Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tinly2kitohoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.82 KB, 6 trang )

TÍN LÝ II, KITƠ HỌC
1. NHỮNG DANH HIỆU KHÁC NHAU CỦA ĐỨC KITÔ (C 422-429)
1.1/ Giêsu (GLCG 430-435): Danh Giêsu có nghĩa là “Thiên Chúa Cứu Ðộ”. Chúa Giêsu
đến để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Ơn cứu độ này chính là sự sống và ân sủng của Thiên
Chúa ở đời này và hạnh phúc đời sau trên Thiên Ðàng. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới
có thể tha tội, cho nên danh Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa hiện diện với chúng ta nơi Chúa
Giêsu. Danh Giêsu được nâng lên trên tất cả mọi danh hiệu khác, và là trọng tâm của kinh
nguyện Kitô giáo.

1.2/ Kitô (GLCG 436-440): Từ "Kitô", tiếng Hy Lạp, được dịch từ chữ Messiah của Do
Thái, có nghĩa là "Đấng Được Xức Dầu". Chúa Giêsu là sự hoàn thành những lời tiên tri
trong Cựu Ước đã nói trước về Đấng Messiah như là Vua, Tư Tế, và Ngôn Sứ. Người đã
được Ðức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần xức dầu (Cv 10:38). Người đã nhận danh hiệu
Kitô trước mặt các Tông Ðồ, nhưng không cho phép các ngài công khai gọi Người bằng
danh hiệu ấy, vì người Do Thái khi ấy mong đợi một Ðức Kitơ như một lãnh tụ chính trị.
Ý nghiã chân chính của Ðấng Kitô được biểu lộ khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại vì tội
chúng ta. Từ đó, Hội Thánh nhận ra Người là Ðấng Messiah, tức là Ðức Kitô.

1.3/ Con Thiên Chúa (GLCG 441-445): Từ “Con Một Thiên Chúa” chỉ được dùng cho
Chúa Giêsu. Người là Ðấng được Thiên Chúa gọi là Con Yêu Dấu khi chịu Phép Rửa, và
trong lúc Hiển Dung (Biến Hình). Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa và được các môn
đệ tuyên xưng như thế sau khi Phục Sinh (Ga 3:16).

1.4/ Con Người: Ngôn sứ Edêkiel là người đầu tiên dùng danh hiệu này (Ede 2:1, 3:1).
Chúa Giêsu đã nhiều lần tự nhận Mình là Con Người (Mt 8:30, 9:6, 10:23; 11:19,
26:2; Ga 1:51).
1.5/ [Đức] Chúa (GLCG 446-455): [Đức] Chúa là tước hiệu dành cho Thiên Chúa
trong Cựu Ước. Chúa Giêsu cũng được gọi là [Đức] Chúa trong Tân Ước, và thiên
tính của Người được công bố khi Thánh Tôma thờ lạy Người bằng những lời “Lạy
Chúa và Thiên Chúa của con!" (Ga 20:28). Bởi vì Chúa Giêsu là Chúa, cho nên
Hội Thánh tin rằng Người là chìa khóa, tâm điểm và mục đích của lịch sử nhân


loại.
2. MẦU NHIỆM NHẬP THỂ
2.1/ Đức Kitơ làm người (GLCG 461-463): Nhập Thể nói về sự kiện là Con Thiên Chúa
mặc lấy bản tính nhân loại để đem ơn cứu độ đến cho chúng ta. Niềm tin vào Mầu Nhiệm
Nhập Thể là một dấu chỉ riêng biệt của Đức Tin Kitô giáo.
- Để cứu chúng ta khỏi tội lỗi bằng cách giao hòa chúng ta với Thiên Chúa,
- Để đem tình yêu của Thiên Chúa đến cho chúng ta,
- Để thành gương mẫu thánh thiện cho chúng ta,
- Để cho chúng ta được "thông phần vào bản tính Thiên Chúa" bằng cách làm cho chúng ta
trở nên con cái Thiên Chúa (GLCG 456-460)

1


2.2/ Hai Bản Tính của Đức Kitơ (GLCG 464-469)
- Bản tính Thiên Chúa: Người là Thiên Chúa [thật].
- Bản tính nhân loại: Người là người [thật]
- Hai bản tính kết hợp làm một Ngôi Thiên Chúa. Người đã trở nên người thật mà
không ngừng là Thiên Chúa.
2.3/ Là người, Chúa Giêsu có (GLCG 470-483):
- Cả thân xác và linh hồn con người
- Cả trí khơn và ý chí của con người
- Người có sự hiểu biết của con người, là điều có giới hạn. Thánh Kinh nói rằng
Người thêm khơn ngoan và thêm tuổi.
- Tuy nhiên, bởi vì bản tính lồi người của Người đã kết hợp với Ngơi Vị Thiên
Chúa, Đức Kitơ có một ý thức đặc biệt về địa vị của Người như Con của Chúa
Cha, một khả năng nhìn thấu tâm hồn con người, và một sự hiểu biết vể những
chương trình của Thiên Chúa. Đức Kitơ có một ý chí của con người hồn tồn hịa
hợp với Ý Chí Thiên Chúa của Người. Người có một thân xác thật, là điều làm cho
người ta thấy Người. Người có những tình cảm của lồi người và một trái tìm tràn

đầy tình yêu dành cho chúng ta.
2.4/ Vào Lúc Truyền Tin (GLCG 484-511): Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa mời để trở
thành Mẹ Đấng Cứu Thế.
(1) Vai trò của Chúa Thánh Thần (GLCG 484-486): Đức Mẹ chịu thai bởi phép
Đức Chúa Thánh Thần.
(2) Vai trò của Đức Mẹ Maria (GLCG 487-498)
+ Mẹ được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đức Kitô, và Đức Kitô là Thiên Chúa,
nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa.
+ Mẹ được Thiên Chúa chuẩn bị để làm Mẹ Đức Kitô bằng đặc ân Vô Nhiễm
Nguyên Tội. Ngay từ giây phút được thụ thai [bởi Thánh Anna], Đức Mẹ đã
được cứu độ khỏi tội lỗi nhờ được hưởng trước cơng nghiệp của Đức Kittơ,
và vì thế mà Thiên Sứ Gabriel chào Mẹ là “Đấng Đầy Ơn Phúc”. Nhờ sự trợ
giúp của ân sủng Thiên Chúa, Mẹ tiếp tục không vướng mắc tội lỗi suốt đời.
+ Mẹ là Đức Nữ Trinh Vơ Nhiễm: Bởi vì việc thụ thai của Mẹ là việc kỳ diệu
nên Mẹ vẫn còn đồng trinh; điều này làm trọn lời tiên tri 7:14 của ngôn sứ
Isaia rằng một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai. Việc thụ thai này
có thật trong lịch sử chứ không phải một chuyện hoang đường. Bởi vì nó đã
phải đương đầu với sự của hồi nghi những người khơng tin, cho nên nó
khơng thể được người ta bịa đặt để chinh phục dân chúng. Đó là một thực tại,
mà chỉ có thể biết được nhờ Đức Tin (GLCG 494-498).
+ Việc đồng trinh của Đức Mẹ làm chứng cho thiên tính của Chúa Giêsu vì
Người chỉ có Thiên Chúa là Cha Người và Chúa Giêsu thụ thai bởi Chúa
Thánh Thần.
+ Việc đồng trinh của Đức Mẹ là một dấu chỉ về Đức Tin của Mẹ. Nó làm cho
Mẹ trở thành biểu hiệu của Hội Thánh, vì Hội Thánh cũng sinh ra con cái của
Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Tẩy nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.

2



(4) Vai trò của Thánh Giuse (GLCG 499-511): Đức Mẹ Maria thành hôn với
Thánh Giuse, một bác thợ mộc ở Nadareth. Thánh Giuse là Cha Ni của Chúa
Giêsu.
+ Vì Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh. Những người được gọi là anh chị em của
Chúa Giêsu trong Thánh Kinh là anh chị em họ hay môn đệ của Người. Một
số được nhận diện là con của một phụ nữ khác.
+ Thánh Kinh khơng bao giờ nói về việc Đức Mẹ có những người con khác (Mt
13:55; 25:56).
3. CÁC LẠC GIÁO CHỐNG LẠI HAI BẢN TÍNH CỦA ĐỨC KITƠ
3.1/ Phái Nhất Tính (Monophysites): nhấn mạnh đến bản tính Thiên Chúa: Đức Kitơ chỉ
có một bản tính Thiên Chúa mà thơi.
3.2/ Phái Ngộ Đạo (Gnosticism): nhấn mạnh đến bản tính lồi người: Đức Kitơ khơng
bằng Thiên Chúa (vì có thân xác).
3.3/ Phái Huyễn Tượng (Docetism): nhấn mạnh đến bản tính Thiên Chúa: Đức Kitơ có
vẻ là một người, nhưng Người khơng phải là người (chỉ là một huyễn tượng).
3.4/ Phái Arianô (Arianism): nhấn mạnh đến bản tính lồi người: Chúa Giêsu khơng thật
sự là Thiên Chúa.
3.5/ Phái Nestôrianô (Nestorianism [Cảnh Giáo]): Hai bản tính của Đức Kitơ khơng thể
phân biệt được mà nối kết với nhau (nửa người ta, nửa Thiên Chúa).
3.6/ Phái Thừa Tự (Adoptionism): Đức Kitô là một người, nhưng được Thiên Chúa
nâng lên làm Con của Ngài khi Chịu Phép Rửa.
4. CUỘC ĐỜI THƠ ẤU CỦA ĐỨC KITÔ (GLCG 522-534):
Kinh Tin Kính nói rất ít về cuộc đời Chúa Giêsu mà chú trọng nhiều đến những mầu nhiệm chính
của ơn cứu độ. Các Sách Tin Mừng công bố Chúa Giêsu như Đầng Cứu Thế, chỉ nói lên những dữ
kiện cần thiết cho mục đích này. Các Thánh Sử có ghi lại một ít về cuộc đời thơ ấu của Đức Kitô:
(1) Việc Chúa Giêsu giáng thế được các tiên tri loan báo, vị tiên tri cuối cùng là Thánh
Gioan Tẩy Giả. Hằng năm, phụng vụ Mùa Vọng nhắc lại việc nhân loại mong đợi
Đấng Messiah như thế nào, và công bố rằng Đức Kitô sẽ trở lại. Mùa Vọng dẫn chúng
ta đến Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta mừng ngày Giáng Sinh của Đức Kitô.
(2) Chúa Giêsu đã chứng tỏ việc Người tuân phục Lể Luật của dân Israel khi Người chịu

phép cắt bì vào ngày thứ tám sau khi sanh ra. Sứ vụ của Người đối với muôn dân được
tỏ lộ khi các nhà đạo sĩ từ phương đông đến bái kính Người, chúng ta nhớ đến biến cố
này trong Lễ Hiển Linh.
(3) Người được dâng trong Đền Thánh theo Luật Do Thái và được ông Simêon và bà Anna
nhận ra là Đấng Cứu Độ Dân Israel. Nhưng Người khơng được vua Herơđê chấp nhận
và chỉ thốt chết nhờ trốn sang Ai Cập cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse (GLCG
527-530).

3


(4) Sau khi Herôđê băng hà, Thánh Gia trở lại quê quán là Nadareth. Ở đó Chúa Giêsu tiếp
tục vâng phục Đức Mẹ và Thánh Giuse, sống một cuộc đời đơn giản, làm việc lao
động. Làm như thế, Người mời gọi chúng ta kết hợp với Người trong những hoàn cảnh
bình thường của đời sống hằng ngày.
(5) Cuộc hành hương Giêrusalem của Người khi lên 12 tuổi, một biến cố duy nhất liên
quan đến Chúa Giêsu thành Nadareth, tỏ lộ cho chúng ta lòng ao ước được ở trong nhà
Cha của Người, cùng làm công việc của Cha Người (GLCG 531-534).
5. CUỘC ĐỜI CÔNG KHAI CỦA ĐỨC KITÔ (C 557-570)
5.1/ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa: Cuộc đời công khai của Chúa Giêsu được bắt đầu khi
Người được Thánh Gioan làm Phép Rửa ở Sơng Giơđăng, Mặc dù khơng có tội,
Người đã biểu thị sự hợp nhất với chúng ta, là những người tội lỗi.
5.2/ Chúa Giêsu chịu Cám Dỗ: Sau đó Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày trong hoang địa,
Người đánh bại Satan trong cố gắng làm cho Người sao lãng sứ vụ của Mình.
5.3/ Nhiệm vụ ba chiều của Đức Kitô
(1) Mặc khải những mầu nhiệm của Thiên Chúa: Ba Ngơi, Nhập Thể, Chương
Trình Cứu Độ, và rao giảng Tin Mừng cùng chữa lành dân chúng (GLCG 535-550)
(2) Tuyển chọn các môn đệ, đào luyện và sai các ông đi (GLCG 551-556)
(3) Đem chương trính cứu độ của Thiên Chúa đến hoàn hảo bằng cách trải qua
Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sống Lại của Người.

6. CÁC BIẾN CỐ TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC KITÔ
6.1/ Cuộc Khổ Nạn của Người (GLCG 571-598)
+ Chúa Giêsu đến Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua, là lễ nhắc lại việc Dân Do Thái
vượt qua từ việc làm nô lệ bên Ai Cập đến tự do nơi Đất Hứa. Sự Vượt Qua của
chính Chúa Giêsu từ cõi chết sang đời sống mới hồn tất cơng trình cứu độ chúng ta
(GLCG 571-573).
+ Người ta đã đe dọa giết Chúa Giêsu vì một số nhà lãnh đạo dân Do Thái cảm thấy
rằng Người là tay sai của Satan. Họ tin rằng Người chống lại Lề Luật, Đền Thờ, và
đức tin vào Thiên Chúa Duy Nhất.
+ Chúa Giêsu đến để làm cho Lề Luật được nên trọn, nhưng để làm thế, Người phải
sửa lại những giải thích sai lầm của những người Biệt Phái. Chúa Giêsu yêu Đền
Thờ và Người đã đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi các sân Đền Thờ (như thế làm cho
các viên chức có lời vì việc bn bán ở Đền Thờ nổi giận), nhưng Người biết Đền
Thờ sẽ bị phá hủy và sẽ khơng cịn là trọng tâm của việc thờ phượng chân chính nữa.
6.2/ Cái Chết của Người trên Thập Giá (GLCG 599-623)
+ Cái chết của Chúa Giêsu phù hợp với chương trình cứu độ chúng ta của Thiên Chúa,
và đã được tiên báo bởi các lời ngôn sứ trong Cựu Ước. Rằng Thiên Chúa sai Con
Người xuống sống giữa những người tội lỗi để cứu độ họ là bằng chứng của tình yêu
mà Thiên Chúa dành cho chúng ta (GLCG 599-605)

4


+ Tình yêu của Thiên Chúa tìm được một cách diễn tả tuyệt hảo qua việc Chúa Giêsu
sẵn sàng thực thi Thánh Ý Thiên Chúa. Ngay cả khi tình yêu Chúa Giêsu dành cho
chúng ta không tránh được việc bắt đầu dẫn Người đến Thập Giá, Người đã không
quay lại.
+ Thiên Chúa là tình u, và khơng ai có thể có tình u lớn hơn việc sẵn lịng thí
mạng sống vì bạn hữu (Ga 15:13). Trong đêm trước khi Người chịu chết, tại bữa
Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói rõ về việc Người sẵn sàng hy sinh mạng sống.

+ Trong cơn hấp hối nơi vườn Cây Dầu, Người đã thắng cơn sợ hãi theo bản tính nhân
loại và đã ơm lấy Thánh Ý Chúa Cha. Rồi Người đã chết vì chúng ta, sự phục tùng
của Người đã thay thế sự bất phục tùng của chúng ta.
+ Khi chúng ta nói rằng Đức Kitô đã chết và được mai táng, chúng ta có ý nói rằng
linh hồn nhân loại của người rời khỏi xác. Tuy nhiên, cả xác và linh hồn, vẫn nối kết
với Ngôi Thiên Chúa của Người, và quyền năng của Thiên Chúa đã cứu thân xác
Người khỏi sự hư nát trong khi chờ đợi ngày Phục Sinh.
6.3/ Sự Sống Lại của Người (GLCG 624-630)
+ Chúa Giêsu không ở mãi giữa những người chết. Ngày thứ ba sau khi chịu đóng
đinh, các mơn đồ của Người đã khám phá ra ngơi mộ của Người trống rỗng.
+ Sau đó Chúa Giêsu đã hiện ra với bà Maria Mađalêna và những người phụ nữ khác,
với các tông đồ của Người và với hàng trăm những người khác. Những kẻ theo
Người, lúc đầu hồ nghi, nhưng chẳng bao lâu sau đã hoàn toàn tin vào thực tại của
việc Phục Sinh của Người.
+ Việc Chúa Giêsu hiện ra với những kẻ theo Người chứng minh rằng Người đã trở lại
với họ trong cùng một thân xác đã bị chết trên Thập Giá. Nhưng thân xác ấy bây giờ
vinh hiển, với những quyền năng đáng kể, khơng cịn phải chịu đau khổ và chết nữa,
cũng khơng cịn lệ thuộc vào khơng gian và thời gian.
+ Người đã không trở lại đời sống hay chết bằng một thân xác hay chết (như ông
Ladarô), nhưng Người đã vượt qua sự chết đến sự toàn hảo của sự sống con người.
Đây là một mầu nhiệm mà chúng ta khơng thể hồn tồn hiểu được, một sự can thiệp
kỳ diệu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong lịch sử nhân loại
(GLCG 638-650).
+ Biến cố Phục Sinh đã chứng thực tất cả những gì Chúa Giêsu đã dạy và đã thực hiện.
Nó chứng tỏ thực tại của Mầu Nhiệm Nhập Thể, và mở cửa cho chúng ta vào đời
sống vĩnh hằng.
+ Phục Sinh chiến thắng tội lỗi, vì nó cho phép tất cả những ai theo Đức Kitơ chiến
thằng sự chết. Bởi vì Đức Kitơ đã chết, nên chúng ta cũng được sống lại (GLCG
651-658) .
7. ĐỨC KITÔ XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG (GLCG 631-658)

+ Từ Ngục Tổ Tơng trong Kinh Tin Kính là cách dùng thời xưa để chỉ nơi ở của người
chết chứ không phải là chỗ trừng phạt.
+ Khi nói rằng Chúa Giêsu xuống Ngục Tổ Tơng có nghĩa là Người thật sự chết và
xuống ở với những linh hồn thánh thiện đang chờ sự toàn hảo của đời sống. Cái chết
của Người làm cho họ và cho mọi người ở mọi thời đại có thể đạt được hạnh phúc
trọn vẹn trên Thiên Đàng.

5


8. NGƯỜI LÊN TRỜI (GLCG 659-667):
+ “Người lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha”.
+ Tân Ước ghi lại rằng trong 40 ngày Chúa Giêsu đã hiện ra với những kẻ theo Người,
đã dạy dỗ và khuyến khích họ.
+ Rồi Người đã lên trời trong một đám mây và ngự bên hữu Thiên Chúa, có nghĩa là
bản tính nhân loại của Người được chia sẻ vinh quang Thiên Chúa đến mn đời.
Thiên Chúa ở đâu thì Đức Kitơ ở đó, và Người ở cùng Hội Thánh của Người luôn
mãi.
9. ĐỨC KITÔ LẠI ĐẾN ĐỂ PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT (GLCG 668-682):
+ Trên Thiên Đàng, Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa Tể của vũ trụ và lịch sử nhân loại.
Người là Đầu Hội Thánh và ở trong Hội Thánh.
+ Vào ngày Tận Thế (chúng ta khơng biết đích xác khi nào), Đức Kitô sẽ lại đến. Rồi
mọi sự dữ sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt, và Thiên Chúa sẽ hiển trị trên “Trời Mới và Đất
Mới” (2 Phr 3:13).
+ Giờ đây chúng ta đang ở thời đại cuối cùng của Hội Thánh, một thời gian để cùng
làm việc với Đức Kitô mà thiết lập Nước Người. Chúng ta vẫn cịn phải chịu thử
thách, và Thánh Kinh nói về cuộc thử thách sẽ làm nhiều người vấp ngã. Nhưng
Chúa Giêsu là Chúa, và Người không thua cuộc. Người sẽ phán xèt mọi người theo
mức độ họ bắt chước Người trong việc yêu mến Thiên Chúa và những người lân cận.
10. ĐỨC KITƠ VÀ HỘI THÁNH CỦA NGƯỜI:

Đức Kitơ đã thiết lập Hội Thánh bằng đời sống, cái chết, và sự Phục Sinh của Người. Người là
Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ chúng ta, Đấng mời gọi chúng ta ở với Người bằng cách gọi tên riêng
từng người; Người gọi chúng ta là bạn hữu (Ga 15:15). Người là Đức Kitô, Đấng Chịu Xức Dầu,
Đấng duy nhất có thể làm cho đời chúng ta có ý nghĩa. Người là Con Thiên Chúa, Đấng cho phép
chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Người là Chúa, Thiên Chúa thật, Đấng ban ân sủng của
tình yêu Thiên Chúa cho chúng ta bây giờ và mãi mãi.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×