Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

txhtr572khubnd2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.77 KB, 5 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
Số: 572 /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hương Trà, ngày 20 tháng 4 năm 2015

KẾ HOẠCH
Điều tra, khảo sát người khuyết tật (trong đó có người khuyết tật
là nạn nhân của bom mìn) trên địa bàn thị xã Hương Trà năm 2015.

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc Điều tra, khảo sát người khuyết tật (trong đó có người
khuyết tật là nạn nhân của bom mìn) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
Thực hiện chương trình cơng tác năm 2015, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà
ban hành Kế hoạch điều tra, khảo sát người khuyết tật trên địa bàn thị xã Hương Trà
năm 2015 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH -U CẦU
1. Mục đích
Điều tra, khảo sát thống kê, thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác về người
khuyết tật (trong đó có người khuyết tật là nạn nhân bom mìn) trên địa bàn thị xã để
hình thành dữ liệu về người khuyết tật, làm cơ sở xây dựng các chương trình, đề
án, dự án, kế hoạch thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người khuyết tật
theo lộ trình của Luật Người khuyết tật và Công ước quốc tế về quyền người khuyết
tật đã được Việt Nam tham gia ký kết.
2. Yêu cầu
- Việc điều tra, khảo sát người khuyết tật phải thực hiện đúng quy trình, bảo


đảm đầy đủ, chính xác các thơng tin theo quy định.
- Điều tra viên là người hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn, trực tiếp đến
từng hộ gia đình để quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin của người khuyết tật;
- Công tác điều tra, khảo sát phải được tiến hành từ thôn, tổ dân phố do Ủy
ban nhân dân các xã, phường trực tiếp chỉ đạo triển khai và thực hiện; Đảm bảo
tính khách quan, chính xác, khơng bỏ sót đối tượng điều tra và phải thực hiện đúng
tiến độ thời gian quy định.
- Kết quả điều tra, khảo sát người khuyết tật được UBND các cấp phê duyệt,
phải có độ tin cậy cao, được sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác
quản lý, can thiệp trợ giúp và thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật năm
2015 và các năm tiếp theo.
II. TIÊU CHÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
1. Tiêu chí
Căn cứ theo Luật Người khuyết tật, Cụ thể:
1


1.1. Về Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
1.2. Về dạng tật bao gồm:
Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần
kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác….
1.3. Về mức độ khuyết tật
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự
thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện
một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định
tại điểm a và điểm b mục này.

1.4. Về các yếu tố liên quan khác đến người khuyết tật như: Học văn hóa, học
nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp xã hội, trợ giúp y tế, hưởng thụ văn hóa...v.v theo
quy định của Luật người khuyết tật.
2. Đối tượng điều tra: Là người khuyết tật đang sinh sống trên địa bàn thị xã .
3. Phạm vi: Tại 16 xã, phường trên địa bàn thị xã.
III. PHƯƠNG PHÁP, THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với quan sát trực tiếp để thu thập
các số liệu liên quan, đồng thời dựa trên cơ sở dữ liệu đang quản lý tại địa phương để
đối chiếu, bổ sung thông tin liên quan đến người khuyết tật.
- Thống kê danh sách và tổng hợp kết quả điều tra theo hệ thống biểu mẫu.
- Dữ liệu, danh sách người khuyết tật và các thông tin liên quan được tạo lập từ
các xã, phường chuyển đến thị xã tổng hợp thơng qua Phịng Lao động – Thương binh
và Xã hội, phòng gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lưu trữ, xây dựng kho
dữ liệu chung của tỉnh.
2. Thời điểm
- Điều tra, khảo sát thí điểm: sau khi đã tập huấn xong cho điều tra viên, giám
sát viên các cấp;
- Điều tra chính thức từ ngày 11 tháng 5 năm 2015 đến ngày 01 tháng 6 năm
2015.
IV. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
1. Cơng tác chuẩn bị điều tra, khảo sát
- Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc điều tra, khảo
sát người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông.
- Chuẩn bị đề cương, kế hoạch điều tra, khảo sát, thống kê người khuyết tật;
phiếu khảo sát và biểu mẫu điều tra, khảo sát, tổng hợp.
- Xử lý số liệu và tạo lập cơ sở dữ liệu về người khuyết tật trên địa bàn.
- Hội nghị triển khai Kế hoạch điều tra.
- Tập huấn cho đội ngũ điều tra viên. Thị xã tập huấn cho điều tra viên các xã,
phường và các thôn, tổ dân phố).

2


- Bố trí lực lượng (điều tra viên) tham gia điều tra, khảo sát người khuyết tật
trên địa bàn.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát
a) Xác định, lập danh sách sơ bộ những người có biểu hiện hoặc nghi ngờ có
khuyết tật đưa vào danh sách nhận diện sơ bộ (danh sách lập theo thôn, tổ dân phố).
b) Điều tra theo danh sách nhận diện sơ bộ đã thống nhất.
c) Kết thúc điều tra, căn cứ thông tin thu thập trên phiếu, Điều tra viên phải lập
danh sách người khuyết tật và các thông tin liên quan theo mẫu báo cáo để tổng hợp
gửi các cấp liên quan, cụ thể:
- Căn cứ vào phiếu điều tra, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố tiến hành tổng
hợp, thống kê lập danh sách người khuyết tật (theo biểu mẫu cấp thôn) gửi UBND xã,
phường.
- Trên cơ sở kết quả tổng hợp của các thôn, tổ dân phố, cấp xã, phường tiến
hành tổng hợp kết quả điều tra và thống kê người khuyết tật (theo biểu mẫu cấp xã)
gửi UBND thị xã thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo kết quả điều
tra, khảo sát của cấp xã báo cáo UBND thị xã theo biểu mẫu và gửi toàn bộ phiếu
khảo sát người khuyết tật; các biểu mẫu cấp thôn, xã, thị xã về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để khai thác và xây dựng kho dữ liệu về người khuyết tật.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn Ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự tốn chi thường xun và
dự tốn chi của các chương trình, đề án liên quan khác hàng năm của các cơ quan,
đơn vị và UBND thị xã theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về tiến độ, thời gian thực hiện
- Từ ngày 05/5/2015 đến 08/5/2015: Tổ chức chuyển giao biểu mẫu và tập
huấn hướng dẫn phương pháp điều tra, khảo sát cho cấp xã, phường.

- Từ ngày 11/5/2015 đến ngày 01/6/2015: tiến hành điều tra, khảo sát tại địa
bàn thôn, tổ dân phố.
- Từ ngày 10/6/2015 đến 20/6/2015: cấp xã, phường tổng hợp kết quả điều tra,
khảo sát và báo cáo gửi về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Từ ngày 21/6/2015 đến ngày 30/6/2015: phòng LĐ-TB&XH tổng hợp và báo
cáo UBND thị xã và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trách nhiệm thực hiện
a) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát người khuyết tật; chịu trách nhiệm về
biểu, mẫu, phiếu khảo sát, tổng hợp, in ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu khảo sát, biểu
mẫu tổng hợp.
- Hướng dẫn UBND các xã, phường thực hiện Kế hoạch điều tra, khảo sát.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát cho cấp xã, phường.
- Chỉ đạo việc tổ chức điều tra, khảo sát trên địa bàn.
- Kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
3


- Cập nhật thông tin về người khuyết tật vào phần mềm (nếu có) hoặc hồ sơ lưu
trữ để làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
b) Trung tâm Y tế
Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương trong
quá trình tập huấn cho điều tra viên các dấu hiệu để nhận biết người khuyết tật, dạng
tật và mức độ khuyết tật theo quy định hiện hành.
c) Phịng Tài chính – Kế hoạch
Chủ trì, phối hợp với phịng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy
ban nhân dân thị xã bố trí kinh phí từ ngân sách cho các địa phương, đơn vị thực hiện
Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; Hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch này.
đ) Hội người khuyết tật; Hội người mù và các Hội, đồn thể có liên quan chủ

động phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế
hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
e) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, yêu cầu của việc điều tra, khảo sát người
khuyết tật.
- Tổ chức, bố trí lực lượng điều tra, khảo sát người khuyết tật gồm: cán bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, các ban, ngành, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố và
huy động những người có kinh nghiệm khác.
- Chỉ đạo lực lượng điều tra viên xác định, lập danh sách và điều tra những đối
tượng thuộc diện điều tra, khảo sát.
- Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả điều tra, khảo sát người khuyết tật theo
đúng tiến độ, quy định.
- Cập nhật thông tin về người khuyết tật vào phần mềm (nếu có) hoặc hồ sơ lưu
trữ để làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này các ban, ngành, UBND các xã, phường căn cứ
chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa
phương trước ngày 10/5/2015; chậm nhất trước ngày 30/6/2015 báo cáo UBND thị xã
kết quả thực hiện thơng qua Phịng Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Văn phịng
HĐND&UBND thị xã có trách nhiệm đơn đốc, báo cáo thường xun với Chủ tịch
UBND thị xã về tình hình, triển khai thực hiện kế hoạch.
Trong q trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về
UBND thị xã để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Sở LĐTB&XH;
- CT, PCT UBND thị xã;
- Các đơn vị nêu tại mục VI;
-Lưu VT.


KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Hà Cảnh Lộc
4


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×