Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

tn_16b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.33 KB, 101 trang )

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN - B
Lời Chúa: Gr. 23, 1-6; Ep. 2, 13-18; Mc. 6, 30-34
MỤC LỤC
1. Mục tử.............................................................................2
2. Tinh thần mục tử..............................................................4
3. Thiên Chúa chăn dắt dân..................................................6
4. Làm việc và cầu nguyện – Lm. GB Văn Hào................10
5. Đời sống cần có Chúa – Cố Lm. Hồng Phúc.................15
6. Mục Tử - Lm. Giuse Trần Việt Hùng.............................18
7. Lời khuyên thiết thực.....................................................23
8. Chân dung vị lãnh đạo – Lm. Giuse Đỗ Vân Lực..........28
9. Vị mục tử.......................................................................33
10. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngơ Quang Kiệt.............35
11. Chạnh lịng thương – Lm. Antơn Nguyễn Cao Siêu.....38
12. Tìm đến với Chúa Giêsu..............................................41
13. Suy niệm của Noel Quesson........................................45
14. Mục tử.........................................................................47
15. Nghỉ ngơi.....................................................................49
16. Kiểm thảo....................................................................53
17. Nghỉ ngơi.....................................................................56
18. Chăm sóc.....................................................................59
19. Mục tử.........................................................................62
20. Vắng vẻ........................................................................65
21. Bức tranh toàn cảnh về Tin Mừng Cứu Độ..................69
22. Đức Giêsu chạnh lòng thương – JKN..........................73
23. Người chạnh lòng thương............................................79
24. Tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi.................................82
25. Chúng ta hoạt động đến đâu.........................................86
26. Đức Giêsu, các Tông Đồ và dân chúng........................89
27. Chú giải của Noel Quesson..........................................96
1.




1. Mục tử
Thiên Chúa đã dùng tiên tri Giêrêmia để quở trách và kết
án những người lãnh đạo dân Chúa. Họ chẳng lo lắng đến
dân chúng lại còn làm cho dân chúng phải điêu đứng và phân
tán. Tuy nhiên Thiên Chúa đã mở ra cho thấy một viễn tượng
tươi sáng. Mầm cơng chính xuất phát từ dịng Đavít, sẽ làm
vua thống trị, sẽ thực thi hồ bình và cơng lý. Đó chính là
Chúa Giêsu.
Thực vậy, Chúa Giêsu là mục tử nhân lành mà tiên tri
Giêrêmia đã diễn tả. Ngài thương dân vì họ bơ vơ khơng có
chủ chăn và ngài băt đầu dạy họ nhiều điều. Ngài như đồng
cỏ non và như dịng suối mát để xoa dịu cơn đói khát của con
người. Thế giới ngày nay tràn ngập ngôn từ, đầy dẫy những
lời lẽ tuyên truyền và quảng cáo, thì liệu cịn chỗ nào dành
cho lời Chúa hay khơng. Nếu con người nghe theo tiếng
Chúa và bước đi trong đường lối của Ngài thì ngày kia, chỉ
cịn lại một đồn chiên và một chủ chiên. Chúa Giêsu khơng
phải là kẻ chăn thuê, chỉ làm vì lợi lộc. Trái lại Ngài chăm
sóc cho từng con chiên một, băng bó những con bị thương,
và vác lên vai con bị đau yếu. Ngài dẫn chúng đến đồng cỏ
xanh tươi, và tới dòng suối mát. Ngài dám thí mạng sống để
bảo vệ đồn chiên, và cuối cùng, Ngài đã trở nên của ăn ni
sống cho đồn chiên.
Tiếp đến Chúa Giêsu cịn là vị mục tử hoà giải. Tội lỗi
đem lại sự phân cách với Thiên Chúa, sự bất hoà với nhau và
sự hỗn loạn trong xã hội. Như lời sách Sáng Thế Ký đã nói:
Vì ngươi bất tn nên đất đai sẽ nguyền rủa ngươi. Người
mục tử đích thực của đồn chiên sẽ tiêu diệt tội lỗi, xoá bỏ đi

sự ngăn cách giữa trời và đất, sự thù hận giữa người với
người. Bằng thập giá, Ngài đã thực hiện được mục đích đó,
đồng thời tụ họp chúng ta lại với nhau. Đôi tay Ngài dang
2.


rộng như muốn ôm trọn cả nhân loại như lời thánh Phaolô:
Chúng ta trở nên gần gũi nhau nhờ máu Đức Kitô. Cây thập
giá gồm hai nét. Nét dọc nối kết chúng ta lại với Thiên Chúa.
Còn nét ngang nối kết chúng ta lại với nhau.
Sau cùng Chúa Giêsu là mục tử an bình. Ngài đã thực
hiện lời tiên tri Giêrêmia, tách biệt khỏi những kẻ chăn thuê
vì lợi lộc để chứng thực mình là mục tử nhân lành. Ngài xua
đuổi chó sói, và những kẻ cướp bóc. Ngài dạy dỗ và cứu vớt
những con chiên lạc, dẫn đưa đoàn chiên tới đồng cỏ xanh
tươi. Đi bên Ngài chúng ta khơng cịn sợ hãi chi, và khơng lo
thiếu thốn thứ gì cả. Ngài chính là sự sáng. Đi theo Ngài
chúng ta sẽ không bao giờ bị lầm đường lạc lối.

3.


2. Tinh thần mục tử.
Như chúng ta đã biết dân Do Thái, một phần sống bằng
nghề chăn ni, nên hình ảnh mục tử, người chăn dắt đồn
chiên, là một hình ảnh thật quen thuộc và gần gũi. Đavít
ngày xưa, khi còn là một em bé chăn chiên, đã được Samuel
xức dầu đặt làm vua. Sau này, trên ngai vàng, Đavít đã
hướng dẫn dân Chúa tới một thời đại hoàng kim. Các ngơn
sứ đã dùng hình ảnh mục tử, khơng phải để chỉ các vua mà

cịn ám chỉ chính Thiên Chúa, Ngài sẽ đích thân chăn dắt dân
Ngài.
Lời tiên báo của các tiên tri đã được Chúa Giêsu thực
hiện trong cuộc sống của Ngài, bởi vì Ngài chính là vị mục
tử nhân lành. Thái độ nhân lành ấy đã được biểu lộ qua việc
ân cần chăm sóc mà đoạn Tin Mừng ngắn ngủi sáng nay đã
ghi lại.
Trước hết là đối với các mơn đệ đang mệt mỏi vì những
cuộc hành trình truyền bá Phúc Âm, Ngài đã khun các ơng
hãy tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi một chút. Tiếp đến là
đối với đám đơng đang đói lời giảng dạy cũng như đang khát
sự dẫn dắt, Phúc Âm đã ghi lại: Nhìn thấy họ, Chúa Giêsu đã
động lịng thương xót và Ngài đã làm phép lạ để họ được ăn
no giữa chốn hoang vắng. Không một trang Phuc Âm nào,
mà chúng ta không thấy được những hành động bác ái yêu
thương Chúa Giêsu đã thực hiện, nào là chữa lành các bệnh
tật, cho kẻ chết được sống lại, tất cả những hành động này
chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xoa dịu mọi nỗi đớn đau
của con người. Hơn thế nữa, Ngài cịn dành một tình cảm đặc
biệt cho những kẻ tội lỗi. Ngài đối xứ với họ như mục tử đối
xử với những con chiên lạc. Ngài đã lên đường tìm kiếm họ,
và nhất là Ngài đã tha thứ cho họ. Cái ước vọng duy nhất của
Ngài, đó là cuối cùng chỉ cịn lại một đồn chiên và một chủ
4.


chiên. Cũng trong ước vọng duy nhất này mà Ngài đã chấp
nhận chịu chết để đoàn chiên, là tất cả chúng ta được sống.
Từ hình ảnh người mục tử chúng ta phải làm gì? Dĩ nhiên
chúng ta chưa phải là những mục tử của Chúa, nhưng ít nhất

chúng ta cũng có thể tham dự chúc vụ mục tử này nhờ bí tích
Rửa Tội, hay nói một cách khác, cái tinh thần mục tử chính
là cái tinh thần mà mỗi người chúng ta phải sống, phải thực
hiện trong cuộc đời của mình. Vậy tinh thần mục tử là gì?
Xin thưa đó là tinh thần phục vụ. Đúng thế, người làm
vua hay người làm mục tử theo tinh thần của Chúa, không
phải là để cai trị dân hay đánh đập những con chiên của
mình, nhưng là để an ủi khích lệ, giúp đỡ và phục vụ họ như
lời Ngài đã phán: Ai muốn làm lớn thì hãy trở nên tơi tớ phục
vụ cho mọi người. Chính Ngài cũng đã từng làm gương cho
chúng ta: Con Người đến không phải để được phục vụ,
nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu
chuộc cho mọi người.
Từ đó chúng ta đi đến một kết luận đó là: Sống tinh thần
mục tử đó là sống tinh thần phục vụ, dấn thân để giúp đỡ anh
em theo mẫu gương của Chúa Giêsu.

5.


3. Thiên Chúa chăn dắt dân
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Khi từ thuyền bước lên bờ, Đức Giêsu thấy đám đơng dân
chúng thì Ngài động lịng thương vì họ như chiên không
người chăn dắt, và Ngài đã dạy dỗ họ. Dân chúng mong chờ
khao khát điều mà họ thiếu, nay gặp Đức Giêsu và các môn
đồ, họ như thể tìm được điều họ mong ước, nên họ tn đến
với Đức Giêsu. Thiên Chúa cần những con người cụ thể để
chăn dắt dân Ngài.
I. Ta sẽ đem chúng trở lại đồng cỏ

Tiên tri Giêrêmia sống vào thời trước và trong khi dân Do
Thái bị lưu đầy. Trước thời lưu đày, dân Do Thái có tất cả
những cơ cấu cần thiết, gồm những người có quyền đại diện
Thiên Chúa mà cai quản, dạy dỗ dân chúng: vua, tư tế và tiên
tri. Hai tiên tri lớn thời này là Giêrêmia và Edêkiel. Tuy
nhiên, những người lãnh đạo thời đó là vua quan và tư tế thì
lại đi tìm lợi ích và thỏa mãn riêng của họ; nên dân chúng
chán nản không cịn có thể tin vào những người lãnh đạo
được nữa, và họ bị lạc lối và tán loạn.
Thiên Chúa đã nói qua tiên tri Giêrêmia: “khốn cho các
mục tử đã để đàn chiên của Ta bị tan hoang và phân tán…;
tuy nhiên Ta sẽ quy tụ chúng từ những nước Ta đã phân tán
chúng; Ta sẽ mang chúng trở lại đồng cỏ”. Vì những lỗi lầm
của những người lãnh đạo chăn dắt, dân chúng đã phải phân
tán lưu đày; nhưng chính Thiên Chúa sẽ là Đấng quy tụ và
đem dân trở về. Thiên Chúa sẽ đem con người trở về với
Thiên Chúa cho dù con người hiện tại có bị lạc xa đường lối
của Thiên Chúa.
“Ta sẽ làm chỗi dậy một nhành cho David, và vị này sẽ
chăn dắt dân như một vị minh vương”. Thiên Chúa vẫn tiếp
6.


tục chăn dắt con người qua những trung gian của Ngài. Ngài
sẽ cho chỗi dậy những con người như lòng Ngài mong ước
để chăn dắt dân của Ngài. Khi Thiên Chúa tạo dựng con
người như hiện tại, là Ngài đã muốn dùng cơ cấu vật chấttinh thần, trung gian hữu hình để ở với và nói với con người
của mọi thời đại.
II. Đức Giêsu động lòng thương dân như chiên không
người chăn

Sau hơn ba mươi năm tháng dài ở Nadarét, Đức Giêsu đã
rong ruổi khắp đất nước Do Thái để rao giảng. Ngài thu nhận
môn đệ, và giữa các môn đệ Ngài tuyển chọn nhóm 12, để
chuẩn bị cho sứ vụ rao giảng sau này. Tin Mừng Mác-cô cho
thấy Ngài đã sai các tông đồ đi rao giảng, và các ông đã trở
về với bao kết quả đáng mừng. Dân chúng đổ xô đến cùng
các ngài, đến độ các ngài khơng cịn thời gian để ăn và nghỉ
ngơi hầu lấy lại sức khỏe cần thiết.
Đức Giêsu khuyên các tông đồ hãy tìm chỗ vắng vẻ để
nghỉ ngơi. Ở đây một lần nữa người ta thấy Đức Giêsu cũng
tôn trọng nhịp sống của con người: làm việc và nghỉ ngơi, kể
cả đối với những công việc quan trọng như việc tông đồ.
Dường như nhu cầu tông đồ không bao giờ cạn; người được
sai phải làm bổn phận của mình, nhưng cũng cần phải có thời
gian để yên lặng, để sống với Thiên Chúa cho chính mình, để
thân xác hồi lại sức lực. Tôn trọng cơ cấu con người, cũng là
tôn trọng Thiên Chúa.
“Khi Đức Giêsu ra khỏi thuyền và lên bờ, Ngài thấy dân
chúng đơng đảo nên động lịng thương vì họ như chiên
không người chăn, và Ngài giảng dạy họ nhiều điều”. Đức
Giêsu vẫn để các tơng đồ có thời gian nghỉ, và lúc này chính
Ngài dạy dỗ dân chúng. Đức Giêsu, hơn ai hết, Ngài nhận ra
nhu cầu của dân chúng, của con người cụ thể. Ngài biết điều
7.


gì là thực sự cần thiết cho con người, Ngài đã làm và huấn
luyện các tông đồ để họ tiếp tục sứ mạng của Ngài ở trần
gian.
III. Con người hôm nay như dấu chỉ thời đại

Khi những người lãnh đạo dân không sống đúng với ơn
gọi của họ, dân chúng bị phân tán vì họ khơng tìm thấy nơi
những vị đó điều họ mong ước hy vọng. Con người ln cần
những người lãnh đạo tinh thần. Và ngược lại, nếu dân chúng
phân tán như một sự kiện, thì những người lãnh đạo tinh thần
cũng cần xét lại xem họ có đáp ứng nhu cầu thực sự của con
người thời đại không.
Ngày nay, ở châu âu và ngay cả ở Mỹ, người ta ít đến nhà
thờ; những người trẻ khơng tìm thấy ý nghĩa nơi nhà thờ.
Nhà thờ ở Ý và nhiều nước ở châu âu trở thành “bảo tàng
viện”, nơi các du khách tìm đến để xem những kiến trúc xa
xưa, những hình ảnh phản ánh văn hóa một thời đại. Phụng
vụ ở nhiều nơi chỉ gồm những nghi thức nhưng nội dung
giảng dạy thì khơng được chú ý; cả một số nơi người ta cố
gắng đổi hình thức nhưng lại khơng cố gắng để có nội dung
sâu xa, và như vậy khơng cuốn hút được người trẻ, vì họ
khơng tìm thấy nơi đó của ăn sức sống tinh thần, hay điều họ
thâm sâu mong ước.
Những mục tử chân chính phải xét lại cách rao giảng của
mình, xem mình và Giáo Hội có đáp ứng nhu cầu của con
người ngày nay, đặc biệt là các người trẻ hôm nay không,
hơn là chỉ nói: con người ngày nay khơng muốn đến nhà thờ
nữa, hoặc con người ngày nay khơng cịn có tinh thần đạo
đức nữa. Làm sao có thể địi họ đến nhà thờ khi họ không
thấy ý nghĩa, khi họ khơng tìm thấy nơi đó có sức sống hay
của ăn nuôi dưỡng họ và làm cho họ lên tinh thần. Thiển
nghĩ, con người của mọi thời đại đều tốt, và cũng đang được
8.



Thánh Thần hướng dẫn và thúc đẩy. Người mục tử chân
chính ngày nay phải làm sao để giúp con người hiện tại gặp
gỡ Thiên Chúa, điều mà con người của mọi thời đại đều
mong ước. Có lẽ Giáo Hội cũng phải xét lại cách huấn luyện
những mục tử tương lai, sao cho những người này có thể
nghe được và nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa qua con
người ngày nay, qua thao thức và khát vọng của họ. Làm sao
phụng vụ, những bài giảng, phải là lương thực nuôi dưỡng
con người ngày nay. Nếu những người trẻ ngày nay khơng
muốn tới nhà thờ, thì đâu là điều người trẻ hôm nay mong
ước mà Giáo Hội cần khám phá và đáp ứng.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Theo bạn, con người ngày nay mong ước gì một cách
sâu xa nhất?
2. Theo bạn, Giáo Hội Công Giáo ngày nay đáp ứng được
đến mức nào mong ước của con người hiện đại? Tại sao bạn
nghĩ vậy?

9.


4. Làm việc và cầu nguyện – Lm. GB Văn
Hào
Trong cuộc sống đời thường, sau những lam lũ vất vả với
biết bao lo toan và công việc bề bộn, con người chúng ta ai
cũng cần có những phút giây thư giãn để nghỉ ngơi. Quy luật
bình thường đó cũng được Đức Giêsu áp dụng cho các học
trị của mình. Sau khi các tông đồ bươn chải nhọc nhằn trong
sứ vụ ra đi rao giảng Tin Mừng, Chúa nói với các ông: “Anh
em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi

đôi chút”. Sự nghỉ ngơi ở đây không phải chỉ là sự tĩnh
dưỡng về thân xác, nhưng trước hết là thái độ tĩnh lặng của
tâm hồn. Giữa những ồn ào náo nhiệt và bon chen trần thế,
chúng ta cũng cần phải trở về với thế giới nội tâm để gặp gỡ
Thiên Chúa trong chiều sâu của lòng mình. Thái độ tĩnh lặng
và nghỉ ngơi đó chính là khuôn mẫu của việc cầu nguyện mà
Chúa muốn nhắn gửi chúng ta hơm nay.
Có một lần Cha Thánh Gioan Maria Vianney đến thăm
một ông cụ trong họ đạo ngài chăm sóc. Đó là một cụ già rất
đạo đức và thánh thiện, được mọi người yêu mến và nể phục.
Cụ vẫn hằng ngày đến nhà thờ thinh lặng hằng giờ để cầu
nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Cha sở hỏi cụ: “Thưa
cụ, người ta nói cụ rất đạo đức và say mê cầu nguyện. Thế,
mỗi lần vào nhà thờ quỳ trước Chúa Giêsu Thánh Thể cả
tiếng đồng hồ, cụ nói gì với Chúa?”. Cụ già chất phác và
chân chất trả lời “Thưa Cha, con cũng chẳng có gì để nói
với Chúa cả. Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, thế thơi”. Cụ
già đây đã nói chuyện với Chúa khơng phải bằng ngơn ngữ
bình thường nhưng bằng những nhịp đập của con tim. Bắt
chước cụ già, chúng ta có thể đi vào sự hiệp thông trọn vẹn
với Chúa trong thinh lặng nội tâm của cỏi lòng. Thinh lặng

10.


đặt mình trước mặt Chúa là ngơn ngữ tuyệt vời nhất để
chúng ta có thể đối thoại và gặp gỡ Ngài.
Chính Đức Giêsu cũng nêu gương cho chúng ta về đời
sống cầu nguyện. Để chuẩn bị cho ba năm rao giảng Tin
Mừng, Chúa đã ẩn dật suốt 30 năm tại Nazareth trong âm

thầm lặng lẽ. Trước khi khởi sự sứ vụ công khai, Ngài đã lui
vào sa mạc 40 ngày đêm để ăn chay cầu nguyện. Sau những
lam lũ với công việc bề bộn, Chúa vẫn thường hay rút lui vào
trong thanh vắng để kết hiệp sâu xa với Chúa Cha. Đặc biệt
trước biến cố thập giá, biến cố quan trọng nhất và cũng để
hoàn tất sứ vụ cứu thế, Chúa đã đi vào vườn cây dầu để cầu
nguyện và kết hiệp thân tình với Chúa Cha.
Nhìn vào lịch sử cứu độ thời cựu ước, chúng ta thấy các
vĩ nhân cũng luôn thực hành việc cầu nguyện như vậy. Tổ
phụ Abraham cũng đi vào sa mạc Ả Rập để gặp gỡ Chúa và
lắng nghe điều Chúa gởi trao cho ông. Moise cũng đến sa
mạc để đón nhận mệnh lệnh từ Thiên Chúa trước khi ông trở
thành lãnh tụ dẫn đưa Israel ra khỏi Ai Cập. Dân Do Thái
cũng phải rong ruổi 40 năm giữa sa mạc nóng cháy, trong
cuộc lữ hành tiến về đất hứa. Trong Thánh Kinh, sa mạc là
biểu tượng nơi chốn Thiên Chúa gặp gỡ con người. Trong sa
mạc, Thiên Chúa nói với chúng ta, và cũng trong sa mạc, con
người được Thiên Chúa uốn nắn và dậy dỗ. Cũng vậy, giữa
những chộn rộn và tất bật của cuộc sống, chúng ta phải dành
ra những giây phút thinh lặng, trở về trong sa mạc của lịng
mình. Trong tĩnh lặng thâm sâu, chúng ta mới có thể nghe
được tiếng Chúa nói, và cũng trong sự kết hợp với Chúa,
chúng ta mới có được sức mạnh nội tâm để tiếp tục dấn bước
trên con đường lữ hành trần gian ngày hơm nay.
Bác học Ampère đã nói: “ Con người chúng ta chỉ thực sự
vĩ đại khi chúng ta biết cầu nguyện”. Cầu nguyện là gắn kết
11.


thân tình với Chúa. Mỗi người chúng ta là một hữu thể đầy

giới hạn sẽ được kết hợp với Thiên Chúa quyền năng Đấng
vô hạn khi cầu nguyện. Chúng ta đều là thụ tạo với bao mỏng
giòn yếu đuối sẽ kín múc được sức mạnh từ Đấng Tạo Hóa
mạnh mẽ vô song. Chúng ta trở nên vĩ đại nhờ thế. Lời căn
dặn Chúa Giêsu ngỏ trao cho các tông đồ năm xưa cũng là
lời khuyến mời Chúa nói với chúng ta hôm nay “ Anh em
hãy rút lui vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi một chút”.
Có một thương gia giàu có nhưng tâm hồn bất an tìm đến
một vị ẩn sĩ để xin một lời khuyên, giúp anh ta sống an bình.
Vị ẩn sĩ đó trả lời “ Như con cá sẽ bị chết trên đất cạn, ngươi
cũng sẽ bị chết trong sự vây hãm của thế gian, giữa những
tranh giành, lọc lừa và gian dối. Con cá muốn sống phải trở
về với sơng với nước, ngươi muốn bình an phải trở về với sự
cô tịch”. Anh thương gia hỏi lại “ Thưa Thầy, làm sao con có
thể từ bỏ chuyện bán buôn để về đây sống ẩn dật như thầy
được?” Vị ẩn sĩ nói tiếp: “ Khơng phải thế, con cứ tiếp tục
buôn bán, cứ tiếp tục công việc hằng ngày của con, nhưng
điều quan trọng nhất là con phải luôn biết trở về trong sự tĩnh
lặng của cõi lịng ”. Trong bài Tin Mừng hơm nay, Chúa
Giêsu cũng mời gọi các môn đệ hãy rút lui vào nơi thanh
vắng để nghỉ ngơi. Đó là giây phút Thầy trị gần gũi bên
nhau, ơn lại những biến cố đã qua để có sức bật mới cho
cuộc hành trình tơng đồ tương lai. Sức bật mới này chỉ có thể
đạt được qua ơn thánh, qua việc cầu nguyện, đi vào sự thân
tình với Chúa. Chính Đức Giêsu đã nói “ Khơng có thầy, anh
em khơng làm được gì.”
Việc cầu nguyện cần thiết cho mọi tín hữu nói chung, đặc
biệt đối với các vị mục tử trong Giáo Hội nói riêng. Chúa
Giêsu đã sai nhóm 12 đi truyền giáo để huấn luyện các Ngài,
bởi vì các Ngài là những mục tử, là những cánh tay nối dài

12.


của Chúa trong sứ vụ cứu thế. Trong trình thuật Tin mừng,
Thánh Marcơ cho thấy chính Đức Giêsu đã thể hiện một trái
tim yêu thương. Ngài chạnh lòng thương đám đơng vì họ như
bầy chiên khơng người chăn dắt. Các vị mục tử ngày hôm
nay cũng phải sao chép lại cách thức yêu thương mà Đức
Giêsu đã thể hiện, cũng như cách thức mà Ngài đã huấn
luyện các học trò thân yêu. Trong bài đọc thứ nhất của phụng
vụ hôm nay, ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã công bố rằng Đức Chúa
sẽ ban cho các mục tử tốt để họ chăn dắt đoàn chiên. Vị tiên
tri cũng lên án gay gắt các mục tử thời bấy giờ đã làm đàn
chiên thất lạc và tan tác. Họ đã xua đuổi và chẳng lưu tâm
đến chiên. Vị Mục tử mà Giê-rê-mi-a nói tới chính là Đức
Kitô, người chăn chiên nhân lành, đồng thời cũng ám thị các
tông đồ, cũng như các vị mục tử trong Giáo Hội hôm nay, là
những cộng sự viên đắc lực trong sứ vụ cứu thế của Đức
Giêsu.
Để thực hiện sứ vụ này, chúng ta hãy nhìn vào bài học
của các tông đồ hôm nay. Chúa mời gọi các ông rút lui vào
trong thanh vắng để nghỉ ngơi bên Chúa. Chúa cũng nhắn
gửi các ông phải tránh những nơi ồn ào để có một tâm hồn
tĩnh lặng và an bình. Biết bao ồn ào náo nhiệt của cuộc sống
bên ngoài, ồn ào ngay cả những lúc chúng ta làm việc với ý
hướng tốt nhằm phục vụ các linh hồn. Đó là những ồn ào của
danh vọng, khi chúng ta thích được mọi người vỗ tay khen
ngợi. Đó là những ồn ào của tiền bạc, của những cuốn hút
trước một lối sống tục hóa. Người mơn đệ Chúa Giêsu muốn
thể hiện một tình u mục tử tinh rịng phải tránh tất cả

những xơn xao ầm ĩ đó để tâm hồn được tĩnh lặng và để được
nghỉ ngơi an bình bên Chúa.
Những vị mục tử ngày hôm nay, những cánh tay nối dài
của Đức Giêsu, những con người được Chúa tin tưởng trao
13.


phó cho sứ mệnh cứu thế, cần phải học cho mình những bài
học căn bản này để tâm hồn chúng ta ln được thảnh thơi và
an bình.
Sự bình an chân thật chỉ có thể có được nếu chúng ta biết
lui vào trong thanh vắng để nghỉ ngơi bên Chúa. Đức Giêsu
chính là sự bình an của chúng ta. Thánh Phaolơ đã nói cho
chúng ta chân lý này trong bài đọc thứ hai của phụng vụ hôm
nay: “ Người đã đến loan Tin Mừng bình an: Bình an cho
anh em là những kẻ ở xa và bình an cho những kẻ ở gần”.
Chúng ta chỉ có thể kiến tạo cho mình sự bình an chân thật,
nếu trong cuộc sống, chúng ta năng rút lui vào trong thanh
vắng để nghỉ ngơi. Đó không phải là sự nghỉ ngơi về thân
xác, nhưng là sự tĩnh lặng trong sâu tận tâm hồn để sống kết
hiệp với Chúa luôn mãi.”

14.


5. Đời sống cần có Chúa – Cố Lm. Hồng
Phúc
Sau Tiên tri Amos, xuất thân từ một người chăn chiên
hiền lành biến thành một con sư tử “gầm thét” tội ác của các
nhà lãnh đạo dân Chúa, nay đến Tiên tri Giêrêmia lên tiếng:

“Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đàn chiên”.
Họ đã làm cho nước mất nhà tan, hàng ngàn người chết,
hàng vạn người phải lưu đầy qua Babylone, trong số chính
nhà tiên tri là nạn nhân. Những nhà lãnh đạo Israel phải là kẻ
đem lại hịa bình và hiệp nhất cho dân Chúa, trung thành với
giao ước Sinai thì họ lại phản lại Thiên Chúa, gây khốn khổ
cho Israel. Nhưng Thiên Chúa là Đấng trung thành, nhà Tiên
tri nhìn thấy ở chân trời, một Đấng Mục Tử xuất hiện từ chi
họ Đavít. Ngài sẽ đem lại hịa bình và cơng chính. Tuy nhiên,
với điều kiện là đoàn chiên biết nghe lời Người. Lịch sử Do
Thái là hình ảnh lịch sử nhân loại.
Thánh Phaolơ, trong thư gởi giáo đồn Êphêsơ, cho chúng
ta thấy Đấng đã làm “cho đôi bên lên một, phá đổ bức tường
ngăn cách, tiêu diệt hận thù”, chính là Chúa Giêsu. Ngài đến
loan báo Tin mừng bình an. Ngài đến hiệp nhất chúng ta lại.
Chúng ta hãy nhìn lên cây Thập giá, Ngài chịu treo lên, như
gạch nối giữa đất và trời, hai tay giang ra như để ôn chầm cả
nhân loại.
Qua bài Phúc Âm, chúng ta thấy Marcô mô tả việc Chúa
Giêsu và các môn đệ sau những ngày làm việc mệt nhọc, đã
để ra một vài ngày nghỉ ngơi trong n tĩnh. Quần chúng bao
quanh đến nỗi “Ngài khơng có cả thì giờ để ăn”. Một thời
gian để tĩnh dưỡng cho mình và các mơn đệ là điều hợp lý.
Và chúng ta thấy Chúa Giêsu biết chọn những chỗ thích
hợp, như “trên một ngọn núi cao, xa vắng” (9,2), trên bức
thành đá ven bờ hồ Tibêriađê (5,1), bờ biển Phênicia, (7, 2415.


31) hay gần nguồn sông Giodan dưới chân núi Hermon
(8,27). Đây là một cuộc tĩnh tâm của Thầy và các môn đệ,

vừa nghỉ ngơi vừa huấn luyện. Các Tông đồ thuật lại cho
Thầy nghe các kinh nghiệm tông đồ của mình (6,30), Thầy
thơng cảm với các cộng sự của mình: “Sáng sớm tinh sương,
Ngài chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu
nguyện ở đó” (1,35). Như vậy, khi trở về gặp lại dân chúng,
lời giảng pha lẫn với lời kinh của Chúa và của môn đệ hứa
hẹn một mùa gặt tốt.
Nhưng Chúa Giêsu và môn đệ khơng thể tĩnh dưỡng lâu,
xa quần chúng. Vì Ngài đến vì dân chúng và dân chúng cũng
cảm thấy khơng thể thiếu Ngài. Họ đi tìm Chúa, “họ như bầy
chiên khơng có kẻ chăn”. Họ cần có Chúa.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy cần có Chúa, thiếu Chúa đời
ta thiếu tất cả, bơ vơ và lạc lõng. Thánh Augustinô kêu lên:
“Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và tâm hồn con
sẽ khơng bình n khi nó khơng an nghỉ trong Chúa”.
Chúng ta thấy Chúa Giêsu tỏ ra rất thương yêu và am
tường các nhu cầu vật chất và tinh thần của các môn đệ. Đời
sống tông đồ là một đờ sống tận hiến tất cả, đầy gian lao và
xả thân, nhưng phải luôn luôn trở về nguồn. Phải để xa
những ngày nghỉ ngơi, im lặng và cầu nguyện, những ngày
sống thân mật với Chúa, chuẩn bị cho những ngày xuất quân
mới, đầy nghị lực và tình thương.
Đức Gioan XVIII được gọi là vị Giáo Hoàng năng tĩnh
tâm. Mặc dù công việc Giáo Hội bề bộn, với bao nhiêu vấn
đề phải suy tư giải quyết. Ngài hằng “trở về nguồn”. Đặc
biệt, Ngài rất năng tĩnh tâm, tạm dẹp công việc lại một bên,
để dành cho Chúa một thời gian. Ngài dọn một phòng riêng ở
Vatican, để sống những giờ âm thầm bên Chúa hoặc nghe lời
giảng day…Trước khi khai mạc Công Đồng Vaticanô II.
16.



Ngài đã tĩnh tâm một thời gian rồi đi hành hương ở Loretto,
nơi lưu giữ ngôi nhà của Đức Mẹ, để xin cho Công Đồng
được kết quả.
“Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi…
Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi,
Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng”.

17.


6. Mục Tử - Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Giêrusalem vào khoảng từ
năm 627-587 trước Cơng Ngun. Quan niệm thần học chính
của Giêrêmia cũng như các tiên tri khác là mời gọi dân
chúng cải tà qui chánh. Vì tội lỗi của dân Judah, Yahweh
Thiên Chúa đã phá huỷ thành quách do bởi Vua Babylon là
Nebuchadrezzar. Tiên tri Giêrêmia là một trong các tiên tri có
thế giá nhất. Sứ mệnh của tiên tri trong thời gian bất thường,
kéo dài suốt 40 năm tao loạn của cộng đồng ở Giêrusalem.
Ngài cùng thông phần chia sẻ những khốn khó và khổ đau
với dân chúng. Tiên tri dẫn dắt mọi người đặt niềm tin tưởng
và hy vọng vào sự giải cứu trong tương lai. Giêrêmia đã
khơng ngại nói thẳng và nói thật khi phải đụng chạm với các
chủ chăn. Ngài cảnh cáo: Chúa phán: “Khốn cho các mục tử
làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta” (Gr 23,1).
Lời Tiên tri Giêrêmia giúp chúng ta suy tư một chút về
vấn đề mục vụ và phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Nếu khơng
được sai đi, khơng ai tự mình lãnh nhận trách nhiệm chăn dắt

đoàn chiên của Chúa. Thời Cựu Ước, Môisen đã dành ra một
chi tộc Lêvi để phục vụ trong việc cầu nguyện, dâng hương,
giảng dạy lề luật, hiến thánh và chúc lành (x. Ds 1,47-50).
Tiếp theo là các vị tư tế được chọn lựa trong dân để phục vụ.
Sứ mệnh phục vụ dân Chúa là việc tốt lành thánh thiện cần
được huấn luyện trau dồi và được sai đi. Thời xưa, các vua
chúa nắm quyền hành và hướng dẫn dân chúng cả việc đạo
lẫn việc đời. Các vua Chúa như vua Saulê, Đavid, Solômon
và những vua kế vị như vua Josiah, Jehoiakim và Zedekiah
có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tình thần của đồn dân.
Hầu hết các vua Chúa đã bị lung lạc, sống buông thả và đưa
dân chúng vào ngõ cụt thờ bụt thần của ngoại bang.

18.


Tuần qua, chúng ta nói về Bài Sai gởi các nhân chứng ra
đi vào cánh đồng truyền giáo. Giáo Hội đã quan tâm rất
nhiều về sự huấn luyện các nhân chứng tin mừng cả về trí,
đức và dục. Mỗi một tu sĩ nam nữ hay tân linh mục đã được
thừa hưởng gia sản giáo dục rất phong phú. Để trở thành một
linh mục, ít nhất các ứng viên cũng phải trải qua nhiều năm
tháng tu luyện và học hỏi ở trường lớp. Về mặt tri thức, qua
chương trình trung học phổ thơng, các ứng sinh phải có bằng
cử nhân Triết học, hoặc nếu có cử nhân về các mơn học khác,
thì cần các tín chỉ 2 năm về Triết học. Phải trải qua 4 năm
thần học với bằng cử nhân Thần học và Cao học (MDiv. hoặc
MA) cộng với các kinh nghiệm từng trải trong thời gian giúp
xứ và mục vụ thử luyện tại các giáo xứ, trường học hay bệnh
viện… Các linh mục dòng còn cần thời gian dài hơn trong sự

huấn luyện cả về tu đức lẫn học hỏi chuyên môn. Điều quan
trọng hơn hết là các ứng sinh linh mục cần có thời gian sống
và kết hợp tương quan mật thiết với Chúa Giêsu linh mục.
Tất cả các việc mục vụ và phục vụ của các linh mục và tu sĩ
đều quy về Chúa Giêsu Kitô.
Mỗi linh mục nhận Bài Sai về các cộng đoàn, giáo xứ
hoặc sinh hoạt trong các ban ngành chuyên môn, họ khả dĩ
có đủ khả năng để phục vụ. Nói chung, linh mục nào cũng có
sự hiểu biết căn bản về Giáo Hội và các mơn thần học, nhưng
mỗi vị có những cá tính khác nhau. Căn cốt của sự hiểu biết
như nhau, nhưng mỗi người có những khả năng chun mơn
và cách hành xử khác nhau. Mỗi linh mục phải chịu trách
nhiệm trước mặt Chúa và bề trên về công việc mục vụ và
phục vụ của mình. Mỗi linh mục và tu sĩ đều có địa chỉ được
sai đến, có cộng đoàn để phục vụ và trách nhiệm phải chu
toàn.

19.


Lý tưởng thì rất cao trọng và ý hướng phục vụ rất tốt
lành. Trong thực tế cuộc sống, các mục tử không tránh khỏi
những sự yếu đuối, sai lầm và trì trệ. Là con người, đơi khi
cũng bị rơi vào những tham, sân, si hoặc lười biếng trễ nải.
Các linh mục cũng có khi sa vào những cạm bẫy nghiện ngập
như bài bạc, rượu chè, truỵ lạc và tham lam của cải thế gian.
Rồi nữa, mục tử cũng không tránh khỏi những đua địi, gây
ảnh hưởng, tìm chỗ đứng và bon chen chợ đời làm suy yếu
đời sống đạo. Tuy nhiên, chúng ta phải cơng nhận rằng có
nhiều linh mục sống đức độ, thánh thiện và phục vụ quên

mình cho đồn chiên. Có những linh mục cũng vì nhiệt tâm
cho nhà Chúa, nhưng khơng đáp ứng thoả mãn những địi hỏi
của giáo dân nên gây ra nhiều hệ luỵ. Có khi vì linh mục
muốn chu tồn lẽ đạo theo lề luật của Giáo Hội mà bị coi là
khó khăn, cố chấp và độc tài. Có khi vì đi theo chính dịng
truyền thống của Giáo Hội, cũng có thể bị giáo dân chê bai là
lỗi thời và chậm tiêu. Bởi thế, trong lịng Giáo Hội, nơi các
cộng đồn và giáo xứ luôn xảy ra những lủng củng, chia rẽ
và bất cập. Trong mọi trường hợp, chúng ta đừng vội xét
đoán và kết án, kẻo bé cái lầm.
Thường thì mục tử nào cũng có ý ngay lành muốn đàn
chiên của mình được đồn kết, u thương và gắn bó nhưng
thực tế cuộc sống có nhiều phức tạp khó lường. Những thị
phi và hoạ phước của con người có thể gây những phiền hà
trong đời sống cộng đoàn. Chúng ta biết rằng nếp sống chung
luôn là một sự thách đố. Người ta thường nói “trăm người
trăm ý”. Ý kiến của ai cũng hay và cũng có lý, nhưng có thể
khơng ln thích hợp. Chính những sự khác biệt và mâu
thuẫn này đã tạo nên những hố sâu ngăn cách và tị hiềm lẫn
nhau. Các mục tử cần có sự khơn ngoan với lịng bao dung
và biết lắng nghe để giúp khai thông những bế tắc. Các mục
tử cần sự thinh lặng cầu nguyện và tìm sự hướng dẫn qua lời
20.


chỉ dạy của Chúa và Giáo Hội. Chúng ta hãy học theo gương
của Thánh Phaolô Tông đồ sống khiêm hạ và phó thác.
Thánh Phaolơ đã tự khoe mình: “Thế nên tơi rất vui mừng và
tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô
ở mãi trong tơi” (2 Cr 12,9). Linh mục như những bình sành

dễ bể, chúng ta phải cậy dựa vào tình thương và ân sủng của
Chúa để thắng vượt các cơn cám dỗ.
Điều quan trọng hơn hết là Chúa Giêsu mời gọi chúng ta
hãy lui về nghỉ ngơi một chút. Chúa Giêsu bảo các ơng:
“Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà
nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Mỗi mục tử hãy dùng thời
gian để kiểm điểm và suy xét lại đời sống dâng hiến của
chính mình. Ý thức trong mọi suy tư, lời nói, hành động,
trách nhiệm và bổn phận của mình. Biết rằng Chúa khơng
địi chúng ta phải nên giống người này hay người nọ, nhưng
hãy chu toàn sứ mệnh được trao ban. Đây là một thách đố
trường kỳ đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và khiêm hạ. Thời gian
nghỉ ngơi dưỡng sức để phục hồi năng lực rất quan trọng.
Nghỉ ngơi để xả bớt những gánh nặng lo âu và căng thẳng.
Chúng ta thường tò mò tìm hiểu những thế giới bên ngồi,
sao khơng dùng đơi phút để tìm hiểu con người bên trong của
mình. Tìm nơi thanh vắng nghỉ ngơi sẽ làm tâm hồn chúng ta
được thư giãn để kết hợp với Chúa trong nguyện cầu.
Linh mục dù phải chạy đua với công việc thường ngày
nhưng luôn nhớ gắn kết với Chúa Giêsu trong đời sống cầu
nguyện. Chúng ta không thể đáp ứng thoả mãn các nhu cầu
cuộc sống trong mọi trường hợp. Chúng ta phải biết tự giới
hạn và chọn lựa thích đáng. Đơi khi phải biết nói ‘khơng’ khi
những địi hỏi khơng cần thiết. Người ta thường nói cả nể
cho nên sự dở dang là thế. Người mục tử của ngày hơm nay
địi hỏi phải hy sinh phó thác và từ bỏ nhiều hơn. Linh mục
21.


luôn học sự cảm thông và nhẹ nhàng chia sẻ. Thơng thống

mà khơng q dễ dãi. Ngun tắc mà khơng khắc nghiệt.
Lạy Chúa Giêsu là Linh Mục Thượng Phẩm. Chúa là chủ
chiên tốt lành đã dám hy sinh mạng sống vì đàn chiên, xin
cho chúng con trở nên những mục tử biết hy sinh cuộc sống
riêng để phục vụ tha nhân trong Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm
lời chúng con.

22.


7. Lời khuyên thiết thực
(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Hữu An)
Tin Mừng Chúa nhật hôm nay tiếp nối trang Tin Mừng
tuần trước.
Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo. Nay các học
trò trở về. Anh em vui mừng kể cho Thầy nghe kết quả
những việc đã làm. Chúa chia sẻ niềm vui với các môn sinh
và Chúa khuyên nhủ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi
thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Một lời khuyên rất thiết
thực.
Chúa Giêsu rất thương các môn đệ. Làm việc nhiều nên
cần phải nghỉ ngơi lấy lại sức lực để tiếp tục làm việc. Đó
chính là thời giờ tĩnh tâm của các Tông đồ. Trong thinh lặng,
mỗi người cầu nguyện, trau dồi nội tâm.
1. Thinh lặng là một cõi riêng tư
Một bầu khí yên tĩnh, một thời gian trầm lắng là một cõi
riêng tư thật cần thiết cho con người. Thân xác nghỉ ngơi,
tinh thần thư giãn, trí óc sáng suốt, tâm hồn bình an.
Giữa những ồn ào của đám đông
giữa những sôi nổi của thành công

và ê chề của thất bại
xin dành một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa những đam mê quay cuồng
giữa những khát khao thèm muốn
và những trói buộc của sợ hãi, âu lo,
xin giữ một cõi rất riêng cho Giêsu
Giữa lúc bị cuộc đời từ khước
giữa lúc bơ vơ đi trong đêm mênh mông,
23.


chẳng có ai để cậy dựa,
xin trở về với cõi riêng bên Giêsu,
để một mình ở đó
trầm lắng và bình an.
Lm Nhạc sĩ Thái Nguyên suy tư những lời thơ sâu lắng ấy
và đã dệt ca khúc: “Một cõi riêng tư”.
Một cõi riêng tư, trong lòng con xin dành cho Chúa.
Một cõi riêng tư, trong lòng con Chúa thương ngự trị.
Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất ra đi dấn thân, cho
cuộc đời nhân trần.
Chúa là đỉnh cao nơi con trở lại,để sống trong ân tình,
niềm vui phút an bình.
Một cõi riêng tư với Chúa, chan chứa một niềm vui sâu
lắng trong nội tâm, niềm vui gặp gỡ Chúa.
2. Chúa Giêsu mẫu gương thinh lặng
Chúa Giêsu khuyên các môn sinh hãy sống theo gương
của Người. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu với khởi
đầu là cầu nguyện và kết thúc trong tĩnh lặng riêng tư với
Cha.Sáng sớm tinh mơ, Người dành thời gian đẹp nhất một

ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha. Sau đó bận rộn với
biết bao công việc: rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn
cho con người. Chúa Giêsu thích sự cơ tịch và tránh xa đám
đông. Người chọn những nơi hiện diện: "Một ngọn núi cao
riêng biệt" (Mc 9,2); những bờ dốc thẳng bao quanh hồ phía
đồi Gơlăng (Mc 5,1); những bãi biển Phênixi xứ Xyria hay
xứ Libăng (Mc 7,24-31); đôi bờ của con thác miền núi gần
nguồn sông Giođan dưới chân núi Hécmon (Mc 8,27)…
Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu
cho tất cả các môn sinh trong cuộc sống thường ngày.
24.


Các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, hoạt động cứu độ con
người. Các môn đệ trở về, Chúa khuyên nên nghỉ ngơi trong
cầu nguyện. Làm việc và cầu nguyện, sống "nội tâm" và hoạt
động "bên ngồi", đó là nhịp sống mỗi ngày của người môn
đệ Chúa Giêsu.
3. Thinh lặng để sống nội tâm
Đời sống tâm linh phải được nuôi dưỡng bồi bổ để phát
triển. Chúa chính là nguồn mạch đời sống thiêng liêng.
Những giờ phút riêng tư thân mật bên Chúa sẽ giúp cho đời
sống tâm linh phát triển. Nhờ cầu nguyện, con người mới
phát triển quân bình.
Làm việc và cầu nguyện đó là hai nhu cầu của con người.
Làm việc để ni thân, ni gia đình và góp phần xây dựng
xã hội.Đời sống cầu nguyện hỗ trợ cho hoạt động bên ngoài.
Nếu chỉ hoạt động bên ngoài, con người sẽ khơng khác gì
máy móc. Nếu chỉ biết phát triển đời sống thân xác, con
người sẽ trở thành nô lệ cho vật chất. Nếu chỉ quan tâm tới

những nhu cầu vật chất, con người sẽ dễ bị tha hoá, đuổi theo
tiền bạc, chạy theo chức quyền. Cầu nguyện giúp nâng tâm
hồn lên khỏi nô lệ vật chất. Những giây phút yên lặng bên
Chúa giúp ta định hướng cuộc đời. Ánh sáng Lời Chúa giúp
ta nhìn rõ tâm hồn mình, biết rõ những sai sót của mình mà
sửa đổi. Những lời chỉ dạy của Chúa là những chuẩn mực
đạo đức giúp ta sống ngay thẳng, thật thà, lương thiện. Ơn
Chúa ban sẽ cho ta sức mạnh để hoạt động tích cực hữu hiệu
hơn, để hăng hái dấn thân hơn nữa trên đường phục vụ anh
em.
Các xã hội văn minh, các đô thị luôn chạy theo nhịp sống
hối hả của kỹ thuật hiện đại. Con người thời nay dễ bị căng
thẳng. Do đó, người ta thường tìm đến với Yoga, Thiền, với
25.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×