Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TUaN_24_73c952cecf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.71 KB, 45 trang )

TUẦN 24
Thứ hai, ngày 8 tháng 03 năm 2021
Giáo dục tập thể
VÌ THẾ GIỚI HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được Lịch sử và ý nghĩa của ngày Quốc tế hạnh phúc
20/3.
- Vẽ tranh, đọc thơ, hát có nội dung tun truyền, ca ngợi hịa bình.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ, các bài thơ, bài hát
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Em yêu hòa bình
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngày Quốc tế hạnh phúc
20/3
Thảo luận: Tìm hiểu sự hiểu biết của HS.
H. Ngày Quốc tế hạnh phúc có từ khi nào? (Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt
động nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”.)
H. Ngày Quốc tế hạnh phúc hàng năm vào ngày nào? ( 20/3)
H. Hằng năm ở các địa phương trên cả nước được tổ chức như thế nào?
H. Tại địa phương em được tổ chức ra sao?
Giáo viên chia sẻ thêm
Ngay sau khi Đại hội đồng LHQ quyết định lấy ngày 20/3 hàng năm là Ngày
Quốc tế hạnh phúc, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày
26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế hạnh
phúc 20/3 hàng năm”. Đây là điều mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện
mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và
hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về Ngày Quốc tế hạnh phúc để từ đó có
hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc.


Năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân
Ngày Quốc tế hạnh phúc. Chủ đề Ngày Hạnh phúc năm 2014 của Việt Nam: "Yêu

1


thương và chia sẻ" được tiếp nối từ chủ đề "Kết nối yêu thương" của Năm Gia đình
Việt Nam 2013.
Năm 2015, Ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức với nhiều hoạt động phong
phú và gắn với kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
nhằm tuyên truyền về hạnh phúc nói chung và người Việt Nam nói riêng bao gồm
hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình, hạnh phúc dịng họ, hạnh phúc cộng đồng,
hạnh phúc nghề nghiệp, hạnh phúc học đường…
Năm 2016, các hoạt động được tổ chức hưởng hứng Ngày Quốc tế hạnh phúc
đã diễn ra với nhiều hoạt động gắn với các ngày kỷ niệm trong tháng 3 và Ngày
chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân. Hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm, nâng
cao nhận thức của toàn xã hội để từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm
xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc.
Năm 2017, Ngày Quốc tế hạnh phúc với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ" với
các khẩu hiệu chính như: Hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3; hãy
hành động vì gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng môi trường
sống, học tập và làm việc hạnh phúc.
Nhằm kết nối yêu thương của những người trong gia đình cũng như tồn xã
hội, năm 2018, Ngày Quốc tế hạnh phúc lấy chủ đề là "Thương yêu và chia sẻ".
Chủ đề này nhằm đem thông điệp yêu thương và chia sẻ tới mọi người dân Việt
Nam. Mỗi người bằng hành động thiết thực nhất góp phần đem lại hạnh phúc cho
chính bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần phát triển an sinh xã hội, xây
dựng mục tiêu: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc'.
Năm 2019, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 tiếp tục với chủ đề "Yêu thương và
chia sẻ", nêu bật lịch sử, ý nghĩa của Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, chủ đề và

thông điệp của LHQ, chủ đề, khẩu hiệu riêng và các hoạt động của Việt Nam nhân
Ngày Quốc tế hạnh phúc; tuyên truyền chính sách, pháp luật và việc thực hiện
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình
no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; nêu gương người tốt, việc tốt...
Năm 2020, Bộ VH,TT&DL cũng đã xây dựng nhiều hoạt động tuyên truyền
về lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế hạnh phúc; chủ đề và thông điệp của LHQ; chủ
đề, khẩu hiệu riêng và các hoạt động của Việt Nam; chính sách, pháp luật và việc
thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nêu gương người tốt, việc tốt; các hoạt
2


động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu
hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá
nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân,
gia đình và cộng đồng.
Hoạt động 2: Trưng bày tranh – hát, đọc thơ với chủ đề ca ngợi hịa bình
*Các tổ trưng bày tranh vẽ ở bảng lớp và cử đại diện thuyết trình ( tranh đã
chuẩn bị )
- Học sinh chia sẻ
- GV góp ý
* Hát, đọc thơ có chủ đề ca ngợi hịa bình (HĐ cá nhân)
3. Vận dụng
- GV tổng kết giờ học
- Dặn học sinh tiếp tục vẽ tranh có nội dung ca ngợi hịa bình
- Tiếp tục tun truyền mọi người ln xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và
hạnh phúc.
________________________________
Tập đọc

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TỒN
I. Mục tiêu
- Đọc trơi chảy tồn bài.
- Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (U-ni-xép). Biết đọc đúng một
bản tin với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ hơi nhanh phù hợp với nội
dung thông báo tin vui.
- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn
được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng
đắn về an toàn, đặc biệt là an tồn giao thơng. (trả lời được các câu hỏi trong
SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Ti vi : Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- Cả lớp cùng hát bài hát Khúc hát an toàn giao thông.

3


H. Để thực hiện tốt ATGT các em nên làm những gì? ( đi bộ, đi xe
đạp,....đúng quy định)
H. Ngồi việc chúng ta thực hiện tốt ATGT chúng ta còn làm gì nữa? (Vẽ
tranh tuyên truyền mọi người cùng thực hiện tốt về ATGT)
- Giáo viên nhận xét
B. Khám phá
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ1. Luyện đọc
- Cho HS đọc (HS đọc đúng các từ khó đọc).

- Hai HS đọc cá nhân, từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
(xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn); đọc 2, 3 lượt.
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Hai HS đọc - giải nghĩa.
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc với giọng vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh và nhận giọng
từ khó.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn 1, 2
- HS đọc thầm - trả lời câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi:
? Chủ đề cuộc thi vẽ là gì?(Em muốn sống an tồn).
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
(Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi
miền đất nước gửi về cho Ban Tổ chức).
? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
(Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn,
đặc biệt là an tồn giao thơng rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; Gia
đình em được bảo vệ an tồn; Trẻ em khơng nên đi xe đạp trên đường; Chở ba
người là không được,...).
? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các
em?

4


(Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ
ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những
có nhận thức đúng về phịng tránh tai nạn mà cịn biết thể hiện bằng ngơn ngữ hội

họa sáng tạo đến bất ngờ).
? Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì?
(- Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
- Tóm tắt thật gọn gàng bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc
nắm nhanh thông tin).
HĐ3. Luyện đọc lại
- Cho 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc 4 đoạn trong bản tin; GV hướng dẫn
thêm cho các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui: nhanh, gọn, rõ
ràng.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
C. Vận dụng
- Nêu nội dung chính của bài ?
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin, thực hiện tốt ATGT,
tuyên truyền mọi người cùng thực hiện tốt để có cuộc sống an tồn và chuẩn bị tốt
bài hơm sau.
Tốn
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng các phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số,
cộng một phân số với số tự nhiên.
- BT cần làm: BT1; BT3; HSNK: Cố gắng làm được hết các BT trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- Gọi HS nêu cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số.
- Hai HS nêu, 1 HS thực hiện làm bài tập:
7 1 9
5 3 62

5 1 8
+ = ;
+ = ;
+ =
6 2 6
9 7 63
8 4 8
5


3 1
1 1
+
+
<
2 4
4 5
- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Khám phá
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
HĐ 1. Thực hiện được cộng một số tự nhiên với phân số, phép cộng ba
phân số.
Bài 1: HĐ cá nhân.
- Gọi HS đọc đề bài, suy nghĩ, tìm ra cách làm bài.
- HS làm bài tập vào vở ô li.
4
GV viết lên bảng phép tính: 3 +
5
? Ta thực hiện phép tính này như thế nào?

3
- Phải viết 3 dưới dạng phân số 3 = .
1
4 3 4 15 4 19
Vậy: 3 + = + = + =
5 1 5 5 5 5
4 15 4 19
Viết gọn: 3 + = + =
5 5 5 5
- Cho HS tự làm các bài tập a, b, c.
- HS chữa bài, GV và cả lớp nhận xét. Chẳng hạn:
2 9 2 11
3
3 20 3 23
+ =
a. 3 + = + = ;
b. + 5 = +
;
3 3 3 3
4
4 4 4 4
12
12 42 54
+2=
+
=
c.
21
21 21 21
Bài 2: HĐ cá nhân.

- Gọi HS đọc đề bài, suy nghĩ, tìm ra cách làm bài.
- HS làm bài tập vào vở ô li.
3 2 1 3 2 1
GV cho HS tính: ( + ) + và + ( + )
8 8 8 8 8 8
3 2 1 5 1 6 3
3 2 1
3 3 6 3
( + )+ = + = = ;
+( + ) = + = =
8 8 8 8 8 8 4
8 8 8
8 8 8 4
3 2 1 3 2 1
Vậy: ( + ) + = + ( + )
8 8 8 8 8 8

6


- HS trình bày kết quả, nêu nhận xét; GV hướng dẫn HS rút ra tính chất kết
hợp của phép cộng phân số.
Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể cộng phân số
thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
HĐ 2. Luyện toán giải
Bài 3: HĐ cá nhân.
- Gọi HS đọc đề bài, suy nghĩ, tìm ra cách làm bài.
- GV gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ
nhật.
- Cho cả lớp làm vào vở.

- Gọi HS nêu cách làm và kết quả, GV chữa bài.
29
Đáp số:
m.
30
C. Vận dụng
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các phân số.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà xem trước tiết sau.
Buổi chiều
Khoa học
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh nêu được vai trò của ánh sáng:
+ Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe.
+ Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người,
động vật và ứng dụng kiến thức đó trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Khăn tay sạch, các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK, bảng phụ.
- Phiếu học tập, các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa tờ giấy A4.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
? Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng.
? Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt.
- Gọi HS nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người.
7


- Hai HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.

B. Khám phá
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
HĐ1. Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
+ Mục tiêu:
Nêu ví dụ về vai trị của ánh sáng đối với đời sống con người.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Động não.
- Cho HS tìm ví dụ về vai trị của ánh sáng đối với đời sống con người.
- HS tìm ví dụ về vai trị của ánh sáng đối với đời sống con người và ghi vào
trong giấy (hoặc bìa) đã chuẩn bị rồi dán lên bảng.
Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến.
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Gọi HS nêu ý kiến của mình.
- GV viết thành 2 cột:
+ Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
+ Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- Lưu ý: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng
khác nhau. Trong đó, một số loại tia giúp cho cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho
răng và xương cứng hơn, giúp cho trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên
cơ thể chie cần một lượng rất nhỏ loại tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu
chúng ta ở ngoài nắng quá lâu.
- GV kết luận: (như mục Bạn cần biết – SGK).
HĐ2: Tìm hiểu về vai trị của ánh sáng đối với đời sống của động vật
+ Mục tiêu:
Kể ra được vai trò của ánh sáng. Nêu ví dụ mỗi lồi động vật có nhu cầu ánh
sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu cho HS thảo luận.

- HS nhận phiếu học tập và thảo luận theo nhóm.
Bước 2: HS thảo luận câu hỏi trong phiếu (SGV – 167):
8


? Kể tên một số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm
gì?
? Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào
ban ngày.
? Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó.
? Trong chăn ni, người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng
tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi.
- Nhận xét và bổ sung.
+ Câu 2:
- Động vật kiếm ăn ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú, ...
- Động vật kiếm ăn ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, ...
+ Câu 3:
- Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được
hình dạng, kích thước, màu sắc của các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm
kiếm thức ăn và phát hiện ra những mối nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà
chỉ phân biệt được sáng, tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối.
- GV nhận xét và kết luận (như mục Bạn cần biết – SGK):
Kết luận: Loài vật rất cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn nước uống,
phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn
ảnh hưởng đến sự sinh sáng của một số loài động vật...
C. Vận dụng

- Học sinh nêu vai trò của ánh sáng đối với con người, động vật:
? Cuộc sống của con người và loài vật sẽ ra sao nếu khơng có ánh sáng?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Ánh sáng và việc bảo vệ đơi mắt.
____________________________________
Lịch sử
ƠN TẬP
I.Mục tiêu
1. Kiến thức

9


- Biết hệ thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi
đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện)
các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn
2. Kĩ năng
- Trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngơn ngữ của chính mình. (Tối thiểu
kể lại được một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời
Hậu Lê - thế kỉ XV).
3. Thái độ
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
* Định hướng thái độ: Luôn luôn khâm phục và giữ gìn những truyền thống
tốt đẹp của ông cha ta.
* Định hướng năng lực:
- Trình bày được các giai đoạn lịch sử, các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến
thế kỉ XV.
- Nêu rõ được các sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
- Kể được các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
II. Đồ dùng dạy - học
- GAĐT - Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19.

- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- Cho HS nêu các tác giả, tác phẩm, khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Ba học sinh nêu.
- GV và cả lớp nhận xét bài viết của HS.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Ôn tập
Bước 1: HS làm việc theo nhóm (Ghi vào phiếu).
1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian
sau:
Các triều đại Việt Nam từ 938 -> thế kỉ XV:
Năm 938

Năm 1009

Năm 1226

Năm 1400

10


+ Hoàn thành bảng thống kê.
Thời gian
968
980 - 1009
............................................


1009 - 1226
1226 - 1400
1400 - 1407
1428

Triều đại
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê

Trần
Hồ
Hậu Lê

Tên nước
............................................
............................................
............................................
............................................
............................................

Kinh đô
Hoa Lư
Hoa Lư
Thăng Long
............................................

Thăng Long

............................................


............................................

2. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
Thời gian
Tên sự kiện
968
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
1226
Chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
........................ ...............................................................................................
Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả
- GV tổng kết.
Hoạt động 3: Thi kể về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đã học.
- GV nêu yêu cầu.
- HS kể về nhân vật lịch sử. Có thể dùng kết hợp tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Vận dụng
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc các sự kiện lịch sử tiêu biểu của 4 giai đoạn.
_______________________________
Kĩ thuật

CHĂM SÓC RAU, HOA (TIẾT1).
I. Mục tiêu
11


Sau bài học, HS biết được:
- Mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số cơng việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số cơng việc chăm sóc rau, hoa như: tưới nước, làm cỏ, vun
xới đất... (Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa trong các bồn cây, chậu cây của
trường).
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Cuốc, bình tưới, xô đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình trồng cây con.
+ Xác định vị trí trồng.
+ Đặt hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
B. Khám phá
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc
cây.
a. Tưới nước cho cây
Mục đích:
Cung cấp nước giúp cho hạt nẩy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất
cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. Vì vậy sau khi gieo trồng

phải thường xuyên tưới nước cho cây.
Cách tiến hành:
Ở gia đình em, thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Bằng dụng cụ
gì? trong hình1 SGK người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
b. Tỉa cây
? Thế nào là tỉa cây? (nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo
khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển).
? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
+ Mục đích:
12


Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
+ Cách tiến hành:
Nhổ những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu bệnh. Nếu gieo hốc thì nhổ bớt
những cây nhỏ yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1 – 2 cây. Nếu gieo hạy theo hàng thì nhổ tỉa
bớt những cây trên cùng hàng có được khoảng cách thích hợp.
c. Làm cỏ
+ Mục đích:
? Nêu tác hại của cỏ dại, cây dại?
+ Cách tiến hành:
- Dùng cuốc đào sâu xuống để lấy hết thân ngầm của cỏ dai.
- Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
- Cỏ làm xong phải để một chỗ để phơi khô rồi đốt.
d. Vun xới đất cho rau, hoa
+ Mục đích:
Xới đất: Làm cho đất tơi xốp có nhiều khơng khí.
Vun gốc: Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh.
+ Cách tiến hành:
? Nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất?

- GV làm mẫu và lưu ý HS một số điểm:
- Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
- Kết hợp xới gốc với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc
nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
C. Vận dụng
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
- Dặn các em chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2021
Toán
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận biết trừ hai phân số có cùng mẫu số.
- Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- BT cần làm: BT1; BT2a,b; HSNK: làm được hết các BT trong SGK.
13


II. Đồ dùng dạy học
- GAĐT
- HS: 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 4cm x 12cm, kéo.
- GV: 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 1dm x 6dm.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập1, 2, 3 – SGK.
- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Khám phá
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ 1. Hướng dẫn HS thực hành trên băng giấy:

- GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6
phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt thành 5 phần. Ta được
cắt lấy

5
băng giấy. Cho HS
6

3
5
từ
băng giấy. Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy?
6
6

3
?
6
5
3
- Từ
băng giấy màu, lấy
để cắt chữ. Hỏi cịn lại bao nhiêu phần?
6
6
5
3
2
băng giấy, cắt đi
băng giấy thì còn lại

băng giấy.
6
6
6
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số:
- Vậy để biết băng giấy còn lại mấy phần ta làm phép tính gì?
5 3
- Chúng ta làm phép tính trừ: −
6 6
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện.
- HS quan sát, thực hành trên giấy màu.
- Cho HS nêu kết quả.
5 3
- Vậy − = ?
6 6

14


- Học sinh nêu:

5 3 2
− =
6 6 6

5 3 2
− = ?
6 6 6
- HS thảo luận và nêu: 5 – 3 = 2 được tử số của thương. Mẫu số giữ nguyên.
5 3 5−3 2

− =
=
6 6
6
6
2 3 5
+ =
- Hướng dẫn HS thử lại:
6 6 6
- Dựa vào phép tính cho HS nêu các trừ hai phân số.
- Cho HS nhắc lại.
Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số. Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho
tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
C. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm các bài tập vào vở.( GV giúp đỡ HS yếu)
- Hướng dẫn HS chữa bài. Nhận xét. Chẳng hạn:

- Theo em làm thế nào để có

a.

15 7 15 − 7 8 1

=
=
= ;
16 16
16

16 2

b.

7 3 4
− = = 1;
4 4 4

9 3 6
17 12
5
− = ;

=
d.
5 5 5
49 49 49
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm các bài tập vào vở.( GV giúp đỡ HS yếu)
- Hướng dẫn HS chữa bài. Nhận xét. Chẳng hạn:
Rút gọn rồi tính:
2 3 2 1 1
7 15 7 3 4
= − = ;
a. − = − = ;
b. −
3 9 3 3 3
5 25 5 5 5
11 6 11 3 8

3 4 3 1 2
− = − = =2
c. − = − = = 1 ;
d.
4 8 4 4 4
2 8 2 2 2
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, tự làm vào vở.
- Gọi HS nêu cách làm và kết quả. Gọi HS khác nhận xét.
c.

15


Giải
Phân số chỉ số huy chương bạc và huy chương đồng đoàn Đồng Tháp đã
giành được là:
5 19 5 14
1−
=

=
(tổng số huy chương)
19 19 19 19
14
Đáp số:
tổng số huy chương.
19
D. Vận dụng
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ phân số.

- GV nhận xét đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà xem trước tiết sau.
Chính tả (Nghe – viết)
HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. Mục tiêu
1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả văn xuôi Hoạ sĩ Tô
Ngọc Vân.
2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn tr / ch,
dấu hỏi, dấu ngã (BT2).HSNK: Làm được BT3 (đoán chữ).
II. Đồ dùng dạy học
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2.
- Một số tờ giấy trắng để HS làm BT3.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- GV gọi 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào
vở nháp các từ sau: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh, ...
B. Khám phá
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
HĐ1. Hướng dẫn HS viết chính tả
- HS quan sát tranh - đọc thầm tồn bài.
? Đoạn văn nói điều gì?
- GV đọc - HS viết. GV nhắc các em chú ý những chữ cần viết hoa (Tô Ngọc
Vân, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng Tám, Ánh mặt
trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ, ...).
b. Chấm - chữa bài.
16


HĐ2. Luyện tập
Bài tập 2: HĐ theo cặp đôi.

- GV nêu yêu cầu của bài tập. HS trao đổi cùng bạn để cùng nhau đưa ra
cách làm.
- GV dán 3 – 4 tờ phiếu lên bảng, mời HS lên thi nhau làm bài. Từng em
đọc kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Đoạn a. Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết
của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ
đọc truyện.
Đoạn b. Mở hộp thịt ra chỉ thấy tồn mỡ. / Nó cứ tranh cãi mà không lo cải
tiến công việc. / Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Bài tập 3: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của BT, làm bài vào vở. GV phát giấy cho một số HS.
- HS dán kết quả bài làm lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét.
a) GV chốt lại: Là chữ nho
Nho -> dấu hỏi -> nhỏ
Nho -> dấu nặng -> nhọ
C. Vận dụng
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ghi lại từ ngữ vừa luyện tập để khơng viết sai chính tả
Buổi chiều
Địa lý
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. Mục tiêu
- Học sinh biết chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- HS nêu được một số dặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học của đồng bằng sơng Cửu Long.
- HS thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng
trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sơng Cửu Long: nhờ
có vị trí địa lý thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản
của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.

II. Đồ dùng dạy học
17


- GAĐT: Các bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ giao thông Việt Nam.
Bản đồ Cần Thơ. Tranh, ảnh về Cần Thơ.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh.
? Kể tên các ngành cơng nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
? Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học
lớn cua cả nước.
? Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B.Khám phá
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
a. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
HĐ1: Làm việc theo cặp
Bước 1: HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS lên chỉ trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của Cần Thơ.
(Cần Thơ nằm bên sông Hậu ở trung tâm đồng bằng sơng Cửu Long; vị trí rất
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế...).
b. Trung tâm kinh tế, văn hố và khoa học của đồng bằng sơng Cửu
Long
HĐ2: Làm việc theo nhóm:
Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận
theo gợi ý:
- Trình bày những dấu hiệu thể hiện Cần Thơ là:

+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ).
+ Trung tâm văn hoá, khoa học lớn.
+ Trung tâm du lịch.
- Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng
trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đồng bằng sơng Cửu Long?
(Do vị trí thuận lợi nên Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế,
văn hố, khoa học lớn của đồng bằng sơng Cửu Long. Cần Thơ là nơi tiếp nhận
các mặt hàng nông sản của đồng bằng sông Cửu Long).
18


Bước 2:
- Các nhóm trao đổi trước lớp, GV giúp HS hồn thiện câu trả lời.
- GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi
cho Cần Thơ phát triển kinh tế:
+ Cần Thơ nằm bên sông Hậu ở trung tâm đồng bằng sơng Cửu Long; vị trí
rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh khác trong cả nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trị
lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa cho đồng bằng sơng Cửu Long.
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa, gạo, trái cây, thủy, hải sản
nhất cả nước...
+ Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, gần trung tâm thành phố có
rất nhiều thuyền bè qua lại – trở thành trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam
Bộ.
+ Vườn cò Bằng Lăng nằm ở huyện Thốt Nốt có hàng ngàn, hàng vạn con cị
các loại thu hút rất nhiều khách du lịch...
C. Vận dụng
? Vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành
trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học lớn của đồng bằng sông Cửu Long?
- Cho HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.

- GV nhận xét và đánh giá giờ học.
- Dặn các em về nhà học lại bài và ôn lại các bài từ 11 đến 22 để tiết sau ôn
tập.
______________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS biết chọn và kể được một câu chuyện về một hoạt động mình đã tham
gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh,
sạch, đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc được sắp xếp hợp lý để kể lại rõ ràng. Biết trao đổi
với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
19


II. Đồ dùng dạy học
- Tranh thiếu niên tham gia gìn giữ mơi trường xanh, sạch, đẹp.
- Bảng phụ viết dàn ý của bài kể.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- Cho HS kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái hay, cái đẹp...
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình đã chuẩn bị.
- GV nhận xét - ghi điểm.
B. Khám phá
Giới thiệu bài: Thế giới xung quanh ta rất đẹp nhưng đang bị ô nhiễm. Để
làm cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, các em phải góp sức cùng người lớn...
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Cho HS đọc - GV ghi bảng đề bài, gạch chân dưới các từ quan trọng: Em
(hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố,
trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể lại chuyện đó.
- 2 HS đọc lại đề.
- Cho HS đọc phần gợi ý 1, 2, 3. GV gợi ý HS:
+ Em có thể kể về một buổi em làm trực nhật; hoặc trang trí lớp học; cùng
bố, mẹ dọn dẹp nhà cửa; hoặc tham gia lao động tổng vệ sinh làng xóm, ...
+ Cần kể những cơng việc chính đã làm thể hiện ý thức làm đẹp môi trường.
+ Khi kể, phải biết giới thiệu rõ về câu chuyện, việc làm thể hiện người thực,
việc thực...
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV treo dàn ý của bài kể chuyện, nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu, diễn
biến, kết thúc.
- HS kể chuyện theo lớp, theo cặp. Mỗi HS khi kể xong, đối thoại cùng bạn
về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung; bình chọn những bạn kể sinh động nhất.
C. Vận dụng
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở. Chuẩn bị trước cho
bài kể chuyện Những chú bé không chết

20


Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
- HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III). Biết đặt câu kể Ai

là gì? theo mẫu để giới thiệu về một người bạn hoặc người thân trong gia đình
(BT2, mục III).
- HSNK: Viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Hai tờ phiếu ghi ba câu văn của đoạn văn ở phần Nhận xét.
- Ba tờ phiếu – mỗi tờ ghi nội dung 1 đoạn văn, thơ ở BT1 phần Luyện tập.
- Ảnh gia đình của mỗi HS.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động
- Cho HS đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ đã học (BT1 – tiết LTVC trước).
- Một HS lên bảng làm lại BT3.
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B. Khám phá
1. Giới thiệu bài
Khi làm quen với nhau, người ta thường giới thiệu về người khác hoặc tự giới
thiệu, như: Cháu là con mẹ Mộng Mơ. / Em là HS trường Tiểu học Cương Gián
I, ... Những câu như thế chính là câu kể Ai là gì?
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ1. Phần nhận xét
- Cho bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của các bài tập 1, 2, 3, 4.
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS trình bày kết quả làm việc của mình. GV chốt lại bằng cách dán lên
bảng tờ giấy ghi lời giải:
Câu 1, 2 giới thiệu
Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
về bạn Diệu Chi
Bạn Diệu Chi là HS cũ của Trường Tiểu học
Câu 3 nêu nhận Thành Công.
định về bạn ấy

Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
21


- GV hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? và Là gì ?
+Câu 1:
- Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta? Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Đây là ai ? – Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
+Câu 2:
- Ai là HS cũ của Trường Tiểu học Thành Công ? (hoặc: Bạn Diệu Chi là
ai?)
- Bạn Diệu Chi là HS cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
+Câu 3:
- Ai là họa sĩ nhỏ ? – Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
- Bạn ấy là ai ? – Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
- HS gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? gạch hai gạch dưới bộ
phận trả lời câu hỏi Là gì ? trong mỗi câu văn. HS phát biểu. GV dán lên bảng 2 tờ
phiếu đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng:
Ai ?
Đây
Bạn Diệu
Chi

Là gì ? (là ai ?)
là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
là HS cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
là một họa sĩ nhỏ đấy.

Bạn ấy
? Kiểu câu Ai là gì? khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? ở chỗ

nào?
? Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào trong câu? (bộ phận
VN).
? Bộ phận VN khác nhau thế nào?
- Kiểu câu ai làm gì?
VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Kiểu câu ai thế nào?
VN trả lời câu hỏi như thế nào?
- Kiểu câu ai là gì?
VN trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con
gì?)
HĐ2. Ghi nhớ
- Cho HS rút ra ghi nhớ.
- Ba HS đọc ghi nhớ.
HĐ3. Phần luyện tập
22


BT1.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào vở; trình bày, lớp và GV nhận xét.
- GV giúp đỡ HS yếu – chấm một số bài.
- Cha bi:
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
a. - Thì ra đó là một thứ máy Câu giới thiệu về thứ máy
cộng trừ mà Pa-xcan đà mới.
đặt hết tình cảm của ngời con vào việc chế tạo.
- Đó chính là chiếc máy Câu nêu nhận định về
b. tính đầu tiên trên thế giá trị của chiếc máy tính

giới ... hiện đại.
đầu tiên.
- Lá là lịch của cây
nêu nhận định (chỉ mùa).
- Cây lại là lịch đất
nêu nhận định (chỉ vụ
- Trăng lặn rồi trăng mọc / hoặc năm).
Là lịch của bầu trời.
nêu nhận định (chỉ ngày
c. - Mời ngón tay là lịch
đêm).
- Lịch lại là trang sách.
- Sầu Riêng là loại trái cây nêu nhận định (đếm
quý hiếm của miền Nam.
ngày tháng).
nêu nhận định (năm học).
chủ yếu là nhận định về
giá trị của trái sầu riêng,
bao hàm cả ý giới thiệu về
loại trái cây đặc biệt của
miền Nam.
Bài 2:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS chú ý:
+ Chọn tình huống giới thiệu: Giới thiệu từng bạn trong lớp;
hoặc giới thiệu ngời thân của mình.
+ Nhớ dùng các câu kể Ai là gì? trong bài giới thiệu.
- Từng cỈp HS giíi thiƯu cho nhau nghe
23



- HS từng nhóm lên trình bày, cả lớp và GV nhận xét, bình
chọn bạn có đạon giới thiệu hay nhất. VD:
Giới thiệu các
Mình giới thiệu với Diệu Chi một số thành
bạn trong lớp: viên của lớp nhé. Đây là bạn Bích Vân. Bích
Vân là lớp trởng lớp ta. Đây là bạn Hùng. Bạn
Hùng là HS giỏi Toán. Còn bạn Thơm là ngời
rất có tài kể chuyện. Bạn Cờng là cây đơn
Giới thiệu về ca của lớp. Còn mình là Hằng, tổ trởng.
gia đình:
Mời các bạn hÃy xem tấm ảnh chụp gia
đình mình. Gia đình có 4 ngời. Bố mình
là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An.
Mẹ mình là cô giáo dạy tiếng Anh. Anh trai
mình là HS lớp 9 Trờng THCS Lê Quý Đôn. Còn
đây là mình, con ót trong nhµ.
C. Vận dụng
- GV nhËn xÐt tiÕt häc.
H. Nêu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gỡ?
- Yêu cầu HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn giới thiệu (BT2)
viết lại vào vở.
___________________________________
Th t, ngy 10 tháng 3 năm 2021
Thể dục
BẬT XA VÀ PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY, MANG VÁC.
TRÒ CHƠI : “KIỆU NGƯỜI”
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản
đúng, biết cách phối hợp động tác chạy, nhảy.

- Bước đầu biết thực hiện chạy, nhảy, mang vác.
- Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
Chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò
chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
24


Phần

Mở
đầu

C bn

Kết
thúc

Thời
Nội dung
gian
Phơng pháp
- GV nhận lớp, phổ biến nội 6
- Đ.H.
4
hàng
dung, yêu cầu giờ học.
10p
ngang.

- Cả lớp đứng tại chỗ, vỗ tay,
xxxxxx
hát
xxxxxx
- HS khởi động các khớp cổ
xxxxxx
chân, cổ tay, đầu gối, khớp
xxxxxx
vai, khớp hông.
- Đi đều theo hai hµng däc.
a. Bài tập RLTTBC:
18 - 22p Đội hình 4 hàng
+ Ôn kĩ thuật bật xa.
ngang. Sau chuyển
- Học sinh tập động tác.
sang đội hình hàng
+ Học phối hợp chạy, nhảy, mang vác.
dọc.
- GV hướng dẫn cách tập luyện.
- GV hướng dẫn các em thực hiện
phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý
đảm bảo an tồn.
b. Trị chơi: Kiệu người.
- GV nêu tên trị chơi, giới thiệu cách
Đội hình H. dọc.
chơi.
- GV cho mỗi tổ chức thực hiện trò
xxxxxx
chơi một lần, sau đó giáo viên nhận
xxxxxx

xét, uốn nắn những em lm cha
xxxxxx
ỳng.
xxxxxx
4 - 6p
Cả lớp đi thờng theo một vòng
tròn, thả lỏng cơ thể.
GV nhận xét tiết học.Về nhà
ôn nội dung ®· häc.
_____________________________________
Tốn
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (TIẾP)
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×