Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ĐỀ tài tìm HIỂU CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY sản MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Bảo Phương
Lớp
: 47K18.1
Nhóm
: 9
Thành viên nhóm 9 : Lê Nguyễn Khánh Hồng
Hồ Thị Thu Thủy
Lê Huỳnh Minh Thư
Trịnh Thị Quỳnh
Trần Phương Nam


Mục lục
1. Giới thiệu cơng ty: ..................................................................................................... 3
1.1.Q trình hình thành và phát triển.................................................................... 7
1.1.1.Bối cảnh thành lập : ....................................................................................... 7
1.1.2. Các hoạt động nổi bật ................................................................................... 7
1.2.Sứ mệnh,viễn cảnh hay tầm nhìn và giá trị cốt lõi ........................................... 9
1.2.1.Tầm nhìn......................................................................................................... 9
1.2.2.Sứ mệnh: ......................................................................................................... 9
1.2.3.Giá trị cốt lõi ................................................................................................... 9
1.3.Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu công ty thuộc loại cấu trúc chức năng .................... 10
2.Phân tích mơi trường bên ngồi và văn hóa tổ chức ............................................ 10


2.1.Mơi trường bên ngồi ........................................................................................ 10
2.1.1.Mơi trường tồn cầu .................................................................................... 10
2.1.2.Mơi trường vĩ mơ ......................................................................................... 14
2.1.3.Mơi trường vi mơ ......................................................................................... 29
2.2.Mơi trường văn hóa ........................................................................................... 33

2


1. Giới thiệu công ty:
- Tên: SPD
+ Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung
+ Tên giao dịch: SEADANANG
+ Tên tiếng anh: DANANG SEAPRODUCTS IMPORT-EXPORT CORPORATION
- Vốn điều lệ: 120,000,000,000 đồng
- Năm thành lập: 1983
- Logo:

Hình 1.Logo của cơng ty
- Trụ sở chính: Số 01 Bùi Quốc Hưng - Phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà- TP Đà Nẵng
- Website: www.seadanang.com.vn
- Email:
- Điện thoại: 0236.3821436
- Fax: 0236.3921958

3


- Mã cổ phiếu: SPD
- Mã số thuế: 0400100778

- Lĩnh vực và phạm vi hoạt động:
+ Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản:
Chủ đạo về tôm thẻ chân trắng, các dòng sản phẩm của Seadanang đa dạng từ truyền thống
đến giá trị gia tăng như tôm nguyên con, tôm vỏ, tôm thịt, tôm xiên que, tôm luộc, tôm
nobashi, tôm tẩm bột,… Song song với mặt hàng chủ lực, Công ty còn chế biến các loại cá
biển như cá hố, cá dũa, cá sòng, cá đổng, cá bánh đường, cá hồi, cá basa,… Điều này giúp
thương hiệu Seadanang chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới như Nhật, châu
Âu, Mỹ, châu Á, châu Úc,… với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khơng ngừng tăng
trưởng.

Hình 2.Lĩnh vực chế biến-xuất khẩu thủy sản
+ Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản:
Thức ăn nuôi thủy sản là lĩnh vực quan trọng trong chuỗi quy trình khép kín của Seadanang.
Chất lượng sản phẩm thức ăn được nâng cao và hồn thiện, quy trình sản xuất kiểm sốt chặt
4


chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡ ng cho nuôi thuỷ sản.
Ngồi ra, Cơng ty cịn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ ni
trồng thuỷ sản góp phần thúc đẩy nghề ni thủy sản Việt Nam phát triển.
Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ Sản là đơn vị có 100% vốn của Công ty CP XNK Thuỷ
Sản Miền Trung (Seadanang), ra đời năm 1989, là Công ty chuyên sản xuất thức ăn tôm, cá,
thức ăn chăn nuôi và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, vật tư cho nghề nuôi trồng thuỷ
sản.Cùng với sự phát triển của nghề nuôi thủy sản tại Việt Nam, chất lượng sản phẩm thức ăn
nuôi thủy sản và các dịch vụ của Công ty ngày càng được nâng cao và hồn thiện. Cơng suất
sản xuất thức ăn nuôi tôm là 15.000 tấn/năm, công suất sản xuất thức ăn ni cá là 10.000
tấn/năm, góp phần thúc đẩy nghề ni thủy sản Việt Nam phát triển.

Hình 3.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản
+ Kinh doanh vật tư nhập khẩu:

Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của
Seadanang với hơn 30 năm kinh nghiệm, đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của một
nhà cung cấp, một nhà bán bn và bán lẻ lớn của các đối tác, khách hàng trong và ngồi
nước. Cơng ty chun kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư cho ngành công nghiệp nhựa, sắt
thép, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phịng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất...
+ Dịch vụ cho thuê kho lạnh:

5


Cơng ty có hệ thống kho lạnh tại Đà Nẵng có cơng suất trên 4000 tấn. Với năng lực thiết bị
cao, Cơng ty có thể cung cấp các dịch vụ cấp đơng và bảo quản lạnh các loại hàng hóa như
thủy sản, nông sản, súc sản và nhiều loại thực phẩm cần bảo quản lạnh của khách hàng.

Hình 4.Dịch vụ cho thuê kho lạnh
- Địa bàn kinh doanh:
+ Thành phố Đà Nẵng (hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản)
+ Thành phố Hồ Chí Minh (hoạt động kinh doanh vật tư nhập khẩu)
+ Tỉnh Quảng Nam (hoạt động sản xuất chế biến thức ăn ni thủy sản)

Hình 5 .Trụ sở công ty Seadanang
6


1.1.Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.Bối cảnh thành lập :
- Trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân đối - tự trang trải”, cùng với nhu
cầu khách quan về phát triển kinh tế thuỷ sản khu vực Miền Trung, ngày 26/02/1983, Chi
nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng, tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung ra
đời.

- Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TSQĐ ngày
31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, tổ chức hoạt động
kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo
quy dịnh của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính.
- Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ Thủy Sản đã
có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hố Cơng ty XNK Thuỷ
Sản Miền Trung.
- Ngày 09/12/2006, Cơng ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ
Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung.
- Ngày 01/01/2007, Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ 55 tỷ đồng.
- Trải qua hơn 38 năm hoạt động,kiến tạo nên những giá trị bền vững cho xã hội. Ngày
nay, Seadanang đã vươn lên trở thành doanh nghiệp chế biến- xuất nhập khẩu thủy sản và
dịch vụ mạnh trên thị trường.
1.1.2. Các hoạt động nổi bật
Năm
1983

Sự kiện
Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng được thành lập, tiền thân của
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung

1989

Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ Sản là đơn vị có 100% vốn của Công ty
CP XNK Thuỷ Sản Miền Trung (Seadanang) ra đời

7



1993

Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập, là doanh nghiệp Nhà
nước, hạch tốn độc lập.

2006

Cơng ty XNK Thủy sản Miền Trung đã hoàn thành thủ tục cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước

2007

Cơng ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động
dưới hình thức công ty cổ phần, với vốn điều lệ 55 tỷ VNĐ.

2008

Công ty thông qua phương án tăng vốn điều lệ thành 75,6 tỷ VNĐ.

2010

Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch cổ phiếu của
Seadanang.

22/04/2010

Cơng ty có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UpCom với mã chứng khốn
SPD.

2012


Cơng ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ VNĐ bằng cách chào bán cổ phiếu ra
công chúng.

2015

Công ty chuyển đổi từ Cơng ty có vốn nhà nước chi phối sang công ty cổ
phần nhà nước không chi phối.:
+ Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhân sự
+ Thay đổi tên viết tắt của công ty từ Seaprodex Đà Nẵng thành
Seadanang.
+ Thay đổi logo công ty

2016

Công ty phát hành riêng lẻ 2 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ
VNĐ.

Đến nay

Công ty vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ 120 tỷ đồng và không ngừng phấn
đấu nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu hoạt động hàng năm được ĐHĐCD
giao phó cũng như đảm bảo được các nghĩa vụ đóng góp vào Ngân sách
Nhà nước.
8


- Bên cạnh đó, với sự nỗ lực khơng ngừng, Seadanang đã được ghi nhận nhiều thành tích
hoạt động:
+ Huân chương lao động của Nhà nước trao tặng (Hạng ba - năm 1992, Hạng nhì - năm

1998, Hạng nhất - năm 2003).
+ Danh hiệu Anh Hùng Lao Động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000).
+ Được vinh danh là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 17 năm liền do Bộ Công Thương
xét chọn (2004-2020).
+ Được công nhận là doanh nghiệp có mối quan hệ lao động tốt thơng qua các Bằng
khen của UBND Thành phố Đà Nẵng về thành tích “Xuất sắc - tiêu biểu trong việc bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người lao động”, “Xuất sắc trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ
sở”.
+ Được công nhận là doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” do Chủ
tịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng trao tặng.
+ Và nhiều danh hiệu quan trọng khác...
1.2.Sứ mệnh,viễn cảnh hay tầm nhìn và giá trị cốt lõi
1.2.1.Tầm nhìn
- Trở thành doanh nghiệp tiêu biểu vì cuộc sống lành mạnh – Mang lại lợi tức tốt cho nhà
đầu tư – Nơi đáng để đến
SPD: Safety life – get more Profit – Best of Destination
/>1.2.2.Sứ mệnh:
- Seadanang cam kết cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp mắt, đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm ẩm thực phong
phú, giá cả phải chăng với tất cả sự nỗ lực, cống hiến và trách nhiệm đối với cuộc sống con
người và xã hội.
/>1.2.3.Giá trị cốt lõi
- Đầu tư vào con người là đầu tư vào chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm
- Lấy chữ tín đối với khách hàng và các bên liên quan làm phương châm hoạt động

9


- Lấy các giá trị “đoàn kết - năng động - chuyên nghiệp” làm nền tảng văn hóa doanh
nghiệp.

- Hợp tác cùng phát triển là môi trường và sức mạnh để tồn tại, cạnh tranh lành mạnh
hướng vào thị trường, phát triển bền vững.
1.3.Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu công ty thuộc loại cấu trúc chức năng

Hình 6.Cơ cấu tổ chức của cơng ty
2.Phân tích mơi trường bên ngồi và văn hóa tổ chức
2.1.Mơi trường bên ngồi
2.1.1.Mơi trường tồn cầu
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2020
+ Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tiếp tục gây lo ngại trong năm 2020, căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là yếu tố tác động lớn nhất đến nền kinh tế toàn cầu
khi gây ra những biến động trên thị trường chứng khoán trong nhiều tháng, và đẩy nền kinh
tế toàn cầu đến gần với sự suy giảm nghiêm trọng.

10


Hình 7.Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
+ Dịch covid-19: Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu” mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) gọi điều đang xảy ra do tác động của dịch bệnh COVID -19 là “Đại phong tỏa”. Cụm
từ này nói đến một thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thối những năm 1930. dịch COVID-19
được ví như một “cú đấm chí mạng” với sức tàn phá ghê gớm, giáng vào nền kinh tế thế giới
2020. Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế quốc tế, hậu quả của đại dịch COVID19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ cịn dai dẳng. Tăng trưởng GDP có thể đối mặt với triển vọng
ảm đạm trong năm 2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn.
+ Thương mại điện tử “bùng nổ” và làn sóng dịch chuyển đầu tư: Cuộc khủng hoảng
COVID-19 mang đến những thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà bán lẻ
thay đổi nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến đang thay
thế cho việc mua sắm tại cửa hàng khi hàng tỷ người trên khắp thế giới phải tuân thủ các sắc

lệnh yêu cầu ở trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID -19. Thương mại điện
tử trong bối cảnh đó đang bùng nổ ở nhiều khu vực trên toàn cầu. Doanh thu thương mại điện
tử toàn cầu dự báo đạt 3.900 tỷ USD trong năm 2020, trong đó riêng khu vực châu Á -Thái
Bình Dương là 2.450 tỷ USD, theo hãng nghiên cứu thị trường Statista…
11


- Ảnh hưởng của các sự kiện toàn cầu đến ngành thủy sản và doanh nghiệp
+ Tốc độ lây lan chóng mặt của COVID-19 trong năm 2020 đã buộc các quốc gia phải áp
đặt các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để chống dịch gây ra tình trạng đứt gãy
chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến tất cả các khâu của quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi tiêu dùng vốn được liên kết trên cấp độ thế giới rơi vào tình trạng tê liệt. Thương mại tồn
cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới. Thủy sản nước ta cũng bị ảnh
hưởng rất nghiêm trọng, xuất khẩu khó khăn trong khi hầu hết các loại nguyên liệu giá chạm
đáy.

Hình 8.Tình hình phong tỏa của các nước trên thế giới tháng 4/2020
+ Năm 2020 là năm tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong thập kỷ qua của Việt Nam với
gần 70% doanh nghiệp dừng hoạt động, cũng đã khép lại một chu kỳ 05 năm phát triển, hội
nhập của ngành thuỷ sản, có cả sự tái cấu trúc mạnh mẽ để thích nghi mơi trường kinh doanh
cạnh tranh và cũng có cả sự đào thải đến từ chủ quan, khách quan của Covid, của thiên tai và
dịch bệnh…. Năm 2020 cũng là năm ngành thuỷ sản có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu
trong liên tiếp 3 năm qua, các vùng ni tơm vẫn chưa được quản lý có hệ thống và đồng bộ,
và trong khi xu hướng hiện đại đang kiểm sốt truy xuất theo chuỗi thì ở Việt Nam vẫn đang
tập trung sản phẩm cuối cùng, nguồn nguyên liệu trong nước cạnh tranh khốc liệt. Với Công
ty, năm 2020 là một năm khó qn: Cơng ty vẫn hoạt động trong tình trạng dịch bệnh Covid
bùng phát tại thành phố Đà Nẵng, Cơng ty có F1, F2,… nhưng khơng dừng hoạt động sản
xuất ngày nào, vẫn thực hiện được đầu tư nên kịp hỗ trợ cho sản xuất, phát triển được mặt
12



hàng mới là tôm tẩm bột, hoạt động gia công cá đã trở thành hoạt động chính (cộng thêm 2
đợt bão xảy ra trong tháng 9, tháng 10 có ảnh hưởng đến sản xuất, sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu của năm vẫn tăng lần lượt 18% và 9,4%) . Tuy vậy, 2020 vẫn là một năm Cơng ty
cịn phải tiếp tục gánh vác chi phí tài chính cho lĩnh vực vật tư và lĩnh vực đầu tư, nên nên lợi
nhuận trước thuế ghi nhận lỗ 18,75 tỷ đồng.

Hình 9. Kết quả kinh doanh của Seadanang trong năm 2020
+ Chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp lấp khoảng trống về
thị trường nhập khẩu của Mỹ khi tất cả sản phẩm thủy sản của Trung Quốc bị áp thuế 10%
tuy nhiên thị phần ở Mỹ của doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều nước khác
nhau như Ấn Độ, Ecuador, Banglades, Indonesia…khiến cho giá xuất khẩu giảm và góp
phần khiến cho doanh thu quý 3 năm 2019 là 192,1 tỷ VNĐ, giảm 32,9% so với năm 2018
(249,1 tỷ VNĐ). Điều này buộc doanh nghiệp đầu tư phải phát triển kho lạnh để đảm bảo
chất lượng về hình thức sản phẩm và hình thức của sản phẩm đồng thời phát triển hệ thống
nhận diện, truy suất sản phẩm như QRcode, Blockchain…để tránh bị “mượn danh” xuất sang
Mỹ và bị chính phủ Mỹ áp thuế.
+ Hiệp định EVFTA: thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản
lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuỷ sản vào thị
trường EU tương đối cao, từ 5% đến 20% đối với thuỷ sản thô, sơ chế và từ 5,5% đến 26%
đối với thuỷ sản chế biến. Trong Hiệp định EVFTA, ngoại trừ cá ngừ đóng hộp và chả cá
surimi EU áp dụng hạn ngạch thuế quan (lần lượt là 11,5 nghìn tấn và 500 tấn), các mặt hàng
13


thuỷ sản cịn lại được EU cam kết xố bỏ thuế quan với lộ trình dài nhất là 7 năm. Như vậy,
cơ hội để ngành thuỷ sản Việt Nam mở rộng thị trường tại EU thông qua việc tận dụng ưu
đãi từ hiệp định EVFTA là rất lớn. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 là cú hích rất
lớn, giúp SPD gia tăng lợi nhuận nhờ mức thuế giảm cũng như tối đa hóa lợi thế cạnh tranh
nhờ giá cả thấp cũng như chất lượng cao hơn nhờ công ty đã nâng cấp hệ thống kho lạnh
cũng như trang bị băng chuyền cấp đông IQF để đáp ứng tốt điều kiện bảo quản cũng như

chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của EU. Điều này khiến công ty nghiên phải có chiến lược
quảng cáo cũng như phân phối để có vị thế vững chắc trên thị trường khắc nghiệt này cũng
như phát triển cơ sở nghiên cứu để phát hiện, đáp ứng yêu cầu về dư lượng tối đa đối với
lượng thuốc trừ sâu và các chất có trên và bên trong thực phẩm. Hiệp định EVFTA đã góp
phần vào tăng trưởng doanh thu quý 1 năm 2021(183,1 tỷ VNĐ) tăng trưởng 33.8% so với
quý 1 năm 2020 (136,8 tỷ VNĐ)
- Định hướng trong tương lai của Seadanang
+ SPD không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để thích ứng và
tăng giá trị xuất khẩu. Cơng ty định hướng hoạt động chính vẫn là xuất khẩu thủy sản, duy trì
và tăng thêm tỷ trọng thị trường EU, mục tiêu xây dựng các sản phẩm tốt, sạch, giá cả hợp lý,
vượt qua rào cản thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp và tự bảo vệ mình trước những rủi
ro có thể xảy ra trong q trình giao dịch. Song song đó, Cơng ty tiếp tục chú trọng vào năng
lực cốt lõi là sản xuất và chế biến tơm thẻ chân trắng, nâng cao uy tín hàng hóa và hệ thống
quản lý chất lượng, đầu tư thêm thiết bị cấp đông cho xưởng cá, chủ động tìm kiếm nguồn
nguyên liệu đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa lợi nhuận của các phân khúc giá trị khác nhau.
Đồng thời, Công ty nỗ lực tạo ra sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
+ Ngành thủy sản dần dần đã có sự sắp xếp lại, tạo cơ hội cho Seadanang có những cải
tiến và chiến lược kinh doanh đúng đắn tiếp tục tồn tại và lớn mạnh. Cơng ty sẽ có những
bước đi vững chắc trong việc mở rộng thị tường, ổn định doanh thu và lợi nhuận.
2.1.2.Môi trường vĩ mô
- Bối cảnh tự nhiên:
+ Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên để khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Tất cả các tỉnh Duyên hải Nam
Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tơm), ven biển có nhiều
vũng vịnh, đầm, phá, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, khai thác và nuôi trồng thủy sản
14


(nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khí hậu xích đạo cho phép khai
thác thủy sản quanh năm, với sản lượng lớn. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cơng ty

có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng muốn những sản phẩm tươi ngon hay đáp ứng
tiêu chuẩn của những thị trường khó tính chẳng hạn như Nhật Bản,Châu Âu,Mỹ,Châu Úc…

Hình 10.Bản đồ khu vực Duyên hải miền Trung
+ Nhờ lợi thế địa hình miền Trung bằng phẳng, giáp biển và có nhiều cảng giúp cho q
trình vận chuyển hàng hố dễ dàng, ổn định nhất là với một cơng ty chuyên về xuất nhập
khẩu như Seadanang thì đây là một lợi thế to lớn, bên cạnh đó cũng giúp cho ngành logistics
phát triển mạnh.
+ Ngoài ra các yếu tố như thời tiết, khí hậu, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam
cũng ảnh hưởng phần nào, đặc biệt là công ty nằm ở duyên hải miền Trung thường xuyên
phải đối phó với các diễn biến bất thường.Thời tiết thay đổi theo hướ ng cực đoan – nắng
nóng, mưa bão, ngập mặn kéo dài và không theo quy luật. Nguồn nước có sự ơ nhiễm cục bộ
do tình trạng xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường vẫn cịn tiếp diễn. Các thơng số quan
trắc chất lượng môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH tại một số thời điểm vượt
ngưỡng cho phép tạo điều kiện cho dịch bệnh ở thủy sản phát triển nhanh chóng. Bên cạnh
đó, thời tiết biến đổi thường xuyên như hiện nay đã tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát
sinh, gây ra một số bệnh ở tôm như hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng… Trong khi đó,
nguồn ngun liệu đầu vào của Cơng ty phụ thuộc hồn tồn vào các vùng ni trồng. Vì vậy
15


khi xảy ra các tình trạng trên, nguồn cung nguyên liệu tôm, cá sẽ vừa trở nên khan hiếm, vừa
bị suy giảm chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm và lợi nhuận của cơng ty.
+ Ơ nhiễm mơi trường biển là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp như
Seadanang bởi mơi trường biển đóng vai trị quan trọng trong việc ni trồng thủy sản và là
nguồn lợi tự nhiên to lớn. Vào năm 2016, sự cố môi trường biển Formosa đã đem đến hậu
quả vô cùng to lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, Miền Trung nói chung và cơng ty
Seadanang nói riêng. Từ tháng 4.2016, sự cố ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng
loạt tại 4 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, chế biến thủy sản của
ngư dân, doanh nghiệp nói riêng và đến các sức ép ngày càng lớn từ thị trường nhập khẩu nói

chung. Sự cố môi trường này đã khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất,
nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với cơng suất rất thấp để duy
trì hoạt động và giữ chân công nhân. Một số khách hàng quốc tế lo ngại cá nhiễm độc kim
loại nên đã dừng nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng to lớn đến
danh tiếng cũng như kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

Hình 11.Cá chết hàng loạt do sự cố Formosa
+ Do vậy là một công ty chuyên sản xuất chế biến thủy hải sản, Seadanang không chỉ
chú trọng về vệ sinh thực phẩm mà còn đặt yếu tố thân thiện với mơi trường lên hàng đầu.
Trong q trình sản xuất và kinh doanh, Công ty luôn quan tâm đến việc phấn đấu đạt các
tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và môi trường. Tất cả các nhà máy của Seadanang
đều thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về các đánh giá tác động đối với môi trường.
16


Công ty đã đầu tư hệ thống quan trắc tự động trực tuyến theo quy định của pháp luật. Bên
cạnh đó, việc áp dụng các loại máy móc thiết bị tiên tiến đã giúp Công ty tiết kiệm được
nhiên liệu, điện năng và góp phần giảm khí thải ra mơi trường gây hiệu ứng nhà kính như
carbon dioxide, methane,… Đối với các chất thải lỏng, các nhà máy của Seadanang đều đã
được đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 1000 m3 / ngày đêm, đạt tiêu chuẩn đầu ra
giúp hạn chế tối đa các chất thải nguy hại đến mơi trường. Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trường
cũng tác động rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của cơng ty, do vậy để đảm bảo an
tồn cho mơi trường cũng như đáp ứng sở thích của khách hàng về an toàn vệ sinh, mẫu mã
đẹp mắt, thân thiện với môi trường nhưng vẫn phải tiện lợi, Cơng ty đã ưu tiên sử dụng các
loại bao bì thân thiện với mơi trường, có trọng lượng nhẹ, có thể tái chế hoặc có thể tự hủy để
bảo vệ mơi trường. Trong năm 2020, Cơng ty đã hồn thành các phê duyệt của cơ quan chức
năng về PCCC, chứng nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường, Cơng ty đã đạt Tiêu
chuẩn BSCI hạng B.
+ Dịch covid-19:
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến giao thương toàn cầu, làm ảnh hưởng đến

chuỗi cung ứng và khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam bị trì trệ.
Năm 2020:
• Việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở các nhà hàng,quán ăn hay các dịch vụ du
lịch giảm, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ
chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời. Ảnh hưởng đến doanh thu
của doanh nghiệp đến từ việc mua bán trong nước do cầu giảm, một số nhà hàng, siêu
thị giảm lượng hàng nhập từ cơng ty.
• Việc lưu thơng, vận chuyển hàng gặp nhiều khó khăn do các quy định về việc
phịng ,chống dịch như hạn chế đi lại,phong tỏa… dẫn đến việc các đơn hàng của
cơng ty bị hỗn hoặc bị hủy (Kim ngạch XNK năm đạt 28,78 tỉ đồng,chỉ đạt 91,31%
so với kế hoạch đề ra, mặc dù có tăng so với năm 2019,tuy nhiên so với các năm trước
thì giảm nhiều). Chi phí hàng tồn kho trong năm 2020 tăng từ 155 tỷ VNĐ lên 159
VNĐ.
So với 2020, năm 2021 là năm mà thế giới dự báo khởi sắc trở lại nhờ chiến lược tiêm
chủng vaccine Covid-19 được thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, dẫn đến sự phục hồi của
17


thương mại hàng hóa tồn cầu và của nhu cầu tiêu dùng trong nước, đây là cơ hội để công ty
phục hồi và giành được các đơn hàng lớn để phục hồi sản xuất trong nước trong thời gian tới
là hết sức quan trọng.Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2021, nhờ sự nỗ lực và duy trì tập trung
vào lĩnh vực mũi nhọn là xuất khẩu thủy sản khi dịch ổn định, doanh số bán hàng tiếp tục
phát triển tốt, doanh thu đạt 409,1 tỉ đồng tương đương 133,8% so với cùng kì năm 2020
(305.7 tỉ đồng),cơng ty lãi 789,5 triệu đồng, so với cùng kỳ lãi 829,19 triệu đồng do lĩnh vực
sản xuất xuất khẩu thủy sản của công ty vẫn hoạt động tốt và doanh số tăng trưởng, tuy nhiên
do ảnh hưởng lớn tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại khu vực Miền Trung từ tháng
4/2021 làm cho giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận sau
thuế. Mặc dù đã có sự khở sắc nhưng hàng tồn kho của công ty vẫn tăng lên, cụ thể từ đầu
năm 2021 đến 30/6/2021 tổng chi phí hàng tồn kho tăng từ 159 tỷ lên 179 tỷ VNĐ theo báo

cáo tài chính.
- Bối cảnh cơng nghệ:
+ Blockchain là một bản ghi kỹ thuật số về các giao dịch mà bất kỳ người nào có thể truy
cập cơng khai. Điều đó có ý nghĩa đối với ngành nuôi trồng thủy sản, là cơ hội giao dịch giữa
các nhà cung cấp và người mua xảy ra ngay lập tức và an toàn. Nhờ đó cơng ty có thể đáp
ứng được u cầu chứng thực nguồn gốc và chất lượng sản phẩm với các nước nhập khẩu
như chương trình giám sát hải sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP) cho sản phẩm tôm, đạo luật
cấm nhập khẩu hải sản đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của
Nhật Bản, …

18


Hình 12.Cơng nghệ Blockchain trong lĩnh vực thủy sản
+ Giống như nhiều lĩnh vực nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản cũng đối mặt với vô
số rủi ro thiên tai hay thời tiết khắc nghiệt. Quadlink, một startup tại Đài Loan chuyên về giải
pháp IoT đã phát triển một hệ thống giám sát chất lượng nước theo thời gian thực, kết nối với
đám mây và tự động gửi báo cáo đến ứng dụng trên smartphone cứ 5 phút một lần, giúp
người ni nắm bắt chính xác tình hình để có quyết định phù hợp, từ đó giảm thiểu rủi ro và
chi phí. Ngồi ra, hệ thống cịn có thêm chức năng thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra dự
báo liên quan đến chu kỳ sinh sản của cá.Vạn vật kết nối IOT sử dụng trong nuôi trồng thủy
sản được xây dựng dựa trên thông tin từ mạng lưới cảm biến từ xa, các trạm khí tượng, các
trạm kiểm soát chất lượng nước, các trung tâm giám sát tại chỗ từ xa và xử lý trên nền tảng
cloud giúp người ni trồng từ sản xuất bằng định tính sang chính xác từ dữ liệu AI đưa ra từ
đó đưa ra các biện pháp hiệu quả.
+ Big data giúp doanh nghiệp biết được thông tin sức khỏe của cá cũng như là các yếu tố
dịch bệnh, tiềm năng để đưa ra các phương án phát triển giống cũng như phát triển nguồn
thức ăn
=> Kết hợp ba yếu tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhân cơng, giảm chi phí, đạt hiệu
quả cao hơn

+ Công nghệ sinh học ứng dụng trong chế biến giúp gia tăng hàm lượng dinh dưỡng
trong thức ăn cũng như thân thiện hơn với môi trường, chế biến dược phẩm, thực phẩm bổ
sung dinh dưỡng từ thủy sản
+ Đổi mới sản phẩm: doanh nghiệp ngày càng đổi mới không chỉ từ các sản phẩm tươi
sống : tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc,... Cịn có chả cá, chả mực, cá khô và các sản phẩm
đông lạnh thủy sản. Các mặt hàng của doanh nghiệp ngày một đa dạng để có thể đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng cao từ đó thu về lợi nhuận ngày một tốt hơn.
+ Sự phát triển của các website, trang thương mại điện tử như shopee, lazada, ... Đem
đến cho công ty cơ hội bán các sản phẩm thủy sản cho khách hàng chỉ thông qua các chiếc
điện thoại thơng minh hoặc máy tính,đặc biệt là trong đại dịch covid -19, hầu hết người tiêu
dùng hướng tới những sản phẩm thủy sản ở nhà, dạng đông lạnh, dễ chế biến và có mức giá
thấp.
+ Camera Siêu Phổ Giúp Kiểm Soát Chất Lượng Đầu Vào/Đầu Ra: các thiết bị NIRS sẽ
sử dụng ánh sáng quang phổ để quét các mẫu vật, sau đó đưa ra những thơng tin về hàm
19


lượng chất trong vật thể theo thời gian thực, từ đó giúp tối ưu hóa việc phân loại sản phẩm.
Nếu trong tương lai công ty sử dụng công nghệ này có thể thay thế cho việc kiểm định thủ
cơng, nâng cao năng suất của công ty đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm giúp công ty
chinh phục nhiều thị trường khó tính.

Hình 13.Cơng nghệ camera siêu quang phổ
Thách thức:
+Sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi không kịp thời áp dụng tốt các ứng dụng của
cuộc cách mạng 4.0
+ Tạo thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, quản lý và doanh nghiệp
trong việc đưa ra những quy định và giải pháp hợp lý, tối ưu.
+Khả năng dư thừa lao động khi áp dụng công nghệ vào các khâu của ngành thủy sản.
+Khả năng thích nghi và tiếp thu cơng nghệ của phần lớn doanh nghiệp là chưa cao. Lực

lượng lao động công nghệ cao chưa nhiều
- Bối cảnh chính trị-pháp luật:
+ Sự ổn định hệ thống chính trị chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát trển nền kinh tế của một quốc gia cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp.Vì vậy chính trị và kinh tế trong nước tiếp tục ổn định qua các năm, sự chỉ đạo quyết

20


liệt, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp ngành thủy sản có thêm nhiều
thuận lợi để phấn đấu đạt các mục tiêu.
+ Các điều luật, chính sách của Việt Nam thiên hướng có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
và một nền kinh tế mở làm tăng vốn ngoại tệ của Việt Nam.Chẳng hạn như Luật Đầu tư 2020
và Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 tiếp tục thể hiện chính sách đầu tư
nước ngoài cởi mở của Việt Nam bằng cách cắt giảm một số thủ tục hành chính về đầu tư.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD,
tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, có lợi cho việc cơng ty mở rộng thị trường, tăng thêm
doanh thu và lợi nhuận
+ Chính sách của Việt Nam giữa cuộc chiến tranh kinh tế Trung-Mỹ: Không tham gia
bên nào để tránh phụ thuộc vào nền kinh tế, bị ép bán phá giá; Việt Nam đứng giữa hai bên
tạo cho Việt Nam nhiều khoảng trống để xuất khẩu thủy sản; Tránh việc đứng về 1 bên rồi
trở thành thị trường tiêu thụ của phần thủy sản bị áp thuế dẫn đến tràn ngập thị trường. Giúp
cho công ty tự do xuất nhập khẩu đối với thị trường Trung, Mỹ mà không sợ bị ép giá, đánh
thuế cao ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của doanh nghiệp.
+ Do là pháp nhân chịu tác động của pháp luật Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Thủy sản Miền Trung có cổ phiếu niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với
mã chứng khoán SPD, chịu sự tác động bởi nhiều luật liên quan đến kinh doanh như Luật An
toàn thực phẩm, Luật K ế toán, các Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Chứng khốn
2019… Ngồi ra, Cơng ty cịn chịu sự chi phối của các Thông tư, Nghị định và các văn bản
liên quan đến hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản. Các văn bản quy phạm pháp luật

này thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản nước ta nói chung và Seadanang nói riêng phải đối mặt với yêu
cầu của thị trường thủy sản thế giới về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi
trường; truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Để giảm thiểu những tác động từ những chính sách ,
Seadanang chủ động cập nhật liên tục để tuân thủ những quy định của pháp luật nhưng vẫn
phải duy trì hoạt động hiệu quả; đồng thời, nghiên cứu và nắm vững yêu cầu của từng thị
trường công ty phải luôn cập nhập liên tục sự thay đổi các quy định pháp luật điều chỉnh về
tổ chức hoạt động của cơng ty để có được kế hoạch áp dụng hiệu quả góp phần giữ vững và
ngày càng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

21


+ Chế biến- Xuất khẩu thủy sản là một trong những mũi nhọn hàng đầu của cơng ty.
Trong đó sản phẩm của Seadanang được tiêu thụ ở hầu hết các thị trường lớn thuộc các châu
lục khác nhau như Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu, .... và Nhật Bản là thị trường
truyền thống lớn nhất của công ty. Do vậy các sản phẩm của Seadanang khi tiêu thụ ở nước
ngồi cũng phải chịu các chính sách, điều luật áp dụng ở các nước đó.

Hình 14.Thị trường tiêu thụ của Seadanang
- Bối cảnh kinh tế:
+ Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các
quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai,
dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân;
tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Theo Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh
tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp
nhất trong giai đoạn 2010-2020.

22



Hình 15.Tăng trưởng GDP trong vịng 10 năm ( 2010-2020 )
+ Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa
phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích
cực với việc duy trì tăng trưởng, trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là
một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Xuất nhập
khẩu được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020, với tổng kim ngạch năm
2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó xuất khẩu hàng hóa
đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%, còn nhập khẩu 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%.
+ Seadanang cũng bị ảnh hưởng không kém trong năm 2020. Đến cuối năm 2020, xét về
doanh thu, việc lập kế hoạch năm 2020 đã kỳ vọng cao, cộng với diễn biến thị trường năm
2020 xấu, khiến cho doanh thu công ty không đạt kế hoạch năm và chỉ đạt 714,27 tỷ đồng (
bằng 90,2% so với kế hoạch) . Tỷ trọng doanh thu thủy sản trong tổng doanh thu Cơng ty
ngày càng có tỷ lệ cao (năm 2019 là hơn 84%, năm 2020 là 95,4%), là minh chứng cho việc
công ty ngày càng tập trung cho hoạt động mũi nhọn chế biến-xuất khẩu thuỷ sản. Năm
2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 28,78 triệu USD, sản lượng xuất khẩu 3.918,95 tấn,
bình quân 326 tấn/tháng (năm 2019 là 278 tấn/tháng), với tôm chiếm tỷ trọng 75% (năm
2019 chiếm 92,5%). Như vậy có thể thấy, mặc dù sản lượng xuất khẩu đạt kế hoạch vì hoạt
động xuất nhập khẩu là điểm sáng trong năm 2020, nhưng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu
đều chưa đạt kế hoạch (nhưng đều ở mức trên 90%), khó khăn rất nhiều nhưng lợi nhuận vẫn
23


có tuy nhiên nhìn chung khơng bằng năm 2019, giá xuất khẩu thực sự có ảnh hưởng lớn bởi
Covid 19 khi kênh tiêu thụ nhà hàng giảm đi rõ rệt.

Hình 16.Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty và hoạt động chế biến-xuất khẩu
thủy sản
+ Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại khu vực Miền Trung từ tháng 4/2021 làm
cho giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế dẫn đến

quý II năm 2021 hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, khơng có hiệu quả, cơng ty lỗ
756 triệu đồng so với cùng kỳ 2020 lãi 274,6 triệu đồng. Đáng chú hơn, Quý III/2021, dịch
bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng những biện
pháp phòng chống dịch mạnh nhất từ trước đến nay với phương châm “ai ở đâu thì ở n
đó”, Seadanang đã phải dừng hoạt động từ ngày 02/8/2021 đến hết ngày 05/9/2021, doanh
thu theo đó cũng bị ảnh hưởng lớn, hơn 01 tháng khơng có doanh thu, dòng tiền bị gián đoạn.
Nhưng nhờ sự cố gắng nổ lực và tập trung cho hoạt động mũi nhọn chế biến-xuất khẩu thủy
sản, doanh số bán hàng lĩnh vực này phát triển tốt và tiếp tục thể hiện là vai trò chủ đạo trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu quý III/2021 đạt 168,85 tỷ đồng,chỉ
tương đương 88% so với cùng kì năm 2020. Cơng ty có lãi 1,018 tỷ đồng,thấp hơn so với
cùng kỳ 2020 lãi 2,325 tỷ đồng
24


Hình 17.Lợi nhuận sau thuế của Seadanang qua các quý
+ Lãi suất: Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giảm
đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi
suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với
các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm). Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho
TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN Việt Nam với chi phí thấp
hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh
doanh. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu
hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng
0,55%/năm (tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch). Với biến động về lãi suất, tạo ra
nhiều sự thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn để mở rộng đầu tư và mở rộng hoạt động
kinh doanh để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận
+ Tỷ giá hối đoái : Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị
trường tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Á, Châu Âu,… nên hoạt động
kinh doanh của công ty chịu áp lực từ sự biến động của thị trường tài chính quốc tế. Năm vừa
qua, tỷ giá hối đối có xu hướng giảm do lo ngại làn sóng dịch bệnh trở nên căng thẳng và

những bất ổn tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Theo báo cáo từ thị trường tài chính tiền tệ
25


×