Tiểu luận thương mại
Mở đầu
Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường với xu hướng hoà nhập vào nền kinh tế
Thế Giới thì Thương Hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực mại
của mỗi dơn vị xí nghiệp. Bởi Thương Hiệu là biểu tượng cho sản phẩm, cũng như
vị thế của mỗi công ty trong con đường tìm kiếm mở rộng thị trường têu thụ để từ
đó góp phần tạo ra lợi nhuận thương mại cho mỗi đơn vị kinh doanh.Tuy nhiên
việc xây dựng và bảo vệ Thương Hiệu là một vấn đề nan giải không chỉ đối với các
công ty trong nước mà ngay cả các công ty nước ngoài vốn đã có truyền thống
kinh doanh từ lâu. Đồng nghĩa với việc này là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý
doanh nghiệp, làm sao tạo dựng cho mình một đường lối kinh doanh phù hợp, cùng
với một Thương Hiệu đủ sức cạnh Tranh trong nề kinh tế thị trường đang trên con
đường hội nhập của nước ta. Sự kém canh tranh là không thể tránh khỏi và đã có
những doanh nghiệp không thành công. Nhưng bên cạnh đó dã có những Doanh
Nghiệp tìm ra cho mình những cách làm sáng tạo, để rồi những sản phẩm mang
nhãn hiệu của họ đến được với người tiêu dùng mà không bị làm nhái, làm giả, là
dã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng Đã gióp phần làm nên thành công
của Doanh Nghiệp.
1 1
Tiểu luận thương mại
I)THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VIỆC LƯU THÔNG HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP.
1)Định nghĩa Thương Hiệu .
có thể hiểu đơn giản nghĩa đơn lẻ của Thương Hiệu:
Hiệu là dấu hiệu , biểu tượng: thương là thương mại. Cho dù các doanh nghiệp
kinh doanh trên nhều lĩnh vực khác nhau nhưng đều phải qua hai khâu mua và bán,
nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hệu không chỉ dừng ở nghĩa biểu tượng
thương mại mà cao hơn dó là biểu tượng của doanh nghiệp
2) Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh thương mại .
Theo định nghĩa trên thì xây dựng Thương Hiệu đơn thuần chỉ là đặt cho doanh
nghiệp một cái tên và báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng biết về cái tên
tuổi của mình đã có mặt trên thị trường. Tuy nhiên việc xây dựng Thương Hiệu
không có nghĩa chỉ tìm kiếm, thể hiện biểu tượng trên sản phẩm .Việtnam Airline
trước kia dùng biểu tượng con cò, bây giờ là bông sen vàng, nhưng không phải đã
xây dựng xong thương hiệu người ta dùng cụm từ xây dựng thương hiệu hay như
nhều nhà kinh tế nói, tạo ra thương hiệu mạnh để chỉ quá trình phấn đấu xây dựng
một doanh nghiệp trở nên có tên tuổi và giữ uy tín dó trên thị trường. Nếu không,
biểu tượng thương hiệu chỉ phản tác dụng, một khi kinh doanh đổ bể, mất uy tín
với khách hàng. Thương hiệu mạnh thật lợi hại! Hành khách đi máy bay của hãng
lufthansa, Air France đều thấy tiện nghi, ăn uống, thái độ phục vụ, hành trình bay
chẳng khác mấy so với nhều hãng hàng không khác, nhưng giá thường đắt hơn và
khách hàng vẫn nhều hơn. Bởi hãng dó có thương hệu mạnh.Tên tuổi hay thương
hiệu đó nhân thấy rõ nhất lúc xuất hiện sự cố trên hành trình bay, chẳng hạn hạ
cánh trễ, hành khách được bồi thường, máy bay bị sự cố thì có máy bay khác thay
thế ngay, trễ giờ bay chuyến tiếp được bố trí ăn kịp thời Tính chắc chắn cho khách
hàng trong mọi tình huống là dòi hỏi đầu tiên của một thương hiệu mạnh.
Thương phẩm hàng hoá ngày nay không còn giới hạn ở bản thân hàng hoá. Nó
được nhìn nhận trong tổng thể nền kinh tế và xã hội, dẫn đến cùng một loại hàng
hoá, thậm chí mang cùng thương hiệu nhưng sản xuất ở các nước khác nhau được
2 2
Tiểu luận thương mại
dánh giá khác nhau do vậy thương hệu không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn
là chiến lược khinh tế của cả đất nước.
Người ta thường nói đồ diện của hang siemens Đức tốt nhất thế giới, cho dù một
đồ điện của một hãng không tên tuổi nào đó có thể tốt hơn của siemens nhưng
người ta vẫn ưa chộng thương hiệu Siemens ở chỗ chất lượng đồng nhất, không bị
phấp phổng như khi mua của các hãng không tên tuổi. Do đó tạo sư yên tâm cho
người mua đối với sản phẩm của doanh nghiệp là đòi hỏi tiếp theo của thương
hiệu.
Từ đây có thể liên tưởng sang lĩnh vực hành chính. ở nhiều nước, sự phân quyền
cho địa phương rất cao.Các địa phương cũng dùng biểu tượng. Nhìn biểu tượng
nằm trong con dấu, người dân có thể lắc đầu hay thở phào, yên tâm hay không yên
tâm khi có chuyện liên qan đến cơ quan công quyền phải giải quyết. Những địa
phương có “ Thương Hiệu” mạnh dễ được người ta tin tưởng.
Hai chữ Việt Nam cung có thể coi là “Thương Hiệu” trong lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài. Chỉ có thể đạt dược thương hiệu mạnh khi công cuộc cải cách hành
chính ở nước ta cùng với các chính sách thực sự hấp dẫn, nền chính trị thực sự ổn
định làm cho các hà đầu tư nước ngoài vì “ Made in vietnam” mà đến đầu tư. Và
sự thực vì năm gần dây đầu tư tại việt nam đang tăng mạnh và nhất là mới đây sau
khi tổ chức thành công hội nghị á âu ASEEM V thành công cái tên Việt Nam được
được nổi lên trong chính trường quốc tế thì đầu tư vào Việt Nam đã tăng mạnh và
hứa hẹn sẽ còn tăng cao nếu chúng ta làm tốt.
II)THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1)Quá khứ hình thành thương hiệu và biểu hiện trong nền kinh tế
thị trường.
Thương Hiệu có từ rất sớm từ khi con người có hoạt động trao đổi mua bán hàng
hoá có đến hàng ngàn năm. Nhưng nó mới chỉ thực sự có tên gọi vài chục năm trở
lại đây khi hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ do sản phẩm công nghiệp được
tạo ra với khối lượng rất lớn đẩy mạnh lưu thông trên toàn thế giới, cùng với dó là
sản xuất hàng giả tràn lan khó kiểm soát nên việc hình thành dăng ký thương hiệu
3 3
Tiểu luận thương mại
và sở hữu trí tuệ mới được các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp của các
nước quan tâm. Riêng đối với việt nam thì thương hiệu mới chỉ được nới đến
khoảng chục năm khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa tuy nhiên vẫn chưa
trở thành vấn đề thời sự như hiện nay nếu như hàng loạt doanh nghiệp việt nam
không bị làm giả mất sản phẩm, bị thua kiện trong các vụ kiện liên quan đến
thương mại với lý do là việt nam chưa trở thành nề kinh tế thị trường nổi bật là vụ
kiện bán phá giá cá basa, tôm của việt nam tại thị trường Mỹ mà việt nam, đã thua
kiện đã làm xôn xao du luạn trong một thời gian giài.
Biểu hiện của Thương Hiệu trong nền kinh tế thị trường là tên tuổi của doanh
nghiệp nằm trong lòng người tiêu dùng tạo ra lợi thế tiêu thụ của doanh nghiệp so
với doanh nghiệp khác trong lưu thông.
2)Vấn đề phát triển thương hiệu ở một số doanh nghiệp nước ta.
Nếu như cách đây ba năm, ý thức xây dựng Thương Hiệu còn là “ nói dễ , khó
làm”. ở nhiều doanh nghiệp (DN) nội dịa, thì hiện nay, con số Thương Hiệu Việt
nổi tiếng biết đến lên đến hàng trăm. Cách thức ghi dấu trong lòng người tiêu dùng
cũng ngày càng sáng tạo hơn.Nhưng không phải không bộc lộ những vấn đề khó
giải quyết trong việc đi tìm cho mình một cái tên trong lòng người tiêu dùng. Đó là
các doanh nghiệp đã biết việc thành lập là một vấn đề quan trọng nhưng mới chỉ
dừng lại ở khâu thiết lập, đăng ký, quảng bá mà chưa lưu tâm đến một vấn dề cấp
thiết là phải giữ gìn và bảo vệ Thương Hiệu của mình ngay trong vấn đề sản xuất
của doanh nghiệp bởi vì sự thành công của một hàng hoá trên thị trường ở ngay cả
khâu thiết kế, sản xuất, xong mới đến khâu lưu thông. Nhưng trong thực tế doanh
nghiệp mới chỉ chú ý tới khâu lưu thông mà không chú ý đến khâu sản xuất một
khâu quan trọng cho độ bền của hàng hoá trong tâm trí của khách hàng. Một ví dụ
sinh động cho vấn đề này là vừa rồi có hai công ty bột giặt OMO và VÌDÂN cùng
mang Thương Hiệu của mình vào lưu thông và mở rộng thị trường hai cách tiếp
cận khác nhau nhưng đều dẫn tới thành công.
OMO thì quảng bá Thương Hiệu bằng bán hàng có kèm theo hỗ trợ hoc sinh
nghèo trong chương trình áo trắng dã được hưởng ứng mạnh mẽ và tiêu thụ của
4 4
Tiểu luận thương mại
OMO tăng lên dáng kể. Còn đối với VÌDÂN một Thương Hiệu ra sau dã chọn cho
mình một cách tiếp cận thị trường sáng tạo khác bằng độ ngũ tiếp thị đông đảo đã
mang hàng bán tận tay người tiêu dùng và tiêu thụ được những con số đáng nể
nhưng chỉ sau một thời gian thì số lượng tiêu thụ giảm xuống nhanh chóng: vì sao
lại như vậy? Thì câu trả lời thật sự đã có lời giải đáp: VÌDÂN tiêu thụ nhều được
trong đợt đầu vì.
-Do đội ngũ tiếp thị đông dảo.
-Do bột giặt VìDÂN giá cả phải chăng dã đánh đúng vào túi tiên người việt nam
ít, do thu nhập còn thấp.
Nhưng sau khi chiếm lĩnh được thị tiêu thụ VÌDÂN không mấy thay đổi làm mới
lên sản phẩm của mình mà chất lương lại còn di xuống so với lúc đầu nên kết quả
bị người tiêu dùng từ chối, mất thị trường là điều tất nhên.
Còn OMO thì sao không những dã có chỗ đứng từ trước nhưng lại thường xuyên
quảng bá Thương Hiệu bằng các hoạt động thiết thực song song với đó là luôn thay
đổi làm cho sản phẩm của mình ngày một tốt hơn lên từ tẩy trắng, hương thơm do
vậy tuy giá thành cao nhưng vẫn dược người tiêu dùng dón nhận tuy không thể
tăng số lượng nhanh nhưng thục sự luôn giữ được khách hàng cũ và tiếp tục tăng
đây mới thuc sự cần thết của một Thương Hiệu không những mạnh có thể tạo danh
thu ổn định.
III) GIẢI PHÁP VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.
1)Giải pháp phát triển Thương Hiệu.
Có rất nhiều cách để có thể tạo ra một thương hiệu trong thị trường như trong thực
tế nhiều công ty đã thành công bằng các biện pháp sáng tạo nhưng việc thương
hiệu được làm triệt để và trực tiếp tạo ra vị thế canh tranh thì không phải doanh
nghiệp nào cung có thể làm được tối ưu nhiều doanh nghiệp vẫn tin rằng cứ nhiều
tiền là có thể quảng bá một cách rộng rãi và như thế thương hiệu sẽ được nhân
rộng Không trong kinh doanh không phải như vậy sự thành công dựa trên hiệu quả
của mỗi đồng vốn bỏ ra như vậy thì các doanh nghiệp bỏ ra nhiều cho quảng bá
sản phẩm nhưng hiệu quả thu về không tương xứng với đồng vốn đã chi thì không
5 5