Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TOR_SUDA_2012_52626

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.93 KB, 4 trang )

BCĐ CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BQL CHƯƠNG TRÌNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vinh, ngày

tháng 9 năm 2012

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tuyển chọn tư vấn trong nước thực hiện công việc:
Tập huấn Quy trình kỹ thuật ni cá lồng trên biển theo cơng nghệ mới
Mã số hoạt động: FSPS-Nghean/SUDA/2012/5.2.6.26
Lời nói đầu
Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản pha 2, giai đoạn 2006-2012 (FSPS II) có mục
tiêu phát triển: Các bộ phận dân cư nghèo và kém phát triển ở nông thôn tham gia hoạt động
nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế và bền vững của ngành thuỷ sản.
FSPS II gồm 4 Hợp phần:
- Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành Thuỷ sản (STOFA)
- Tăng cường quản lý khai thác thuỷ sản (SCAFI)
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA).
- Tăng cường năng lực sau thu hoạch và marketing (POSMA).
Và được triển khai tại 8 tỉnh: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ an, T.T Huế, Bình Định,
Đắc Lắc, An Giang, Bến Tre.
1. Sự cần thiết.
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế biển đến năm 2020, đối với Kinh tế thủy
sản, tỉnh Nghệ An chủ trương phát triển lĩnh vực nuôi cá lồng trên biển nhằm phát huy tiềm
năng, lợi thế biển. Lĩnh vực nuôi cá lồng trên biển mang lại sản lượng lớn và có giá trị kinh


tế cao, đóng góp vào việc tăng giá trị tổng sản lượng của ngành thủy sản Nghệ An trong
những năm tới.
Trong những năm từ 2005-nay, việc phát triển nuôi cá lồng trên biển tỉnh Nghệ An
mới chỉ mang tính thử nghiệm và chỉ có một số ít lồng ni. Qua q trình ni, có thể nhận
thấy việc ni lồng trên biển mang lại lợi ích cao, tuy nhiên suất đầu tư lớn và gặp khá
nhiều rủi ro; bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển cá lồng trên biển tỉnh Nghệ An là
cần phát triển hệ thống nuôi lồng theo công nghệ mới (nuôi trên biển hở), ngoài ra cần liên
kết được nhiều hộ dân để tăng sức mạnh tài chính đảm bảo cho quá trình đầu tư được đảm
bảo tính kỹ thuật và tính thường xun; thêm vào đó, những người tham gia ni cần được
đào tạo sâu về kỹ thuật để đảm bảo tất cả quy trình từ khâu chọn giống cho đến giai đoạn
xuất bán đều được thực hiện một cách bài bản và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của kỹ
thuật.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, Dự án FSPS Nghệ an hỗ trợ: “Tập huấn Quy
trình kỹ thuật ni cá lồng trên biển theo công nghệ mới” thuộc hoạt động Hỗ trợ xây
dựng mơ hình ni lồng cá trên biển theo cơng nghệ mới
2. Nhóm đối tượng của khóa học:
- Số lượng học viên: 10-20 người/01 lớp
1


- Thành phần:
+ Các hộ tham gia nuôi cá lồng trên biển tỉnh Nghệ An
+ Cán bộ chính quyền xã, các hội nghề nghiệp tại các xã có ni lồng trên biển.
- Trình độ/Kinh nghiệm: Đa số học viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
3. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Một ngành nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, hiệu quả và bền vững góp
phần tăng trưởng kinh tế, xố đói giảm nghèo thông qua việc tạo ra thu nhập và việc làm.
- Mục tiêu cụ thể: Tập huấn toàn bộ quy trình kỹ thuật ni cá lồng trên biển theo
cơng nghệ mới.
4. Mục đích khố học:

Sau khố học: Sau khóa học, các học viên ứng dụng trực tiếp vào quá trình ni lồng
trên biển.
5. Các chủ đề:
- Tình hình ni cá biển trên thế giới và ở Việt Nam, định hướng phát triển nghề nuôi
cá biển
- Đặc điểm sinh học của một số lồi cá ni nước mặn lợ (Giá trị kinh tế, một số lồi
ni, đặc điểm phân bổ, đặc điểm thích ứng với mơi trường, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm
sinh trưởng, đặc điểm sinh sản..)
- Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá biển (chọn cơ sở sản xuất giống cá biển, tuyển
chọn đàn cá bố mẹ; điều kiện nuôi vỗ thành thục, chọn lồng nuôi, quản lý và chăm sóc..)
- Kỹ thuật ni thương phẩm các lồi cá biển chủ yếu (Giò, Chim vây vàng, sủ đất,
Mú, Chẽm, Hồng,..)
Đơn vị tư vấn cần đề xuất các chủ đề chi tiết khác. Đây là một trong những tiêu chí
để BQL dự án FSPS Nghệ an đánh giá, lựa chọn đơn vị thực hiện.
6. Phương pháp đào tạo: Áp dụng tối đa các nguyên tắc học tập cho người lớn, sử
dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm:
- Giảng viên giới thiệu các nội dung giảng dạy nêu trong phần 5.
- Tiến hành trao đổi giữa học viên với giảng viên và giữa học viên với học viên
- Tham quan, thực hành và trao đổi tại cơ sở.
- Giảng viên có thể chủ động điều chỉnh phương pháp và các hoạt động trong q
trình đào tạo nhằm đảm bảo khóa học đạt được mục tiêu đề ra.
7. Yêu cầu đơn vị tư vấn.
Tư vấn phải là một đơn vị (Công ty, doanh nghiệp...) có tư cách pháp nhân và có
chức năng nhiệm vụ phù hợp.
Yêu cầu về chuyên gia tư vấn: Phải có trình độ từ Kỹ sư ni trồng thủy sản trở lên
Ưu tiên người đã làm tư vấn cho Chương trình FSPS II và được đánh giá là đã thực
hiện tốt các lớp tập huấn đó.
Kỹ năng: Có kỹ năng giảng dạy, hướng dẫn thực hành, tổ chức lớp học…, sử dụng
tốt các dụng cụ hỗ trợ.


2


8. Tài liệu:
Đơn vị tư vấn phải đệ trình tài liệu và kế hoạch chi tiết cho BQL dự án FSPS Nghệ an
thơng qua trước khi tổ chức khố học.
- Bài giảng được trình chiếu bằng Powerpoint
- Học viên được cung cấp các tài liệu liên quan đến mục tiêu và chủ đề của khóa học
đã nêu trong phần 5 và 6 ở trên. Quá trình phát tài liệu và kế hoạch, lịch học cụ thể được
phát trước khi tổ chức học.
Tất cả tài liệu được sử dụng trong quá trình đào tạo là sản phẩm của hoạt động, đơn
vị tư vấn phải cung cấp cho BQL dự án FSPS Nghệ an bằng cả bản in (03 bản) và bản điện
tử (phông chữ Times New Roman).
9. Các hoạt động:
Đơn vị tư vấn sẽ phải thực hiện các hoạt động sau:
- Chuẩn bị, thiết kế nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.
- Xây dựng tài liệu tập huấn.
- Đệ trình chương trình, tài liệu tập huấn cho BQL dự án FSPS Nghệ an thơng qua.
- Thực hiện khóa đào tạo.
- Tiến hành kiểm tra cuối khóa học bằng tổ chức thi cuối khóa để kiểm tra trình độ
tiếp thu của học viên.
- Báo cáo/Đánh giá khóa học.
BQL dự án FSPS Nghệ an sẽ cử cán bộ tổ chức, giám sát lớp học; đánh giá chất
lượng tư vấn theo quy định.
10. Thời gian:
- Lớp học được triển khai trong 8 ngày/1 lớp. Quy trình đào tạo phân bổ thành 2 đợt
đảm bảo hướng dẫn cho người dân sát quy trình nuôi thực tế;
- Thời gian dự kiến: trong khoảng quý 2/2012
Đơn vị tư vấn cần ghi cụ thể và chi tiết về thời gian và đầu vào của từng chuyên gia
tư vấn trong hồ sơ dự thầu. Công tác tư vấn có thể được bắt đầu triển khai ngay sau khi hợp

đồng được hai bên ký kết.
11. Báo cáo và đánh giá khóa học:
- Báo cáo nhanh: đơn vị tư vấn có trách nhiệm báo cáo vào bất kỳ thời điểm nào cho
BQL dự án FSPS Nghệ an về tình hình thực hiện hoạt động khi được yêu cầu.
- Báo cáo hàng tháng: Hàng tháng, đơn vị tư vấn gửi báo cáo và đánh giá việc triển
khai thực hiện các lớp tập huấn cho BQL Dự án FSPS Nghệ an.
- Báo cáo cuối cùng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi hồn thành cơng việc,
đơn vị thực hiện phải gửi báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai các lớp tập huấn.
Báo cáo gửi cho BQL dự án FSPS Nghệ an phải được gửi cả bằng bản in (03 bản) và
bản điện tử (Định dạng Word, phông chữ Times New Roman). Báo cáo cuối cùng phải kèm
theo các phiếu đánh giá của học viên.
12. Địa điểm đào tạo:
Dự kiến tổ chức tại các huyện Quỳnh Lưu.

3


13. Các vấn đề khác.
Định mức tài chính được áp dụng theo quy định tại Ssổ tay quản lý tài chính và mua
sắm – Chương trình hỗ trợ ngành Thuỷ sản giai đoạn 2 (FSPSII) bản Sửa đổi lần thứ 4, ban
hành ngày 01/8/2011.
Tài liệu tham khảo
- Văn kiện dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản Giai đoạn II (FSPS II).
- Sổ tay quản lý tài chính và mua sắm – Chương trình hỗ trợ ngành Thuỷ sản giai
đoạn 2 (FSPSII) bản Sửa đổi lần thứ 4, ban hành ngày 01/8/2011.
- Mô tả hợp phần: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA).
Địa chỉ liên hệ:
BQL dự án FSPS Nghệ an
Địa chỉ: Tầng 2, Nhà B, Sở Nơng nghiệp và PTNT Nghệ an.
- Ơng Trần Như Long

Phó Giám đốc BQL dự án FSPS Nghệ an
Điện thoại: 098.252.1719/038.3569.849. Email:
GIÁM ĐỐC

Trần Hữu Tiến

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×