Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TUaN_10-B1-Lop_3_f31cdd0f68

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 17 trang )

TUẦN 10
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ- Tìm hiểu ngày 20/11
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong tồn khối với chủ đề
“Kính u thầy cơ” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các
việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy
cơ giáo.
- Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất
của các em.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, bài ca dao tục ngữ nói về
thầy cơ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
2. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Chào cờ
Người thực hiện: Tổng phụ trách: Nguyễn Hiền Thương
B. Chủ điểm: Biết ơn thầy cơ giáo: Tìm hiểu ngày 20/11
1. Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo.
2. Các hoạt động.
* HĐ1: Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam.
- GV giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam cho học
nắm sau đó hỏi:
+ Trong tháng 11 chúng ta có ngày lễ lớn nào? ( Ngày 20/11)
+ Ngày 20/11 là ngày gì? ( Ngày Nhà giáo Việt Nam )
+ Ngày, tháng, năm nào là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên
được tiến hành trọng thể trong cả nước ta? ( Ngày 20/11/1982.) Vậy đến nay
đã được 38 năm.


Các em ạ, cha ơng ta từng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy’’.
Ngày 20.11 đang đến gần, trường chúng ta đang có rất nhiều hoạt động
ý nghĩa chào mừng ngày lễ trọng đại này. Tiết hoạt động giáo dục hơm nay
cơ trị chúng ta một lần nữa tri ân công lao các thầy cô giáo bằng các hoạt
động với chủ điểm: Biết ơn thầy cô giáo.
* Hoạt động trải nghiệm.
* HĐ2:Thi tìm hiểu:
+ Trị chơi : Ai biết tên giáo viên trường mình nhiều hơn ?
- GV phân lớp thành 3 đội :


- Thi tiếp sức ghi tên giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường sau
5 phút đội nào ghi được nhiều hơn đội đó thắng ( trong mỗi đội nêu tên cơ
khơng được lặp lại ) .
+ Thi tìm tên bài hát, bài thơ, bài ca dao tục ngữ nói về thầy cơ: Cách tổ
chức như hoạt động trên .
Ví dụ : Về tục ngữ “ Khơng thầy đố mày làm nên” “ Nhất tự vi sư, bán
tự vi sư” “ Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” Ví dụ : Bài
hát Bụi phấn ; Người gieo hạt,.
* Liên hệ giáo dục. Các em thấy trị chơi có thú vị khơng?
* Củng cố, kết thúc.
- Như vậy, qua tiết học, các em đã biết thêm ý nghĩa và những việc làm
cụ thể chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Cơ chúc cho lớp mình sẽ ngày
càng đồn kết, học giỏi, ngoan ngỗn và các tài năng nhí sẽ ngày càng được
tỏa sáng.
- Lớp phó văn nghê: Mời các bạn hát bài “ Bụi phấn” để kết thúc tiết
học.
_________________________________
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN


Giọng quê hương
I. Mục tiêu
*Tập đọc:
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ từng nhân vật qua
lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu từ khó: Đơn hậu, thành thực, Trung Kỳ, bùi ngùi.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu
chuyện với quê hương với người thân qua giọng nói quê hương thân quen
(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4. K-G trả lời được câu 5)
*Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện; Gia bảo đọc được một đoạn
truyện
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Tập đọc
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
(Yêu cầu em Khoa đọc đúng đoạn 1)
- Đọc từng câu.


tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
(Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đơi mơi mím chặt lộ vẻ đau thương;
Thun và Đồng yên lặng nhì- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: đôn hậu, thành thật, bùi ngùi. HS đặt câu

với từ đôn hậu, thành thật.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời:
H: Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? (Cùng ăn với ba
người thanh niên)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
H: Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? (Thuyên đang
lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả tiền
giúp)
- 1HS đọc to đoạn 3 và trả lời
H: Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? (Vì Thuyên và
Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương
quê ở Miền Trung)
H: Những chi n nhau, mắt rớm lệ)
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? (Giọng quê hương
rất thân thiết, gần gũi; gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với
người thân...)
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) phân vai (người dẫn chuyện, anh thanh
niên, Thuyên) thi đọc đoạn 2, 3.
- Một nhóm thi đọc tồn truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ
Dựa vào 3 tranh minh họa ứng với 3 đoạn của câu chuyện, các em kể
lại từng đoạn câu chuyện
2. Hướng dẫn HS kể lại câu truyện theo tranh

- HS quan sát tranh minh hoạ, 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong
từng tranh ứng với từng đoạn.
Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có ba
thanh niên đang ăn.
Tranh 2: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên,
Đồng và muốn làm quen.
Tranh 3: Ba người trị chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lý do
vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của truyện.
- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo tranh.


- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV cùng lớp đánh giá bạn kể theo tiêu chí đã biết.
3. Củng cố
- Hỏi: Giọng quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Kể chuyện cho người thân nghe
- Đọc à tìm hiểu trước bài Thư gửi bà
________________________________
TỐN

Thực hành đo độ dài.
I. Mục tiêu
- Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo 1 độ dài, biết đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi
với HS như độ dài cái bút.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài 1 cách tương đối chính xác; BT: 1,2,
3a, b.
II. Đồ dùng dạy học

Thước mét
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành- Củng cố
Bài 1: (HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu
- HS tự vẽ được các độ dài như trong bài yêu cầu.
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
- HS nêu cách vẽ.
(Có thể nêu nhiều cách vẽ khác nhau)
Ví dụ: Tựa bút trên thước thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi
số 0 đến vạch có ghi số 5. Nhấc thước ra, ghi chữ A và B ở 2 đầu đoạn
thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 5 cm.
- HS tự vẽ các đoạn thẳng còn lại.
- Chú ý HS vẽ đoạn thẳng EG dài 1dm2cm = 12cm cũng chính bằng
đoạn thẳng CD.
Bài 2: (HĐTN theo nhóm, tổ)
- HS đọc yêu cầu
- HS lấy thước mét ra đo theo tổ rồi báo cáo kết quả.
Bài 3: (HĐ cá nhân)
- GV hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng chiều dài các đồ vật.
Ví dụ: Dùng 1 chiếc thước mét thẳng đứng áp sát chân tường để HS
biết được độ dài 1m (hoặc độ cao) bằng ngần nào.
- Sau đó hướng dẫn HS dùng mắt định ra trên bức tường những độ dài
1m.


- HS tự ước lượng độ dài vào vở.
- Sau đó dùng thước mét đo kết quả.
- HS đọc ước lượng độ dài và kết quả đo được của từng đồ vật.

- HS nhận xét.
- GV tóm tắt kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm.
*Củng cố
- Củng cố lại cách đo
3. Hướng dẫn học ở nhà
- HS về tự đo các đồ vật trong nhà
________________________________
TOÁN

Thực hành đo độ dài (tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
II. Đồ dùng dạy học
Thước mét.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra
2 HS lên bảng làm bài:
4m 3dm = ...... dm
5dm 2cm = ........ cm.
4hm 3dam = ...... dam
5hm 3m = ........ m.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Khởi động: HS nêu kết quả đo đồ vật ở nhà của
mình
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập- Củng cố
Cho HS trải nghiệm đo độ dài
Bài 1(HĐTN nhóm 4)

- HS đọc bài mẫu, hiểu cách đọc.
- HS đọc chiều cao của các bạn trong bảng của SGK.
- HS thảo luận tìm ra bạn cao nhất, bạn thấp nhất.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả: bạn cao nhất là bạn Hương: 1m32cm;
bạn thấp nhất là bạn Nam cao 1m15cm.
Bài 2: (Nhóm 4)
- HS đọc yêu cầu
- GV HD HS đo như trong SGK.
- HS làm bài theo nhóm 4, có nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đo,
nhóm phó ghi kết quả.
- HS đo chiều cao các bạn trong nhóm rồi viết kết quả vào vở.
- Các nhóm đọc kết quả.


+ Bạn cao nhất?
+ Bạn thấp nhất?
*Củng cố
- Đọc lại bảng đo độ dài. yêu cầu HS nhớ số đo của mình để xem cuối
năm mình cao thêm được bao nhiêu cm.
3. Hướng dẫn học ở nhà
- Thực hành đo chiều cao của người thân trong nhà, tiết học sau báo
cáo.
________________________________
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC

Thư gửi bà
I. Mục tiêu
- Đọc đúng: khoẻ, vẫn nhớ, chăm ngoan.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, cụm từ.

- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với
từng kiểu câu.
- Nắm được thơng tin chính của một bức thư thăm hỏi.
- Hiểu được ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với q hương và tấm lịng u
q bà của người cháu.
- GDKNS: Tự nhận thức bản thân, thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra
2 HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của truyện: Giọng quê hương.
Trả lời một câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ (Giúp em Khoa đọc
đúng)
- GV đọc mẫu.
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu
- Đọc từng đoạn (3 đoạn) và giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc phần đầu bức thư:
H: Đức viết thư cho ai? (Cho bà của Đức ở quê)
H: Dòng đầu thư bạn viết như thế nào? (Hải Phòng, ngày 6 tháng 11
năm 2003 - Ghi rõ nơi và ngày gửi thư).


Một HS đọc đoạn 2

H: Bạn Đức hỏi thăm Bà điều gì?(Đức hỏi thăm sức khỏe của bà: Bà có
khỏe không ạ?
- GV: Sức khỏe là vốn cần nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến
sức khỏe bà chứng tỏ bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
- Khi viết một bức thư hỏi thăm bạn bè, người thân ta cần chú ý đến
việc hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập, cơng tác của họ.
H: Đức kể với Bà điều gì? (Tình hình gia đình và bản thân).
- GV: Sau khi hỏi thăm sức khỏe xong ta cần phải thơng báo cho người
nhận thư biết tình hình gia đình và bản thân mình.
- Hãy đọc phần cuối bức thư và cho biết:
H: Tình cảm của Đức với Bà như thế nào? (Rất kính trọng và yêu quí
bà).
4. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. Chú ý HS đọc đúng các câu kể, câu
hỏi, câu cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét
5. Củng cố
- H: Một bức thư gồm có mấy phần?
- HS nhắc lại
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc lại bài, nhớ lại trình tự một bức thư để chuẩn bị cho tiết TLV
________________________________
TOÁN

Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố:
- Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một
tên đơn vị đo. BT: bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4); 3 (dòng 1), bài 4, 5a.

II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra
2 HS lên bảng: Điền dấu vào chỗ chấm
5m 5dm ...... 6m 2dm
7dm 3mm ........9 cm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập- Củng cố
Bài 1: Tính nhẩm (HĐ cá nhân)- HS tự làm bài vào vở
- Gọi HS đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.


- HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
Bài 2: Tính: (HĐ cá nhân)
- Cho HS viết phép tính và tính. Cho HS nêu cách tính.
- GV củng cố về nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm – Cả lớp nhận xét
Kết quả: 84, 100, 238, 396.
43, 21dư1, 20, 20dư3.
Bài 3: Số? (Thảo luận N4, viết bài vào vở)
- HS nêu cách làm: đổi đơn vị mét ra dm rồi điền số.
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài trên bảng.
4m 4dm = 44dm ( nêu 4m = 40 dm + 4dm = 44dm).
2m 14dm = 34dm.
- Gv cùng lớp nhận xét, chữa bài.

Bài 4: HS đọc yêu cầu
- HD HS tóm tắt:
- Cả lớp làm vào vở - 1 HS lên làm trên bảng phụ.
Bài giải:
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số ki-lơgam là:
12 x 4 = 48 ( kg)
Đáp số: 48kg
Bài 5: (HĐ cá nhân)
Củng cố cách đo độ dài đoạn thẳng.
- HS đo độ dài đoạn thẳng AB rồi nêu kết quả
- HS làm bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại một số bảng nhân chia.
C. Hướng dẫn học ở nhà
- HS HT bài trong VBT
________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Tìm hiểu về vị trí Địa lý và Lịch sử của huyện Nghi Xuân.
I: Mục tiêu:
HS biết sơ lược về vị trí Địa lý và Lịch sử của huyện Nghi Xuân.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
2. Các hoạt động.
* HĐ1: Tìm hiểu về vị trí Địa lý của huyện Nghi Xn.
Huyện Nghi Xn nằm ở phía đơng bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thủ đơ Hà
Nội 310 km về phía bắc, cách thành phố Hà Tĩnh 47 km, cách thị xã Hồng
Lĩnh 15 km về phía nam và có vị trí địa lý:



- Phía tây nam giáp thị xã Hồng Lĩnh
- Phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà
- Phía bắc giáp thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
An - Phía tây bắc giáp huyện Hưng Ngun và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
- Phía đơng giáp Biển Đơng.
Huyện Nghi Xn có diện tích 218 km² và dân số năm 2016 là 99.657
người. Huyện Nghi Xuân cách sân bay Vinh chưa đầy 20 km, đi cửa
khẩu Cầu Treo biên giới Việt - Lào 110 km theo đường quốc lộ 8, đi khu
kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh) 115 km. Có khu du lịch Xuân Thành, cảng
cá Xuân Hội, cảng Xn Hải; có hệ thống giao thơng khá thuận lợi với hai
nhánh đường quốc lộ với chiều dài gần 35 km; có 32 km bờ biển với các bãi
biển thoải, nước biển trong xanh; sông Lam chảy ven phía tây bắc với chiều
dài trong địa phận huyện là 28 km. 3,72% dân số theo đạo Thiên Chúa.
* HĐ1: Tìm hiểu về vị trí Lịch sử của huyện Nghi Xuân.
+ Từ thời nhà Đường đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, địa bàn huyện Nghi
Xuân thuộc đất Hoan Châu.
+ Thời nhà Lý, nhà Trần: Nghi Xuân thuộc Nghệ An châu, Nghệ An trại.
+ Thời nhà Hậu Lê, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ
An (rồi trấn Nghệ An).
+ Thời nhà Nguyễn, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Từ năm 1832 đến năm 1976, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
+ Từ năm 1976 đến năm 1991, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Nghệ
Tĩnh, gồm 17 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân An, Xuân Đan,
Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên,
Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, Xuân Yên.
+ Ngày 5 tháng 9 năm 1975, sáp nhập xóm Hội Phúc thuộc xã Xuân Hội
vào xã Xuân Trường.
+ Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập xã Xuân Lĩnh tại vùng đất khai
hoang.

+ Ngày 1 tháng 3 năm 1988, tách toàn bộ 59,30 ha diện tích tự nhiên và
507 nhân khẩu của xóm Tiến Hịa, xã Tiên Điền; tồn bộ 22,5 ha diện tích tự
nhiên và 588 nhân khẩu của xóm Giang Thủy, xã Xuân Giang cùng 2.298
nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người ăn theo của các cơ
quan đóng trên địa bàn này để thành lập thị trấn Nghi Xuân, thị trấn huyện lỵ
huyện Nghi Xuân.
+ Từ năm 1991 đến nay, huyện Nghi Xuân thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
+ Ngày 8 tháng 6 năm 1994, chuyển xã Xuân An thành thị trấn Xuân
An.


+ Ngày 21 tháng 11 năm 2019, sáp nhập xã Tiên Điền và thị trấn Nghi
Xuân thành thị trấn Tiên Điền, sáp nhập xã Xuân Đan và xã Xuân Trường
thành xã Đan Trường.
3. Củng cố:
? Em nào cho cô biết huyện Nghi Xuân có mấy xã, thị trấn? Đó là
những thị trấn nào?
4. Dặn dò: Về nhà các em tiếp tục; Tìm hiểu về vị trí Địa lý và Lịch sử
của huyện nghi Xuân.
_________________________________
Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020
TỐN

Kiểm tra định kì (giữa kì I)
I. Mục tiêu
Giúp HS kiểm tra kết quả học tập.
- Kĩ năng nhân chia nhẩm trong các phạm vi 6, 7; bảng chia 6, 7.
- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số , chia số có hai chữ số cho số
có một chữ số.
- Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.

- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ độ dài có đoạn thẳng cho trước.
- Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần
bằng nhau của một số.
II. Chuẩn bị
Giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiêu bài
2. Kiểm tra
GV ghi đề bài.
Bài 1: Tính nhẩm:
6x3
24 : 6
7x2
42 : 7
7x4
35 : 7
6x7
54 : 6
6x5
49 : 7
7x6
70 : 7
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
12 x 7
20 x 6
86 : 2
99 : 3
Bài 3: Điền dấu: >, < , = ?
2m 20cm .... 2m 25cm
8m 62cm ...... 8m 60cm

4m 50cm ... 450cm
3m 5cm ..... 300cm
6m 60cm ... 6m 6cm
1m 10cm ..... 110cm
Bài 4: Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được gấp 3 lần số gà của chị.
Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà?
Bài 5: a, Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9cm.


b, Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng

1
độ dài đoạn thẳng AB.
3

3. Đánh giá.
- GV thu bài, đánh giá, nhận xét.
________________________________
CHÍNH TẢ

Nghe viết: Quê hương ruột thịt
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xi
- Tìm và viết được tiếng có vần (oai, oay). Làm được bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng con
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
A. Kiểm tra
- HS viết từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, g (3 từ).
B. Bài mới

1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc tồn bài 1 lượt.
Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
- HS chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa
những chữ ấy? (Ví dụ: Chị Sứ).
- HS tập viết chữ khó: Trái sai, da dẻ, ngày xưa.
b. GV đọc cho HS viết.
- GV đọc tốc độ vừa phải. Nhắc nhở HS viết nắn nót, đẹp, đúng chính
tả.
c. Đánh giá, chữa bài.
- GV nhận xét từng điểm HS viết tiến bộ, từng điểm HS còn sai và nhắc
nhở các em.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: (HĐ N4)
- HS đọc u cầu (Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa
vần oay).
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 thi tìm từ nhanh.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt lại những từ đúng và công bố đội thắng.
- HS làm bài tập vào vở BT.
+ Khoai, khoan khối, ngồi, ngoại, ngối...
+ Xoay, xốy, ngốy, ngọ ngoạy, hí hốy, loay hoay.
Bài3: b) HS đọc yêu cầu
+ Thi đọc trong từng nhóm.
- Chú ý HS đọc đúng các từ dễ sai: lẳng lặng, buồn bã.
+ Thi viết bảng trên lớp: Gọi 3 bạn đại diện 3 tổ thi viết trên bảng, lớp


viết vào nháp.

- GV cùng lớp nhận xét.
+ GV kết hợp củng cố cách viết.
* Qua bài chính tả giáo dục cho học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên
đất nước, từ đó thêm u q mơi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
4. Củng cố
- Nhắc lại các từ ở bài tập trên.
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Viết lại các chưc cịn sai chính tả, những chữ chưa đẹp
________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

So sánh- Dấu chấm
I. Mục tiêu
- Tiếp tục làm quen với phép so sánh. Biết thêm được 1 kiểu so sánh: so
sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, tranh lá cọ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra
- Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong câu sau: Mặt trăng đầu
tháng lơ lửng trên trời tựa chiếc liềm ai bỏ quên trên đồng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (HĐ cặp đôi)
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS xem tranh ảnh về cây cọ.
- Từng cặp HS thảo luận và trả lời câu hỏi :
H: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

(Tiếng thác, tiếng gió)
H: Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
(Rất to, rất mạnh và rất vang động)
- Đại diện các nhóm HS trả lời
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV: Lá cọ to, tròn, xòe rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ
tạo nên âm thanh rất to và vang.
Bài 2: (HĐ cá nhân)
- HS đọc thầm bài tập, sau đó tự làm bài vào vở.
- 3 HS lần lượt lên làm vào bảng phụ. HS gạch chân dưới hai âm thanh
được so sánh với nhau.
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.


Ví dụ :

Âm thanh 1
Từ so sánh
Âm thanh 2
Tiếng suối
như
tiếng hát
- GV: Các hình ảnh so sánh trong 3 câu trên là kiểu so sánh âm thanh
với âm thanh.
*GDBVMT:
H: Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng
đất nào trên đất nước ta?
- GV: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh
hùng dân tộc - nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; Trăng và suối trong câu thơ của
Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; Nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh chim ở

Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
Bài 3: (Cá nhân)
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở
(Lưu ý HS ngắt câu trọn ý, viết hoa chữ cái đầu câu)
- GV đánh giá một số bài - Chữa bài
+ HS lên chữa bài trên bảng phụ.
3. Củng cố
- Ta đã học thêm được một kiểu so sánh nào?
- HS lấy một ví dụ về âm thanh được so sánh với âm thanh.
- Nhắc lại các từ được dùng để so sánh trong các bài tập trên.
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại bài đã học
_______________________________
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN

Cùng đọc: Sự tích bánh ít
_________________________________
Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2020
TỐN

Bài tốn giải bằng 2 phép tính
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Bước đầu biết cách giải và trình bày bài giair bài tốn bằng hai phép
tính.
- HS tối thiểu làm được bài 1, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu

1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu bài tốn giải bằng 2 phép tính
(HĐ nhóm 4)
Bài toán 1: Gọi HS đọc đề bài toán trên bảng: Hàng trên có 3 tấm bìa,


hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 tấm bìa. Hỏi:
a) Hỏi hàng dưới có mấy tấm bìa?
b) Cả hai hàng có mấy tấm bìa?
- HD HS tìm hiểu bài tốn và vẽ sơ đồ tóm tắt:
H: Hàng trên có mấy tấm bìa? ( 3 tấm bìa)
H: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy tấm bìa? ( nhiều hơn 2 tấm
bìa)
+ Hàng dưới có mấy tấm bìa? ( 5 tấm bìa vì 3 + 2 = 5)
+ Vậy cả 2 hàng có mấy tấm bìa? ( 3 + 5 = 8 (tấm bìa))
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK. GV theo dõi, giúp đỡ HS
yếu.
- Gọi 1 HS đọc bài giải; GV ghi bảng.
- GV: ta thấy bài tians này là phép của hai bài toán, bài tốn về nhiều
hơn khi ta tính số tấm bìa ở hàng dưới và bài tốn tính tổng của hai số khi ta
tính tấm bìa ở cả hai hàng.
Bài tốn 2: Nêu bài tốn.
- HD HS vẽ sơ đồ tóm tắt:
H: Bể thứ nhất có mấy con cá?
H: Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1.
- Hãy vẽ sơ đồ bài tốn.
+ Bài tốn hỏi gì?
+ Hãy tính số cá ở bể 2? 4 + 3 = 7 (con cá).
+ Hãy tính số cá ở cả 2 bể?
4 + 7 = 11 (con cá).

- Hướng dẫn HS trình bày bài giải:
- GV giới thiệu đây là bài tốn giải bằng 2 phép tính.
- GV: Bài tốn giải bằng hai phép tính: Phép tính thứ nhất là tính số cá
ở bể hai; phép tính thứ hai là tính số cá ở cả hai bể.
3. Thực hành- Củng cố
Bài 1: (HĐ cả lớp sau đó HS tự làm bài)
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu tóm tắt – GV ghi bảng
H: Đầu tiên ta đi tìm điều gì? (tìm em có bao nhiêu bưu ảnh)
H: Để biết hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh ta làm thế nào? (lấy số bưu
ảnh của em và anh cộng lại với nhau)
- Cả lớp làm vào vở – 1 HS lên bảng làm bảng phụ
- HS nhận xét. GV đánh giá
Đáp số: 23 tấm
Bài 2 (Cá nhân)
- HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn giải:
Tìm số dầu ở thùng thứ 2: 18 + 6 = 24
Tìm số dầu ở cả 2 thùng: 18 + 24 = 42
Bài 3: (N2)
HD HS nhìn sơ đồ tóm tắt rồi nêu bài tốn (N2)


HS lập bài toán (nêu miệng) rồi lên bảng giải.
H: Bao gạo thứ nhất biết chưa? Bao gạo thứ hai biết chưa?
H: Muốn tìm cả hai bao nặng bao nhiêu trước hết ta phải tìm gì?
H: Tìm được bao gạo thứ hai rồi ta có tìm được 2 bao nặng bao nhiêu
không?
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm.

Đáp số: 59 kg
4. Củng cố
- Muốn giải bài toán bằng hai phép tính ta phải làm gì?
- Nhắc HS về nhà luyện tập giải bài toán bằng hai phép tính.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại bài trong VBT
________________________________
TẬP LÀM VĂN

Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục tiêu
- Dựa theo bài: Thư gửi Bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư,
viết được 1 bức thư ngắn nội dung khoảng 4 câu) để hỏi thăm, báo tin cho
người thân dựa theo mẫu (SGK).
- Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong bì thư.
- HS khá, giỏi viết 5 – 7 câu.
II. Đồ dùng dạy học
Bì thư
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra
Trả bài và nhận xét về bài văn tuần 9.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bài 1: (HĐ cả lớp sau đó cá nhân viết bài vào vở)
HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK.
H: Em sẽ gửi thư cho ai?
H: Dòng đầu thư em viết thế nào?
H: Em viết lời xưng hô như thế nào cho tình cảm, lịch sự?
H: Trong phần hỏi thăm tình hình em viết những gì?

H: Em sẽ thơng báo những gì về tình hình gia đình và bản thân?
H: Em muốn chúc người thân những gì?
H: Em sẽ hứa với người thân điều gì?
- HS cả lớp viết thư, sau đó gọi 1 số em đọc thư.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
Bài 2: (HĐ cả lớp sau đó cá nhân viết bài vào vở)


- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát phong bì thư viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình
bày mặt trước phong bì.
+ Góc bên trái phía trên ghi những gì? (Viết rõ tên và địa chỉ người gửi
thư).
+ Góc bên phải phía dưới ghi những gì? (Viết rõ tên và địa chỉ người
nhận thư).
+ Chúng ta dán tem ở đâu? (Góc bên phải phía trên phong bì).
- HS viết phong bì thư.
- HS đọc nội dung viết ngồi phong bì thư.
- GV chú ý HS viết địa chỉ người nhận phải chính xác, rõ ràng thì bức
thư mới gửi đến nơi được.
3. Củng cố
- HS nhắc lại nội dung chính trong 1 bức thư.
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Viết lại bức thư đã học hôm nay
________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu
- Giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại.

- Giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
- Ứng xử đúng với những người họ hàng.
- GDKNS: Khả năng diễn đạt thơng tin chính xác, lơi cuốn khi giới
thiệu về gia đình của mình. Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của
mình, khơng phân biệt.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa.
- HS mang ảnh họ hàng nội ngoại
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
*Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
*HĐ1. HĐ theo nhóm 2
Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan H1- SGK và trả lời câu hỏi:
H: Hương đã cho các bạn xem ảnh ai?
H: Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai?
H: Quang dẫn cho các bạn xem ảnh ai?
H: Ông bà nội của Quang đã sinh ra những ai?
Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hỏi: Những người thuộc họ nội gồm những ai?


Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
*HĐ2. HĐ nhóm 4
Kể về họ nội, họ ngoại.
- Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên bảng. Một vài HS trong
nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình.
*HĐ3. HĐ nhóm 4
Đóng vai.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.

Bước 2: Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm.
Kết luận:
Ơng bà nội ngoại và các cơ dì, chú bác là những người họ hàng ruột
thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân
thích của mình.
*Củng cố
- Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ
ngoại gồm những ai?
*Hướng dẫn học ở nhà
- Nói cho bố me, người thân nghe bài học hôm nay
_______________________________
Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2020
NGÀY LỄ 20/11

________________________________



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×