Tải bản đầy đủ (.doc) (260 trang)

tn_04b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.63 KB, 260 trang )

CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN B
Lời Chúa: Dnl 18,15-20; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28

MỤC LỤC
1. Thắng tà thần nhờ quyền năng Chúa - Huệ Minh...............4
2. Sống Lời Chúa sẽ trừ được quỷ trong ta............................8
3. Chữ tín..............................................................................12
4. Chúa Giêsu và dân chúng.................................................14
5. Nhờ lời Chúa để đẩy lùi quyền lực Sa-tan........................16
6. Ma quỷ..............................................................................19
7. Lời đầy uy quyền – ViKiNi.................................................21
8. Đức Giêsu, Đấng giải thoát ta khỏi sự dữ........................24
9. "Con Người đến để phục vụ"............................................26
10. Tin Mừng về Lịng Thương Xót.......................................29
11. Ma quỷ ngày nay.............................................................31
12. Sức mạnh siêu phàm – Thiên Phúc................................33
13. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành........................35
14. Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa..................39
15. Lời giảng quyền uy và tân kỳ..........................................44
16. Tơi biết Ơng là ai!............................................................48
17. Giảng dạy như có thẩm quyền........................................50
18. Chân tướng của Đức Giêsu............................................53
19. Chạy theo tà thần – Anmai, CSsR..................................56
20. Lời quyền năng cứu độ...................................................61
21. Suy niệm của Lm. Antơn Nguyễn Văn Độ.......................64
22. Bóng tối...........................................................................67
23. Uy quyền – Lm. Vũ Đình Tường.....................................71
24. Cho phép – Lm. Vũ Đình Tường.....................................73
25. Vác đời - Trầm Thiên Thu...............................................76
26. Sức mạnh Lời Chúa........................................................81
27. Chuyện lạ - Trầm Thiên Thu............................................83


28. Vị Tơn Sư đích thực........................................................87
29. Đấng có uy quyền – Radio Veritas Asia..........................91
30. Tại Hội đường Caphácnaum...........................................93
31. Chúa Nhật 4 Thường Niên..............................................97
32. Chúa Giêsu Kitô - Lời Thiên Chúa uy quyền................100
1.


33. Hãy nói cho tơi những tin tức tốt lành...........................104
34. Đấng Thánh của Thiên Chúa........................................108
35. “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền”....................110
36. Một ngày ở Ca-phác-na-um..........................................112
37. Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ…..........................116
38. Các Bạn Có Tin Ma Quỷ Không? – Guy Morin..............118
39. Đấng Thánh Của Thiên Chúa – Charles E. Miller.........121
40. Chúa Giêsu Kitô đã thắng satan – Achille Degeest......123
41. Người trừ quỷ................................................................125
42. Ngài dạy dỗ họ như Đấng có uy quyền........................128
43. Xua đuổi ma quỷ – Arthur Tone.....................................130
44. Lời ngôn sứ...................................................................132
45. Hãy xuất khỏi người này...............................................135
46. Ma quỷ thời đại mới......................................................138
47. Ma quỷ..........................................................................141
48. Ma quỷ..........................................................................143
49. Trong đời.......................................................................145
50. Hãy tin theo Đức Giêsu.................................................148
51. Quyền năng...................................................................158
52. Quyền năng...................................................................161
53. Mặc chúng tôi................................................................164
54. Chúa Giêsu ban lề luật mới..........................................166

55. Như Đấng có thẩm quyền.............................................171
56. Quyền năng trên ma quỷ...............................................175
57. Giêsu Nagiarét..............................................................178
58. Chúa Nhật 4 Thường Niên............................................180
59. Uy quyền của Chúa Giêsu............................................182
60. Người đi đến đâu thì thi ân giáng phúc đến đấy...........185
61. Ma quỷ..........................................................................187
62. Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa................190
63. Chúa Nhật 4 Thường Niên............................................195
64. Vương quốc Thiên Chúa - Lm. Mark Link, SJ...............198
65. Như một ngôn sứ – Lm Đỗ Vân Lực.............................202
66. Uy quyền.......................................................................206
67. Uy quyền của Thiên Chúa.............................................211
68. Suy niệm của Lm. Gioan Trần Khả...............................213
2.


69. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái...........................217
70. Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền..................225
71. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux........................227
72. Suy niệm của Noel Quesson.........................................230
73. Chúa Nhật 4 Thường Niên............................................232
74. Chú giải của Noel Quesson..........................................236
75. Ý nghĩa của một lần trừ quỷ..........................................242
76. Chú giải của William Barclay.........................................251
77. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt........257
78. Suy niệm của Lm. Trọng Hương...................................259

3.



1. Thắng tà thần nhờ quyền năng Chúa - Huệ Minh
Ngay trong từ thời khởi nguyên, ma quỷ đã hiện hữu dưới
hình ảnh con rắn để cám dỗ ơng bà nguyên tổ bất tuân lệnh
Chúa (x. St 2, 16-17). “Ma quỷ phạm tội ngay từ lúc khởi đầu”
(1Ga 3,8); “nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối” (Ga 8,44).
Ma quỷ, hay còn gọi là satan, hay các thần dữ là những
thiên thần sa ngã, tự chúng đã làm cho mình trở nên ác và
nên xấu vì khước từ dứt khoát phục vụ Chúa và kế hoạch của
Người. Satan hay quỷ ln tìm cách dụ dỗ con người chống
lại Thiên Chúa (x. St 3,5; 1 Ga 3,8; Ga 8,44), do ghen tương,
nó cũng đã ra sức làm cho Chúa Giêsu đi lệch hướng khỏi sứ
vụ của Người (x. Mt 4,1-11)
Trong các hậu quả của các việc làm của quỷ, nghiêm trọng
nhất là sự quyến rũ dối trá dẫn con người đến chỗ bất tuân
Thiên Chúa.
Với những lẽ đó, khi cử hành bí tích Thanh Tẩy, nghi thức
đầu tiên mà ta đón nhận đó chính là nghi thức trừ tà.
Có lẽ khơng để ý, lời nguyện trừ tà như thế này:
Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã sai Con Một Chúa đến
giải thốt con người khỏi nơ lệ tội lỗi và cho sống trong tự do
của con cái Chúa, chúng con khiêm tốn nài xin Chúa cho tôi tớ
Chúa đây, khi đã nghiệm thấy những quyến rũ của trần gian
và mưu mơ ma quỉ cám dỗ, biết nhận mình là kẻ tội lỗi trước
mặt Chúa. Nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Chúa, xin
Chúa cứu người này khỏi quyền lực tối tăm, và xin ln ln
giữ gìn tôi tớ Chúa trên đường đời. Nhờ Đức Kitô, Chúa
chúng con.
Lời nguyện ấy chính là lời nguyện trừ tà mà linh mục chủ sự
nguyện xin Thiên Chúa khi bắt đầu nghi thức Thanh Tẩy.

Vì sao thế? Vì con người sinh ra trong trần gian đã mang
trong mình cái thân phận yếu đuối và tội tổ tông truyền để rồi
xin ơn Chúa cứu con người ra khỏi quyền lực tối tăm.
Tiếp đến các phần trong nghi thức Thanh Tẩy, ta thấy có
phần hết sức quan trọng là từ bỏ tà thần.
4.


Linh mục chủ tế hỏi ta Để sống trong tự do của con cái
Thiên Chúa ông (bà, anh, chị, em, con) có từ bỏ tội lỗi khơng?
Để khỏi làm nơ lệ tội lỗi, ơng (bà, anh, chị, em, con) có từ bỏ
những quyến rũ bất chính khơng? Ơng (bà, anh, chị, em, con)
có từ bỏ ma quỉ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không?
Đáp lại 3 lần hỏi đó là 3 lần thưa: Thưa từ bỏ.
Sau khi ta từ bỏ tội lỗi rồi ta bước vào phần tuyên xưng đức
tin để lãnh bí tích Thanh Tẩy.
Chính Chúa Giêsu trong thân phận làm người Ngài cũng đã
phải chịu ma quỷ cám dỗ 40 đêm ngày trong sa mạc. Và cũng
chính Chúa Giêsu, ba lần Ngài gọi Satan là "thủ lãnh thế gian
này" (Ga 12,27; 14,30,16,11), nghĩa là Ngài cũng đồng ý với
Satan trong việc nhìn nhận rằng nó có ưu thế trên mọi nước ở
trần gian.
Hơn một lần, thánh sử Luca thuật lại chuyện Chúa Giêsu
chịu thử thách, chịu cám dỗ của ma quỷ như thế này “Nếu ông
là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh
đi!”. Và ta nghe Chúa Giêsu đáp: “Có lời chép rằng: Người ta
không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời Chúa nữa!”.
Cũng chưa yên, ma quỷ lại đem Người lên nơi cao cho
Người xem thấy tất cả các nước thiên hạ và nói với Người
rằng: “Tơi sẽ cho ông mọi quyền lực và vinh quang của các

nước này, vì tất cả đều là của tơi, và tơi muốn cho ai tuỳ ý.
Vậy nếu ơng sấp mình thờ lạy tơi, thì mọi sự ấy thuộc về
ơng!”. Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: ngươi phải thờ
lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình
Người thơi!”.
Cũng chưa xong, ma quỷ lại đưa Người lên nóc đền thờ
Giêrusalem và bảo Người rằng: “Nếu ơng là Con Thiên Chúa,
thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: ‘Chúa sẽ cho Sứ
Thần gìn giữ ơng, để chân ông khỏi vấp phải đá’”. Sau khi
cám dỗ đủ cách, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.
Đúng như vậy bởi vì ma quỷ ln ln rình rập, chờ cơ hội
để tấn công Chúa Giêsu. Không chỉ tấn công Chúa Giêsu
nhưng cịn tấn cơng tất cả mọi người khi có thể.
5.


Trang Tin Mừng hôm nay Thánh Maccô kể lại cho ta nghe
câu chuyện khá hấp dẫn về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đến
thành Capharnaum vào ngày nghỉ lễ và Chúa Giêsu đã vào
giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của
Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền,
chứ khơng như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế
ám, nên thét lên rằng: "Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì
giữa chúng tơi và ơng? Ơng đến để tiêu diệt chúng tôi sao?
Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa".
Nghe như vậy, Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và
ra khỏi người này!"
Mọi người có mặt ngày hơm ấy hết sức ngạc nhiên và hỏi
nhau rằng: "Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng

uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh
Người".
Họ suy nghĩ như thế cũng dễ hiểu bởi lẽ họ không tin vào
sự xuất hiện của Chúa Giêsu và hơn nữa họ khơng tin vào
quyền năng Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu tồn thắng ma quỷ, nhờ sự vâng phục tuyệt đối
trong tình con thảo của Người với Thiên Chúa Cha (x. Mc 3,
27, Mt 12, 28, Lc 8, 26-39).
Chúa Giêsu đến thế gian và để lật đổ sự thống trị của
Satan. Thánh Gioan đã phải nói trong thư thứ nhất của ngài:
"Con Thiên Chúa đã xuất hiện để phá huỷ những việc làm của
ma quỷ" (1Ga 3,8).
Không phải thời ông bà nguyên tổ, thời Chúa Giêsu mới có
ma quỷ nhưng ngay trong thời của chúng ta, ma quỷ xuất hiện
nhiều hơn bao giờ hết.
Chúng xuất hiện trong những vẻ đẹp thật hoa mỹ, những lời
mời rất bóng bẩy và những quyến rũ xem ra ta khó có thể từ
chối được.
Rất giản đơn để nhận ra điều đó từ chuyện phim Tơn Ngộ
Khơng.
Tác giả muốn cho ta thấy trong bản thân của con người có
4 hình ảnh của một con khỉ nghịch phá, một quỷ satan, một trư
6.


bát giới con heo ham mê ăn uống sắc dục và một Đường
Tăng.
Thầy Trò lên Tây Trúc để thỉnh kinh. Trên đoạn đường dài
đăng đẳng đi thỉnh kinh đó Đường Tăng khơng ít lần gặp rắc
rối. Khi con quỷ nổi lên thì đủ những cám dỗ, khi con beo bát

giới nổi lên thì ham mê ăn uống, khi con khỉ nổi lên thì nổi lên
một con người ngơng cuồng.
Tâm hồn, cõi lịng ta cũng thế như Thánh Phaolơ nói: "Điều
tơi biết là tốt tôi lại không làm mà điều tôi biết là không tốt tôi
lại cứ làm". Con quỷ làm điều khơng tốt ngày đêm ẩn trong
mình ta để xui khiến ta làm những điều không tốt. Con quỷ ấy
luôn ln tìm cách lấn ác tâm thiện mà Chúa tạo dựng, Chúa
trao ban cho cuộc đời ta.
Ta vẫn biết vật chất, danh vọng, tiền bạc... là phù vân nay
còn mai mất đấy nhưng ta cứ mãi đi tìm và cứ mãi ôm khư
khư thật chặt trong đời ta. Nhưng, ta qn rằng khi ta nằm
xuống xi đơi bàn tay thì tất cả đều phải bỏ lại cho người
khác hưởng dùng và ta ra đi mãi mãi.
Danh vọng, xác thịt, cái nóng nảy, cái hơn thua, cái tơi của
ta nó chẳng là gì cả nhưng cơn cám dỗ đi tìm nó và ta khư
khư ơm chầm lấy nó.
Kinh nghiệm, bí quyết để Chúa Giêsu vượt thắng các cơn
cám dỗ đó chính là sự kết hiệp mật thiết với Chúa Cha. Nhờ
kết hiệp với Cha, nhờ quyền năng của Cha mà Chúa Giêsu
khơng chỉ thắng được ma quỷ mà cịn trừ được ma quỷ nữa.
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thật hay: Xin
chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con
cho khỏi sự dữ.
Lời cầu xin đó như lời niệm khẩn thiết xin Chúa gìn giữ ta
khỏi các cơn cám dỗ, để sống mật thiết với Chúa hơn. Ta hãy
bám vào Chúa, hãy nài xin quyền năng Chúa tn đổ trên ta
để gìn giữ ta khỏi sa chước cám dỗ và khỏi sự dữ. Amen.

7.



2. Sống Lời Chúa sẽ trừ được quỷ trong ta
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Từ điển bách khoa wikipedia cho rằng theo quan niệm của
một số tôn giáo và nền văn hóa, con người gồm thể xác và
linh hồn. Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh
hồn đó khơng có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với
các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có hình hài con
người, sẽ gọi là "ma", "hồn ma", "thánh", "thần" hay "thiên sứ".
Theo tín ngưỡng Việt Nam, trong con người có cái vật chất và
tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người
xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm linh hồn. Người
Việt cho rằng con người có 3 hồn, 7 vía (nam), cịn nữ có 9.
Như vậy khái niệm ma đơn giản chính là linh hồn và vía của
con người không hại ai.
Cũng cuốn từ điển này cho rằng quỷ xuất phát từ tiếng Hán
Gwei(鬼), dùng để gọi linh thể của những người đã chết. Theo
quan điểm của người phương Đông, sau khi chết đi, linh hồn
của con người sẽ đầu thai chuyển thế vào kiếp khác. Nhưng
vì một lý do nào đó, linh hồn khơng thể đầu thai mà vẫn lưu lại
trên thế giới vật chất thì được gọi là quỷ. Còn theo Do Thái
Giáo: Quỷ là các thiên thần lạc lối. Các thiên thần đều thờ
phụng Đức Chúa là Thiên Chúa, trong đó vị tổng lãnh Thiên
Thần là Michael. Tuy nhiên, có một thiên thần khác tên là
lucifer đã nổi dậy cùng 1/3 thiên thần khác để giành quyền
thống trị với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã giáng phạt tống
xuống đất thành tưởng quỷ Lucifer hay còn gọi là Satan, nghĩa
là Kẻ Chống Đối. Qủa thế, Thánh Kinh dạy rằng “Con Rắn
xưa, mà người ta gọi là quỷ hay Xa-tan, tên chun mê hoặc
tồn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của

nó cũng bị tống xuống với nó” (Kh 12,9). Kinh Thánh chỉ cho
thấy rằng quỷ là những thiên sứ sa ngã cùng với Satan nổi
loạn chống lại Đức Chúa Trời. Như vậy, rõ ràng người Cơng
giáo khi nói đến quỷ là hàm ý chỉ đến Xa-tan và các thiên thần
sa ngã. Mà Thiên thần là loài thiêng liêng được Thiên Chúa
dựng nên. Như vậy, khi nói quỷ Thánh kinh khơng bao giờ ám
8.


chỉ đến các linh hồn người đã qua đời và quỷ khơng có hình
hài nào cả. Cho nên, người ta thường nói “ma hiền quỷ dữ”.
Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe chứng minh quyền lực
chiến thắng của Chúa Giêsu trên các sức mạnh của các tà
thần được mệnh danh là quỷ dữ. Qủy nó dữ khơng phải nơi
bộ mặt hay hình dáng mà là nó ln cám dỗ ám hại thân xác
và linh hồn con người vì chưng chúng hy vọng khi làm hại
được con người thì làm hại được Thiên Chúa. Nhưng Thiên
Chúa quyền phép hơn chúng, thấu hiểu hết âm mưu sảo
quyệt của chúng và có thể tiêu diệt chúng bất cứ lúc nào. Cụ
thể, Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, con
Thiên Chúa, đến giải thoát con người khỏi quyền lực của quỷ
dữ chỉ bằng một lời phán: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!
Tên qủy lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi
anh ta".
Tuy là thời đại văn minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng
quỷ hiện diện khắp nơi, và thậm chí ẩn mình nơi mỗi người
chúng ta để cảm dỗ và gây ác hại cho tâm hồn và thể xác
chúng ta. Chẳng hạn, quỷ kiêu ngạo, nó làm cho cái tôi của
chúng ta lên cao để rồi mình coi ai khơng ra gì, khơng ai tốt
bằng tơi, đạo đức như tôi...! Cho nên tôi sẵn sàng triệt hạ,

dèm pha, chê bai, trách móc, chửi bới, xét đốn, trừng phạt kẻ
khác mà quên rằng tôi là cũng là người “nhân vơ thập tồn”,
khơng có ai trên đời này hồn hảo cả, chỉ có Chúa Giêsu, là
Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Thứ đến, con quỷ tham
lam, mê ăn uống, nó cố gắng làm chúng ta lam tham hay ăn
uống thái quá đánh mất nhân tính và đánh mất tình người. Ví
dụ, ngày xưa chỉ vì ham lam tiền bạc mà Giuđa bán Chúa, là
Thầy mình với giá chỉ 30 đồng bạc cịn hơm nay vì ham tiền
khơng bán người như Giuđa mà giết người luôn. Cụ thể, báo
Zing điện tử đưa tin: sáng ngày 21/1, Nguyễn Văn Tiến đột
nhập vào nhà để ăn trộm nhưng bị phát hiện liền giết cả gia
đình ơng Nguyễn Văn Cường (56 tuổi) tại thôn Ia Tang, xã Ia
Kla, huyện Đức Cơ là người cùng làng với các nạn nhân. Hay
mới đây Báo điện tử đưa tin: Anh Y del Ê-nuôi ở Đaklak nhậu
xỉn ở quán nhậu, khi về nhà không thấy vợ đâu, anh đi tìm
9.


nhưng khơng gặp. Khi chị H’Bln về thì 2 người nảy sinh
mâu thuẫn, anh chồng đấm 2 cái vào mặt và đạp vào bụng vợ.
Thấy vậy, chị H’Bluân liền vùng dậy bỏ chạy ra trước cổng.
Anh ta đuổi theo rồi đấm đá liên tiếp vào mặt, lưng, đầu làm
chị H’Bluân ngã xuống bất tỉnh. Được gia đình đưa đi cấp cứu
nhưng chị đã tử vong do chấn thương sọ não, xuất huyết não.
Con qủy tham lam đã làm hại đời người đáng sợ thay! Cho
nên, Chúa Giêsu luôn nhắc bảo chúng ta rằng: “Anh em phải
coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, khơng phải vì
dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải
đâu" (Lc 12, 15).
Rồi trong bài đọc 2, Thánh Phaolô dạy chúng ta hãy khử

con quỷ khoái lạc nơi chúng ta bằng cách hãy ăn ở tiết độ:
Đàn ơng khơng có vợ thì chun lo việc Chúa, cịn người có
vợ thì lo lắng việc đời, tìm cách làm đẹp lịng vợ. Cũng vậy,
đàn bà khơng có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc
Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Cịn người có
chồng thì lo lắng việc đời, tìm cách làm đẹp lịng chồng”. Cịn,
Thánh Phêrơ dạy rằng “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức,
vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo
quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin
mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều
trải qua cùng một loại thống khổ như thế” (1Pr 5,8-9).
Dù quỷ có hung ác đến cỡ nào, Chúa Giêsu vẫn trừ và loại
chúng ra khỏi thân xác và tâm hồn của anh chàng thanh niên
xưa và ngay cả chúng ta hôm nay. Vì chưng, Chúa là Đấng có
thẩm quyền và Lời của Ngài có uy quyền trên các thần ơ uế
chứ khơng như các kinh sư. Vì vậy, chúng ta hơm nay, dù quỷ
dữ đến và cám dỗ chúng ta dưới hình thức nào, chúng ta vẫn
loại trừ được chúng nhờ có Lời và Thánh Thể Chúa Giêsu.
Trên trần gian Chúa Giêsu đã trừ quỷ nhiều lần trong đời Ngài
nhưng Satan vẫn trở lại, và thành công trong việc giết Ngài
trên thập giá. Xem như quỷ đã hoàn toàn thắng. Nhưng sự
Phục Sinh đã đem lại cho Chúa Giêsu sự chiến thắng vẻ
vang. Vì vậy, trong mỗi Thánh lễ đều tái diễn: Đức Kitô chết –
Đức Kitô sống lại, Chúa chúng ta chiến thắng quỷ dữ. Vậy,
10.


nhờ Thánh lễ chúng ta cử hành, nhờ việc sống Lời Chúa mỗi
ngày, chắc chắn chúng ta được thêm sức mạnh và can đảm
để xua đuổi quỷ ra khỏi tâm hồn và cuộc sống của mỗi người

hầu tâm hồn chúng ta thật sự là đền Thánh Đức Chúa Trời
ngự và cuộc sống chúng ta đầy ấp tình Chúa và tình người.
Lạy Chúa, xin thăm viếng chúng con, và đuổi xa mọi âm
mưu ma quỷ. Xin sai thiên thần Chúa đến ở đây, để gìn giữ
chúng con bình an, và xin tuôn đổ phúc lành trên chúng con
luôn mãi. Amen.

11.


3. Chữ tín
Những câu chuyện chung quanh chữ tín gần đây đã làm cho
nhiều người dở khóc dở cười, ảnh hưởng sâu rộng đến đời
sống người giáo dân. Đó là câu chuyện tín dụng, chuyện giật
hụi, chuyện biển thủ... Tất cả đều là những hình thức lợi dụng
chữ tín để lừa đảo, để lường gạt. Nó cho thấy ngồi sự lỏng
lẻo về cung cách quản lý của nhà nước, còn có một sự khủng
hoảng về chữ tín, về niềm tin, một sự sút giảm về phương
diện đạo đức trong xã hội. Đạo đức trở thành thứ yếu trên bậc
thang giá trị của những liên hệ giữa người với người. Vậy thì
chúng ta phải làm gì để lấy lại niềm tin, để dựng lại chữ tín.
Bài Phúc Âm hơm nay cho thấy: Chúa Giêsu đã khởi đầu sứ
vụ rao giảng của mình tại Capharnaum. Nội dung và cung
cách rao giảng của Ngài xuất phát từ cơ sở của chính bản
thân Ngài chứ không dừng lại ở những điều đã học trong sách
vở, trong truyền thống như bọn luật sĩ và biệt phái. Giáo lý của
Ngài làm cho nhiều người tin tưởng và tuân theo. Lời của
Ngài đã được đón nhận như là lời của Đấng có thẩm quyền.
Thâm quyền đó khởi đầu từ cuộc đời hội nhập với nhân loại
trong đêm giáng sinh, chấp nhận cắm lều ở giữa con người.

Ngài đến không phải để đàn áp, dùng quyền lực khuất phục
người khác, làm cho người khác phải tin theo. Ngài cũng
khơng dùng ngay cả những quyền năng của mình để lôi cuốn,
hấp dẫn để họ tin tưởng một cách mù quáng vào Ngài. Thẩm
quyền của Ngài thể hiện qua lời rao giảng, rao giảng cách
nhưng khơng bằng chính tình thương của Thiên Chúa, xác tín
con đường cứu độ của mình và chấp nhận mọi gian nan thử
thách cho đến chết và chết trên thập giá.
Giá trị mới trong mối tương quan giữa người với người cần
phải được xây dựng trên chữ tín, một thái độ xuất phát từ
chính bản thân mình, như một người có thẩm quyền chỉ biết
sống u thương và phục vụ, thầm tin tưởng rằng: Phẩm giá
12.


của mình và của mọi người là cao quý. Do đó cần phải chung
lưng hợp tác với nhau để giải quyết những khó khăn trong đời
sống, chứ khơng phải tìm cách lừa dối nhau, bon chen tranh
dành phần lợi cho mình trên sự thiệt thịi của người khác.
Chúa Giêsu đã lấy chính bản thân mình làm bảo chứng cho
niềm tin, cịn chúng ta thì sao? Con người chúng ta có phải là
một bảo chứng cho niềm tin, hay là chúng ta cũng chỉ là một
phường lừa gạt dối trá mà thơi, để rồi một sự thất tín vạn sự
chẳng tin. Và cuối cùng, khơng cịn một ai dám đặt niềm tin
tưởng nơi chúng ta nữa.

13.


4. Chúa Giêsu và dân chúng

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tìm về thái độ
của Chúa Giêsu đối với dân chúng. Như chúng ta đã biết
Palestine là một xứ nóng, người ta thường sống ở ngồi
đường. Cũng chính ở ngồi đường mà Chúa Giêsu thường
tiếp xúc và giảng dạy cho dân chúng. Chung quanh Ngài lúc
nào cũng có một đám đơng thuộc đủ mọi hạng người: Đau
yếu, tàn tật, mù lòa, phong cùi, khổ đau, nghĩa là những người
cần đến một sự giúp đỡ nào đó. Ngồi ra cịn có những bà mẹ
và những đứa con, những người đạo đức và những kẻ tội lỗi.
Ngài thường mở rộng vịng tay đón nhận, tiếp xúc và nâng đỡ
họ.
Ngày kia khi thuyền vừa cặp bến, thì có một đám đông đã
chờ đợi Ngài. Từ trong đám đông, ông Giairô tiến ra xin Ngài
đến chữa cho đứa con gái của ông đang hấp hối. Chúa Giêsu
liền bước theo ông mà chẳng nói một lời. Rồi giữa đám đơng,
bỗng dưng Chúa Giêsu quay mặt lại và hỏi: Ai đã động đến
Ta. Câu hỏi này làm cho các môn đệ ngạc nhiên và nói: Thầy
coi đám đơng đang chen lấn thế mà Thầy lại hỏi ai động đến
Thầy. Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì muốn giúp người đàn bà
đau yếu đã làm hành động ấy được biểu lộ đức tin của mình.
Sau khi bà ấy đã xác nhận, Ngài nói với ba: Đức tin của con
đã cứu chữa con, vậy con hãy về bình an.
Chúa Giêsu khơng phải chỉ niềm nở tiếp đón mọi người,
nhưng hơn thế nữa, Ngài cịn biết cách nói với từng hạng
người. Thực vậy với bọn biệt phái, là những kẻ đạo đức giả,
vốn kiêu căng và tự mãn, Ngài khơng ngần ngại gay gắt chỉ
trích: Các ngươi giống như mồ mả tô vôi. Các ngươi là những
kẻ dẫn đường đui mù. Với những người tội lỗi thì khác, Ngài
thấu hiểu nỗi đớn đau và sự giày vị của họ, nên Ngài đã nói
với họ bằng tất cả sự tế nhị, để họ thấu hiểu và tìm thấy được

niềm hy vọng.
Một đặc điểm đáng chúng ta lưu ý, đó là Chúa Giêsu ln
sử dụng những hình ảnh cụ thể để diễn tả những chân lý cao
siêu. Chẳng hạn Ngài sánh vị Thiên Chúa như một người cha
14.


nhân từ mịn mỏi đón chờ đứa con hoang đàng trở về hay
như người mục tử đi tìm kiếm con chiên bị lạc mất. Ngài đòi
hỏi mỗi người chúng ta phải trở nên như muối mặn, như đèn
sáng. Với những người đau yếu, Ngài nói với họ về bệnh tật,
về sức khoẻ, nhưng từ đó Ngài dẫn họ tới bình diện siêu
nhiên bằng cách nói với họ: Con hãy về bình an. Tội con đã
được tha. Sự chữa lành phần xác chỉ là một khởi điểm cho
một cuộc sống mới, cuộc sống thấm nhuần tình thương của
Thiên Chúa.
Mặc dù phải tiếp xúc, phải giảng dạy, Ngài cũng biết giữ lấy
những khoảng khắc thinh lặng. Ban sáng, ban tối và ban đêm
Ngài thường tới những nơi thanh vắng để cầu nguyện. Trước
sự tố cáo của bọn biệt phái đối với Người phụ nữ ngoại tình
Ngài đã n lặng. Trước tồ án Philatô Ngài cũng đã yên lặng.
Sự yên lặng của Ngài lúc này có giá trị như một lời nói. Từ
những điều vừa trình bày chúng ta nhận thấy: Qua Đức Kitơ,
Thiên Chúa đã nói, đã đối thoại với chúng ta, bởi vì Ngài là
Lời của Thiên Chúa. Lời ấy hồn toàn khác biệt với lời của
chúng ta. Thực vậy, lời của Thiên Chúa là lời tạo dựng: Ta
muốn có trời đất mn lồi vậy lập tức liền có. Lời của Thiên
Chúa là lời của chữa lành: Ta muốn con hãy chỗi dậy, Ta
muốn con hãy lành sạch. Lời của Thiên Chúa là lời tình yêu:
Thầy truyền cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu

thương nhau. Lời của Thiên Chúa là lời Tin Mừng cứu rỗi:
Đức tin của con đã cứu chữa con.

15.


5. Nhờ lời Chúa để đẩy lùi quyền lực Sa-tan
(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Chưa bao giờ ma quỷ mạnh thế như ngày hôm nay. Quyền
lực ma quỷ đang bao trùm khắp thế giới.
Hiện nay, ma quỷ chi phối, lơi kéo, lèo lái rất nhiều người
theo chúng. Có cả một tôn giáo mới được lập nên để tôn thờ
Sa-tan gọi là đạo thờ Sa-tan và các tín đồ của đạo nầy quyết
tâm phá hại đạo thánh Chúa và triệt hạ lòng đạo đức.
Hiện nay ma quỷ xem ra đang thắng thế trên khắp địa cầu.
Chưa bao giờ tội lỗi lan tràn khắp chốn như ngày hôm nay: ly
dị nhiều hơn, phá thai nhiều hơn, ngoại tình nhiều hơn, thanh
thiếu niên phạm pháp nhiều hơn. Một trong những mối lo của
xã hội hôm nay là càng ngày thanh thiếu niên phạm pháp
càng nhiều, ngay cả những thiếu nhi ở độ tuổi học trò cũng ra
tay giết người cách thản nhiên như giết một con thằn lằn,
không mảy may xúc động. Đời sống đạo đức khắp nơi trên thế
giới đang suy đồi khủng khiếp. Một trong những tội lỗi đáng sợ
là tệ nạn tình dục đồng phái và hơn nhân đồng tính: người
nam quan hệ tình dục với nam, nữ quan hệ tình dục với nữ,
rồi những cặp nầy địi sống chung và địi được pháp luật cơng
nhận họ như một gia đình. Làm như thế là tuyệt nịi tuyệt
giống. Làm như thế là sa đoạ hơn cả dân thành Sôđôma và
Gơmơra ngày xưa.
Những điều nói trên chứng tỏ ngày nay ma quỷ đang thắng

lớn và nếu khơng có một mặt trận tinh thần chống lại thì nguy
cơ huỷ diệt của lồi người ngày càng chắc chắn. Điều khơn
khéo của ma quỷ là chúng thường ẩn mặt, không mấy khi lộ
diện nên nhiều người lầm tưởng chúng không hiện hữu trên
đời. Ma quỷ ngày nay ít xuất đầu lộ diện hơn thời trước.
Cách đây vài chục năm, có một con quỷ nhập vào một phụ
nữ tại giáo xứ Bảo Toàn, thuộc giáo phận Xuân Lộc, khiến cho
giới trẻ khiếp sợ nên siêng năng đến nhà thờ đơng đúc khơng
nơi nào có. Hễ đến giờ lễ giờ kinh là thanh niên nam nữ vào
chật cứng nhà thờ.
16.


Khi người ta biết có ma quỷ hiện diện, người ta khiếp sợ
chúng, ắt người ta chạy đến với Chúa khiến ma quỷ khó làm
ăn. Thế nên ma quỷ hơm nay tinh khơn hơn. Chúng rất ít khi
xuất đầu lộ diện, nhưng ln ẩn mặt dấu mày, đứng trong
bóng tối và dùng ma lực của chúng điều khiển, xui khiến
người ta phạm tội như ta sử dụng remote để điều khiển màn
hình TV.
Vì lầm tưởng ma quỷ khơng hiện hữu nên khơng mấy ai đề
phịng mưu thần chước quỷ của chúng. Và khi người ta khơng
đề phịng thì ma quỷ càng dễ chi phối điều khiển con người
làm nô lệ cho chúng.
Khí giới độc hại ma quỷ thường dùng là phim ảnh xấu, sách
báo xấu, âm nhạc đồi truỵ, những điệu vũ khiêu dâm, nạn mua
bán dâm tràn lan khắp nơi dưới mọi hình thức.
Chúng cịn tạo ra những mốt thời trang hở hang gợi dục,
xui khiến giới trẻ mặc những kiểu áo quần thiếu vải. Nhiều bạn
gái trẻ lòng non dạ, hăm hở chạy theo mốt thời trang thiếu

đoan trang nầy và vơ tình trở thành những người tiếp tay cho
ma quỷ trong việc làm băng hoại giềng mối đạo đức và tiết
hạnh.
Lấy gì để xua đuổi, để diệt trừ quyền lực Sa-tan?
Người ta không thể tưới xăng đốt chúng, vì khơng có thứ
lửa nào có thể đốt cháy chúng được.
Thậm chí người ta khơng thể dùng bom đạn, vũ khí hố
học, bom vi trùng, bom ngun tử để tiêu diệt chúng vì chúng
vơ hình.
Chỉ có phương thế duy nhất để tẩy trừ chúng ra khỏi tâm
hồn và trí não là cậy nhờ vào lời quyền năng của Thiên Chúa.
Hãy dùng Lời Chúa để xua quỷ khỏi tâm hồn mình.
Tin mừng Mác-cơ thuật lại: Hơm ấy, “Đức Giê-su và các
môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát,
Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời
giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có
thẩm quyền, chứ khơng như các kinh sư.
Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ơ uế
nhập, la lên rằng: "Ơng Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tơi
17.


can gì đến ơng mà ơng đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là
ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!" Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này! "Thần ô
uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.”
(Mác-cơ 1, 21-27)
Quả là Lời Chúa Giê-su có sức mạnh vạn năng.
Trước nấm mồ của La-da-rô đã chết đến bốn ngày, Chúa
Giê-su đã dùng lời quyền năng của Người mà phán: “Ladarơ!
hãy ra ngồi!” thì người chết liền đội mồ sống lại.

Khi cùng các môn đệ chèo thuyền trên biển, sóng gió bão
táp nổi lên tư bề, Chúa Giê-su cũng dùng lời truyền lệnh cho
bão tố và sóng gió liền lặng im.
Khi trong hội đường có người bị quỷ nhập, Chúa Giê-su đã
dùng lời truyền khiến: “Hãy xuất khỏi người nầy” và quỷ phải
xuất ra.
Chỉ có lời quyền năng của Chúa Giê-su mới có thể đẩy lùi
quyền lực ma quỷ và xua trừ chúng khỏi lòng người.
Vậy chúng ta hãy quý trọng lời Chúa Giê-su và vận dụng lời
Người để thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi tham vọng xấu
xa, khỏi những ước muốn đê hèn; loại trừ khỏi cuộc đời chúng
ta những hành vi gian ác.
Một khi Lời quyền năng của Chúa Giê-su đã thanh luyện
cuộc đời và làm cho tâm hồn chúng ta được bừng sáng nhân
đức thì quyền lực của ma quỷ sẽ từng bước bị đẩy lùi và
vương quốc Chúa Giê-su ngày càng lan rộng trong tâm hồn,
trong gia đình và trong xứ đạo chúng ta.

18.


6. Ma quỷ
Năm 1970, cuốn phim Quỷ Ám được trình chiếu và đã phá
kỷ lục về số vé bán ra. Chuyện phim được xây dựng trên một
trường hợp có thật của một cậu bé 14 tuổi, sống tại bang
Maryland vào năm 1949. Tờ Newsweek đã mô tả như sau:
Tranh ảnh, bàn ghế và cả chiếc giường của cậu bé đột nhiên
di động. Về đêm cậu bé không thể nào chợp mắt. Sau khi
được nhận vào bệnh viện trường đại học Geogetown cậu bé
bắt đầu lâm râm trong miệng những lời nguyền rủa hung hãn

bằng một thứ cổ ngữ. Cuối cùng cậu được trừ tà và được cứu
thoát. Hiện nay cậu đang sinh sống tại thủ đô Washington.
Một vị linh mục già trừ tà cho cậu đã hứa không bàn luận gì về
việc này, nhưng ngài nhấn mạnh rằng kinh nghiệm ấy đã thực
sự biến đổi cuộc đời mình.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm
nay. Với sự việc Chúa Giêsu xua trừ ma quỷ chúng ta sẽ đưa
ra 2 câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất đó là nếu như Đức Kitô đã
khai mạc vương quốc Thiên Chúa 2000 năm rồi, vậy tại sao
đến hôm nay điều ác vẫn cịn lan rộng, hay nói cách khác
vương quốc của Satan vẫn còn tác oai tác quái? Dĩ nhiên câu
trả lời sẽ như sau: Nước Thiên Chúa không đến tức khắc,
nhưng là một bước tiến từ từ. Nó khơng phải là một biến cố
chỉ xảy ra trong một lúc nào đó, mà là một chuyển biến liên tục
suốt dọc dòng lịch sử. Ngài khai mạc vương quốc ấy, nhưng
lại trao cho chúng ta hồn tất. Đó là lý do tại sao trong kinh
Lạy Cha chúng ta vốn kêu cầu: Xin cho Nước Cha trị đến.
Đức Kitô đã gieo trồng, còn bổn phận của chúng ta là vun xới
và chăm sóc để Nước Chúa được đâm bơng kết trái.
Câu hỏi thứ hai được đưa ra đó là tại sao Nước ấy lại đến
chậm như thế, hay nói cách khác tạo sao vương quốc của
Satan lại lâu tàn lụi như vậy? Tơi xin thưa chỉ vì chúng ta đã
khơng hồn tất nhiệm vụ của mình một cách thoả đáng, đã
khơng thực hiện những lệnh truyền của Chúa. Chẳng hạn có
bao nhiêu người trong chúng ta đã thi hành giới luật yêu
thương của Ngài. Sở dĩ chúng ta chưa yêu thương người
19.


khác, thậm chí cả những người thân yêu trong gia đình là vì

chúng ta q bận rộn với những cơng việc bên ngoài đến nỗi
quên mất sự tuyệt vời của những người ấy. Vì chúng ta khơng
biết dừng lại để nhìn ra được bản chất đích thực của họ, vốn
là những tạo vật xinh đẹp, đáng được yêu thương, giống như
chúng ta đã được chính Thiên Chúa yêu thương vậy.
Hãy sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương,
nhờ đó Nước Chúa mỗi ngày một trị đến, đồng thời nhờ đó
chúng ta đẩy lui được ảnh hưởng của quyền lực Satan.

20.


7. Lời đầy uy quyền – ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc
Nghiêm)
Cả hội đường đều ngạc nhiên về lời giảng và lời trừ quỷ
của Đức Giêsu. Tại sao họ kinh ngạc? Họ kinh ngạc thấy Đức
Giêsu là một thường dân, khơng có địa vị đạo đời, không phải
tư tế, giáo trưởng, luật sĩ, biệt phái hay quan chức. Người chỉ
là thứ dân, thợ mộc làm công, làm mướn, dám đứng lên đăng
đàn thuyết pháp trước một cử tọa đông đủ các nhân vật quan
trọng của một thành phố sầm uất phồn thịnh như Caphanaum.
Người ta càng kinh ngạc hơn nữa trước những lời đầy uy
quyền. Lời Người thật khác xa lời của các luật sĩ, giáo trưởng,
tuy họ rất thông thạo tập tục, luật lệ kinh điển tiền nhân và các
tiên tri, nhưng họ chỉ biết giải thích tỉ mỉ, khơ khan theo mạch
chữ chết, một cách nhồi sọ máy móc vơ hồn. Phần Đức
Giêsu, Người dạy một đạo lý mới, đạo lý phát xuất từ tâm tư
sống động, từ lịng xác tín mãnh liệt, từ chính cuộc sống sung
mãn của con người, cuộc sống tôn giáo thâm sâu huyền diệu,

cuộc sống linh thiêng hài hịa với kinh nghiệm sống đạo thực
tế của chính bản thân. Người tô điểm lời đạo lý bởi trời bằng
nhiều cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Bất cứ ai lắng nghe
học hỏi, đều nắm bắt ý nghĩa đích thực vừa ý mình. Lời đạo lý
của Người chứa ẩn nhiều kho tàng q giá, ai mộ mến tìm tịi,
suy gẫm, chiêm niệm đều được sống sung mãn dồi dào.
Tuy nhiên, Người trình bày ý tứ rất đơn sơ trong sáng,
hợp với mọi tâm trí người ta. Do đó, họ cảm thấy thấm thía sự
kỳ diệu của nước Thiên Chúa đang bao trùm khắp muôn dân,
không phân biệt chủng tộc, giai cấp, giàu nghèo, sang hèn,
thống trị hay nô lệ, Do thái hay Hy lạp. Tất cả đều là anh em,
con một Cha chung trên trời. Lời Người đang đổ tràn vào lịng
họ tình u vơ biên trong một thế giới đầy chia rẽ, hận thù. Họ
cảm động trước lòng nhân từ của Thiên Chúa bao dung, đầy
lịng thương xót hết mọi tội nhân, như mục tử tốt lành đi tìm
chiên lạc giữa sói rừng. Lời Người làm cho họ sống lại, thốt
khỏi sự chết dưới ách tội lỗi và gơng cùm quỷ dữ. Lời Người
21.


khiến quỷ dữ đang trói buộc, ám hại con người phải thét lên
tuyệt vọng: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi”. Lời Người là lời
cực thánh đầy sức mạnh thánh hóa khiến quỷ khơng chịu nổi
sự thánh thiện của Người, nên chúng phải thốt ra, tuyên xưng
cho mọi người biết: “Ơng là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Thánh Phaolơ chỉ được đưa lên tầng trời thứ ba thôi,
thế mà không thể tả được những sự lạ lùng ơng thấy. Ơng chỉ
kêu lên: “Mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người
chưa từng cảm thấy bao giờ”. Người dưới đất kể chuyện trên
trời còn lạ lùng như vậy. Huống chi lời người trên trời giảng

những sự trên trời còn tuyệt diệu biết bao! Đến nỗi thánh
Marcơ chỉ có thể tả lại sự xúc động tột độ của thính giả bằng
tiếng: thiên hạ rất đỗi ngạc nhiên - Mọi người đều kinh ngạc.
Họ kinh ngạc, nhưng họ chưa nhận ra được tại sao lời
Người đầy uy quyền, lời Người trừ khử quỷ dữ?
Lời Người đầy uy quyền vì lời Người là lời của Thiên
Chúa, chứ không phải của các kinh sư hay của vua chúa
phàm trần. Lời Người cứu chữa kẻ bị quỷ ám, trừ khử quỷ dữ
vì lời Người là lời Thiên Chúa. Đây thực sự là điều rất kinh
ngạc: Thiên Chúa đã đến ở cùng lồi người. Lồi người khơng
cịn xa lạc Thiên Chúa nữa, khơng cịn dưới ách tội lỗi, dưới
ách sa tan. Lồi người khơng cịn chết nữa, lồi người sẽ
được sống vinh quang trong gia đình Thiên Chúa, nếu họ
nhận biết và thực thi lời Người, sống hòa hợp và yêu mến
Người.
Nếu chúng ta giống như người Do thái chỉ ngạc nhiên
thấy vẻ uy quyền bề ngoài của Đức Giêsu như xem xiếc, xem
kịch, thì thật vơ ích và đáng thương.
Thực ra, bây giờ chúng ta không được trực tiếp mắt
thấy, tai nghe những việc lạ lùng cụ thể của Đức Giêsu nên
khơng cịn ngạc nhiên như người Do thái xưa. Nhưng chúng
ta hơn người Do thái, đã được phúc học hỏi biết Đức Giêsu là
Thiên Chúa, Đấng quyền năng thánh thiện vô cùng. Lời Người
là lời hằng sống, lời cứu độ muôn dân. Chúng ta càng phải có
trách nhiệm đón nhận lời Người để lời Người như nguồn
mạch sự sống càng uống càng làm chúng ta mãn nguyện thỏa
22.


thuê. Lời Người như “hạt giống tốt gieo vào lòng chúng ta sinh

hoa kết quả, hạt được một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi”
(Mt. 13, 8). Sinh hoa kết quả cho mình và cho mọi người, như
bài đọc một, địi chúng ta phải thực hiện làm ngơn sứ loan
truyền lời đầy uy quyền của Chúa cho mọi người được giáo lý
mới, được Đấng Thánh của Thiên Chúa đến giải thốt họ khỏi
vịng tội lỗi của quỷ dữ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vào hội đường giảng dạy, xin
Chúa vào giảng dạy trong lòng con, cho con thấm nhuần giáo
lý mới của Đấng Thánh. Chúa đã rảo khắp các làng mạc,
thành phố (Mc. 1, 9 Lc. 4, 43), xin cho mọi Kitô hữu trở nên
những ngôn sứ biết loan truyền lời Chúa cho mn dân được
thấy ánh huy hồng rực rỡ soi sáng cho họ thoát khỏi cảnh
đời lầm than của bóng tối tử thần. Allêluia.

23.


8. Đức Giêsu, Đấng giải thoát ta khỏi sự dữ
(Suy niệm của An Phong, OP)
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Máccô cho rằng phép
lạ đầu tiên Đức Giêsu đã thực hiện là trừ quỷ. Khi đến trần
gian, Đức Giêsu đã mang theo Vương quốc Thiên Chúa vào
trần gian, Vương quốc "cơng chính, bình an và hoan lạc trong
Thánh Thần". Và như thế, quyền năng cụ thể, rõ ràng và tuyệt
đối mạnh mẽ của Đức Giêsu đã phá hủy vương quốc Satan;
vương quốc sự ác, sự dữ…
Có bao giờ đời sống lại tiện nghi như hôm nay chưa nhỉ?
Đủ các loại phương tiện phục vụ đời sống mỗi ngày… các
phương tiện giải trí, các phương tiện truyền thơng xã hội… Có
lẽ chưa bao giờ trái đất lại thu hẹp đến như thế. Chỉ cần bật

một nút tivi lên, các thông tin trên khắp thế giới được tường
thuật. Chỉ cần nhấc máy điện thoại lên, một người từ bán cầu
này có thể nói chuyện với một người ở bán cầu khác, v.v…
Nhưng có bao giờ đời sống nhiều lo âu như hôm nay không
nhỉ? Đủ loại các phương tiện "làm hư" con người: xì ke, ma
túy, mại dâm, tội ác, bạo lực… và mọi hình thức sự dữ rình
rập đè bẹp con người. Tất cả những thứ "làm hư con người"
đó đồng nghĩa với vương quốc Satan, một vương quốc đang
càng ngày càng bành trướng, bất chấp mọi nỗ lực đang cố
"làm sạch".
Cịn hơn thế nữa, ngay trong con người, có một vương
quốc sự dữ đang hồnh hành. Thánh Gioan nói đó là "dục
vọng của bản tính đam mê, của đơi mắt, và sự kiêu căng vì
tiền bạc" (1Ga 2,16). Những đam mê, dục vọng đó hồnh
hành khắp nơi.
Thế gian và con người cần được Thiên Chúa giải thoát.
Đức Giêsu đã đến với Vương quốc Thiên Chúa, vương quốc
của cơng chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần. Nơi
nào có Thiên Chúa hiện diện, nơi đó là chính Nước Thiên
Chúa, nơi đó có sự tự do của con cái Thiên Chúa.
Mỗi ngày, trong Thánh lễ, lời cầu chúc "Chúa ở cùng anh
chị em"; "bình an của Chúa ở cùng anh chị em" được gởi tới
24.


từng anh chị em như lời mời gọi xây dựng Nước Thiên Chúa.
Xin Chúa ở cùng chúng ta, bình an của Chúa ở cùng chúng ta
để giải thoát chúng ta "khỏi mọi sự dữ". Amen.
Lạy Chúa Giêsu,
Chỉ có Chúa là Đấng giải thoát chúng con

khỏi vương quốc của sự dữ.
Xin Chúa cũng đồng hành với chúng con
trên bước đường đời
Và cùng chiến đấu với chúng con
trong cuộc chiến hằng ngày.

25.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×