Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TM tram VP T6-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.12 KB, 45 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CẤP TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020-2022

Tên đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn cây trội và xây dựng mô hình phát
triển sản xuất, chế biến trám đen tại Vĩnh Phúc
Mã số: 27/ ĐTKHVP / 2020 - 2022
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Tất Khang
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng bộ Khoa học
và Công nghệ

Hà Nội, năm 2020
Biểu B1-2a-TMĐTCN-VP
QĐ 47/2019/QĐ-UBND

THUYẾT MINH


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH VĨNH PHÚC1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài
1a Mã số
Nghiên cứu, tuyển chọn cây trội và xây dựng mơ
hình phát triển sản xuất, chế biến trám đen tại Vĩnh
Phúc
2 Thời gian thực hiện: 33 tháng
3 Cấp quản lý


(Từ tháng 04/2020 đến tháng 12/2022)
Tỉnh Vĩnh Phúc
4 Tổng kinh phí thực hiện: 1.567,706 triệu đồng, trong đó:
Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách nhà nước

1.170

- Từ nguồn ngồi ngân sách
nhà nước
5

397,706

Đề nghị phương thức
khốn chi:

Khốn đến sản phẩm cuối
cùng

Khốn từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 945,175 triệu đồng
- Kinh phí khơng khốn: 224,825 triệu đồng

6

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:

Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác

7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;

Nông nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;

Y, dược.

8 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Lê Tất Khang
Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1

2


Ngày, tháng, năm sinh: 30/04/1987

Giới tính: Nam

Học hàm, học vị, chuyên môn: Tiến sỹ quản lý môi trường bền vững
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên

Chức vụ: Cán bộ


Điện thoại:
Tổ chức: (024) 3942 3875 Mobile: 0916 866 989
Fax: (024) 3942 1078

E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Địa chỉ tổ chức: : 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
9 Thư ký khoa học của đề tài
Họ và tên: Nguyễn Văn Lam
Ngày, tháng, năm sinh: 28/1/1978
Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Trưởng phòng
Điện thoại:
Tổ chức: (024) 39423875 Mobile: 0987 382 086
Fax: (024) 3942 1078
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Địa chỉ tổ chức: : 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Điện thoại: 024.39424357 Fax: 04.39421078
Website: www.irrd.gov.vn
Địa chỉ: 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Đắc Bình Minh
Số tài khoản: 3713.0.1054714
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc

11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)

1. Tổ chức 1 : Phịng Nơng nghiệp huyện Lập Thạch
Tên cơ quan chủ quản UBND huyện Lập Thạch
Điện thoại: 0211.3830.114
Địa chỉ: Thị trấn Lập Thạch – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Văn Thái
2. Tổ chức 2 : Phịng Nơng nghiệp huyện Sơng Lơ

3


Tên cơ quan chủ quản : UBND huyện Sông Lô
Điện thoại: 02113.638.451
Địa chỉ: Thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trịnh Thị Bình
3. Tổ chức 3 : Trung tâm Giống nơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Tên cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113.843.412 – 02113.842.430
Địa chỉ: Xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Văn Quân
4. Tổ chức 4 : Công ty TNHH MTV Minh Phúc An
Tên cơ quan chủ quản : Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0983660818
Địa chỉ: Số 211, Phan Chu Trinh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trịnh Thị Phương Anh
12

Cán bộ thực hiện đề tài

Họ và tên,

TT

Chức danh thực
2

học hàm học vị

1

TS. Lê Tất Khang

2

Ths. Nguyễn Văn Lam

3

PGS.TS Lê Tất Khương

4

Ths. Nguyễn Phương
Tùng

5

Ks. Phạm Văn Ngân


6

Ths. Lê Đức Thắng

7

Ths. Lê Thành Phượng

8

Ks. Nguyễn Tiến Duy

9

Ks. Nguyễn Văn Thái

hiện đề tài
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài
TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính
TV thực hiện

chính
TV thực hiện
chính

Tổ chức công tác
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Viện Nghiên cứu và Phát
triển Vùng
Phịng Nơng nghiệp Huyện
Lập Thạch

Theo quy định tại bảng trong Điểm a Khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày
05/11/2018 của UBND tỉnh về việc quy định định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và
cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2

4



10

Ks. Trịnh Thị Bình

11

Ths. Nguyễn Văn Quân

12

Ks. Đỗ Thị Thuận

TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính
TV thực hiện
chính

Phịng Nơng nghiệp Huyện
Sơng Lơ
Trung tâm Giống nông
nghiệp Vĩnh Phúc
Trung tâm Giống nông
nghiệp Vĩnh Phúc

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI

13

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung:
Khai thác phát triển bền vững nguồn gen trám đen đặc sản, xây dựng sản
phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng cao
thu nhập cho nông dân vùng bán sơn địa của tỉnh Vĩnh phúc.
Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra đánh giá được hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ trám đen tại
Vĩnh Phúc
- Tuyển chọn được 20 cây trội làm nguồn vật liệu nhân giống;
- Nghiên cứu bổ sung và hồn thiện 01 quy trình trồng thâm canh tổng hợp
và 01 quy trình bảo quản, chế biến trám đen;
- Nhân giống được 2.500 – 5.000 cây con trám đen ghép;
- Xây dựng được các mơ hình vườn cây đầu dịng, mơ hình vườn nhân
giống bằng phương pháp ghép, cơng xuất 2.500 cây ghép/năm; mơ hình trồng
thâm canh trám đen ghép 05 ha; mơ hình thâm canh tổng hợp Trám đen (01ha);
mơ hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trám đen Vĩnh Phúc;
- Tạo ra 02 sản phẩm chế biến từ trám đen ( trám đên muối và trám đen
sấy).
14

- Xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa trám đen Vĩnh Phúc;
Tình trạng đề tài
Mới

15


Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội
dung nghiên cứu của đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước

5


Trám đen có tên khoa học là Canarium tramdenum Dai & Ykovl. Chi Trám
(danh pháp khoa học: Canarium) là một chi các lồi cây thân gỗ trong họ
Burseraceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Á, từ miền nam
Nigeria về phía đơng tới Madagascar, Mauritius, Ấn Độ, miền nam Trung Quốc
và Philipin. Chúng là các loại cây thường xanh thân gỗ lớn cao tới 40–50 m, với
các lá mọc đối hình chân chim (Wikimedia, 2019). Tên chi Canarium có nguồn
gốc từ ngữ hệ Nam Á, người Nam bộ gọi trám là cà na, người Khmer gọi là kana,
người Mã Lai gọi là kanari. Để vinh danh ngữ hệ Nam Á, chi Canarium cũng có
thể gọi là chi cà na (Wikimedia, 2019).
Trên thế giới, họ Trám có khoảng 550 loài với 18 chi, chúng phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, nhƣng đa dạng là các vùng Ấn Độ, Malesia, Nam Mỹ và
Papua New Ghine (Daly, 2011)
Hai loài Canarium album và Canarium tramdenum (trám trắng và trám đen)
là hai lồi cây Nam Á, có một số điểm đặc biệt khác với những lồi cịn lại ở các
chi tiết: lá, hoa và quả. Quả hai loài cây này rất giống hai loại quả ôliu (Olea
europaea) của Nam Âu. Từ ngữ tiếng Anh bao hàm sự so sánh này: trám trắng
được gọi là Chinese white olive (trám trắng Trung Quốc) và trám đen, Chinese
black olive (trám đen Trung Quốc). (Wikimedia, 2019; USAD, 2019). Trám có rất

nhiều cơng dụng. Trong lĩnh vực y tế, cây này có tác dụng chữa một số bệnh như:
Thanh lọc phổi, thấp khớp, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, viêm họng…. (Tropical
Plant Database, 2014).
Một trong những sản phẩm quan trọng từ quả trám là nhân hạt. Hương vị
của nhân trám khi rang thơm, hấp dẫn và giòn gần giống hạnh nhân. Nhân trám
cũng được sử dụng trong qúa trình chế biến socola, kem và bánh nướng. Về mặt
dinh dưỡng, nhân hạt chứa 71,1% chất béo, 11,4% protein và 8,4% carbohydrate,
giàu canxi, phốt pho và kali. Lipid trong nhân quả trám có thể so sánh chất lượng
với dầu ô liu, chứa tới 59% glycerides oleic và 32-59% glycerides palmitic (Orwa
et al.2009). Nhân trám là một thành phần chính trong một món ăn Trung Quốc là
"bánh trung thu". Tuy nhiên, nhân hạt của một số giống trám có thể bị đắng, xơ
hoặc có mùi nhựa thơng.
Trám trắng là một cây bản địa thường xanh được nhìn thấy ở phía đơng nam
Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây
và Phúc Kiến. Ở Trung Quốc, trám được sử dụng trong y học dân gian như một
chất chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm và giải độc (Wu, 2017; Wang,
2010). Hiện nay, cây trám trắng cũng đã được phân bố đến các khu vực nhiệt đới

6


và bán nhiệt đới châu Á khác, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia (Mei et
al., 2014). Đây là một lồi cây có thể thích nghi và phát triển trong các điều
kiện khác nhau, bao gồm cả đất mặn hoặc kiềm và sườn đồi đá (He, 2015).
Các tác giả Trung Quốc ở Hội thực vật chí (1976) giới thiệu Trám đen cho
trồng rừng. Theo các tác giả thì Trám đen cao 10 - 25 m, đường kính 20 - 120 cm,
có phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần của tỉnh Phúc
Kiến và ở Đài Loan. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã có những nghiên cứu
về phân bố, hình thái, đặc tính sinh học, giá trị sử dụng, kỹ thuật trồng rừng và
phòng trừ sâu bệnh (chủ yếu là Sâu Anoplophora chinesis hại cây con). Họ đã tìm

được cây nhiều quả có thể đạt 200 kg quả, cá biệt có thể đạt 400 kg quả. Trên
thế giới hiện nay thu hái quả trám chủ yếu theo phương pháp thủ công, các nước
hiện đại có sử dụng máy. Có một số loại máy điều khiển bộ phận thu quả lên tới
các độ cao khác nhau của tán cây để cắt các cành có quả. Quả khi rơi xuống đất
và có thể được thu thập bằng tay hoặc bằng máy (Coronel, 2011). Ngoài ra, trái
cây chín của cây này thường được sử dụng làm thực phẩm và nguyên liệu nấu ăn,
trong khi lá thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy và thấp khớp (Hoang,
2004).
Theo cơng bố mới nhất thì ở Trung quốc có đến 7 lồi trám, trong đó Trám
trắng (Canarium album) và Trám đen (C. pimela hoặc C. tramdenum) là những
loài cây chủ yếu có giá trị kinh tế. Trám trắng quả hình trứng, có phân bố và
được trồng trên các sườn núi và thung lũng, ở độ cao 100 - 1300 m, tại các tỉnh
Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan,
Vân Nam và Việt Nam. Trám đen quả hình trứng hẹp dài 3 - 4 cm, đường kính
1,7 - 2 cm, có phân bố ở độ cao 500 - 1300 m tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hải
Nam, Vân Nam và các nước khác như Việt Nam, Lào, Canpuchia (Flore of
China, 2008).

7


Trong nước
1. Về đặc điểm hình thái
Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân trịn thẳng,
gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt,
mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen (VAFS, 2019).
Lá kép lông chim 1 lần lẻ, khơng có lá kèm. Lá chét hình thn trái xoan, dài
6-12cm, rộng 3-6cm, phiến cứng, rịn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và
đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm.
Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hồn tồn nhẵn. Hoa màu

trắng vàng nhạt, cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm. Hoa tự chùm
hình viên chùy, thường dài hơn lá, hồn tồn nhẵn.

Quả hạch hình trứng dài, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, nhân 3 ơ khơng đều.
Khi chín màu tím đen.
Hình dáng lá cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thuỳ lên lá đơn, cuối cùng mới
sinh lá kép như cây trưởng thành (Agriviet, 2019).
2. Về đặc tính sinh thái
Trám đen phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh ở miền Bắc
và cả Tây Nguyên ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nhiệt độ bình
qn 20-24oC, lượng mưa 1500-2500 mm. Đơi khi mọc tập trung thành đám lớn

8


gần thuần lồi trên đất sâu tầng dày, ẩm, thốt nước ven sơng, chân đồi thấp,
bằng nhưng cũng có khả năng chịu được đất khô, lẫn sỏi đá. Cây thường được
giữ lại hoặc trồng quanh vườn nhà ở vùng đồi núi thấp các tỉnh phía Bắc.
Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Cây con mọc khoẻ
và chịu bóng. Ưa đất cịn tính chất đất rừng, mùn khá, pH=4-5 (Vafs, 2010).
Theo Nguyễn Thế Cường và cộng sự, 2019 Trám đen được trồng và phân bố
hoang dại tại Sơn La (Mộc Châu), Hồ Bình, Quảng Ninh (Tiên Yên), Hải Phòng,
Tuyên Quang, Phú Thọ (Chân Mộng), Vĩnh Phúc (Lập thạch, sông Lô,Tam Đảo,
Mê Linh...) Bắc Kạn, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An (Cơ Ba), Quảng Trị (Làng
Khoai, Núi Răng Cọp), Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk (Ma Đrắk), Khánh Hòa (Nha
Trang, Cổ Inh). Mọc rải rác trong rừng nửa rụng lá, rừng thứ sinh, hoặc được
trồng ở độ cao đến 700 m. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 8-10 (Nguyễn Thế
Cường và cộng sự., 2019).
3. Nghiên cứu về giống và nhân giống
Nghiên cứu về chọn giống và phát triển giống trám lấy quả, Hoàng Thanh

Lộc (2011) tiến hành chọn tuyển cây trội về sản lượng quả trên 4 địa điểm: huyện
Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hồ Bình, kết quả đã chọn được 13
cây trội Trám trắng và 7 cây trội Trám đen. 13 cây trội Trám trắng sai quả có độ
vượt về lượng quả trên mức mục tiêu của đề tài. 7 cây trội Trám đen sai quả có
độ vượt về lượng quả trên mức mục tiêu của đề tài . Quả trong mỗi cây Trám
trắng khá đồng đều về kích thước, độ dày cùi, tỉ lệ cùi/quả, với hệ số biến động
từ 0,69% đến 2,29%. Quả trong mỗi cây Trám đen cũng khá đồng đều về kích
thước, độ dày cùi, tỉ lệ cùi/quả, với hệ số biến động từ 0,90% đến 5,70%).
Nguồn hạt trám đen cũng rất nhiều nhưng phải thu lấy giống ở cây ưu trội từ
10-15 tuổi, thân thẳng, tán rộng, đã có 2 mùa quả trở lên và sai quả. Cần thu hái
hạt giống ở rừng giống chuyển hoá hay rừng giống đã được công nhận.
Chọn thu những quả mập, cùi dày, vỏ có màu hơi tím, sau đó ủ quả 2-3 ngày
cho chín đều. Ngâm quả trong nước 3 sôi 2 lạnh (khoảng 60oC) trong 2-3 giờ, vớt
ra, dùng dao rạch dọc quả để tách vỏ lấy hạt và tốt nhất là đem gieo ngay.
Có thể bảo quản hạt bằng cách hong phơi khô trong râm rồi cho vào chum
vại để hở miệng đặt nơi cao ráo, thoáng mát; hoặc trộn với cát có độ ẩm 5-8% có
thể giữ được sức nảy mầm trong 3-4 tháng.
Ngâm hạt trong nước ấm 30-40oC khoảng 8 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ trong túi
vải, xếp trong nhà hoặc nơi kín gió. Khi hạt nứt nanh nhú mầm (khoảng 20 ngày)
đem cấy vào bầu. Cũng có thể gieo hạt trên cát ẩm sau 10-15 ngày hạt nảy mầm
đem cấy vào bầu mà khơng cần ủ.
Vỏ bầu bằng Polyetylen kích cỡ 15x20cm, thủng đáy. Ruột bầu tốt nhất là
9


đất mặt dưới rừng trộn thêm 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân theo khối
lượng.
Cấy xong cắm ràng che bóng 50% và tưới ẩm. Tưới nước đủ ẩm, làm cỏ phá
váng và dỡ bỏ dàn che đến khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao 60-70cm, đường kính
gốc 0,6-0,8cm, sinh lực tốt đem đi trồng (Vafs, 2010).

4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc trám đen
Hiện nay, trồng Trám có 2 phương thức trồng là trồng tập trung và trồng
phân tán trong các vườn rừng của các hộ gia đình vùng trung du, đồi núi. Phương
thức trồng rừng Trám tập trung có 2 dạng là trồng thuần loại và rừng hỗn giao.
Phương thức trồng Trám phân tán trong các vườn rừng là phương thức trồng chủ
yếu đã và đang phát triển tại các vùng trung du đồi núi. Trong phương thức trồng
cây từ hạt thường chỉ để lấy gỗ, thời gian có thể khai thác thường khoảng 25- 30
năm, tỉ lệ cây có quả từ cây trồng từ hạt thấp. Vì vậy, người dân có xu hướng
trồng cây trám ghép lấy quả để mau được thu hoạch, có thu nhập đều và ổn định
trong các năm (Hoàng Thanh Lộc, 2011).
Nghiên cứu về kỹ thuật trồng trám đen, Trần Đức Mạnh (2014) kết luận rằng
Phương pháp ghép áp có tỷ lệ sống cao hơn phương pháp ghép nêm đỉnh sinh
trưởng, đặc biệt là trong vụ xuân thì phương pháp ghép áp đạt tỷ lệ sống 54%,
phương pháp ghép áp bên thân chỉ đạt 50.2%: Cùng phương pháp ghép như nhau
nhưng vụ xn có tỷ lệ sống cao nhất. Bình quân đạt 52% đặc biệt có năm đạt
54%. Phương pháp ghép nêm đạt tỷ lệ trung bình là 50.2%, phương pháp ghép áp
bên thân đạt trung bình là 54.7%. Sau đó đến vụ thu có tỷ lệ sống cũng tương đối
cao (ở cả 2 phương pháp trung bình 3 năm đều đạt 50% và 54%). Riêng vụ hè tỷ
lệ sống rất thấp trung bình 3 năm chỉ đạt dưới 10%.
Thời vụ trồng vào tháng 2-3 hoặc tháng 7-8, khi trời râm mát, đất đủ ẩm.
Kỹ thuật trồng như sau: phát thực bì, cuốc hố 40x40x40cm, bón lót 1-2kg
phân chuồng hoai có trộn 0,05-0,1kg NPK (5:10:3) cho mỗi gốc. Mật độ 400-500
cây/ha, cự ly cây cách cây 4-5m, hàng cách hàng 5m. Hai, ba năm đầu trồng xen
lạc, lúa, đỗ, sắn, những năm sau xen cây cố định đạm như cốt khí, đậu thiều.
Trồng theo cụm quanh vườn nhà, cuốc hố 50x50x50cm, bón lót 2-3 kg phân
chuồng hoai có trộn 0,05-0,1kg NPK (5:10:3) cho mỗi hố. Mật độ 300-400
cây/ha, cự ly cây cách cây 4-5m, hàng cách hàng 6m. Trồng xen cây rau màu
hoặc cây ăn quả giữa các hàng cây và đám cây (VAFS, 2019).

10



Chăm sóc 4 năm đầu kể từ khi trồng, mỗi năm có thể chăm sóc từ 2 - 3 lần
tùy theo mức độ thực bì ở từng địa điểm cụ thể. Nội dung chăm sóc chủ yếu là
cắt bỏ dây leo quấn lên thân cây trám, dãy cỏ và phát dọn cây bụi thảm tươi xung
quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm, cuốc xới và vun gốc cây rộng từ 60 – 80 cm,
phát tỉa cành và điều chỉnh độ tàn che của tán rừng, hoặc tán cây khác sao cho
phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trám ở từng giai đoạn. Ngồi ra có thể
bấm ngọn, tỉa cành nhánh để tạo tán cho từng cá thể, sao cho chúng sinh trưởng
và phát triển cân đối, nhiều cành nhánh, tán rộng nhằm nâng cao năng suất quả
và hạn chế phát triển chiều cao để dễ thu hoạch, nhất là với những cây ghép
(Nguyễn Huy Sơn, 2015).
5. Khai thác, sử dụng
5.1. Khai thác:
Trám đen cũng như trám trắng là cây đa tác dụng, vừa cho gỗ, vừa lấy nhựa
và cho quả ăn được.
Gỗ có tỷ trọng 0,73, xếp nhóm VII, màu xám trắng, thớ mịn, vân khơng rõ,
mềm nhẹ, dễ nứt nẻ, dễ gia công chế biến, dùng làm gỗ bóc, gỗ dán, làm diêm,
bút chì, bột giấy, sau ngâm tẩm làm nhà, đóng đồ mộc tốt. Lấy gỗ: Rừng 30-40
tuổi cần chặt trắng lấy gỗ và trồng lại. Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và
ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản ngay để tránh mối, mục rồi đưa vào chế biến sử
dụng (VAFS, 2019).

11


Nhựa có chứa Cơlơphan và tinh dầu gần giống như nhựa Trám trắng, dùng chế
sơn, véc ni, dầu thơm, dược liệu, làm hương, keo…
Chích nhựa: Có thể đẽo máng ở gốc kết hợp lấy nhựa hàng ngày nhưng khơng
nên chích kiệt để nuôi dưỡng cây lấy quả và cho gỗ.

5.2. Sử dụng:
Các chất dinh dưỡng có trong cùi quả Trám trắng ở trạng thái khơ tuyệt đối
gồm có Protein 7,7%, Lipit 4,0%, Phospho 0,14%, Can xi 0,98%, Sắt tổng
số 16,9 mg/100g, VitaminC 61,9 mg/100g, Axit tổng số tính theo Axit
Citric 5,2%, đường tổng số 7,1 %.
Các chất dinh dưỡng có cùi quả Trám đen ở trạng thái khô tuyệt đối gồm có
Protein 11,5%, Lipit 25,1%, Phospho 0,14%, Can xi 0,55%, Sắt tổng số 9,2
mg/100g, VitaminC 33,5 mg/100g, Axit tổng số tính theo Axit Citric 1,57%,
đường tổng số 5,7 % (Hồng Thanh Lộc, 2011).
Quả ngoài cách ăn dân giã như dùng để luộc, muối, nấu với thịt, cá làm thức
ăn còn dùng để làm ô mai, mứt, nước giải khát. Mỗi cây 10-15 tuổi có thể cho
50-70 kg quả/ năm.
Thu quả: Rừng 8 tuổi có thể thu hoạch, nếu chăm sóc tốt đạt 1-2 tấn quả/ha.
Tuổi rừng càng tăng lượng quả cũng nhiều. Chu kỳ sai quả 2-3 năm, có thể thu
hoạch kéo dài 50 năm.
Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm (ăn) có tác dụng chữa bệnh tốt.
Khi ta cho quả trám vào miệng thì thấy vị vừa chua, vừa đắng, vừa chát, nhưng
khi đã nhai kỹ thì sẽ cảm thấy được mùi vị ngọt ngào, thơm tho, mát miệng, dư
vị dài lâu
Đông y cho rằng, trám có vị ngọt chát, nhập vào kinh phế và kinh vị có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi thơng hơ hấp, tiêu đờm, tiêu ứ, có thể
chữa các bệnh sưng họng, nhiệt ở phổi dẫn đến ho khan, ứ trệ khó tiêu, trúng độc
do ăn cá, rùa. Đơng y thường dùng trám làm thuốc chữa ho, lợi phổi (Nông
nghiệp website, 2011).
6. Một số phương thức chế biến quả trám:
6.1.Trám om:
Muốn Trám on được ngon, lúc đầu phải thăm dò, nước nóng q thì quả sẽ
rắn. Đầu tiên đem quả Trám đi rửa cho hết mùi nhựa, cọ vào phần cuống quả cho
hết nhựa. Đổ nước ấm (khoảng 40-50 0C) vào âu sành sứ, cho Trám vào, lượng
nước trong âu cần ngập quả Trám (cao hơn 1-2cm), không đậy vung, dùng đũa đảo

đều quả, lấy tay bấm thử vào phần thịt trám thấy hơi mềm là được, vớt ra ăn ngay
là ngon nhất. Vớt Trám ra không nên để dưới quạt, vì ăn sẽ kém ngon. Theo cổ

12


truyền khi Trám ăn được rồi nên vớt ra, rồi cho vào nước lạnh thì để ăn được lâu
hơn. Nếu Trám có nhựa, nấm thì cho ít muối vào xát nhẹ, rửa sạch, sau cho vào om
thì mới ngon. Nên om Trám trước khi ăn khoảng 10 phút. Trám om đem chấm với
tương, muối vừng, muối lạc ăn rất ngon (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2015).
6.2. Món nham Trám:
Nham trám là một món ăn truyền thống và “đặc sản” của người dân Bắc
Giang. Nham trám được chế biến như là một món nộm tổng hợp động thực vật.
Khi ăn món nham ta cảm nhận được đầy đủ các vị béo, bùi, chua, cay, mặn, ngọt,
đậm đà thơm ngon. Hoàng Vân là nơi sinh ra các nghệ nhân thường chuẩn bị
món ăn này rất thành thạo. Món nham Trám là một nóm ăn không thể thiếu trong
các bữa tiệc liên hoan của người dân Bắc Giang. Người dân nơi đây rất tự hào
khi nói tới món ăn đặc sản này (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2015).
6.3.Trám muối (Trám nấu):
Chuẩn bị nước để muối như sau: cho muối vào nước tới khi nếm thấy mặn
vừa phải (mặn như muối cà, khoảng 0,7-0,8 kg muối pha với 15-16 lít nước),
đem đun đến sơi lăn tăn thì cho Trám đã om vào, đun tiếp 3-5 phút rồi bắc ra.
Nếu đun lâu Trám sẽ cứng lại, đun ít thì Trám bị nhũn, ăn sẽ chua, khơng ngon.
Lượng nước chỉ cần xâm xấp là vừa. 10 kg quả trám cần 0,5-0,7 kg muối hạt.
Có ý kiến cho rằng lấy Trám về, nên để vài ba hôm cho quả khơ bớt nước,
héo đi. Sau đó đem đi om chín, đổ ra rổ. Pha 1 kg muối vào 15-16 lít nước là
vừa, rồi nấu trám. Nửa tháng nên thay nước muối một lần. Trám nấu xong, nếm
thấy không nhũn, không nứt, không cứng là đạt tiêu chuẩn Trám nấu ngon
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2015).
6.4. Trám đem ngâm muối và mắm:

Nghiên cứu chế biến sản phẩm trám đem ngâm muối và mắm, nhóm nghiên
cứu phịng Sinh học Nơng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ
Khoa học và Công nghệ đã bước đầu xây dựng Quy trình cơng nghệ ngâm trám
gồm các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Chọn quả đồng đều về kích thước, độ dày cùi, quả thon dài, cứng, da phấn và
mịn, khơng có màu lạ. Quả có chiều dài tối đa 35-45 mm, đường kính tối đa 2025 mm.
Loại bỏ những quả không đủ quy cách theo kích thước, sâu bệnh, dập nát.
Thao tác phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho quả, bảo quản nơi thống mát,
thời gian lưu trong kho khơng q 48 giờ.
Bước 2. Rửa:

13


Loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên quả. Dưới tác dụng của lực cơ học các
tạp chất nhiễm bẩn trên bề mặt vỏ quả bao gồm tạp chất vô cơ (đất, cát,…), các
tạp hữu cơ (lá cây dập nát, phân hữu cơ cịn sót lại,…), các chất tăng trưởng,
kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật, và một quần thể vi sinh vật sẽ được loại bỏ.
Rửa Trám đến khi trám sạch mịn, nước khơng cịn đen.
Bước 3. Ngâm sát trùng:
Trám được ngâm trong nước muối nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật bám
trên bề mặt quả.
Bước 4. Chuẩn bị nguyên liệu phụ (với trám ngâm muối thì khơng cần)
Ớt: dùng loại ớt chín đỏ, khơng sâu, thối, dập nát. Tiến hành bỏ cuống, thái
lát dày 1,5 – 2mm, rồi rửa sạch hạt cho bớt cay.
Tỏi củ: dùng loại tỏi củ tốt, không bị sâu thối. Loại bỏ rễ, vỏ ngoài, tách
thành nhánh, rửa sạch và cắt lát. Các nguyên liệu phụ này được chần trong nước
ở nhiệt độ 60 – 80oC, trong khoảng 10 – 15 giây, để tiêu diệt một phần vi sinh
vật, ổn định màu sắc và giúp dung dịch dầm dễ ngấm vào trong.

Bước 5. Chuẩn bị dung dịch ngâm:
Mắm (hoặc muối) được hịa tan theo tỉ lệ trong nước nóng rồi đun sôi.
Bước 6. Xếp vào lọ:
Các loại nguyên liệu phụ như ớt, tỏi được xử lý chuẩn bị sẵn và được xếp vào
đáy lọ thủy tinh (khối lượng nguyên liệu phụ chiếm khoảng 2 – 3% khối lượng
tịnh). Trám sau khi xử lý sau khi xử lý được xếp vào lọ thủy tinh chuẩn bị sẵn,
khối lượng trám khi xếp lọ chiếm 50 – 55% khối lượng tịnh của sản phẩm.
Công đoạn cho thực phẩm vào lọ được thực hiện thủ công và phải thực hiện
trong môi trường vệ sinh, tuân thủ các quy định về vệ sinh một cách nghiêm túc.
Bước 7. Rót nước ngâm:
Tiến hành chiết rót nóng ở nhiệt độ ≥80oC để tạo độ chân khơng. Rót dịch
vào lọ thủy tinh với mực nước cách miệng lọ 5 – 7 mm. Chú ý rót nhanh và nhẹ
khơng tạo bọt khí.
Bước 8. Bài khí, ghép nắp:
Bài khí bằng chân khơng 0,8 – 0,86 atm.Tiến hành ghép mí chân khơng để
ghép kín hộp đã được nâng nhiệt trước.
Bước 9. Thanh trùng:
Cách thiết lập chế độ thanh trùng: Thanh trùng trong nước có sử dụng áp suất
đối kháng. Thiết bị thanh trùng bao gồm các bộ phận: nồi thanh trùng với hệ

14


thống các ống cung cấp hơi, nước và các dụng cụ đo lường; máy nén khơng khí
có bình chứa khơng khí nén; bơm nước có bình chứa nước có áp suất.
Bước 10. Làm nguội, bảo ôn:
Công đoạn làm nguội được tiến hành bằng cách cho nước lạnh vào phía trên
thiết bị thanh trùng, đồng thời tháo nước nóng ở phía dưới ra. Sản phẩm sau khi
làm nguội cần được đem vào kho thành phẩm để bảo ôn. Trong thời gian bảo ôn,
các thành phần trong đồ hộp tiếp tục được ổn định về phẩm chất, và có thể phát

hiện ra đồ hộp hư hỏng. Thời gian ổn định tối thiểu là 15 ngày.
Bước 11. Hoàn thiện sản phẩm:
Sản phẩm sau khi tiến hành bảo ôn được kiểm tra chất lượng loại bỏ những
sản phẩm hư hỏng. Những sản phẩm đạt chất lượng được đưa ra thị trường tiêu thụ
Tuy nhiên quy trình trên chưa làm rõ một số vấn đề sau: Sơ chế nguyên liệu
đầu; kỹ thuật thanh trùng (chế độ nhiệt, thời gian thanh trùng...) và dung dịch
ngâm (nồng độ dung dịch ngâm: tỷ lệ muối, mắm...), cần phải có những nghiên
cứu bổ sung và sản xuất thử nghiệm để hồn thiện quy trình
Ngồi ra trám đen cịn được dùng làm nguyên liêu chế biến ra các món ăn
đặc sản như xôi trám, kho thịt, kho cá....
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của
đề tài
Cây trám thuộc chi Trám (Canarium) là một chi trong họ Burseraceae, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Á, từ miền nam Nigeria về phía
đơng tới Madagascar, Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Việt Nam và Philipin.
Trám là cây gỗ lớn, có thể cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực từ 5070cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm. Cây trám có trám đực
(khơng ra quả) và trám cái. Cây Trám ra hoa vào tháng 6 - 7 và đậu quả vào
tháng 8 - 10. Quả hạch hình trái xoan, hai đầu nhọn, dài 2, 5 - 3, 5 cm, khi chín
màu đen (trám đen), màu vàng nhạt (trám trắng); hạt cứng hố gỗ dày.
Cây trám thích nghi tốt với tầng đất dầy, ẩm, thoát nước. Ở độ cao dưới
1000 m so với mựu nước biển, nhiệt độ bình quân 20-24 oC, lượng mưa 15002500mm. Trám cũng có khả năng chịu được đất khô cằn, lẫn sỏi đá.
Cây trám có nhiều tác dụng: là cây thường xanh, có độ che phủ lớn, trồng
trám góp phần làm tăng độ che phủ cho vùng trung du và miền núi; quả để ăn
trực tiếp và là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn đặc sản, bổ dưỡng: Gỗ trám có
thể được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy và củi
đun; Nhựa trám dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công
nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni, làm hương, pha chế sơn và mực in, tinh dầu...

15



Ngồi ra trám cịn có tác dụng làm thuốc trong y học dân gian.
Ở Việt Nam trám Trám đen được coi là đặc sản quý của các tỉnh trung du
miền núi phía bắc. Trồng trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám từ 7 – 10 năm
tuổi có thể cho thu hoạch tư 0,5 đến 1 tạ, cá biệt có những cây trám lâu năm cho
tu hoạch trên 2tạ quả/năm, doanh thu có thể đat 2,5 triệu đến hàng chục triệu
đồng/cây.
Cây trám đã được người dân Vĩnh Phúc trồng từ lâu đời ở một số huyện
như: Lập Thạch, Sông Lơ, Tam Dương, Tam Đảo…, trong đó Lập Thạch là huyện
có nhiều trám nhất. Cây thường được giữ lại hoặc trồng quanh vườn nhà ở vùng
đồi núi thấp. Hai loại trám người dân trồng là trám đen và trám trắng (trám chua),
trong đó trám đen được thị trường ưa dùng và có giá trị cao hơn trám trắng.
Tại huyện Lập Thạch, cây trám được trồng tập trung tại xã Quang Sơn. Vì
là cây dễ trồng, khơng kén đất nên tại Quang Sơn có nhiều hộ trồng trám, đặc
biệt là ở hai thôn Cầu Trên và Cầu Dưới. Trước đây, quả trám được phơi khô
dùng để ăn dần, sau này, thấy chất lượng và hương vị thơm ngon, có giá bán cao,
nhiều gia đình trong thơn bắt đầu mở rộng diện tích trồng, song số lượng và diện
tích khơng nhiều bởi quỹ đất hạn chế, nhà nào trồng nhiều thì có vài chục cây,
nhà ít từ 1-2 cây. Hiện nay do nhu cầu thị trường tăng lên, giá trám đen tươi có
lúc lên đến 100.000 đồng/kg nên người dân bắt đầu đầu tư thâm canh như gia
đình ơng Nguyễn Văn Tích (thơn Cầu Dưới), gia đình ơng Lê Đức Thắng tại thơn
Cầu Trên có trang trị trồng thâm canh trám trên 1 ha.
Tuy nhiên cũng theo các hộ trồng trám lâu đời ở Lập Thạch thì, trám ở Lập
Thạch chủ yếu được trồng bằng hạt nên sau trồng 5-7 năm mới cho quả, cây cao
to nên có nhược điểm là khó khăn cho thu hoạch, có những cây ra quả rất sai
nhưng cũng có cây khơng ra quả, chất lượng quả cũng không đồng đều, do di
truyền và do mức độ đầu tư chăm sóc khác nhau. Người dân thường trồng trám
xen với các loại cây ăn quả khác để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích như:
trám trồng xen với dứa, bưởi, nhãn, chuối, gừng,…
Tại các vùng trồng trám của tỉnh Vĩnh Phúc, trám là cây trồng có chi phí

ban đầu thấp, ít sâu và bệnh hại nhưng giá trị kinh tế lại cao. Trám đen là sản
phẩm ưa thích của khách du lịch. Cây trưởng thành cho thu hoạch trên 50 năm,
sản lượng quả 200-300 kg một cây. Trám ra quả và cho thu hoạch vào tháng 6
đến tháng 8 âm lịch, bán buôn 60.000 đồng/kg, bán lẻ 80.000 - 85.000 đồng/kg.
Người trồng có thu nhập ổn định từ năm thứ 6 trở đi.
Tuy nhiên, việc trồng trám ở Vĩnh Phúc nói riêng và các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc nói chung cịn một số hạn chế như sau: Thứ nhất, đa số cây trồng
bằng hạt, năng suất, chất lượng khơng cao. Kích thước, khối lượng và chất lượng

16


thịt quả khơng đồng đều do có sự phân ly lớn. Cây trám trồng bằng hạt sau 7-8
năm mới có quả, cây thường cao từ 15-20m nên khó thu hoạch. Vì vậy, cần phải
tuyển chọn cây có năng suất cao, chất lượng tốt nhân giống theo phương pháp vơ
tính (ghép) nhằm tạo nên quần thể đồng đều, giữ được đặc tính của cây mẹ. Thứ
hai, trám trước đây chủ yếu được trồng theo phương thức trồng phân tán theo
hình thức trồng rừng nên ít được chăm sóc, năng suất quả thấp, chất lượng không
đồng đều, chưa khai thác hết tiềm năng của trám. Để cây trám có năng suất cao,
chất lượng tốt và ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải được trồng thâm
canh, với các biện pháp kỹ thuật đồng bộ: sử dụng giống chọn lọc có năng suất
cao, chất lượng tốt với các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh tổng hợp. Thứ ba
là, hầu hết trám được thu hái bán trực tiếp cho người tiêu dùng, ăn tươi nên hiệu
quả thấp. Để nâng cao giá trị và hiệu quả của trám ngoài nghiên cứu chọn giống,
trồng thâm canh cần nghiên cứu kĩ thuật thu hoạch, kỹ thuật bảo quản và chế
biến trám và xây dựng thương hiệu để tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm
trám, nâng cao thu nhập cho người trồng trám.
Thứ bốn là, trám đen là sản phẩm đặc sản của vùng trung du miền núi tỉnh
Vĩnh Phúc, nghiên cứu phát triển cây trám đen sẽ góp phần bảo tồn và khai thác
phát triển nguồn gen cây trám đen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Mặt khác, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc nghiên cứu phát triển bền vững cây
trám sẽ là cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, góp phần tái cơ cấu thành cơng ngành nông nghiệp, tạo ra giá trị gia
tăng cao, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng Trung du miền núi của tỉnh Vĩnh
phúc nói riêng và vùng Trung du miền núi phía bắc nói chung. Đồng thời Trám
đen là sản phẩm đặc sản của một số huyện trung du miền núi của Vĩnh Phúc như
Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo… phát triển sản phẩm Trám đen sẽ góp phần xây
dựng sản phẩm OCOP và cũng là sản phẩm gắn với phát triển du lịch cho địa
phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất nhiệm vụ: Nghiên cứu,
tuyển chọn cây trội và xây dựng mơ hình nhân giống, trồng thâm canh và chế
biến trám đen tại Vĩnh Phúc
16

Liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến
đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan

(Tên cơng trình, tác giả, nơi và năm cơng bố, chỉ nêu những danh mục đã được
trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài)
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Agriviet. (2019) Quy trình kỹ thuật trồng rừng trám đen. Nguồn tài liệu:
/>
17


2. Báo Nông nghiệp. (2011) Công dụng chữa bệnh của quả trám. Nguồn tài liệu:
/>3. Hoàng thanh Lộc. (2011) Chọn giống và phát triển giống trám lấy quả tại Hịa
Bình và một số tỉnh phía Bắc. Nguồn tài liệu: .
4. MARD. (2019) Tiêu chuẩn ngành 04TCN 75:2006. Nguồn tài liệu:

.
5. Nguyễn Thị Ngọc Huệ. (2015) Kỹ thuật trồng một số cây rau lành, sạch, an
tồn . NXB Nơng nghiệp
6. Nguyễn Huy Sơn. (2015) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám đen. Nguồn tài
liệu:
ww.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-trongnuoc/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-tram-den_t114c40n11662
7. Nguyễn Thế Cường et.al. (2019) Phân loại họ trám ở Việt Nam. Nguồn tài
liệu: />8. Trần Đức Mạnh. (2014) Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật trồng
rừng trám đen (Canarium tramdenum Dai& Yakovl) phục vụ mục tiêu lấy gỗ
và lấy quả
9. Viện Khoa học Lâm Nghiêp Việt Nam (Vafs). (2019) Kỹ thuật trồng trám đen.
Nguồn tài liệu: vafs.gov.vn
10.VAFS. (2010) Kỹ thuật trồng rừng một số loài lây gỗ. Nguồn tài
liệu:vafs.gov.vn
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Chen, J, L. (2019) Development and significance of SCAR marker QG12-5
for Canarium album (Lour.) Raeusch by molecular cloning from improved
RAPD amplification. Available from: ps://pdfs.semanticscholar.org
2. Coronel, R. (2011) Pili nut Canarium ovatum Engl. Promoting the
conservation and use of underutilized and neglected crops. 6.
3. Daly, D. (2011) The Families and Genera of Vascular Plants.
4. Flore of China, 2008. episo 11, trang 108-110.
5. He, Q 2015 Canarium album (Lour.) Raeusch. (Qingguo, Chinese Olive).
Available from: />6. Hoang, V, S. et al. (2004) Trees of Laos and Vietnam: A field guide to 100
economically or ecologically important species. Blumea: J. Plant Taxo. Plant
Geo, 49 (2004),pp 201–349.
7. Mei, Z. et al. (2014) Improved RAPD analysis of Canarium album (Lour.)
Raeusch from Sichuan province along Yangtze River in China. Annu. Res.
Rev. Biol. />8. Orwa, C et al. (2009) Canarium ovatum. Agroforestry Database a tree
reference and selection guide version 4.0.

Available from:
www.worldagroforestry.org
9. Tropical Plant Database. (2014). Canarium album. Available from:
o/viewtropical.php?id=Canarium+album
10.USDA Database. (2019) Canarium album (Lour.) Rausch [Online]. Available
from: />11. Wang, H. et al. (2010). Main chemical components for clearing heat and
relieving sore throat in different germplasm of Canarium album. Zhongguo

18


Zhong Yao Za Zhi 35 (2010), pp: 669-672.
12.Wikipedia.
(2019)
Canarium
research.
Available
from:
/>13. Wu, J. et al. (2017) UPLC/Q-TOF-MS profiling of phenolics from Canarium
pimela leaves and its vasorelaxant and antioxidant activities. Braz. J.
Pharmacog, (27) (2017), pp 716–723.
17
Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề
tài và phương án thực hiện
17.1. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan tình hình về cây Trám đen và thực trạng
sản xuất, chế biến, tiêu thụ trám đen tại Vĩnh Phúc.
Công việc 1: Đánh giá tổng quan nghiên cứu về cây trám đen trong và ngồi
nước.
Cơng việc 2: Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ trám

đen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

19


Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển cây Trám đen và các sản phẩm từ
Trám đen
Cơng việc 1: Đánh giá đặc điểm khí hậu, kinh tế và xã hội liên quan tới phát
triển bền vững cây trám trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Công việc 2: Đánh giá đặc điểm thổ nhưỡng và định hướng quy hoạch vùng
trồng trám trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung 3: Tuyển chọn cây trám có năng xuất cao, chất lượng tốt làm cây ưu
tú phục vụ cho công tác nhân giống cây Trám đen
Khảo sát đánh giá năng suất cây trám trên địa bàn các huyện
Chọn lọc tuyển chọn cây trám năng suất cao, ổn định
Đánh giá chọn lọc cây trám ưu tú
Nội dung 4: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
ghép, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng trám đen tại Vĩnh
Phúc.
Cơng việc 1: Nghiên cứu, hồn thiện quy trình nhân giống Trám đen bằng
phương ghép
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn
của trám đen
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian ủ mắt ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ
xuất vườn của trám đen
- Xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật nhân giống trám bằng phương
pháp ghép
Công việc 2: Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh trám đen bằng cây gốc
ghép

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật tạo tán cho cây trám đen
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh trám đen
Công việc 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất,
chất lượng Trám đen tại Vĩnh Phúc
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất, chất
lượng Trám đen tại Vĩnh Phúc.
Hồn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp trám đen

20


Nội dung 5: Nghiên cứu bảo quản và chế biến một số sản phẩm từ Trám đen
tại Vĩnh Phúc.
Công việc 1: Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ bảo quản quả
trám đen
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản đến chất lượng
trám đen
Công việc 2: Nghiên cứu hồn thiện quy trình chế biến trám đen
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nồng độ nước mắm đến chất lượng bảo quản,
độ ngon của quả trám đen ngâm
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng trám đen sấy dẻo
Nội dung 6: Xây dựng mơ hình nhân giống, trồng thâm canh và mơ hình liên
kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trám đen tại Vĩnh Phúc
Cơng việc 1: Xây dựng mơ hình vườn cây đầu dịng sản xuất mắt ghép trám
đen (quy mơ 01 ha).
Cơng việc 2: Xây dựng vườn sản xuất giống Trám đen bằng phương pháp
ghép 2.500 cây ghép/năm x 2 năm = 5000 cây.
Cơng việc 3: Xây dựng mơ hình trồng thâm canh giống Trám đen ghép (quy
mô 05 ha)

Công việc 4: Xây dựng mơ hình thâm canh tổng hợp, kết hợp liên kết sản
xuất chế biến và tiêu thụ trám đen (quy mô 1 ha)
Công việc 5: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.
Nội dung 7: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái của việc
nghiên cứu phát triển cây Trám đen và các sản phẩm từ Trám đen
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây trám đen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá hiệu quả xã hội, mơi trường trong q trình phát triển cây trám
đen và các sản phẩm từ Trám đen.
Nội dung 8: Đề xuất giải pháp, kiến nghị cơ chế chính sách duy trì và phát
triển mơ hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trám đen
Công việc 1: Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ cho phát triển
cây trám theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Công việc 2: Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế
biến và tiêu thụ trám trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

21


17.2. Quy mô nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu: đề tài được triển khai tại huyện Lập Thạch, Sông lô,
Tam Đảo và vùng phụ cận có điều kiên sinh thái tương tự với qui mơ 01 ha mơ
hình vườn cây đầu dịng; 01 mơ hình vườn nhân giống (2.500- 5000 cây con trám
đen ghép); 05 ha mơ hình trồng thâm canh trám đen bằng cây trám ghép; 01ha mơ
hình thâm canh tổng hợp trám đen (200 cây phân tán); 01 mô hình liên kết sản
xuất, chế biến và tiêu thụ trám đen; 3 lớp tập huấn kỹ thuật (150 lượt người tham
dự), tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng


18.1 Cách tiếp cận:
- Tiếp cận theo phương pháp kết hợp giữa kế thừa và nghiên cứu bổ sung:
Thông qua việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, tình hình sản
xuất, bảo quản, chế biến trám đen ở trong và ngoài nước để xác định những kết
quả nghiên cứu đã đạt được, những kiến thức bản địa, những kinh nghiệm sản
xuất, bảo quản, chế biến trám đen, đồng thời cũng xác định được những vấn đề
cần nghiên cứu bổ sung nhằm hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất trám đem.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm, kiến thức bản địa đã có
kết hợp với các kết quả nghiên cứu mới để xây dựng các quy trình, hướng dẫn kỹ
thuật về chọn cây trội, nhân giống; trồng thâm canh cây trám và kỹ thuật thu hái,
bảo quản và chế biến và xây dựng các mô hình ứng dụng.
- Tiếp cận theo phương pháp hệ thống và theo chuỗi giá trị:
Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở phân chia theo từng nội dung, tiến độ
theo hệ thống đảm bảo hợp lý và logic để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt
ra: Khởi đầu bằng việc điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm; tuyển chọn cây trội, nhân giống; nghiên cứu hồn thiện quy trình kỹ
thuật; xây dựng mơ hình; tập huấn, chuyển giao cơng nghệ.
Mặt khác, để phát triển cây trám bền vững trên địa bàn nghiên cứu và phụ
cận trong những năm tới, cần phải giải quyết tốt các khâu trong chuỗi giá trị bao
gồm Sản xuất- chế biến – tiêu thụ sản phẩm và mối liên kết giữa người sản xuất,

22


doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học.
18.2 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp điều tra, bố trí thí nghiệm:
Nội dung 1. Nghiên cứu tổng quan tình hình về cây Trám đen và thực trạng
sản xuất, chế biến, tiêu thụ trám đen tại Vĩnh Phúc.
- Thu thập các thông tin tài liệu từ cơ sở dữ liệu có liên quan đến cây trám

đen bằng phương pháp tra cứu thông tin từ các ấn phẩm, các cơng trình nghiên
cứu tại các trung tâm thông tin của bộ Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn, bộ
Khoa học công nghệ (cục thông tin Khoa học Công nghệ quốc gia), các tổ chức
khoa học công nghệ chuyên nghành (trường đại học, Viện nghiên cứu...)…
- Điều tra điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu: sử
dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ trạm khí tượng thủy văn địa
phương, cục thống kê quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Sở
Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, các phịng Nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu và
các cơ sở dữ liệu liên quan khác.
- Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tình hình ứng
dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất trám đen từ các hộ nông dân theo
phương pháp phỏng vấn theo mẫu phiếu in sẵn phỏng vấn 90 hộ trên địa bàn 3
huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo; mỗi huyện 30 hộ.
Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển cây Trám đen và các sản phẩm từ
Trám đen.
Sử dụng phương pháp kế thừa các kết quả theo dõi, đánh giá điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Vĩnh Phúc, kết hợp với yêu cầu sinh thái của cây trám
đen để xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn và định hướng quy hoạch vùng
phát triển cây trám đen trong thời gian tới.
Nội dung 3: Tuyển chọn cây trám có năng xuất cao, chất lượng tốt làm cây ưu

23


tú phục vụ cho công tác nhân giống cây Trám đen.
- Phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn, các hộ nơng dân có kinh nghiệm để xác
định được các hộ gia đình có cây trám đen năng suất quả cao, chất lượng tốt.
- Phỏng vấn chủ hộ về sản lượng quả 3 năm trước và quan sát đánh giá độ
sai quả trong năm đi điều tra của từng cây.

- Cây dự tuyển là những cây khơng sâu bệnh, có sản lượng cao trong 3 năm
trước và năm chọn tuyển cũng có năng suất quả vượt tối thiểu trên 15% so với
năng suất trung bình theo cấp tuổi của quần thể. Lựa chọn số cây dự tuyển là 20
cây.
- Đánh giá đặc điểm, khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của các
cây trội:
+ Đặc điểm hình thái: cao cây, rộng tán, đường kính thân.....
+ Đặc điểm sinh trưởng: Tuổi cây, thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch,
năng suất quả,...
+ Đặc điểm quả: kích thước quả, hạt (chiều dài, đường kính), độ dày cùi, tỷ
lệ cùi (ăn được)/quả,…
+ Các chỉ tiêu chất lượng quả: Đường tổng số, vitamin C, lipit, Protein, tinh
bột (Gluxit) trong thịt quả.
Nội dung 4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật canh
tác nâng cao năng suất, chất lượng Trám đen tại Vĩnh Phúc.
Cơng việc 1: Nghiên cứu, hồn thiện quy trình nhân giống Trám đen bằng
phương pháp ghép
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn
của trám đen
* Cơng thức thí nghiệm:
Công thức 1: Ghép 15/3
Công thức 2: Ghép 15/4
Công thức 3: Ghép 15/5
Công thức 4: Ghép 15/8
Công thức 5: Ghép 15/9
Công thức 6: Ghép 15/10

24



* Phương pháp bố trí thí nghiệm; Thí nghiệm gồm 6 công thức, mỗi công thức
100 cây, tổng số cây thí nghiệm là 600 cây, được bố trí theo phương pháp tuần tự
khơng nhắc lại (trong vườn ươm có mái che).
* Địa điểm thí nghiệm: Vườn nhân giống trung tâm Giống nơng nghiệp Vĩnh
Phúc.
* Thời gian thí nghiệm: 2020-2021
* Các chỉ tiêu theo dõi chính: 10 ngày/lần theo dõi: tỷ lệ ghép sống, tỷ lệ nảy
mầm; chiều cao cành ghép, đường kính cành ghép, số lá cành ghép.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian ủ mắt ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất
vườn của trám đen
* Công thức thí nghiệm:
Cơng thức 1: Khơng ủ mắt, ghép ngay sau khi cắt cành
Công thức 2: Ghép sau khi ủ mắt 2 ngày
Công thức 3: Ghép sau khi ủ mắt 3 ngày
Công thức 4: Ghép sau khi ủ mắt 5 ngày
Công thức 5: Ghép sau khi ủ mắt 7 ngày
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 5 cơng thức, mỗi cơng thức
100 cây, bố trí tuần tự, khơng nhắc lại, tổng số cây của thí nghiệm là 500 cây.
* Các chỉ tiêu theo dõi chính: 10 ngày/lần theo dõi: tỷ lệ ghép sống, tỷ lệ nảy
mầm; chiều cao cành ghép, đường kính cành ghép, số lá cành ghép.
* Địa điểm thí nghiệm: Vườn nhân giống trung tâm Giống nơng nghiệp Vĩnh
Phúc
* Thời gian thí nghiệm: 2020-2021
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm: 1, 2 xây dựng quy trình
nhân giống cây trám bằng phương pháp ghép.
Công việc 2: Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh trám đen bằng cây ghép
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật tạo tán đến sinh trưởng
của cây trám đen trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Cơng thức thí nghiệm:
Cơng thức 1: đ/c khơng cắt

Cơng thức 2: bấm ngọn, tạo tán trước khi trồng
Công thức 3: bấm ngọn, tạo tán sau khi trồng 1 năm
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 cơng thức mỗi công thức 10
cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây thí nghiệm là 90 cây, thí nghiệm được bố trí theo
phương phấp ngẫu nhiên đầy đủ (CRB):

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×