Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

tn_12b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.71 KB, 85 trang )

Suy niệm CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN - B
Lời Chúa: G 38,1.8-11; 2Cr 5,14-17; Mc 4,35-41

MỤC LỤC
1. Sóng gió...........................................................................2
2. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.................4
3. Người dựa vào chiếc gối mà ngủ.....................................7
4. Bão táp cuộc đời – Cố Lm. Hồng Phúc..........................10
5. Làm sao mà anh em vẫn chưa có lịng tin?....................12
6. Sóng gió cuộc đời - Lm Anphong Trần Đức Phương.....16
7. Lời kêu xin.....................................................................19
8. Thầy không lo sao?........................................................21
9. Đức tin trưởng thành......................................................23
10. Các con khơng có lịng tin sao? – Noel Quesson.........27
11. Mời gọi qua sông – Jean-Yves Garneau.......................29
12. Giông bão....................................................................32
13. Bão tố..........................................................................34
14. Cha em là người cầm lái. – Thiên Phúc.......................37
15. An tâm – Lm. Giuse Nguyễn Hữu An..........................39
16. Biển đời và biển khơi – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền.......44
17. Vẫn chưa có lịng tin?..................................................46
18. Bão biển – Lm VIKINI................................................48
19. Bão tố – Lm. Giuse Đỗ Vân Lực.................................51
20. Sao nhát thế? Anh em chưa có lịng tin........................55
21. Gợi ý suy niệm của Hiền Lâm.....................................58
22. Suy niệm của Lm. Nguyễn Ngọc Thế..........................61
23. Đức Giêsu dẹp yên bão tố............................................75
24. Chú giải của Noel Quesson..........................................81

1.



1. Sóng gió
Con thuyền của các mơn đệ trong bài Tin Mừng sáng hơm
nay chính là hình ảnh cuộc đời chúng ta. Thực vậy, cuộc đời
chúng ta với bao nhiêu phong ba bão táp, đó là những thất
bại của bản thân, những khó khăn của cuộc sống, của xã
hội, những khổ đau của những người xunh quanh, làm cho
chúng ta nhiều lúc chán nản tuyệt vọng.
Tại sao lại có những sóng gió trong cuộc đời? Phải chăng
Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta? Có người cho rằng chính
Thiên Chúa thử thách để rèn luyện và củng cố niềm tin nơi
chúng ta. Có người lại cho rằng do trình độ hạn chế của con
người trước sức mạnh của thiên nhiên. Nhưng có lẽ nguyên
nhân trực tiếp nhất vẫn là do cách đối xử của con người đối
với con người trong cuộc sống.
Thực vậy, chính thái độ vơ trách nhiệm của những người làm
cha làm mẹ đã dẫn đến tình trạng tuổi trẻ lang thang, bụi đời.
Chính sự ích kỷ tàn nhẫn của một số người đã tước đoạt đi
những phương tiện sống và phẩm giá của những người
khác.
Nghịch cảnh và sóng gió như vẫn tồn tại song song với số
phận và lịch sử con người. Các môn đệ cũng như chúng ta
phải đương đầu, phải đối phó với cuồng phong. Thế nhưng
chúng ta sẽ tìm thấy niềm an ủi nơi Thiên Chúa bởi vì dưới
bàn tay quyền năng và yêu thương của Ngài, sóng gió cũng
phải khuất phục và sự bình an sẽ trở lại với chúng ta.
Sự dữ tuy tràn lan, nhưng ơn sủng của Ngài vẫn dư đầy, bởi
vì Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài không hề bỏ rơi con
người. Bằng chứng là Đức Kitô đã đến, Ngài tìm mọi phương
cách, thậm chí cả đến cái chết của mình để cho chúng ta

2.


thêm xác tín vào tình thương của Ngài. Một vị Thiên Chúa
nhân lành như vậy, nhất định sẽ không bao giờ muốn cho
con người phải đau khổ, nhất định Ngài sẽ cứu chúng ta.
Làm sao chúng ta có thể thất vọng và chán nản khi Ngài vẫn
ở bên chúng ta và vẫn yêu thương chúng ta. Mặc dù ngày
nay Thiên Chúa khơng cịn trực tiếp làm phép lạ để truyền
cho sóng gió phải yên lặng, nhưng Ngài dùng bàn tay của
những người nhiệt tâm làm vơi giảm những nghịch cảnh,
những bất cơng trong cuộc sống. Và cũng khơng ít những
con người đang đấu tranh cho công bằng xã hội. Nhiều khi
họ cũng đã phải trả giá cho những đấu tranh ấy bằng chính
mạng sống của mình.
Cịn chúng ta thì sao? Niềm tin vào một Thiên Chúa toàn
năng và yêu thương lẽ nào lại để cho chúng ta phải buông
xuôi và tuyệt vọng bởi vì Đức Kitơ chính là niềm hy vọng,
chính là sức sống trong cuộc đời chúng ta.

3.


2. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
THỬ THÁCH TRONG CUỘC ĐỜI
Trong đời ta gặp nhiều trường hợp giả vờ rất đáng yêu.
Chẳng hạn bà mẹ trẻ giả vờ trốn đứa con nhỏ, để nó phải lo
âu đi tìm. Và khi thấy nó đã lo âu đến độ tuyệt vọng, sắp
khóc đến nơi, bấy giờ bà mẹ mới xuất hiện. Vừa thấy bà mẹ
xuất hiện, đứa trẻ vui mừng khơn xiết. Và nó càng u mến,

càng bám chặt lấy mẹ nó hơn nữa.
Chúa Giêsu cũng có nhiều lần giả vờ như thế. Lần giả vờ
được minh nhiên ghi lại trong Tin Mừng là khi Người cùng
hai môn đệ đi trên đường Emmaus. Khi đã đến nơi, Người
giả vờ muốn đi xa hơn, làm cho các môn đệ phải tha thiết nài
nỉ Người mới chịu ở lại. Khi Người ở lại, các môn đệ vui
mừng khôn xiết. Và niềm vui lên đến tuyệt đỉnh khi các môn
đệ nhận ra Người lúc bẻ bánh.
Hôm nay tuy Tin Mừng không minh nhiên ghi lại, nhưng ta có
thể đốn biết Chúa Giêsu đang giả vờ. Vì sóng to gió lớn dập
vùi làm cho thuyền chòng chành nghiêng ngả, nước tràn vào
đến nỗi thuyền có nguy cơ bị chìm đắm, trong khi đó các
tơng đồ xơn xao chạy ngược chạy xi, hị hét nhau tìm cách
tát nước ra. Giữa khung cảnh như thế, làm sao có thể nằm
ngủ ngon lành được. Chỉ có thể là giả vờ. Việc giả vờ của
Chúa phát xuất do tình yêu.
Vì yêu thương ta, Chúa muốn ta đáp lại tình u thương
của Chúa. Đó là định luật thơng thường trong tình yêu. Khi
yêu ai cũng muốn được đáp trả. Chúa khơng đi ra ngồi định
luật thơng thường đó. Người tha thiết yêu ta. Người mong ta
yêu mến gắn bó với Người, nên đôi khi Người giả vờ lãng
quên để ta nhớ mà chạy đến với Người, gắn bó với Người
hơn. Như bà mẹ muốn đứa con tỏ ra cần đến mẹ, tha thiết đi
4.


tìm mẹ, hốt hoảng khi khơng thấy mẹ, Chúa cũng mong ta
cần đến Chúa, tha thiết đi tìm Chúa và hốt hoảng lo âu khi
thấy vắng bóng Chúa.
Vì u thương ta, Chúa muốn rèn luyện ta nên người. Để

rèn luyện ta, Chúa gửi những thử thách tới. Cuộc đời ví như
mặt biển cả mênh mông. Mỗi người là một con thuyền lênh
đênh trên mặt nước. Sóng gió là những thử thách trong cuộc
đời. Những thử thách Chúa gửi đến giúp ta trưởng thành ở
ba phương diện.
Những thử thách giúp ta biết mình hơn. Bình thường ta
nghĩ mình chẳng kém thua ai. Nhưng khi gặp thử thách mới
biết mình thật yếu đuối. Thánh Phêrơ thấy Chúa đi trên mặt
nước thì tưởng mình cũng đi được. Nhưng chỉ được mấy
bước đã chìm xuống. Các tông đồ là những bạn chài đã
quen với sóng nước. Thế mà vẫn kinh hoảng trước bão tố.
Đã chứng kiến biết bao phép lạ Chúa làm, nhưng khi gặp gió
bão vẫn hoảng kinh. Thử thách giúp ta biết mình. Biết mình
để thêm khơn ngoan, thêm trơng cậy và nhất là để biết rèn
luyện bản thân cho tiến bộ hơn.
Thử thách giúp ta biết yêu mến, cậy trông vào Chúa hơn.
Có thử thách ta mới biết sức mình, biết có những việc ở
ngồi tầm tay của mình, chẳng ai có thể giúp mình ngồi
Chúa. Vì thế gặp nhiều thử thách giúp ta biết cậy trơng phó
thác vào Chúa hơn. Gặp thử thách ta mới biết chẳng ai yêu
thương ta bằng Chúa. Chúa sẽ không để ta bị thử thách quá
sức chịu đựng, nên ta sẽ biết yêu mến Chúa hơn.
Thử thách giúp đức tin vững mạnh. Chẳng có thử thách
nào kéo dài mãi mãi. Chúa chỉ cho thử thách một thời gian.
Rồi Chúa lại can thiệp để sóng yên biển lặng. Khi sóng yên
5.


biển lặng rồi, các môn đệ càng vững tin nơi Chúa hơn. Để từ
nay các ngài khơng cịn cuống qt lo sợ mỗi khi gặp gian

nan nữa. Đời sống mỗi người chúng ta cũng thế. Ai càng gặp
nhiều thử thách thì càng trở nên từng trải, vững vàng.
Đời sống khơng thể thiếu thử thách. Hãy biết rằng Chúa cho
phép thử thách vì yêu thương ta, để rèn luyện ta nên người.
Hơn nữa Chúa ln ở bên ta. Vì thế ta hãy vững tin, hãy cậy
trơng phó thác và hãy biết tận dụng những khó khăn để đức
tin thêm vững mạnh. Thử thách rồi sẽ qua đi. Nhưng cách ta
phản ứng trước thử thách lại tồn tại và tạo thành giá trị đời
ta. Ước gì mọi thử thách ta gặp trong đời đều biến thành cơ
hội cho ta được thêm lòng, lòng cậy và lòng mến Chúa.
GỢI Ý CHIA SẺ
1. Tại sao Chúa cho ta bị thử thách? Thử thách có cần
thiết không?
2. Thử thách giúp ta trưởng thành thế nào?
3. Ta phải sống thế nào trong thử thách để vượt lên trên
thử thách?

6.


3. Người dựa vào chiếc gối mà ngủ
(Suy niệm của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty)
“Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì
sao?”
Cũng như hai dụ ngôn ‘hạt giống tự mọc’ và ‘hạt cải nhỏ bé’
được kể trước đó, sự kiện cuồng phong nổi lên và sóng
nước ập vào làm cho con thuyền các mơn đệ hịng chìm,
trong khi đó Đức Giê-su ‘đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc
gối mà ngủ’ buộc ta phải suy nghĩ khi giáp mặt với những
nghịch lý đầy thách thức trong chính đời sống Tin Mừng. Tự

nhiên, khi nghĩ về Thiên Chúa cũng như về vương quốc của
Ngài, thì quyền năng và sức mạnh mới chính là điều mà mọi
người thường nghĩ tới trước nhất. Chính vì vậy mà khi nhìn
thấy đau khổ tràn lan, bất cơng ngập tràn và sự ác thống trị,
trong khi sự thiện lại thoi thóp trong tuyệt vọng, nhiều người
đã cho rằng, đó là một bằng chứng thuyết phục cho thấy
khơng hề có Thiên Chúa; vì nếu Ngài thật sự hiện hữu, thì
với tất cả quyền năng và thánh thiện như thế, tại sao lại
không can thiệp, không giáng phạt bằng tất cả sức mạnh của
Ngài? Thiên Chúa lẽ nào lại vô tâm tới mức đó sao? Giải đáp
duy nhất mà người ta thường nại tới để giải quyết nghịch lý
này là sự kiên nhẫn chịu đựng có giới hạn của Thiên Chúa,
sự nhẫn nhục này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi của
cuộc đời này, để rồi tới kiếp sau sự công thẳng và quyền
bính của Ngài sẽ hiển trị qua việc nghiêm minh xét xử, với
phần thưởng thiên đàng dành cho người thiện, hay hình phạt
hỏa ngục dành cho người dữ. Giải đáp này trên thực tế hình
như được hầu hết các tơn giáo trưng ra, tuy với những hình
thái khác nhau, chẳng hạn như thuyết luân hồi của Phật
Giáo.
Vẫn biết Thiên Chúa là quyền năng và quyền năng này vượt
trên tất cả mọi sự, ‘Thức dậy, Người ngăn đe gió và truyền
cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ’.
7.


Thiên Chúa đương nhiên có quyền trên cả sự dữ! Trong
trường hợp cụ thể này, theo lối suy nghĩ của các mơn đệ,
biển cả dậy sóng là hình ảnh quen thuộc của sức mạnh sự
dữ, của tà thần (xem Mc 1:25). Có điều là ít tơn giáo nào

dám nghĩ rằng quyền năng lớn lao nhất của Thiên Chúa
(Thượng Đế…) lại chính là quyền năng buộc Ngài phải câm
nín. Ngồi Ki-tơ giáo, có tơn giáo nào dám nghĩ rằng có một
Thiên Chúa mà quyền năng và bản chất tuyệt hảo nhất của
Người lại chính là lịng nhân từ và thứ tha? Đặc tính ‘nhân từ
và hay thương xót’ của Thiên Chúa, nếu có tìm thấy trong Do
Thái giáo, Hồi giáo…, thì cũng chỉ mang tính tạm bợ và hạn
hẹp, và chỉ dành cho một số đối tượng nhất định mà thôi (các
tín hữu trung thành, những người cơng chính chẳng hạn).
Chỉ riêng Tin Mừng của Đức Giê-su mới cho ta hiểu rằng
Thiên Chúa là tình yêu, và bản chất của Tình Yêu đó trước
hết và trên hết là thứ tha và hay thương xót. Phải chăng từ
mn thuở yếu tính của Thiên Chúa chính là điều này… và
sẽ cịn tiếp tục mãi mãi cho tới muôn đời? Mạc khải lớn nhất
của Đức Giê-su Ki-tơ chính là đây: Thiên Chúa khơng lên án,
Ngài không luận phạt, Ngài chỉ làm một điều duy nhất là cứu
độ và xót thương. Luận phạt hay lên án là do chính con
người tự qng vào cổ mình “vì đã khơng tin vào danh của
Con Một Thiên Chúa” (Ga 3:16-21). Kể từ mạc khải vĩ đại
này, thinh lặng trước sự dữ, thay vì là yếu đuối sợ hãi, lại
biểu lộ sức mạnh vô địch nhất của Thiên Chúa. “Ơng khơng
nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ơng gì đó?...
Nhưng đức Giê-su vẫn làm thinh” (Mt 26:62-63).
Thần lực Người làm cho gió im biển lặng đã làm cho các
môn đệ hoảng sợ, mối hoảng sợ này có lẽ lớn khơng kém lúc
cuồng phong bão tố nổi lên, ‘Các ơng hoảng sợ nói với
nhau…’ Mơ-sê trước bụi gai bốc cháy (Xh 3:1), hoặc I-sai-a
khi thống nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa (Is 6:5), hoặc
bất cứ ai khác cũng đều run sợ trước mọi biểu hiện của
8.



quyền lực thần linh. Chỉ duy uy quyền tình yêu của Thiên
Chúa là khơng gây sợ hãi! Và chỉ có sức mạnh tình yêu tha
thứ mới làm cho con người được thư thái và an bình thực
sự. “Bình an cho anh em… Thầy đây đừng sợ!” (Lc 24:36).
Một khi được Đức Giê-su tỏ cho biết Thiên Chúa là ai trong
thực chất của Ngài, và Thần Khí giúp ta khám phá ra Thiên
Chúa thật gần gũi, thấu hiểu hết các yếu đuối lỗi lầm của con
người cho dù họ có gian ác tội lỗi tới đâu đi nữa, bất cứ ai
cũng sẽ cảm thấy tràn ngập một niềm an bình độc đáo, một
thứ an bình khơng ai trên cõi đời này có thể ban cho. “Thầy
ban cho anh em bình an của Thầy… không theo kiểu thế
gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi…” (Ga,
14:27)
Tuy nhiên, một khi khám phá ra và hiểu rõ hơn về sức mạnh
tình yêu tha thứ và xót thương của Thiên Chúa, con người sẽ
không khỏi cảm thấy một mối kinh ngạc thú vị, gần giống như
một cảm giác ngất ngây. Hy vọng rằng các Ki-tô hữu chúng
ta, một khi nghiệm thấy cảm giác tuyệt diệu đó, hãy để cho
mối ‘kinh ngạc ngất ngây’ này tiếp tục tràn ngập tâm hồn
mình… bây giờ và cho tới mn đời!
Lạy Vua Tình u nhân ái, cảm tạ Chúa đã một lần cho con
nếm cảm được uy lực tình yêu nhân ái Chúa trong đời sống
con. Xin cho con ln nghiệm thấy Thiên Chúa tình u đang
thinh lặng hiện diện trong con giữa mọi sóng gió cuộc đời.
Xin đừng bao giờ cất khỏi lịng con sự bình an ngây ngất của
Thần Khí hiện diện trong con, để con ln có thể mở miệng
kêu lên ‘Áp-ba’ giữa mọi nghịch cảnh. A-men.


9.


4. Bão táp cuộc đời – Cố Lm. Hồng Phúc
Một phái đoàn quan khách đến thăm quan một trại cùi. Họ
rất cảm phục vì thấy các nữ tu vui vẻ săn sóc cho bệnh
nhân. Một người trong phái đồn hỏi một chị: “Vì sao chị lại
sống ở đây? Cho tơi một triệu tôi cũng không dám!” Người
nữ tu trả lời: “Cho tôi hai triệu tôi cũng không ở. Sở dĩ tơi
muốn ở đây và sống chết ở đây vì tình u Chúa Kitơ thúc
đẩy tơi.” Với giáo đồn Cơrintơ, Thánh Phaolơ cũng từng nói
như vậy: “Lịng u mến Đức Kitơ thúc bách tôi”. Từ ngày
ngài được biết Chúa Kitô và cảm thấy tình thương của Chúa
đến độ “hiến thân mình vì tơi” (Ga.2,20), Phaolơ như bị đè
nặng dưới khối tình yêu của Chúa. Từ trong thâm tâm, người
nghe như có tiếng vọng lại: Hãy yêu mến Ta như Ta đã yêu
mến ngươi. Hãy tiến lên nữa. Hãy để Ta dùng ngươi để yêu
mến kẻ khác. “Chúa Kitô đã chết thay cho hết mọi người, để
những ai đang sống không sống cho mình nữa, mà chỉ sống
cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.”
Đối với tất cả chúng ta, tình yêu Thiên Chúa cũng thúc bách
và đè nặng như vậy.
Bài Phúc Âm hơm nay, dưới ngịi bút linh động của Marcơ, là
một bài phóng sự một cơn bão táp xảy ra trên mặt biển hồ
Tiberiade hay có những cơn gió lốc về chiều do bầu khí bị
dồn ép trong thung lũng sông Giordan. Sau khi giải tán đám
đông, Chúa truyền cho các môn đệ chèo thuyền qua bên kia
biển hồ. Ngài lên thuyền. Sau một ngày giảng dạy mệt nhọc,
Ngài đến phía sau lái, dựa trên một chiếc gối và ngủ say. Một
cơn gió lốc thổi đến, cuộn lên những ngọn sóng lớn làm cho

thuyền đầy nước. Các mơn đệ tay chống tay tát…, cịn Ngài,
Ngài vẫn ngủ. Các ơng đến thức Ngài dậy: “Chúng con chết
mất, Thầy không quan tâm sao?” Ngài bèn đe gió và phán
với biển, như một người bị quỉ ám: “Hãy im đi!” Tức thì gió và
biển lặng.
10.


Tường thuật cơn bão táp im lặng có ý nghĩa gì? Đối với
Chúa Giêsu, Ngài muốn dạy cho chúng ta phải có niềm trơng
cậy và phó thác nơi Chúa: “Sao các con sợ hãi? Các con
khơng có đức tin ư?” Trong mọi hoàn cảnh, mọi hiểm nguy,
chúng ta đều nằm trong bàn tay của Cha trên trời. Trong một
hoàn cảnh tương tự, viên lái đị chở hồng đế César qua
sơng, thấy sóng cả đã ngã tay chèo, được nghe một câu nói
bất hủ: Anh khơng biết là anh đang chở vua César? Thì
huống hồ ở đây, khơng phải là một vị vua trần thế mà là Vua
Cả trên trời, “Ngài làm cho bão táp dừng yên phăng phắc,
sóng biển yên lặng như tờ” (Tv. 107, 29).
Đối với nhiều người đã chứng kiến, vì Marcơ nói: “Có nhiều
thuyền khác theo”, thì đây là một phép lạ nói lên quyền năng
của Chúa Giêsu, Đấng chỉ cần phán lên một lời thì gió yên
biển lặng, Đấng có quyền trên vạn vật, là Đấng tạo thành vạn
vật. Các Thánh Giáo phụ nhìn thấy ở đây tác động của hai
bản tính của Chúa Giêsu. Thánh Gioan Kim-Khẩu nói: “Họ
vừa nhìn thấy Ngài, dựa trên gối, ngủ say, đó là một con
người, họ nhìn thấy Ngài bắt biển cả phải lặng yên, đó là vị
Thiên Chúa.” Trong khi các nhà thần học minh giáo lại đề cao
ý tưởng “con thuyền Giáo hội” giữa sóng gió ba đào
(Tertullien). Chúa Kitô vẫn ở trong con thuyền Giáo hội cũng

như Ngài ở trong tâm hồn chúng ta. Một hôm Bà Thánh
Catarina Sienna phải chiến đấu mãnh liệt với chước cám dỗ,
Bà kêu lên: “Lạy Chúa, trong khi con phải chống lại những ý
tưởng nhuốc nha thì Chúa ở đâu? Chúa phán: Ta đang ở
trong tâm hồn con, để hỗ trợ con và để chia sẻ sự toàn thắng
của con.”
“Lạy Thầy, xin cứu chúng con vì chúng con sắp chết mất!”

11.


5. Làm sao mà anh em vẫn chưa có lịng tin?
(Trích trong ‘Tin Vui Xuân Lộc’)
Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng hơm nay thánh Maccơ thuật
lại một hành trình trên biển để “sang bờ bên kia” của Chúa
Giêsu và các mơn đệ. Hành trình này được ví như hành trình
đức tin của mỗi chúng ta. Hành trình trên biển gặp sóng gió
là chuyện khơng lạ lắm đối với những người thường xuyên đi
biển và sống bằng nghề biển như các môn đệ. Tuy nhiên,
chiếc thuyền của Chúa Giêsu và các mơn đệ hơm nay khơng
gặp những con sóng ngọn gió hiền lành bình thường, mà là
gặp “cuồng phong”… “sóng ập vào”… “thuyền đầy nước”…
Các môn đệ lo lắng như “chết đến nơi rồi”, cịn Chúa Giêsu
thì “chẳng lo gì”… Các môn đệ kêu cầu đến Chúa và Chúa
đã ra tay uy quyền, Chúa mắng các môn đệ “làm sao mà anh
em vẫn chưa có lịng tin?”
Chúng ta ngắm nhìn xem, tại sao Chúa Giêsu lại mắng
các mơn đệ chưa có lịng tin?
Qua trình thuật này chúng ta có thể hiểu rằng, giữa Chúa
Giêsu và các mơn đệ đã có một tương quan rất thân thiện

với nhau rồi. Cùng làm việc và cùng thi hành sứ vụ chung với
nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng cảm nghiệm rằng,
dường như tương quan ấy chỉ mới có ở bề mặt bên ngồi,
có nghĩa là các môn đệ mới chỉ gặp gỡ, gần gũi làm việc
chung, mới tương quan trên bình diện cơng việc và cuộc
sống, chứ các môn đệ chưa đi vào tương quan sâu, chưa
hiểu hết Chúa như thế nào, quyền năng của Ngài ra sao?
Chúa mắng các môn đệ “chưa có đức tin” quả thật là phải lẽ,
vì hành trình của các ơng đang có Chúa đó, nhưng các ơng
chẳng ý thức về sự hiện diện đồng hành của Ngài, các ông
không nhận biết quyền năng của Chúa, các ông cũng chẳng
12.


trơng cậy vào Ngài… Sóng gió ập đến, các mơn đệ mới sực
nhớ đến Chúa, và rồi các ông vội trách Chúa “chẳng lo gì”.
Cuộc sống thường ngày của chúng ta dường như cũng thế,
chúng ta ít khi ý thức sự hiện diện của Chúa, chúng ta
thường đi với Chúa cách vơ ý thức, coi như Chúa khơng biết
gì, Chúa chẳng quan tâm. Đến lúc nguy khó mới nhớ chạy
đến Chúa và kêu la rối rít. Thái độ sống này, chắc chắn sẽ bị
Chúa mắng là “chưa có lịng tin”. Tuy nhiên, một thái độ
ngược lại cũng đáng quan tâm. Cuộc sống đôi lúc chúng ta
cũng rơi vào tâm trạng thất vọng nặng nề, chúng ta cũng
chẳng còn nhớ đến Chúa, và quên rằng Ngài ở bên chúng ta
và chờ chúng ta khiêm tốn lên tiếng kêu cầu Ngài. Thái độ
chỉ kêu đến Chúa khi gặp khó khăn, hoặc là thất vọng đến
quên cả Chúa mà lầm lũi bước đi đó là thái độ “chưa có lịng
tin”.
Thánh Maccơ thuật tiếp, sau khi các môn đệ kêu đến Chúa,

tin tưởng vào quyền năng của Chúa, Chúa bắt đầu ra tay.
Nhưng sau khi Chúa ra tay truyền sóng biển im lặng, thì các
ơng hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai…?”
Gặp sóng gió, các mơn đệ hoảng sợ, khơng tin đủ vào Chúa.
Sau khi Chúa tỏ quyền năng thì các ông lại thắc mắc “Ngài là
ai?” Điều này chứng tỏ nền tảng đức tin của các môn đệ
chưa vững chắc, đi bên Chúa, gặp gỡ Chúa nhưng không
khao khát tìm biết Chúa là ai? Lẽ ra các ơng phải tìm hiểu về
Chúa, biết Chúa là ai khi bắt đầu cất bước theo Ngài! Cịn
nghi ngờ vào chính Thiên Chúa thì chắc chắn là chưa có
lịng tin. Tin Chúa là phải học cho biết Ngài là ai và đi vào
trong tương quan sâu để cảm nghiệm Ngài như ta đã được
học biết. Tin vào Chúa là hiểu điều Chúa làm, mong điều
Chúa muốn và phó thác cho Ngài cuộc sống của ta.
13.


Sau phép lạ Chúa làm truyền sóng biển im lặng, chắc chắn
các mơn đệ phải tìm được câu trả lời Chúa là ai khi quan sát
sự kiện và khi tương quan gần gũi song hành với Chúa. Vậy
mà không hiểu sao các ơng lại cịn hoảng sợ và thắc mắc
“ơng này là ai?” Câu hỏi này chứng tỏ lòng tin của các ơng
chưa có và bị Chúa mắng thì cũng khơng oan uổng gì.
Bởi vì các mơn đệ chưa có lòng tin, nên chưa ý thức sự hiện
diện của Chúa. Chưa có niềm tin nên cịn nghi ngờ “ơng này
là ai?”. Chưa có lịng tin nên cịn dành quyền điều khiển và
kiểm sốt hành trình. Khi các mơn đệ dành quyền kiểm sốt
và điều khiển hành trình đời mình, thì Chúa dành cho họ ưu
tiên đó, Ngài nghỉ ngơi. Giả như chúng ta tin tưởng trao phó
cho Chúa để Ngài điều khiển và an tâm nghỉ ngơi, thì chính

lúc ấy Chúa sẽ giang tay ra hành động, Ngài chở che, bao
bọc và cứu giúp.
Thái độ của những người “chưa có lịng tin” là thái độ của
những người ưa thích đảo lộn tình thế, đứng vào vị trí điều
khiển của Chúa, qn đi vai trị lệ thuộc của chính bản thân
mình.
Có lòng tin là ý thức Chúa hiện diện trong mọi nẻo hành
trình; Có lịng tin là trả lời xác tín với mọi người về chính
Chúa, bằng sự cảm nghiệm của chính cá nhân mình; Có
lịng tin là để Chúa điều khiển và kiểm sốt cuộc sống của
mình; Có lịng tin là khiêm tốn kêu xin khi gặp gian nan khốn
khó.
Giờ đây, chúng ta khiêm tốn dâng lên Chúa lời nguyện xin ơn
đức tin:
Lạy Chúa Giêsu,
14.


Chúng con cám ơn Chúa vẫn hiện diện trong cuộc sống
chúng con.
Xin cho chúng con tin vào quyền năng Chúa vẫn hiển trị
trong cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, cuộc sống quanh chúng con có biết bao điều xảy
đến.
Tất cả đều nằm dưới bàn tay tình thương quan phịng của
Chúa.
Xin Chúa giúp chúng con biết cùng với vạn vật dâng lời ca
khen quyền năng Chúa.
Xin giúp chúng con biết đón nhận ân ban của Chúa trong sự
khiêm tốn thẳm sâu.

Xin dạy chúng con biết chạy đến với Chúa khi gặp những
gian nan thử thách,
Xin giúp chúng con biết bám vào Chúa để đi qua những
giông bão trong cuộc đời.
Lạy Chúa, Chúa luôn nâng đỡ những ai kêu cầu Chúa.
Chúng con xin phó dâng cuộc sống trong tình thương quan
phịng của Chúa. Amen.

15.


6. Sóng gió cuộc đời - Lm Anphong Trần Đức Phương
Tôi đã được nghe một câu chuyện về Đức Giáo Hồng
Gioan XXIII (1881-1963). Ngài chỉ ở trên ngơi vị Giáo Hồng
trong vịng 5 năm (1958-1963), nhưng được nhiều người
sùng mộ. Sau khi Ngài qua đời, rất nhiều người đã đến viếng
mộ của Ngài, đến nỗi di hài của Ngài đã được đưa từ hầm
mộ lên trên nền Đền Thờ Thánh Phêrơ để dễ dàng cho giáo
dân kính viếng. Ngài có một niềm ưu tư đặc biệt về việc hiện
đại hóa Giáo Hội. Ngài cũng ln quan tâm về nền hịa bình
thế giới. Một trong những thơng điệp nổi tiếng của Ngài là
Thơng Điệp “Hịa Bình Trên Thế Giới” (Pacem in Terris), ra
ngày 11-4-1963, trong đó Ngài kêu gọi mọi người có thành
tâm thiện chí hãy chung tay xây dựng Hịa Bình và sự Cơng
Chính trên thế giới, để “làm cho trái đất này trở nên nơi ở tốt
đẹp hơn cho nhân loại!”(Lời kết Thông Điệp) Một đêm khi
Ngài đang ngủ, Ngài chợt nghĩ đến bao nhiêu những điều
cần phải thực hiện trong Giáo Hội. Ngài mong cho đến sáng
để xin vào trình bày với Đức Giáo Hồng về những việc cần
phải làm ngay. Nhưng Ngài sực tỉnh và mới nhận ra chính

Ngài đang là Giáo Hồng! Lúc đó, Ngài cảm thấy hết sức sợ
hãi! Nhưng như có tiếng Chúa nói với Ngài: “Giáo Hội là của
Cha chứ không phải của con!” Bấy giờ Ngài mới lấy lại can
đảm và cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho Ngài biết phải làm
gì để canh tân Giáo Hội. Rồi Ngài đã mở Đại Công Đồng
Vatican II (1962-1965), mời các vị Hồng Y và Giám Mục từ
các nơi trên thế giới trở về Rôma họp để cùng nhau đưa ra
những ý kiến hiện đại hóa Giáo Hội.
Thánh Lễ Chúa Nhật hơm nay, trong Bài Phúc Âm (Mc 4, 3541), chúng ta thấy các Thánh Tông Đồ đang chèo thuyền trên
Biển Hồ Tibêriat trong đêm tối, thì sóng to gió lớn nổi lên,
nước ùa vào trong thuyền đến nỗi thuyền sắp chìm, mà
Chúa Giêsu cứ ‘ngủ n’ trên mạn thuyền, như khơng biết gì
cả. Các Tông Đồ phải đánh thức Chúa dậy: “Chúng con sắp
16.


chết đến nơi mà Thày không quan tâm đến sao?” Chúa
Giêsu đã ‘thức dậy’ và làm phép lạ cho gió yên, biển lặng!
Rồi Chúa trách các Tông Đồ: “Các con khơng có đức tin ư?
Sao mà qúa sợ hãi như vậy!”
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta có
nhiều lúc cũng gặp “bão tố nổi lên” và chúng ta có cảm
tưởng Chúa cứ ‘ngủ yên’ mà không thương cứu giúp chúng
ta. Y như trong trường hợp khổ đau của ơng Gióp trong Bài
Đọc I (Gióp 38, 1.8-11). Nhưng ơng Gióp đã ln vững tin nơi
Chúa, khơng phàn nàn, kêu trách; rồi Chúa đã làm cho sóng
gió cuộc đời ông chấm dứt, và ban lại cho ông một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Trong Bài Đọc II (2Cr 5,14-17), Thánh
Phaolơ nhắc nhở chúng ta: Vì thương u chúng ta, “Chúa
Giêsu Kitơ đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đã sống

lại!..”, đem lại cho chúng ta một niềm tin vững chắc vào tình
thương của Chúa.
Là những tín hữu của Chúa, chúng ta hãy noi gương ơng
Gióp, ln biết tin tưởng, phó thác nơi Chúa trong mọi biến
cố xảy ra cho chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta
và ngay trong Giáo Hội Chúa nữa; vì Chúa là Thiên Chúa
toàn năng, và là Cha yêu thương của chúng ta. Trong Phúc
Âm Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta hãy ln tin tưởng nơi sự
quan phịng của Chúa là Cha luôn yêu thương chúng ta và lo
lắng mọi điều cần thiết cho chúng ta. (Mt 6, 25-34)
Trong thế giới ngày nay, người ta thường thiếu niềm tin nơi
Chúa, và vì thế dễ lo lắng, sợ hãi trước những biến cố đau
thương xảy ra trong cuộc đời, và trở nên khủng hoảng tinh
thần, bất mãn với cuộc đời, tâm trí bị căng thẳng, rồi suy
nhược (depressed) và có những trường hợp đưa đến loạn
trí, hành động điên rồ gây nên những tội ác khủng khiếp: như
tự hủy chính mình, có khi giết hại mạng sống cả gia đình, có
17.


khi giết hại những người vô tội, như những cuộc bắn giết tại
các trường học, tiệm ăn, sở làm và các trung tâm thương
mại v.v...
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho
chúng ta được vững niềm tin phó thác nơi tình thương che
chở của Chúa là Cha chúng ta. Xin cho chúng ta biết nhìn
lên Thánh Giá Chúa để chấp nhận mọi đau khổ, thử thách
xảy ra cho chúng ta , gia đình chúng ta. Chính những đau
khổ, thử thách tôi luyện đức tin của chúng ta, làm cho đức tin
của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Đau khổ và thử thách

cũng là những dịp để chúng ta được thông phần với sự đau
khổ Chúa đã chịu để cứu chuộc chúng ta (Xin xem 1 Pr 1, 69; 2 Cr 4, 17-18; Rm 8,18).
“Anh em hãy phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa; vì Chúa ln
lo lắng cho anh em!” (1Pr 5,7).
“Hãy phó thác đường đời cho Chúa,
Người sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta!”
(TV 37).
“Tôi tin, tôi tin Chúa đã thương tôi, nên Người đã chết, chết
vì tơi…
“Tơi tin Chúa vẫn thương tơi, cho dù đời tôi bao phen giông
tố…”
(Bản Thánh ca “Tôi Tin” của Thành Tâm)

18.


7. Lời kêu xin.
Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay cho chúng ta thấy các tơng đồ
đang ở vào một tình thế tuyệt vọng. Lời van xin của họ
dường như bị sóng biển vùi lấp:
- Lạy Thầy, xin cứu chúng con.
Chúa Giêsu rất có thể lên tiếng trách cứ các ơng:
- Bộ các con khơng hiểu rằng bao lâu Thầy cịn ở với các
con, thì khơng một tai ương hoạn nạn nào có thể xảy ra.
Thế nhưng lời van xin ấy lại rất bình thường và gần gũi với
bản tính của chúng ta. Lời van xin xuất phát từ trái tim của
một tạo vật nhỏ bé, như muốn xác quyết rằng: Vấn đề thật vơ
phương cứu chữa, chỉ mình Chúa mới có thể giúp đỡ.
Thế nhưng ngày hơm nay, liệu chúng ta có cịn tìm thấy
những lời van xin đầy tin tưởng và hy vọng như thế hay

không? Nếu chúng ta hỏi những người lính chiến rằng: Vào
những lúc nguy hiểm có bao giờ các bạn đã nghĩ tới Chúa và
xin Ngài giúp đỡ hay không. Hầu như tất cả đều trả lời rằng
không.
Nếu chúng ta hỏi những người lái xe rằng khi xảy ra tai nạn
có bao giờ các bạn nghĩ tới đời sau và xin Chúa phù trợ hay
không. Hầu như tất cả đều trả lời rằng không.
Chiếc tàu Dora với một ngàn bảy trăm hành khách, chẳng
may gặp nạn và chìm dần xuống biển, người ta đã ghi nhận
được một cảnh tượng thật trái ngược trong thời điểm hoảng
hốt đó. Các cơ thì lo giữ lấy đơi giày của mình. Các bà thì lo
giữ lấy những bộ áo của mình. Các ơng thì lo giữ lấy ví tiền
của mình. Chỉ có một em bé năm tuổi là đã quỳ gối cầu
nguyện.
19.


Ngay cả bản thân chúng ta cũng thế. Mỗi khi gặp phải tai
ương hoạn nạn, chúng ta vùng vẫy, chúng ta kêu gào, chúng
ta làm mọi cách để thoát khỏi tai ương hoạn nạn ấy, nhưng
lại không biết mở miệng kêu xin: “Lạy Chúa, xin Chúa cứu
giúp con kẻo con chết mất. Chỉ mình Chúa mới có thể bảo
đảm cho con được an toàn”.
Chúng ta cũng giống như dân ngoại. Chẳng tìm thấy hướng
đi cũng như ánh sáng cho cuộc đời chúng ta. Ngày xưa mỗi
khi mất mùa đói kém giặc giã xảy ra, người ta kêu cầu Chúa:
- Lạy Chúa xin giúp đỡ con.
Người ta tổ chức những cuộc rước kiệu, những cuộc hành
hương để kêu cầu Chúa. Còn chúng ta ngày hơm nay thì
sao?

Ngày hơm nay, người ta có rất nhiều phương tiện, chẳng hạn
như thuốc trụ sinh, công ty bảo bảo hiểm, và người ta cảm
thấy không còn cần đến sự trợ giúp của Chúa nữa. Và tệ
hơn nữa, người ta muốn trục xuất Thiên Chúa ra khỏi những
sinh hoạt cá nhân và xã hội. Người ta muốn thay trời vắt đất
làm mưa. Người ta sống như khơng cịn sự hiện diện của
Ngài nữa.
Từ những điều vừa trình bày chúng ta đi tới kết luận: Bao lâu
Chúa Giêsu cịn ở trong chúng ta thì khơng một tai nạn nào
có thể xảy ra. Tuy nhiên con người thời nay lại khơng hiểu là
như thế. Do đó, vấn đề cần phải đặt ra cho mỗi người, đó là
Chúa Giêsu có thực ở trong thuyền đời chúng ta hay khơng.
Tơi đã phản ứng và hành động như thế nào trong những
hồn cảnh đen tối. Tơi có biết hướng tới Chúa và xin Ngài
giúp đỡ hay khơng? Đó là những câu hỏi mà mỗi người
chúng ta phải tự tìm lấy lời giải đáp.
20.


8. Thầy khơng lo sao?
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Các mơn đệ gặp trận cuồng phong khi vượt biển. Họ kinh
hồng vì thấy mình sắp bị nuốt chửng. Bất lực trước cơn
cuồng nộ của sóng gió, họ đã đánh thức Đức Giêsu, xin Ngài
giúp đỡ. Cuộc đời nào tránh được mọi cơn giơng tố? Ai trong
chúng ta cũng thích biển lặng sóng n, nhưng giơng tố lại
giúp ta nhận ra mình: yếu đuối, chao đảo, mong manh, bất
lực, không đủ khả năng đương đầu với bao thách đố.
Giông tố đưa ta đến với Đức Giêsu, và phó thác cho sự trợ

giúp của Ngài. “Chúng con chết mất!” Cái chết thể lý và cái
chết tinh thần. Cái chết của bản thân và của tập thể mình
gắn bó. Cái chết của những cơng trình mình xây dựng. Chúa
là sự sống, sao Chúa lặng yên để chúng con chịu chết? Sao
Chúa để sự dữ tung hồnh trên thế giới? “Mà Thầy khơng lo
sao?”. Một lời trách móc? Nhiều khi chúng ta cũng trách
Chúa như vậy. Có vẻ Chúa q vơ tư, lãnh đạm, hững hờ.
Chúa yên ngủ khi đời ta gặp cơn giông tố.
Đức Giêsu đã thức dậy, ra lệnh cho gió và biển: “Câm đi! Im
đi!”. Gió ngừng ngay và biển lặng xuống. Sự lặng đi của biển
đưa đến sự trầm lặng của lòng. Nỗi kinh hoàng tan biến, nỗi
sợ chết cũng bay xa. Nhưng chúng ta khơng địi phép lạ biển
lặng trong đời. Điều q hơn, đó là lịng ta được lặng. Lịng
lặng khơng phải vì biển lặng, mà lặng ngay giữa lúc biển
động. Đó là một phép lạ lớn hơn nhiều, và đó cũng là thái độ
Chúa muốn ta phải có.
Tại sao các anh lại kinh sợ? Sóng gió làm gì được các anh
khi Thầy đang cùng các anh ở chung một con thuyền? Đức
Giêsu địi các mơn đệ khơng được khiếp sợ. Thầy đã làm
21.


bao phép lạ trước mắt các anh, vậy mà các anh vẫn chưa có
lịng tin ư? Nếu có lịng tin thì đâu có cuống cuồng như vậy.
Đức tin chỉ lộ ra khi biển động. Và có thể nói, biển động giúp
hình thành đức tin. Đức tin lớn lên ít nhiều sau mỗi lần biển
động. Thuyền đời Kitô hữu chẳng bao giờ êm ả. Nó chỉ êm ả
khi về tới bến. Nhưng lịng ta lại phải giữ cho bình n, ngay
cả khi Ngài không thức dậy, dù ta đã gọi Ngài nhiều lần giữa
tiếng sóng gào thét. Ta tin rằng Ngài sẽ cứu ta theo cách của

Ngài.
Gợi Ý Chia Sẻ
• Điều gì khiến bạn sợ hơn cả trong cuộc sống? (Sợ thất
nghiệp, sợ thi rớt, sợ không được yêu, sợ mất uy tín, hay
sắc đẹp...). Sự sợ hãi có làm đời bạn bớt vui khơng? Có
làm bạn bớt tự do khơng?
• Khi bạn bị căng thẳng, lo âu, mất bình an, bạn thường
làm gì để trở lại bình thường? Cầu nguyện có giúp gì cho
bạn khơng?
Cầu Nguyện
Khi bị bao vây bởi mn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được
những phút giây thinh lặng. Khi bị rã rời vì trăm cơng ngàn
việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước
nhan Chúa. Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin
cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời
Người. Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con
thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu
nguyện.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả
đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người
thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.
22.


9. Đức tin trưởng thành.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
John Newton là con trai một đại uý hải quân người Anh. Khi
John lên 10 tuổi, mẹ cậu qua đời. Từ đó cậu bé thường theo
bố đi biển. Nhờ vậy mà cậu rành rẽ đường lối ngoài biển
khơi. Tuy nhiên vào năm cậu 17 tuổi, cậu bé bất mãn với bố.

Cậu bỏ thuyền ra đi lao vào cuộc đời gió bụi. Cuối cùng cậu
nhận được việc làm trên chiếc tàu hàng buôn nô lệ từ Phi
Châu đến Mỹ Châu. Cậu thăng quan tiến chức rất lẹ và
chẳng bao lâu đã trở nên thuyền trưởng. Chẳng bao giờ
Newton bận tâm suy nghĩ đến việc buôn nô lệ là đúng hay
sai. Cậu chỉ làm cơng việc của mình nhằm mục đích kiếm
tiền mà thôi. Thế nhưng một biến cố quan trọng đã xẩy đến
thay đổi tất cả cuộc đời cậu.
Một đêm nọ một cơn bão dữ dội xuất hiện trên mặt biển.
Sóng dâng cao như thác núi xơ đẩy và quay vịng chiếc
thuyền của Newton như món đồ chơi trẻ con. Mọi người trên
thuyền vô cùng kinh khiếp. Lúc bấy giờ bỗng dưng Newton
buột lời cầu nguyện. Đây là điều cậu không hề làm kể từ khi
rời khỏi thuyền của bố cậu, cậu kêu to: “Lạy Chúa, nếu Ngài
thương, xin cứu vớt chúng con, con nguyện sẽ mãi mãi làm
nô lệ cho Ngài”.
Chúa nhậm lời cầu xin của cậu và cứu vớt con thuyền. Thế
rồi sau khi vào được bờ, Newton đã giữ lời hứa và bỏ nghề
bn nơ lệ. Sau đó cậu đi tu, và một thời gian sau trở thành
mục sư coi sóc một nhà thờ nhỏ ở Olney, nước Anh. Ở đây vị
mục sư trở nên một nhà giảng thuyết kiêm nhà soạn thánh
ca lừng danh. Một trong những bản thánh ca cảm động nhất
mà Newton đã sáng tác là bản nhạc ca ngợi Chúa về cuộc
trở lại của cậu.
Giống như Newton, các Tông đồ cũng gặp phải bão biển dữ
dội. Giống như Newton, các ông đã kêu to lên cùng Chúa:
“Xin hãy cứu chúng con”. Giống như Newton, các ông cũng
23.



đã được biến đổi hoàn toàn sau khi Chúa nhậm lời cầu xin.
Các ơng hoảng sợ và nói với nhau: “Ơng này là ai, mà cả
đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?”.
“Ông này là ai?”. Đây chắc chắn là một câu hỏi căn bản. Dĩ
nhiên câu trả lời đã có sắn trong bài đọc 1 và trong Thánh
Vịnh đáp ca hôm nay. Bài đọc 1 mô tả Chúa là Đấng Tạo
Hố, chính Ngài đã tạo dựng biển cả, đã đặt ranh giới cho
chúng và truyền lệnh cho chúng tuân theo ý muốn của Ngài.
(x.G 38,1.8-11). Thánh Vịnh đáp ca là lời kêu cầu Chúa của
những thuỷ thủ gặp bão biển. Và Chúa đã ra tay cứu họ. Họ
vui sướng, vì trời yên biển lặng. Và Chúa dẫn đưa về bờ bến
mong chờ. Họ tạ ơn Chúa, vì Chúa từ nhân (x. Tv 107).
Trong cả hai bài đọc Cựu Ước này, chúng ta thấy Chúa đang
thi hành chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài truyền lệnh
cho chúng và chúng tuân phục Ngài. Đây cũng là điều chúng
ta thấy Chúa Giêsu đang thực hiện trong Tin Mừng hôm
nay.ngài đang biểu lộ chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài
truyền lệnh và chúng tuân phục ngay. Như thế các bài đọc
hôm nay cho thấy Thiên Chúa trong Cựu Ước và Đức Giêsu
của Tân Ước là một. Ngài đang thực thi quyền năng của một
Thiên Chúa. Thánh Marcơ khơng chỉ muốn nói lên quyền
năng của Chúa mà còn muốn khẳng định Ngài chính là Thiên
Chúa, là Đấng Cứu Độ, và mời gọi chúng ta hãy hồn tồn
tin vào Ngài.
Các mơn đệ ở chung một thuyền với Chúa, các ông đã biết
Chúa quyền năng, có thể làm nhiều phép lạ, nhưng khi sóng
gió nổi lên, các ông vẫn hoảng hốt. Các ông quên rằng dù
thức hay ngủ, Chúa vẫn là Chúa. Các ông chưa hồn tồn
tin vào Chúa. Chúng ta thường nghĩ mình có đức tin, nhưng
trong thử thách, khi cần biểu lộ lịng tin thì nhiều khi ta lại

hoảng sợ.
24.


Đời tự nó đã là khó. Đi trong cuộc đời với niềm tin theo cách
Chúa dạy lại càng khó hơn. Chúng ta đã vâng lệnh Chúa mà
nhổ neo ra khơi, đã tin tưởng vì có Chúa ở đàng lái, ở vị trí
hoa tiêu, nhưng có thể đã có lần chúng ta đau đớn vì Chúa
lại ngủ giữa phong ba. Điều đó có thật, là kinh nghiệm mn
đời của những ai tin Chúa. Niềm tin không phải là giải đáp dễ
dãi, khơng miễn trừ những khó khăn. Cần phải dày cơng học
tập mới chấp nhận được thực tế đó. Người có niềm tin
trưởng thành là người “giữa phong ba khốn cùng ngàn nỗi
vẫn ln thành tín ngợi khen Chúa là thuẫn đỡ, là khiên che,
là đồn luỹ”. Phải dám ra đi dù trời đã về chiều, dù có thể gặp
phong ba. Nếu khơng thì chẳng bao giờ sang được “bờ bên
kia” của cuộc sống. Chúa có thể ngủ, nhưng Chúa ln thức
vào lúc quyết định để trợ giúp những ai bằng lòng để cho
“Chúa ở đằng lái”.
Bão lớn, nước sắp đầy thuyền thì ai mà khơng sợ? Vậy mà
Chúa cịn trách: “Sao các con sợ thế, các con khơng có đức
tin ư?”. Các mơn đệ lâm nguy thật sự. Trong hồn cảnh đó,
chẳng những nên kêu cứu Chúa, mà đúng là phải kêu cứu
Chúa. Nhưng đừng kêu cứu với tâm trạng sợ hãi đến tuyệt
vọng như vậy. Phải kêu cứu nhưng hãy kêu cứu trong niềm
cậy trơng tín thác tuyệt đối. Lời trách cứ của Chúa Giêsu khai
mở cho chúng ta một kinh nghiệm đức tin quý báu: niềm tin
vững vàng làm chúng ta thêm can đảm lắm mới có thể tin. Vì
tin Chúa, thực tế chính là “ trao thân gởi phận” cho Chúa.
Người tin Chúa thực sự thì khơng sợ, cịn người sợ thực sự

thì khơng tin. Trong rất nhiều trường hợp, “yếu tin” đồng
nghĩa với “hèn tin”!
Câu hỏi của các môn đệ sau khi được Chúa cứu nguy: “Ngài
là ai mà cả gió lẫn biểu cũng đều vâng lệnh?” phải là câu hỏi
căn bản cho những ai muốn tin và muốn đạt tới niềm tin
trưởng thành vào Chúa Giêsu. Phải trả lời cho thật, cho
25.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×