Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GIAO THỨC INTERNET PHIÊN BẢN 6 (IPV6) -PHẦN 2: KIẾN TRÚC ĐỊA CHỈ IPV6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.08 KB, 24 trang )

TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN xxxx-2:2014
RFC 4291:2006
Xuất bản lần 1

GIAO THỨC INTERNET PHIÊN BẢN 6 (IPV6) PHẦN 2: KIẾN TRÚC ĐỊA CHỈ IPV6
Internet Protocol, Version 6 (IPv6) – Part 2: IPv6 addressing architecture

HÀ NỘI – 2014


TCVN xxxx-2:2014

2


TCVN xxxx-2:2014

Mục lục
1 Phạm vi áp dụng ………………………………………………………………………… 5
2. Tài liệu viện dẫn………………………………………………………………………….. 5
3. Kiến trúc địa chỉ IPv6………………………………………………………………….… 6
3.1 Giới thiệu ……………………………………………………………………….…..…..6
3.2 Địa chỉ IPv6…………………………………………………………………………..…….... 6
3.2.1. Mơ hình địa chỉ ………………………………………………………………….……. 6
3.2.2. Biểu diễn dạng text của các địa chỉ …………………………………………..……..…7
3.2.3. Biểu diễn dạng text của các tiền tố địa chỉ……………………………………….…….8
3.2.4. Nhận diện loại địa chỉ……………………………………………………………..…….9


3.2.5. Địa chỉ unicast…………………………………………………………………...…….10
3.2.6. Địa chỉ anycast…………………………………………………………………………15
3.2.7. Địa chỉ Multicast…………………………………………………………………….….16
3.2.8. Địa chỉ yêu cầu của một nút……………………………………………….………..…20
Phụ lục A (Quy định) Tạo phần định danh giao diện khuôn dạng EUI-64 sửa đổi…………22

3


TCVN xxxx-2:2014

Lời nói đầu
TCVN xxxx-2:2014 hồn tồn tương đương với tài liệu RFC 4291:2006
(Kiến trúc địa chỉ IPv6) của Nhóm đặc trách về kỹ thuật Internet (IETF).
TCVN xxxx-2:2014 do Vụ Khoa học và Công nghệ biên soạn, Bộ Thông tin
và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm
định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

4


TCVN xxxx-2:2014

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN xxxx-2:2014

Giao thức internet phiên bản 6 (IPv6) – Phần 2: Kiến trúc địa chỉ
IPv6
Internet Protocol, Version 6 (IPv6) – Part 2: IPv6 Addressing architecture

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định kiến trúc địa chỉ của giao thức internet (IP) phiên bản 6.
Tiêu chuẩn này bao gồm mơ hình địa chỉ IPv6, các thể hiện dạng văn bản của địa chỉ IPv6, định nghĩa
về các địa chỉ unicast, anycast và multicast IPv6 và các địa chỉ được yêu cầu của một nút IPv6.

2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm cơng bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thì áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
[IPV6] TCVN 9802-1:2013 "Giao thức internet phiên bản 6 (IPv6) – phần 1: Quy định kỹ thuật”.
[AUTH] "IP Authentication Header", RFC 2402, 11/1998 (Mào đầu xác thực IP).
[CIDR]

"Classless Inter-Domain Routing (CIDR): an Address Assignment and Aggregation Strategy",

RFC 1519, 09/1993.
[ETHER] "Transmission of IPv6 Packets over Ethernet Networks", RFC 2464, 12/1998.
[EUI64]

IEEE,

"Guidelines

for

64-bit

Global

Identifier


(EUI-64)

Registration

Authority",

03/1997.
[FDDI] "Transmission of IPv6 Packets over FDDI Networks", RFC 2467, 12/1998.
[GLOBAL] "IPv6 Global Unicast Address Format", RFC 3587, 08/2003.
[PRIV]

"Privacy Extensions for Stateless Address Autoconfiguration in IPv6", RFC 3041, 01/2001.

[RFC3513] "Internet Protocol Version 6 (IPv6) Addressing Architecture", RFC 3513, 04/2005.
[RFC3306] "Unicast-Prefix-based IPv6 Multicast Addresses", RFC 3306, 08/2002.

5


TCVN xxxx-2:2014
[RFC3956] "Embedding the Rendezvous Point (RP) Address in an IPv6 Multicast Address", RFC 3956,
11/2004.
[RFC4038] "Application Aspects of IPv6 Transition", RFC 4038, 03/2005.
[SLDEP] "Deprecating Site Local Addresses", RFC 3879, 09/2004.

3 Kiến trúc địa chỉ IPv6
3.1 Giới thiệu
Tiêu chuẩn này quy định kiến trúc địa chỉ của giao thức IPv6. Nó bao gồm các khuôn dạng cơ bản cho
các loại địa chỉ IPv6 (unicast, anycast và multicast).

3.2 Địa chỉ IPv6
Các địa chỉ IPv6 là những phần định danh 128 bit cho các giao diện và tập hợp các giao diện (với "giao
diện" được định nghĩa tại mục 3.7 của [IPv6]).
Có ba loại địa chỉ:
Unicast: Một phần định danh cho một giao diện đơn. Một gói tin gửi đến một địa chỉ unicast sẽ được
gửi đến giao diện xác định bởi địa chỉ đó.
Anycast: Một phần định danh cho một tập hợp các giao diện (thường thuộc các nút khác nhau). Một gói
tin gửi đến một địa chỉ anycast được gửi đến một trong những giao diện xác định bởi địa chỉ đó (giao
diện "gần nhất", căn cứ theo phép đo khoảng cách của các giao thức định tuyến).
Multicast: Một phần định danh cho một tập hợp các giao diện (thường thuộc các nút khác nhau). Một
gói tin gửi đến một địa chỉ multicast được gửi đến tất cả các giao diện xác định bởi địa chỉ đó.
Khơng có các địa chỉ quảng bá trong IPv6, các địa chỉ quảng bá được thay bằng địa chỉ multicast.
Trong tiêu chuẩn này, các trường trong địa chỉ được gán một tên cụ thể, ví dụ trường "mạng con". Khi
tên này được sử dụng với thuật ngữ "định danh" (ví dụ, "định danh mạng con"), nó đề cập đến nội
dung của trường đã được đặt tên. Khi nó được sử dụng với thuật ngữ "tiền tố" (ví dụ, "tiền tố mạng
con"), nó đề cập đến tất cả các địa chỉ từ trái lên đến và bao gồm cả trường này.
Trong IPv6, tất cả các số 0 và tất cả các số 1 là giá trị hợp lệ cho bất cứ trường nào, trừ các trường
hợp ngoại trừ cụ thể. Cụ thể, các tiền tố có thể chứa, hoặc kết thúc với, các trường có giá trị 0.
3.2.1. Mơ hình địa chỉ

6


TCVN xxxx-2:2014
Các địa chỉ IPv6 của tất cả các loại được gán cho các giao diện, chứ không phải cho các nút.
Một địa chỉ unicast IPv6 gắn với một giao diện đơn. Do mỗi giao diện thuộc về một nút duy nhất nên
bất kỳ địa chỉ unicast của giao diện nào của nút cũng có thể được sử dụng như là phần định danh cho
nút đó.
Tất cả các giao diện được u cầu phải có ít nhất một địa chỉ unicast link-local (xem điều 2.8 về các địa
chỉ được yêu cầu bổ sung). Một giao diện đơn cũng có thể có nhiều địa chỉ IPv6 của bất kỳ

loại (unicast, anycast và multicast) hoặc phạm vi. Các địa chỉ unicast với phạm vi lớn hơn phạm vi một
liên kết là không cần thiết cho các giao diện mà không được sử dụng như là nguồn hoặc đích của bất
kỳ gói tin IPv6 đi đến hoặc gửi từ nút không phải là nút lân cận. Điều này đôi khi thuận tiện cho các
giao diện điểm-điểm. Có một ngoại lệ cho mơ hình địa chỉ này:
Một địa chỉ unicast hoặc một tập hợp các địa chỉ unicast có thể được gán cho nhiều giao diện vật
lý nếu việc thực thi IPv6 đối xử nhiều giao diện vật lý này như là một giao diện khi trình bày cho
tầng internet. Điều này rất hữu dụng trong việc chia sẻ tải trên nhiều giao diện vật lý.
Hiện nay, IPv6 vẫn tiếp tục mơ hình IPv4 trong đó một tiền tố mạng con được gắn với một liên kết.
Nhiều tiền tố mạng con có thể được gán cho cùng một liên kết.
3.2.2. Biểu diễn dạng text của các địa chỉ
Có ba hình thức thơng thường để biểu diễn địa chỉ IPv6 như các chuỗi text:
1. Hình thức ưa chuộng là x:x:x:x:x:x:x:x, với 'x’ là một đến bốn chữ số thập lục phân trong tám phần
16-bit của địa chỉ.
Ví dụ:
ABCD:EF01:2345:6789:ABCD:EF01:2345:6789
2001:DB8:0:0:8:800:200C:417A
Lưu ý rằng khơng cần thiết phải viết các số 0 dẫn đầu trong một trường riêng rẽ, nhưng phải có ít nhất
một chữ số trong mỗi trường (trừ trường hợp được mô tả trong 2).
2. Do một số phương pháp phân bổ những dạng địa chỉ IPv6 nhất định mà sẽ thường có các địa chỉ
chứa những chuỗi dài các bit 0. Để viết các địa chỉ chứa các chuỗi bit 0 dễ dàng hơn, một cú pháp đặc
biệt được dùng để rút gọn các số 0. Việc sử dụng "::" thể hiện một hoặc nhiều nhóm 16 bit 0. Việc thể
hiện "::" chỉ có thể xuất hiện một lần trong một địa chỉ. Thể hiện "::" cũng có thể được sử dụng để nén
các số 0 dẫn đầu hoặc đi cuối trong một địa chỉ.
Ví dụ, những địa chỉ sau đây
7


TCVN xxxx-2:2014
2001:DB8:0:0:8:800:200C:417A


một địa chỉ unicast

FF01:0:0:0:0:0:0:101

một địa chỉ multicast

0:0:0:0:0:0:0:1

một địa chỉ loopback

0:0:0:0:0:0:0:0

một địa chỉ khơng xác định

có thể được biểu diễn như là
2001:DB8::8:800:200C:417A

một địa chỉ unicast

FF01::101

một địa chỉ multicast

::1

một địa chỉ loopback

::

một địa chỉ khơng xác định


3. Một hình thức khác thay thế đôi khi thuận tiện hơn khi xử lý một môi trường hỗn hợp của các nút
IPv4 và IPv6 là x:x:x:x:x:x:d.d.d.d, với 'x’ là các giá trị thập lục phân của sáu phần 16 bit bậc cao của
địa chỉ, và 'd' là các giá trị thập phân của bốn phần 8 bit bậc thấp của địa chỉ (đại diện địa chỉ IPv4). Ví
dụ:
0:0:0:0:0:0:13.1.68.3
0:0:0:0:0:FFFF:129.144.52.38
hoặc ở dạng rút gọn:
::13.1.68.3
::FFFF:129.144.52.38
3.2.3. Biểu diễn dạng text của các tiền tố địa chỉ
Biểu diễn text của các tiền tố địa chỉ IPv6 tương tự như cách viết các tiền tố địa chỉ IPv4 trong chú giải
Classless Inter-Domain Routing (CIDR) [CIDR]. Một tiền tố địa chỉ IPv6 được biểu diễn bằng chú giải:
địa chỉ IPv6/độ dài tiền tố
với
địa chỉ ipv6

là một địa chỉ IPv6 theo bất kỳ cách ghi chú giải nào được nêu trong mục 3.2.2.

độ dài tiền tố

là một giá trị thập phân xác định có bao nhiêu bit kề nhau ngồi cùng bên trái
của địa chỉ cấu thành nên tiền tố.

8


TCVN xxxx-2:2014
Ví dụ, sau đây là biểu diễn đúng của tiền tố 60 bit 20010DB80000CD3 (hệ thập lục phân):
2001:0DB8:0000:CD30:0000:0000:0000:0000/60

2001:0DB8::CD30:0:0:0:0/60
2001:0DB8:0:CD30::/60
Sau đây không phải là biểu diễn đúng của tiền tố ở trên:
2001:0DB8:0:CD3/60

có thể lược bỏ các số 0 dẫn đầu, nhưng không được lược bỏ các số 0 đi
cuối trong bất kỳ đoạn 16-bit của địa chỉ

2001:0DB8::CD30/60

địa

chỉ

phía

bên

trái

của

"/"

đã

được

mở


rộng

thành

được

mở

rộng

thành

2001:0DB8:0000:0000:0000:0000:0000:CD30
2001:0DB8::CD3/60

địa

chỉ

phía

bên

trái

của

"/"

đã


2001:0DB8:0000:0000:0000:0000:0000:0CD3
Khi viết cả địa chỉ nút và một tiền tố của địa chỉ nút đó (Ví dụ, tiền tố mạng con của nút), cả hai có thể
được kết hợp như sau:
địa chỉ nút

2001:0DB8:0:CD30:123:4567:89AB:CDEF

và số lượng mạng con

2001:0DB8:0:CD30::/60

có thể được viết tắt là

2001:0DB8:0:CD30:123:4567:89AB:CDEF/60

3.2.4. Nhận diện loại địa chỉ
Loại của một địa chỉ IPv6 được xác định bởi các bit bậc cao của địa chỉ, như sau:
Loại địa chỉ

Tiền tố nhị phân

ký kiệu IPv6

điều

-------------

------------------


--------------

-------------

Không xác định

00 ... 0 (128 bit)

::/128

3.2.5.2

Loopback

00 ... 1 (128 bit)

::1/128

3.2.5.3

Multicast

11111111

FF00::/8

3.2.7

Unicast link-local


1111111010

FE80::/10

3.2.5.6

Unicast global

(mọi địa chỉ khác)

Các địa chỉ anycast được lấy từ không gian địa chỉ unicast (của bất kỳ phạm vi) và không có phân biệt
về cú pháp với các địa chỉ unicast.

9


TCVN xxxx-2:2014
Định dạng chung của địa chỉ Unicast global được mơ tả trong điều 3.2.5.4. Một số phân nhóm có mục
đích đặc biệt của địa chỉ Unicast global chứa các địa chỉ IPv4 (cho mục đích hoạt động tương tác IPv4IPv6) được mơ tả trong điều 3.2.5.5.
Trong tương lai có thể xác định lại một hoặc nhiều phạm vi con của khơng gian Unicast global cho các
mục đích khác, nhưng trừ khi và cho đến khi điều đó xảy ra, việc thực thi IPv6 phải đối xử tất cả các
địa chỉ mà không bắt đầu với bất kỳ tiền tố nêu trên như là các địa chỉ Unicast global.
3.2.5. Địa chỉ unicast
Các địa chỉ unicast IPv6 có thể gộp chung lại với các tiền tố có độ dài bit tùy ý, tương tự như các địa
chỉ IPv4 trong Classless Inter-Domain Routing.
Có một số loại địa chỉ unicast trong IPv6, cụ thể, Unicast global và unicast link-local (địa chỉ unicast
site-local không sử dụng, xem Phần 3.2.5.7), Ngồi ra cịn có một số phân nhóm có mục đích đặc
biệt của Unicast global, chẳng hạn như địa chỉ IPv6 mang địa chỉ IPv4. Các loại hoặc phân loại địa chỉ
bổ sung có thể được định nghĩa trong tương lai.
Các nút IPv6 có thể có ít hoặc nhiều kiến thức về cấu trúc nội bộ của địa chỉ IPv6, tùy thuộc vào vai trò

của nút (ví dụ, là máy chủ hay bộ định tuyến). Ở mức tối thiểu, một nút có thể coi các địa chỉ unicast
(bao gồm cả của mình) là khơng có cấu trúc nội bộ:
|

128 bit

|

+ ------------------------------------------------------------------ +
|

Địa chỉ nút

|

+ ------------------------------------------------------------------ +

Một máy chủ có độ phức tạp vừa phải (nhưng vẫn cịn khá đơn giản) có thể có thêm nhận thức về
(các) tiền tố mạng con đối với (các) liên kết mà nó kết nối, với các địa chỉ khác nhau thì có thể có các
giá trị khác nhau cho n:
|

n bit

|

128-n bit

|


+ ------------------------------- + --------------------------------- +
|

Tiền tố mạng con

|

Định danh giao diện

|

+ ------------------------------- + ---------------------------------- +

Mặc dù một bộ định tuyến rất đơn giản có thể khơng có kiến thức về cấu trúc nội bộ của các địa chỉ
unicast IPv6, các bộ định tuyến nói chung sẽ có kiến thức về một hoặc nhiều ranh giới phân cấp cho
việc vận hành của các giao thức định tuyến. Các ranh giới được biết đến sẽ khác nhau theo từng bộ
định tuyến, tùy thuộc vào vị trí của bộ định tuyến trong hệ thống phân cấp định tuyến.
10


TCVN xxxx-2:2014
Ngoại trừ các kiến thức về ranh giới mạng con được đề cập ở trên, các nút không nên thực hiện bất kỳ
giả định nào về cấu trúc của một địa chỉ IPv6.
3.2.5.1. Phần định danh giao diện
Các phần định danh giao diện trong các địa chỉ unicast IPv6 được sử dụng để xác định các giao diện
trong một liên kết. Chúng được yêu cầu phải là duy nhất trong một tiền tố mạng con. Khuyến nghị
không gán cùng một phần định danh giao diện cho các nút khác nhau trong một liên kết. Chúng cũng
có thể là duy nhất trên một phạm vi rộng hơn. Trong một số trường hợp, phần định danh của một giao
diện sẽ được tạo trực tiếp từ địa chỉ tầng liên kết (link-layer) của giao diện đó. Cùng một phần định
danh giao diện có thể được sử dụng trên nhiều giao diện của một nút đơn, miễn là chúng được gán

vào các mạng con khác nhau.
Lưu ý rằng tính duy nhất của phần định danh giao diện là độc lập với tính duy nhất của các địa chỉ
IPv6. Ví dụ, một địa chỉ unicast global có thể được tạo ra với một định danh giao diện phạm vi cục bộ
và một địa chỉ link-local có thể được tạo ra với một định danh giao diện phạm vi toàn cầu.
Đối với tất cả các địa chỉ unicast, ngoại trừ những địa chỉ bắt đầu với giá trị nhị phân 000, các định
danh giao diện bắt buộc phải dài 64 bit và được xây dựng theo khuôn dạng EUI-64 sửa đổi.
Các định danh giao diện dựa trên khn dạng EUI-64 sửa đổi có thể có phạm vi toàn cầu khi được lấy
từ một thẻ bài tồn cầu (universal token) (ví dụ, các định danh MAC 48 bit IEEE 802 hoặc định danh
EUI-64 IEEE [EUI64]) hoặc có thể có phạm vi cục bộ khi khơng có thẻ bài tồn cầu (ví dụ, các liên kết
nối tiếp, các điểm kết cuối đường hầm) hoặc trong trường hợp khơng mong muốn thẻ bài tồn cầu (ví
dụ, các thẻ bài tạm thời dành cho riêng tư [PRIV]).
Các phần định danh giao diện khn dạng EUI-64 sửa đổi được hình thành bằng cách đảo ngược bit
"u" (bit toàn cầu/cục bộ trong thuật ngữ IEEE EUI-64) khi hình thành các phần định danh giao diện từ
các phần định danh EUI-64 IEEE. Trong khuôn dạng EUI-64 sửa đổi, bit "u" được thiết lập thành một
(1) để chỉ thị phạm vi toàn cầu, và được thiết lập thành không (0) để chỉ thị phạm vi cục bộ. Ba octet
đầu tiên trong hệ nhị phân của một phần định danh IEEE EUI-64 như sau:
0

00

11

2

|0

78

56


3|

+ ----- + ----- + ----- +- ---- + ----- + ----- +
| cccc | ccug | cccc | cccc | cccc | cccc |
+ ---- + ------ + ----- + ----- + ----- + ----- +
viết theo thứ tự bit chuẩn Internet, trong đó "u" là bit tồn cầu/cục bộ, "g" là bit cá nhân/nhóm, và "c" là
các bit nhận diện công ty (company_id). Phụ lục A, "Tạo phần định danh giao diện khuôn dạng EUI-64

11


TCVN xxxx-2:2014
sửa đổi”, cung cấp các ví dụ về việc tạo ra các phần định danh giao diện dựa trên khuôn dạng EUI-64
sửa đổi.
Động cơ của việc đảo ngược bit "u" khi tạo một phần định danh giao diện là để những người quản lý
hệ thống dễ dàng cấu hình nhân cơng các phần định danh khơng tồn cầu khi khơng có thẻ bài phần
cứng. Ví dụ của trường hợp này là các liên kết nối tiếp và các điểm kết cuối đường hầm. Các lựa chọn
thay thế có thể có dạng như 0200:0:0:1, 0200:0:0:2 thay cho các trường hợp đơn giản hơn nhiều như
0:0:0:1, 0:0:0:2...
Các nút IPv6 không cần phải xác minh rằng các phần định danh giao diện được tạo ra với các thẻ bài
EUI-64 sửa đổi với bit “u” được thiết lập là “toàn cầu” là duy nhất.
Việc sử dụng bit toàn cầu/cục bộ trong phần định danh khuôn dạng EUI-64 sửa đổi nhằm cho phép sự
phát triển của cơng nghệ tương lai sẽ có lợi thế của phần định danh giao diện với phạm vi toàn cầu.
Chi tiết của việc hình thành các phần định danh giao diện được quy định trong tài liệu đặc tả về “IPv6
qua <link> ", ví dụ như "IPv6 qua Ethernet” [ETHER], và" IPv6 qua FDDI "[FDDI].
3.2.5.2. Địa chỉ không xác định
Địa chỉ 0:0:0:0:0:0:0:0 được gọi là địa chỉ không xác định. Địa chỉ này không được gán cho bất kỳ nút
nào. Nó chỉ báo sự vắng mặt của một địa chỉ. Một ví dụ của việc sử dụng nó là trong trường địa chỉ
nguồn của bất kỳ gói tin IPv6 nào được gửi bởi một máy chủ khởi tạo trước khi nó có được địa chỉ của
chính mình.

Địa chỉ khơng xác định không được sử dụng như là địa chỉ đích của các gói tin IPv6 hoặc trong mào
đầu định tuyến IPv6. Một gói tin IPv6 với địa chỉ nguồn không xác định không bao giờ được chuyển
tiếp bởi một bộ định tuyến IPv6.
3.2.5.3. Địa chỉ loopback
Các địa chỉ unicast 0:0:0:0:0:0:0:1 được gọi là địa chỉ loopback. Địa chỉ này có thể được sử dụng bởi
một nút để gửi một gói tin IPv6 cho chính nó. Địa chỉ này phải không được gán cho bất kỳ giao diện vật
lý nào. Nó được coi là có phạm vi link-local, và có thể được coi như là địa chỉ unicast link-local của một
giao diện ảo (thường được gọi là giao diện "loopback”) với một liên kết tưởng tượng mà không đi đâu
cả.
Địa chỉ loopback không được sử dụng như địa chỉ nguồn trong các gói tin IPv6 được gửi ra bên ngồi
của một nút. Một gói tin IPv6 với địa chỉ đích loopback khơng bao giờ được gửi ra bên ngồi của một
nút và không bao giờ được chuyển tiếp bởi một bộ định tuyến IPv6. Một gói nhận được trên một giao
diện với địa chỉ đích của loopback phải được lược bỏ.

12


TCVN xxxx-2:2014
3.2.5.4. Địa chỉ Unicast global
Định dạng chung cho các địa chỉ Unicast global IPv6 như sau:
|

n bit

|

m bit

|


128-n-m bit

|

+ ----------------------------------- + --------------------------- + -------------------------------------- +
| Tiền tố định tuyến toàn cầu | Định danh mạng con |

Định danh giao diện

|

+ ----------------------------------- + ---------------------------- + -------------------------------------- +
với Tiền tố định tuyến tồn cầu là một giá trị (thường có cấu trúc phân cấp) được gán cho một site (một
nhóm các mạng con / liên kết), Định danh mạng con là một định danh của một liên kết trong site, và
Định danh giao diện được quy định tại Mục 3.2.5.1.
Tất cả các địa chỉ Unicast global không bắt đầu với nhị phân 000 sẽ có trường Định danh giao diện 64
bit (tức là n + m = 64), được định dạng như mô tả trong mục 3.2.5.1. Các địa chỉ Unicast global bắt đầu
với nhị phân 000 khơng có hạn chế về kích thước hoặc cấu trúc của trường Định danh giao diện.
Ví dụ về các địa chỉ Unicast global bắt đầu với nhị phân 000 là địa chỉ IPv6 mang địa chỉ IPv4 được mô
tả trong mục 3. 2.5.5. Một ví dụ về địa chỉ global bắt đầu với một giá trị nhị phân khác 000 (và do đó có
trường Định danh giao diện 64-bit) có thể được tìm thấy trong [GLOBAL].
3.2.5.5. Địa chỉ IPv6 mang địa chỉ IPv4
Có hai loại địa chỉ IPv6 mang địa chỉ IPv4 trong 32 bit bậc thấp của địa chỉ. Đó là "địa chỉ IPv6 tương
thích IPv4" và "địa chỉ IPv6 ánh xạ IPv4".
3.2.5.5.1. Địa chỉ IPv6 tương thích IPv4
“Địa chỉ IPv6 tương thích IPv4” được định nghĩa để hỗ trợ việc chuyển đổi sang IPv6. Định dạng của
các "địa chỉ IPv6 tương thích IPv4" như sau:
|

80 bit


| 16 |

32 bit

|

+ ------------------------------------------ + ------------------------------- +
| 0000 ................................... 0000 | 0000 |

Địa chỉ IPv4

|

+ ------------------------------------------ + ------ + ---------------------- +
CHÚ THÍCH: Các địa chỉ IPv4 được sử dụng trong "địa chỉ IPv6 tương thích IPv4" phải là một địa chỉ unicast IPv4 tồn cầu
duy nhất.

Khơng sử dụng "địa chỉ IPv6 tương thích IPv4" vì cơ chế chuyển đổi IPv6 hiện nay khơng cịn sử dụng
các địa chỉ này. Các thực thi mới hoặc nâng cấp không cần thiết hỗ trợ loại địa chỉ này.
13


TCVN xxxx-2:2014
3.2.5.5.2. Địa chỉ IPv6 ánh xạ IPv4
Loại thứ hai của địa chỉ IPv6 mang địa chỉ IPv4 là “địa chỉ IPv6 ánh xạ IPv4”. Loại địa chỉ này được sử
dụng để biểu diễn địa chỉ của nút IPv4 như là địa chỉ IPv6. Định dạng của "địa chỉ IPv6 ánh xạ IPv4”
như sau:
|


80 bit

|

16

|

32 bit

|

+ -------------------------------------- + --------- ----------------+
| 0000 .............................. 0000 | FFFF | Địa chỉ IPv4 |
+ ---------------------------------------+ ------- + --------------- +
Xem [RFC4038] về việc sử dụng các "địa chỉ IPv6 ánh xạ IPv4".
3.2.5.6. Địa chỉ unicast IPv6 link-local
Các địa chỉ link-local được sử dụng trong một liên kết đơn. Các địa chỉ link-local có định dạng sau:
|

10 bit

|

54 bit

|

64 bit


|

+ ---------------- + ------------------------- + -----------------------------+
| 1111111010 |

0

| Định danh giao diện |

+ ---------------- + ------------------------- + -----------------------------+
Các địa chỉ link-local được thiết kế để được sử dụng để đánh địa chỉ trên một liên kết đơn cho các mục
đích như cấu hình địa chỉ tự động, phát hiện nút lân cận, hoặc khi khơng có các bộ định tuyến.
Bộ định tuyến phải không chuyển tiếp các gói tin với địa chỉ nguồn hoặc địa chỉ đích là địa chỉ link-local
đến các liên kết khác.
3.2.5.7. Địa chỉ unicast IPv6 site-local
Các địa chỉ site-local được thiết kế để đánh địa chỉ bên trong của một site mà không cần một tiền tố
tồn cầu. Khơng sử dụng địa chỉ site-local, xem thêm [SLDEP].
Địa chỉ site-cục bộ có định dạng sau:
|

10 bit

|

54 bit

|

64 bit


|

+ ---------------- + ---------------------------------- + ---------------------------------------- +
| 1111111011 |

Định danh mạng con

|

Định danh giao diện

|

+ ---------------- + ----------------------------------- + --------------------------------------- +
Hành vi đặc biệt của tiền tố này được định nghĩa trong [RFC3513] phải khơng cịn được hỗ trợ trong

14


TCVN xxxx-2:2014
các thực thi mới (ví dụ, các thực thi mới phải đối xử tiền tố này như Unicast global).
Các thực thi và triển khai đang tồn tại có thể tiếp tục sử dụng tiền tố này.
3.2.6. Địa chỉ anycast
Địa chỉ anycast IPv6 là một địa chỉ được gán cho nhiều hơn một giao diện (thường thuộc các nút khác
nhau), với tính chất mà một gói tin gửi đến một địa chỉ anycast được định tuyến đến giao diện "gần
nhất" có địa chỉ đó, căn cứ theo phép đo về khoảng cách của các giao thức định tuyến.
Các địa chỉ anycast được cấp phát từ không gian địa chỉ unicast, sử dụng bất kỳ các định dạng địa chỉ
unicast đã xác định. Vì vậy, cú pháp các địa chỉ anycast khơng có phân biệt so với các địa chỉ unicast.
Khi một địa chỉ unicast được gán cho nhiều giao diện, tự biến nó thành một địa chỉ anycast, thì các nút
mà địa chỉ này được gán phải được cấu hình một cách rõ ràng để biết rằng đó là một địa chỉ anycast.

Đối với bất kỳ địa chỉ anycast được gán, có một tiền tố P dài nhất của địa chỉ xác định khu vực topo
trong đó tất cả các giao diện thuộc về địa chỉ anycast đó cư trú. Trong khu vực xác định bởi P, địa chỉ
anycast phải được duy trì như một mục riêng biệt trong hệ thống định tuyến (thường được gọi là một
"tuyến host"); bên ngoài khu vực xác định bởi P, địa chỉ anycast có thể được tổng hợp thành các mục
định tuyến cho tiền tố P.
Lưu ý rằng trong trường hợp xấu nhất, tiền tố P của một tập hợp anycast có thể là tiền tố giá trị 0, tức
là, các thành viên của tập hợp không xác định vùng topo. Trong trường hợp này, địa chỉ anycast phải
được duy trì như một mục định tuyến riêng biệt trong toàn bộ mạng Internet, diễn tả một giới hạn rất
rộng về số lượng tập hợp anycast "tồn cầu" có thể được hỗ trợ. Do đó, dự kiến việc hỗ trợ cho các
tập hợp anycast tồn cầu có thể khơng có hoặc rất hạn chế.
Một sử dụng dự kiến của các địa chỉ anycast là xác định tập hợp các thiết bị định tuyến thuộc về một tổ
chức cung cấp dịch vụ Internet. Những địa chỉ như vậy có thể được sử dụng như địa chỉ trung gian
trong một mào đầu định tuyến IPv6, để một gói tin sẽ được phân phát thơng qua một nhà cung cấp
dịch vụ cụ thể hoặc một chuỗi các nhà cung cấp dịch vụ.
Một số sử dụng khác có thể là để xác định tập hợp các bộ định tuyến gắn với một mạng con cụ thể,
hoặc tập hợp các bộ định tuyến cung cấp mục nhập vào một miền định tuyến cụ thể.
3.2.6.1. Địa chỉ Anycast được yêu cầu
Địa chỉ Subnet-Router anycast đã được xác định với khuôn dạng như sau:

|

n bit

|

128-n bit

|

+ -------------------------------------------------- + ----------------------- +

15


TCVN xxxx-2:2014
|

Tiền tố mạng con

| 00000000000000 |

+ -------------------------------------------------- + ----------------------- +

"Tiền tố mạng con" trong một địa chỉ anycast là tiền tố xác định một liên kết cụ thể. Địa chỉ anycast này
có cú pháp giống như một địa chỉ unicast cho một giao diện trên liên kết với đinh danh giao diện được
thiết lập là 0.
Các gói tin gửi đến địa chỉ Subnet-Router anycast sẽ được gửi đến một bộ định tuyến trên mạng con.
Tất cả các bộ định tuyến được yêu cầu để hỗ trợ các địa chỉ Subnet-Router anycast cho các mạng con
mà chúng có giao diện.
Địa chỉ Subnet-Router anycast được thiết kế để được sử dụng cho các ứng dụng mà một nút cần phải
giao tiếp với bất kỳ một bộ định tuyến nào trong tập hợp các bộ định tuyến.
3.2.7. Địa chỉ Multicast
Một địa chỉ multicast IPv6 là một phần định danh cho một nhóm các giao diện (thường là trên các nút
khác nhau). Một giao diện có thể thuộc về một số nhóm multicast. Các địa chỉ multicast có định dạng
sau:

|

8

| 4


|

4 |

112 bit

|

+ ------------- + ------ + ----- + --------------------------------------------- +
| 11111111 | flgs | scop |

Định danh nhóm

|

+ ------------- + ------ + ---- + ---------------------------------------------- +
Nhị phân 11111111 ở vị trí bắt đầu của địa chỉ xác định các địa chỉ như là một địa chỉ multicast.
+-+-+-+-+
flgs là một tập hợp của 4 cờ: | 0 | R | P | T |
+-+-+-+-+
Cờ bậc cao bị đảo ngược, và phải được khởi tạo là 0.
T = 0 chỉ thị một địa chỉ multicast được gán vĩnh viễn (“đã biết”), đã được gán bởi IANA (Internet
Assigned Numbers Authority).
T = 1 chỉ thị một địa chỉ multicast không được gán vĩnh viễn (được gán "tạm thời" hay "tự động").
Định nghĩa và cách sử dụng của cờ P xem trong [RFC3306].
16


TCVN xxxx-2:2014

Định nghĩa và cách sử dụng cờ R xem trong [RFC3956].
scop là 4 bit giá trị phạm vi multicast, được sử dụng để giới hạn phạm vi của nhóm multicast. Các giá
trị như sau:
0 dành riêng
1 phạm vi giao diện-cục bộ (interface-local)
2 phạm vi liên kết-cục bộ (link-local)
3 dành riêng
4 phạm vi quản trị-cục bộ (admin-local)
5 phạm vi site-cục bộ (site-local)
6 (không được chỉ định)
7 (không được chỉ định)
8 phạm vi tổ chức- cục bộ (organization-local)
9 (không được chỉ định)
A (không được chỉ định)
B (không được chỉ định)
C (không được chỉ định)
D (khơng được chỉ định)
E phạm vi tồn cầu (global)
F dành riêng

Phạm vi giao diện-cục bộ bao trùm chỉ một giao diện duy nhất trên một nút và chỉ có ích cho truyền
loopback của multicast.
Phạm vi multicast liên kết-cục bộ bao trùm cùng một khu vực topo như phạm vi unicast tương ứng.
Phạm vi quản trị-cục bộ là phạm vi nhỏ nhất cần được cấu hình thơng qua hoạt động quản trị, tức là
không được tạo ra tự động từ kết nối vật lý hoặc qua các cấu hình khơng liên quan đến multicast khác.
Phạm vi site-cục bộ nhằm mục đích bao trùm một site duy nhất.
Phạm vi tổ chức-cục bộ nhằm mục đích bao trùm nhiều site thuộc về một tổ chức duy nhất.
Phạm vi đã ghi là "(không được chỉ định)" là để cho người quản trị xác định các khu vực multicast bổ
sung.
Định danh nhóm xác định nhóm multicast, có thể là lâu dài hoặc tạm thời, trong phạm vi cho trước. Các

định nghĩa bổ sung về cấu trúc trường Định danh nhóm multicast xem trong [RFC3306].

17


TCVN xxxx-2:2014
"Ý nghĩa" của một địa chỉ multicast được gán vĩnh viễn là độc lập với giá trị scop (phạm vi). Ví dụ, nếu
"nhóm máy chủ NTP" được gán một địa chỉ multicast vĩnh viễn với Định danh nhóm là 101 (hex), thì
FF01:0:0:0:0:0:0:101 có nghĩa là tất cả các máy chủ NTP trên cùng một giao diện (tức là, cùng một
nút) là bên gửi.
FF02:0:0:0:0:0:0:101 có nghĩa là tất cả các máy chủ NTP trên cùng một liên kết là bên gửi.
FF05:0:0:0:0:0:0:101 có nghĩa là tất cả các máy chủ NTP trên cùng một site như là bên gửi.
FF0E:0:0:0:0:0:0:101 có nghĩa là tất cả các máy chủ NTP trên mạng Internet.
Các địa chỉ multicast được gán khơng vĩnh viễn chỉ có ý nghĩa trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, một
nhóm được xác định bởi địa chỉ multicast site-cục bộ không vĩnh viễn FF15:0:0:0:0:0:0:101 tại một site
không liên quan đến một nhóm sử dụng cùng địa chỉ tại một site khác, cũng khơng liên quan đến một
nhóm khơng lâu dài sử dụng cùng Định danh nhóm với một phạm vi khác, hay một nhóm lâu dài với
cùng Định danh nhóm.
Các địa chỉ multicast phải không được sử dụng như là các địa chỉ nguồn trong các gói tin IPv6 hoặc
xuất hiện trong bất kỳ mào đầu định tuyến nào.
Các bộ định tuyến phải khơng chuyển tiếp bất kỳ gói tin multicast ngoài phạm vi chỉ định bởi trường
scop trong các địa chỉ multicast đích.
Các nút phải khơng khời nguồn một gói tin đến địa chỉ multicast có trường scop chứa giá trị dự phịng
0, nếu nhận được một gói tin như thế thì nó phải được mặc nhiên loại bỏ. Các nút cần khơng khởi
nguồn một gói tin đến địa chỉ multicast có trường scop chứa giá trị dự trữ F, nếu một gói tin như thế
được gửi đi hoặc nhận được, nó phải được xử lý giống như các gói tin có địa chỉ multicast tồn cầu
(scop E).
3.2.7.1. Địa chỉ Multicast được xác định trước
Các địa chỉ multicast đã biết sau đây đã được xác định. Các Định danh nhóm định nghĩa trong phần
này đã được xác định cho các giá trị phạm vi rõ ràng.

Việc sử dụng các Định danh nhóm này cho bất kỳ giá trị phạm vi khác, với cờ T bằng 0, là không được
phép.
Địa chỉ Multicast dự phòng: FF00:0:0:0:0:0:0:0
FF01:0:0:0:0:0:0:0
FF02:0:0:0:0:0:0:0
18


TCVN xxxx-2:2014
FF03:0:0:0:0:0:0:0
FF04:0:0:0:0:0:0:0
FF05:0:0:0:0:0:0:0
FF06:0:0:0:0:0:0:0
FF07:0:0:0:0:0:0:0
FF08:0:0:0:0:0:0:0
FF09:0:0:0:0:0:0:0
FF0A:0:0:0:0:0:0:0
FF0B:0:0:0:0:0:0:0
FF0C:0:0:0:0:0:0:0
FF0D:0:0:0:0:0:0:0
FF0E:0:0:0:0:0:0:0
FF0F:0:0:0:0:0:0:0
Các địa chỉ multicast trên là các địa chỉ dự phịng và khơng bao giờ được gán cho bất kỳ nhóm
multicast nào.
Tất cả các địa chỉ các nút:

FF01:0:0:0:0:0:0:1
FF02:0:0:0:0:0:0:1

Các địa chỉ multicast trên nhận diện nhóm tất cả các nút IPv6, trong phạm vi 1 (giao diện-cục bộ) hoặc

2 (liên kết-cục bộ).
Tất cả các địa chỉ bộ định tuyến

FF01:0:0:0:0:0:0:2
FF02:0:0:0:0:0:0:2
FF05:0:0:0:0:0:0:2

Các địa chỉ multicast trên nhận diện nhóm tất cả các bộ định tuyến IPv6, trong phạm vi 1 (giao diện-cục
bộ), 2 (liên kết-cục bộ), hoặc 5 (site-cục bộ).
Địa chỉ các nút solicited:

FF02:0:0:0:0:1:FFXX:XXXX
19


TCVN xxxx-2:2014
Địa chỉ multicast nút solicited được tính tốn như là hàm của một địa chỉ anycast và unicast của nút.
Một địa chỉ multicast nút solicited được hình thành bằng cách lấy 24 bit thấp của một địa chỉ (unicast
hoặc anycast) và thêm những bit này tiền tố FF02:0:0:0:0:1:FF00::/104 để tạo ra một địa chỉ multicast
trong phạm vi
FF02:0:0:0:0:1:FF00:0000
đến
FF02:0:0:0:0:1:FFFF:FFFF
Ví dụ, địa chỉ multicast nút solicited tương ứng với địa chỉ IPv6 4037::01:800:200E:8C6C là
FF02::1:FF0E:8C6C. Địa chỉ IPv6 chỉ khác nhau trong các bit bậc cao (ví dụ, do nhiều tiền tố bậc cao
gắn với các kết hợp khác nhau) sẽ ánh xạ đến cùng một địa chỉ nút solicited, do đó làm giảm số lượng
các địa chỉ multicast một nút phải tham gia.
Một nút được u cầu tính tốn và tham gia (trên giao diện thích hợp) các địa chỉ multicast nút solicited
liên quan cho tất cả các địa chỉ unicast và anycast đã được cấu hình cho các giao diện của nút (bằng
nhân công hoặc tự động).

3.2.8. Địa chỉ yêu cầu của một nút
Một máy chủ được yêu cầu nhận ra các địa chỉ sau như là việc xác định bản thân:


Địa chỉ link-local yêu cầu đối với mỗi giao diện.



Bất kỳ địa chỉ Unicast và anycast bổ sung nào đã được cấu hình cho các giao diện của nút
(nhân cơng hoặc tự động).



Địa chỉ loopback.



Các địa chỉ multicast cho tất cả các nút quy định tại điều 3.2.7.1.



Địa chỉ multicast nút solicited cho mỗi địa chỉ unicast và anycast của nó



Các địa chỉ multicast của tất cả các nhóm khác mà nút này thuộc về nhóm.

Một bộ định tuyến được yêu cầu để nhận ra tất cả các địa chỉ mà một máy chủ được yêu cầu để nhận
ra, cộng với các địa chỉ sau như là việc xác định bản thân:



Các địa chỉ anycast Subnet-Router cho tất cả các giao diện mà nó được cấu hình để hoạt động
như một bộ định tuyến.


20

Tất cả các địa chỉ anycast khác mà bộ định tuyến đã được cấu hình.


TCVN xxxx-2:2014


Các địa chỉ multicast cho tất cả các bộ định tuyến quy định tại điều 3.2.7.1.

21


TCVN xxxx-2:2014
Phụ lục A
(Quy định)
Tạo phần định danh giao diện khuôn dạng EUI-64 sửa đổi
Tùy thuộc vào đặc trưng của một liên kết hoặc nút cụ thể mà có một số phương pháp tiếp cận để tạo ra
phần định danh giao diện khuôn dạng EUI-64 sửa đỏi. Phụ lục này mô tả một vài phương pháp tiếp
cận này.
Các liên kết hoặc nút với phần định danh IEEE EUI-64
Thay đổi duy nhất cần thiết để chuyển đổi một phần định danh IEEE EUI-64 sang phần định danh giao
diện là đảo ngược bit "u" (tồn cầu/cục bộ). Một ví dụ là một định danh IEEE EUI-64 duy nhất tồn cầu
có dạng:


|0

1|1

3|3

4|4

6|

|0

5|6

1|2

7|8

3|

+-------------------------+---------------------------------+----------------------------------------+-----------------------------------------+
| cccccc0gcccccccc | ccccccccmmmmmmmm | mmmmmmmmmmmmmmmm | mmmmmmmmmmmmmmmm |
+ ----------------------- + -------------------------------- + ------------------------------------- - + --------------------------------------- +

với "c" là các bit company_id được gán, "0" là giá trị của bit toàn cầu/cục bộ để chỉ ra phạm vi toàn cầu,
"g" là bit cá nhân/nhóm, và "m" là các bit phần định danh mở rộng do nhà sản xuất lựa chọn. Phần định
danh giao diện IPv6 sẽ có dạng:

|0


1|1

3|3

4|4

6|

|0

5|6

1|2

7|8

3|

+ ----------------------- + -------------------------------- + -------------------------------------- + --------------------------------------- +
| cccccc1gcccccccc | ccccccccmmmmmmmm | mmmmmmmmmmmmmmmm | mmmmmmmmmmmmmmmm |
+ ----------------------- + -------------------------------- + ------------------------------------- - + --------------------------------------- +

Thay đổi duy nhất là đảo ngược giá trị của bit toàn cầu/cục bộ.
Các liên kết hoặc nút với MAC 48 bit chuẩn IEEE 802
[EUI 64] xác định một phương pháp để tạo ra phần định danh IEEE EUI-64 từ một phần định danh
IEEE MAC 48 bit. Cách thực hiện là chèn hai octet, với các giá trị thập lục phân của 0xFF và 0xFE
(xem chú thích ở cuối phụ lục) vào giữa 48 bit MAC (giữa company_id và vendor-supplied id). Một ví
dụ là MAC IEEE 48 bit với phạm vi toàn cầu:
22



TCVN xxxx-2:2014

|0

1|1

3|3

4|

|0

5|6

1|2

7|

+----------------------- + ----------------------------- + --------------------------------------- +
|cccccc0gcccccccc|ccccccccmmmmmmmm|mmmmmmmmmmmmmmmm |
+-------------------------+ ----------------------------- + -------------------------------------- +

với "c" là các bit company_id được gán, "0" là giá trị của bit toàn cầu/cục bộ để chỉ ra phạm vi tồn cầu,
"g" là bit cá nhân/nhóm, và "m" là các bit phần định danh mở rộng do nhà sản xuất lựa chọn. Phần định
danh giao diện sẽ có dạng:
|0

1|1


3|3

4|4

6|

|0

5|6

1|2

7|8

3|

+ ------------------------ + ----------------------- + -------------------------------- + --------------------------------------- +
| cccccc1gcccccccc | cccccccc11111111 | 11111110mmmmmmmm | mmmmmmmmmmmmmmmm |
+ ----------------------- + ------------------------ + -------------------------------- + ---------------------------------------- +

Khi có sẵn các địa chỉ MAC 48 bit theo chuẩn IEEE 802 (trên một giao diện hoặc một nút), một thực thi
có thể sử dụng chúng để tạo ra định danh giao diện do thuộc tính độc nhất và sẵn có của chúng.
Các liên kết có phần định danh loại khác
Có một số loại liên kết có phần định danh giao diện ở tầng liên kết (link-layer) khác với IEEE EUI-64
hoặc IEEE 802 MAC 48 bit. Ví dụ như LocalTalk và Arcnet. Phương pháp để tạo ra một phần định danh
theo khuôn dạng EUI-64 sửa đổi là lấy phần định danh liên kết đó (ví dụ, phần định danh nút 8 bit
LocalTalk) và điền các số 0 vào phía bên trái. Ví dụ, một phần định danh nút 8 bit LocalTalk có giá trị
thập lục phân 0x4F sẽ cho ra kết quả là phần định danh giao diện sau đây:

|0


1|1

3|3

4|4

6|

|0

5|6

1|2

7|8

3|

+ ------------------------- + ------------------------- + ------------------------- + -------------------------- +
| 0000000000000000 | 0000000000000000 | 0000000000000000 | 0000000001001111 |
+ -------------------------- + ------------------------- + ------------------------- + -------------------------- +
Lưu ý rằng điều này tạo ra việc thiết lập bit toàn cầu/ cục bộ về "0" để chỉ ra phạm vi cục bộ.
Các liên kết khơng có phần định danh

23


TCVN xxxx-2:2014
Có một số liên kết mà khơng có bất kỳ loại phần định danh nào. Phổ biến nhất trong số này là các liên

kết nối tiếp và các đường hầm được cấu hình. Các phần định danh giao diện là duy nhất trong một tiền
tố mạng con phải được lựa chọn.
Khi khơng có phần định danh tích hợp sẵn trên một liên kết, phương pháp ưa thích là sử dụng một
phần định danh giao diện toàn cầu từ một giao diện khác hoặc phần định danh đã được gán cho chính
nút đó. Khi sử dụng phương pháp này, khơng có giao diện khác kết nối cùng nút với cùng tiền tố mạng
con có thể sử dụng cùng một phần định danh.
Nếu khơng có phần định danh giao diện tồn cầu để sử dụng trên các liên kết, thực thi cần phải tạo ra
một phần định danh giao diện phạm vi cục bộ. Yêu cầu duy nhất là phần định danh giao diện này là
duy nhất trong một tiền tố mạng con. Có nhiều phương pháp lựa chọn một phần định danh giao diện
duy nhất-trong-tiền tố mạng con. Chúng bao gồm những phương pháp sau đây:
Cấu hình nhân cơng
Số Serial Number của nút
Thẻ bài cụ thể theo nút khác
Phần định danh giao diện duy nhất-trong-tiền tố mạng con nên được tạo ra theo cách mà nó khơng
thay đổi sau khi khởi động lại nút hoặc khi thêm vào hoặc xóa đi các giao diện từ nút.
Việc lựa chọn các thuật tốn thích hợp là tùy thuộc vào liên kết và việc thực thi. Các chi tiết về việc
hình thành các phần định danh giao diện được xác định trong tài liệu "IPv6 qua <link>" thích hợp.
Khuyến khích sử dụng một thuật toán phát hiện xung đột như là một phần của bất kỳ thuật tốn tự
động nào.
CHÚ THÍCH: [EUI-64] thực ra quy định 0xFF và 0xFF là các bit được chèn vào để tạo ra một phần định danh IEEE EUI-64 từ
một phần định danh IEEE MAC-48. Các giá trị 0xFF và 0xFE đã được sử dụng khi bắt đầu với một phần định danh IEEE EUI48. Giá trị không chính xác đã được sử dụng trong các phiên bản đặc tả trước đó do hiểu nhầm về sự khác biệt giữa phần
định danh IEEE MAC-48 và phần định danh EUI-48.
Tiêu chuẩn này tiếp tục sử dụng 0xFF và 0xFE có mục đích vì nó đáp ứng các u cầu về phần định danh giao diện IPv6 (tức
là chúng phải là duy nhất trên các liên kết), phần định danh IEEE EUI-48 và MAC-48 có cú pháp tương đương, và không gây
ra bất kỳ vấn đề nào trong thực tế.

24




×