, các ngành, doanh
nghiệp và người lao động. Quá trình thực hiện chú trọng đến các ngành, lĩnh vực
trọng điểm, đặc biệt là trong các ngành, nghề có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng
nhọc, độc hại đáp ứng được mục đích, yêu cầu của Kế hoạch đề ra.
- Chương trình ATVSLĐ năm 2017 được nhiều cơ quan, đơn vị tham gia
hưởng ứng tích cực, với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả tạo sự chuyển biến
trong nhận thức, hành vi của người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân.
3



Các doanh nghiệp nêu cao trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động, tích
cực cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn trong sản xuất, phối kết hợp tốt
và bằng nhiều giải pháp đồng bộ công tác BHLĐ. Các đơn vị, doanh nghiệp đã
thực hiện tốt các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như (áo quần, găng tay, giày...),
tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao
động.
Hầu hết các đơn vị được kiểm tra chưa có tai nạn lao động nghiêm trọng xảy
ra tính đến thời điểm kiểm tra và ln tự kiểm tra về công tác BHLĐ tại đơn vị mình.
Các doanh nghiệp đã tiến hành khắc phục những tồn tại kiến nghị của Đoàn
kiểm tra liên ngành.
Kết quả thực hiện ATVSLĐ đã góp phần tích cực trong việc xây dựng mối
quan hệ lao động hài hòa ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
2. Khuyết điểm, tồn tại:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thực hiện ATVSLĐ còn một số tồn tại
cần khắc phục:
Lãnh đạo một số đơn vị, doanh nghiệp chưa nắm vững các quy định về
ATVSLĐ, chưa đề cao trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức đến người lao động.
Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở một số đơn vị, doanh nghiệp chưa quan tâm
đến các chế độ, chính sách đối với người lao động, chưa thực hiện tốt chức năng
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Người lao động ở một số đơn vị, doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc sử
dụng các dụng cụ bảo hộ lao động được trang cấp.
Lãnh đạo doanh nghiệp và cơng đồn một số doanh nghiệp thiếu đôn đốc,
kiểm tra việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của người lao động trong
thời gian làm việc, vẫn còn một số người lao động không sử dụng mặc dù đã được
trang bị đầy đủ.
Công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận y tế; tủ thuốc y tế sơ cấp cứu tại

các doanh nghiệp chưa đầy đủ danh mục thuốc theo quy định.
Vẫn còn doanh nghiệp chưa đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương
theo mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày
14/11/2016 của Chính phủ.
Cơng tác đăng kiểm môi trường lao động, đo đạc các yếu tố độc hại, lập báo
cáo kiểm sốt ơ nhiễm định kỳ chưa được quan tâm thực hiện đúng theo quy định.
Công tác vệ sinh môi trường nơi làm việc chưa được quan tâm.
Văn bản của Chính phủ thay đổi nên các doanh nghiệp chưa xây dựng phương
án PCCN phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế. Thiếu kiểm tra các
phương tiện, thiết bị PCCC để thay thế kịp thời.
IV. Phương hướng nhiệm vụ năm 2018
1. Nhiệm vụ:
Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về Bảo hộ lao động trên các
phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đến tận cơ sở, từng người lao động.
Xây dựng Kế hoạch Chương trình ATVSLĐ năm 2018 và Tháng hành động
ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018.
Chủ động phối hợp, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp.
4


2. Mục tiêu:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ cho người sử
dụng lao động;
Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động,
thực thi có hiệu quả Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động tại các mơi trường
khơng có hợp đồng lao động.
Đẩy mạnh cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động trong các cơ sở kinh
doanh; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; chủ động
phịng ngừa, giảm ơ nhiễm mơi trường lao động, hạn chế tai nạn lao động, hạn chế

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Doanh nghiệp phải có kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm; Cán bộ, công
nhân phải được huấn luyện và có thẻ an tồn lao động; Máy, thiết bị có u cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động phải được kiểm định; Người lao động phải được
trang bị phương tiện bảo vệ cháy nổ; Thực hiện đúng thời gian làm việc, nghỉ ngơi
của người lao động theo luật định.
3. Những biện pháp thực hiện mục tiêu :
Cần phân bổ kinh phí thường xuyên hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, trang
bị phương tiện cần thiết cho các cơ quan thực hiện chức năng chuyên môn, nghiệp
vụ công tác bảo hộ lao động, thanh – kiểm tra theo quy định của nhà nước;
Xây dựng chương trình, nội dung giám sát, kiểm tra việc thực hiện luật An
toàn – vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ tại các doanh nghiệp;
Phối hợp với Liên đoàn lao động thị xã xây dựng chương trình, nội dung, tổ
chức tuyên truyền các quyền và lợi ích người lao động theo Pháp luật lao động nói
chung, an tồn – vệ sinh lao động nói riêng đến tận cơ sở.
V. Kiến nghị:
- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch
tổ chức thường xuyên về ATVSLĐ, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ ở các
chợ, trang cấp bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động. Đầu tư kinh phí hoạt
động Chương trình ATVSLĐ để đảm bảo thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
- Các ban ngành, đoàn thể, xã phường, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm
vụ và tình hình thực tế xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết
thực và báo cáo kết quả triển khai Chương trình ATVSLĐ và đặc biệt là Tháng
hành động để tổng hợp đánh giá chung.
Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH;
- Các phòng ban, ngành thị xã;
- UBND các xã, phường;
- Các thành viên Đồn kiểm tra;
- Các cơng ty, doanh nghiệp;

- Lưu VT, LĐTBXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hồng Thắng

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×