Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại vùng đệm khu rừng đặc dụng cham chu tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC TÂM

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI
VÙNG ĐỆM KHU RỪNG ĐẶC DỤNG CHAM CHU, TỈNH
TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC TÂM
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI
VÙNG ĐỆM KHU RỪNG ĐẶC DỤNG CHAM CHU, TỈNH
TUYÊN QUANG
Ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân

THÁI NGUYÊN - 2021




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu hiện trạng và tăng
cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại Vùng
đệm khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang” là cơng trình nghiên
cứu của bản thân tơi, cơng trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công
Quân, Giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong Luận văn đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn
là q trình theo dõi hồn tồn trung thực, nếu có sai sót gì tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Tuyên Quang, ngày..…tháng ......
Người viết cam đoan
NGUYỄN ĐỨC TÂM


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................. i
MỤC LỤC............................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề......................................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài................................................................................................................................ 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận của vấn nghiên cứu về sinh kế............................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài....................................................................... 4
1.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân.............................................................. 7
1.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng
trên thế giới và Việt Nam............................................................................................... 9
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng
trên thế giới........................................................................................................................... 9
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam
.........................................................................................................................12
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của khu rừng đặc dụng Cham Chu. 14
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................................ 17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu rừng đặc dụng Cham Chu, Tuyên Quang..17
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................................. 18
1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện của khu vùng đệm rừng đặc dụng Cham Chu .. 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 22

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 22


iii

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 23

2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài.................................................................................................. 23
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................................. 24
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................. 26
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiên cứuError! Bookmark not de
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 31

3.1. Hiện trạng đất đai, trữ lượng rừng và các chủ quản lý rừng thuộc Ban
quản lý rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang................................31
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu 31

3.1.2. Trữ lượng rừng các xã thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu
3.1.3. Hiện trạng chủ quản lý đất đai thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng
Cham Chu........................................................................................................................... 35
3.2. Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
sống dựa vào rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu................................. 36
3.2.1. Thông tin chung về các chủ hộ được điều tra thuộc các xã.........................36
3.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra....................................................................... 40
3.2.3. Diện tích bình qn đất đai của 03 nhóm hộ....................................................... 41
3.2.4. Tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của đồng
bào dân thiểu số vùng đệm rừng đặc dụng Cham Chu................................ 48
3.3. Đánh giá nguồn sinh kế mà đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào
rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu (2020)................................................ 42
3.3.1. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số từ sản xuất nông nghiệp...........42
3.3.2. Thu nhập từ tài nguyên rừng........................................................................................ 44
3.3.3 Thu nhập của các nhóm hộ từ các ngành nghề khác......................................... 46
3.3.4. Cơ cấu các nguồn sinh kế (thu nhập) của các hộ điều tra............................. 47

33



iv

3.4. Sử dụng tài nguyên rừng và nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ
tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu................................................................ 52
3.4.1. Hoạt động khai thác rừng thường xuyên của các nhóm hộ.......................... 52
3.4.2. Nhân thức về bảo vệ mơi trường của các nhóm hộ ở khu vực...................54
3.5. Đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân tộc thiểu
số có cuộc sống dựa vào rừng tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu........55
3.5.1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
rừng trong sinh kế của người dân tộc thiểu số tại vùng đệm Khu
rừng đặc dụng Cham Chu........................................................................................... 55
3.5.2. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
sống dựa vào rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu................................. 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 66
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 72


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQL


Ban quản lý

DTTS

Dân tộc thiểu số

KH

Kế hoạch

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

THCS

Trung học cơ sở

THPH

Trung học phổ thông


UBND

Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:

Diễn giải các biến độc lập trong mơ hình hồi quy tuyến tính.......29

Bảng 3.1.

Hiện trạng rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp các xã có
diện tích rừng của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu
quản lý

32

Bảng 3.2:

Trữ lượng rừng khu rừng đặc dụng Cham Chu.................................... 34

Bảng 3.3.

Hiện trạng chủ quản lý đất đai Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng
Cham Chu................................................................................................................ 35

Bảng 3.4.


Thông tin về các chủ hộ điều tra................................................................... 37

Bảng 3.5.

Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra................................................ 39

Bảng 3.6.

Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra.......................................................... 40

Bảng 3.7.

Diện tích đất bình qn các loại của các nhóm hộ..............................41

Bảng 3.8. Thu nhập bình qn các nhóm hộ từ trồng lúa và cây ngắn
ngày............................................................................................................................. 43
Bảng 3.9. Thu nhập bình qn các nhóm hộ từ chăn ni......................................... 44
Bảng 3.10. Thu nhập bình qn các nhóm hộ từ tài nguyên rừng......................... 45
Bảng 11. Thu nhập của các nhóm hộ từ ngành nghề khác (dịch vụ)....................47
Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập bình qn các nhóm hộ từ các ngành nghề....47
Bảng 3.13 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của
đồng bào DTTS sống dựa vào rừng tại khu vực.................................. 49
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính......................................................... 50
Bảng 3.15. Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ tại khu vực..............53
Bảng 3.16. Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm mơi trường theo
nhóm hộ tại khu vực........................................................................................... 54


vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài.......................................................... 23
Hình 3.1. Cơ cấu thu nhập từ các ngành của các nhóm hộ (Khá, trung
bình và nghèo)

48


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ,
vùng đồng bào DTTS và miền núi nước ta hiện có hơn 5.200 xã, 548 huyện. Đây là
địa bàn sinh sống chủ yếu của gần 14,2 triệu đồng bào, 53 dân tộc thiểu số. Đồng
bào DTTS ở nước ta sinh sống chủ yếu khu vực núi cao, biên giới, giao thơng đi lại
khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ, sạt lở đất.
Những năm gần đây, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào đã được
nâng lên rõ rệt, nhưng so với mặt bằng chung của đất nước thì đây vẫn là vùng có
điều kiện khó khăn nhất, KT-XH phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất...
Hiện tại, ở các khu bảo tồn rừng đặc dụng trên cả nước nói chung, Khu rừng đặc
dụng Chăm Chu, tỉnh Tuyên Quang nói riêng đang phải đối mặt với nạn khai thác rừng
trái phép do có sự khó khăn về kinh tế của người dân. Tình trạng vi phạm, xâm hại tài
nguyên rừng vẫn xảy ra, như: Khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ lâm sản; phá
rừng làm nơng nghiệp vẫn cịn diễn ra nhưng với quy mơ nhỏ; tình trạng sử dụng các
loại phương tiện cải hoán, độ chế, hết niên hạn sử dụng để vận chuyển gỗ trái pháp luật
chưa được ngăn kịp thời; cơng tác điều tra, bóc gỡ các đối tượng đầu nậu có liên quan

đến mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật hiệu quả cịn hạn chế.

Bên cạnh đó tình trạng chăn thả gia súc trái phép trong các khu rừng rừng đặc
dụng vẫn còn xảy ra chủ yếu ở các khu vực giáp ranh với thôn bản; sự dẫm đạp của
gia súc làm hủy hoại tầng thảm xanh, trong đó có nhiều lồi có giá trị bảo tồn, nhiều
cây gỗ tái sinh, đồng thời làm tăng khả năng rửa trơi và xói mịn đất. Chưa có giải
pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác lâm sản ngồi gỗ, các
lồi dược liệu. Chưa kiểm sốt triệt để tình trạng săn bắt, bẫy bắt động vật hoang dã:
Tình trạng săn bắn động vật hoang dã như sử dụng súng ăn, bẫy các loại…vẫn đang
diễn ra ở các khu bảo tồn thiên nhiên với quy mô nhỏ và lén lút. Trình độ nhận thức
của Chính quyền địa phương về công tác bảo tồn thiên nhiên chưa cao.
Khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt thành lập
tại Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 21/9/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang.


2
Ngày 21/7/2008 UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số: 408/QĐ-UBND thành
lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa giới hành chính 02
huyện (Chiêm Hóa và Hàm n). Khu rừng đặc dụng Cham Chu có tổng diện tích
tự nhiên là 15.262,3 ha thuộc địa bàn 05 xã: Trung Hà, Hà Lang, Hồ Phú (huyện
Chiêm Hố); n Thuận, Phù Lưu (huyện Hàm Yên).
Trước đây khi chưa thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, khu
vực này được Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Yên và Hạt Kiểm lâm huyện Chiêm Hoá
quản lý. Hiện nay, khi Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu được thành lập, cùng
với sự tham gia của người dân trong khu vực đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ
rừng; Tuy nhiên, với cộng đồng dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời, cuộc sống và
văn hóa của họ đều gắn với rừng qua nhiều thế hệ, tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn
giữa công tác quản lý bảo vệ rừng với cộng đồng dân cư bản địa; Đặc biệt là người
dân ở các xã do Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu quản lý có cuộc sống dựa

vào rừng hiện tại cuộc sống cịn nhiều khó khăn, khơng thể tránh khỏi hiện tượng
xâm hại vào rừng. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh kế của người dân để đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế là cần thiết.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số sống dựa vào rừng tại Vùng đệm khu rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh
Tuyên Quang” thực sự có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện các mục tiêu sau:
- Đánh giá được thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá được thông về hiện trạng về các hộ điều tra và hiện trạng các nguồn

sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc

thiểu số sống dựa vào rừng;
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc

thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng tại khu rừng đặc dụng Cham Chu.


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3. 1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá được thực trạng tình
hình sản xuất, kinh doanh và nguồn sinh kế, ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế
của đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng; nhằm đề xuất một số giải
pháp tăng cường sinh kế của người dân sống dựa vào rừng tại vùng đệm khu rừng
đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang.

3. 2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở thực tiễn cho các nhà quản
lý trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
một cách bền vững ở khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang nói chung,
kế hoạch xóa đói giảm nghèo, quản lý bảo vệ rừng bền vững tại địa phương nói
riêng; đồng thời cũng là một điển hình để nhân rộng ra các địa phương có điều kiện
tương tự.


4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu về sinh kế
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
a) Khái niệm vùng đệm
Khái niệm về vùng đệm các khu rừng đặc dụng có nhiều tác giả đề cập, tuy
nhiên chúng tôi thấy, một số khái niệm sau được trình bày tương đối đầy đủ và rõ
ràng, như: Lê Diên Dực (2002); Luật Lâm nghiệp số: 16/2017/QH14; các Nghị định
thi hành v.v…Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ
01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau: Vùng đệm là vùng rừng,
vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác
dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên

cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục
vụ nghỉ ngơi du lịch.
Theo, trong Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2018 về chi

tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Điều 16 có ghi: Ổn định đời sống
dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng, nghị định
hướng dẫn: Xác định vùng đệm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn…
Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng: khu vực đang có cộng đồng dân cư,
cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, khơng có điều
kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu
dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên
trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng
đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng;
Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng: Khu vực có cộng đồng dân cư sinh
sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt theo truyền thống; khu vực diện
tích các thơn liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng;


5
Khu rừng đặc dụng có ranh giới tiếp giáp với biên giới quốc gia, khu rừng
phòng hộ, khu bảo tồn khác hoặc khu vực quốc phịng thì khơng phải xác định vùng
đệm bên ngồi đối với phần tiếp giáp đó.
b) Dân tộc thiểu số là gì
Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác
dân tộc thì “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, thế nào là
dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, như chúng ta đã biết “Dân tộc đa số” là dân tộc có
số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là
dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.
Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Theo Tổng cục Thống kê, thì Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc
cùng sinh sống, đến 31/12/2020 dân số Việt Nam là 97,58 triệu người. Người Kinh
chiếm > 85,0% dân số Việt Nam, với >83,0 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS)
còn lại chỉ chiếm > 14,0% dân số cả nước.

Theo UBDT: Mặc dù Việt Nam ủng hộ Tuyên bố về quyền của người bản địa
(UNDRIP), Chính phủ khơng đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người
bản địa. Thay vào đó, Chính phủ dùng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung
cho những người không thuộc dân tộc Kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong
đa dạng” của Chính phủ.
c) Sinh kế bền vững
Các khái niệm về sinh kế bền vững đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà
nghiên cứu, các tổ chức và các cơ quan sau khi được giới thiệu lần đầu tại Ủy ban
Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987. Nhiều tổ chức và các cơ quan như
Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP), Tổ chức Oxfam, Tổ chức Care, Viện Quốc tế về Phát triển bền vững
(IISD), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và
một số cơ quan khác đã áp dụng các khái niệm để đáp ứng các mục tiêu, trọng tâm
và những ưu tiên của mình (Carney, 2002; Solesbury, 2003).


6
Sinh kế bền vững được Robert Chambers và Gordon Conway (1992) định nghĩa
như sau: “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản và các hoạt động kiếm sống. Một
sinh kế bền vững là một sinh kế có thể đối phó và phục hồi trước những sức ép
và cú sốc, duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp các cơ hội kiếm
sống bền vững cho thế hệ tiếp theo, đóng góp lợi ích vào sinh kế của những
người khác tại địa phương và trên toàn cầu trong ngắn và dài hạn”.
Ở Việt Nam khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt với

nghĩa: “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. Trong giới nghiên cứu khái
niệm sinh kế mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thu những
khái niệm của các tác giả nước ngoài. Trên thực tế khái niệm “sinh kế”, hay “hoạt
động mưu sinh”, “phương cách kiếm sống”, “hoạt động kinh tế”, “tập quán mưu
sinh” được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên

cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người gắn với chuyên ngành dân tộc học kinh
tế hay nhân học kinh tế.
d) Người dân có sinh kế sống dựa vào rừng:

Để chỉ rõ người dân có nguồn sinh kế dựa vào rừng, khơng có khái niệm
chính thống, một số tác giả nghiên cứu đưa ra mang tính chất tương đối, như:
Trần Đức Viên (2005) cho rằng: Người dân có sinh kế sống dựa vào rừng từ
2 khía cạnh: (1) Thu từ rừng đóng góp vào thu thập trong đời sống của họ từ việc

bán các loại sản phẩm từ rừng; (2) Sự phụ thuộc vào sinh kế, được tính tốn bằng
các sản phẩm sử dụng hàng ngày, như: Củi đun, rau rừng (măng, rau Ngót rừng, rau
Dớn, Bị khai, Giảo cổ lam,…), gỗ làm nhà, lâm sản ngoài gỗ (Tre nứa vầu, song
mây, cây dược liệu,….). Khi tài nguyên rừng tạo ra được nguồn thu nhập và sinh kế
cho đồng bào thiểu số, thì vơ hình dung sự gắn bó này tạo ra được vanh đai bảo vệ
rừng xung quanh khu bảo tồn nhằm duy trì ổn định và bền vững của đồng bào.
Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên
(PanNature) cho biết, Việt Nam hiện có từ 24 – 30 triệu người dân có sinh kế sống
dựa vào rừng, trong đó số lượng người dân được tiếp cận, nhận giao đất, giao rừng
chỉ khoảng 2 triệu hộ. Vì vậy, các nhóm cịn lại chủ yếu là người nghèo và đồng bào
dân tộc thiểu số có sinh kế sống dựa vào rừng từ lâu đời, vơ tình trở thành những


7
người ngoài cuộc và là đối tượng xâm lấn rừng tiềm tàng đối với các diện tích rừng
tự nhiên đã được giao phần lớn cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng
hay các chủ rừng khác.
Đặng Hùng Võ ( cần việc ưu tiên
giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại chỗ hoặc các điều về quyền và
nghĩa vụ của các chủ rừng. Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có thể sống
bằng nghề rừng, có thu nhập bảo đảm từ rừng. Quyền của người dân sống ở vùng lõi

các rừng đặc dụng, rừng bảo tồn với các ban quản lý rừng, các vườn quốc gia.
Người dân địa phương cần có quyền tiếp cận rừng, được khai thác các lâm sản phụ
như mây, tre, nứa, cây dược liệu, được xen các cây hoa màu, cây dược liệu dưới tán
rừng để bảo đảm cuộc sống.
Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những
phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả
năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét khái niệm sinh kế
và phân tích sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đệm Rừng đặc dụng
Cham Chu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
1.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh
tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức
truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như: trồng trọt nông
nghiệp, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những
người hỗ trợ từ bên ngồi (external supporters) cơ hội thốt nghèo, thích nghi các
điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế
hệ tiếp theo (Lê Diên Dực, 2002).
Hiện nay, cách tiếp cận sinh kế bền vững đã trở nên phổ biến. Tài sản và khả
năng tiếp cận các nguồn lực có tác động lớn đến sinh kế bền vững. Những tài sản
này bao gồm con người, tự nhiên, tài chính, vật chất và vốn xã hội (Carney, năm
1998, Soussan và cộng sự, 2001; DFID, 2001; Hussein năm 2002; Sida, 2003;
Odero, 2003).


8
Tổ chức DFID đã xây dựng khung sinh kế bền vững như là một công cụ
nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người. Đồng
thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan
với nhau như thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Hình 2.1).

KẾT QUẢ
SINH KẾ

BỐI CẢNH TỔN
THƯƠNG

- Tăng thu

- Sốc

- Tăng mức sống
H

- Giảm tình
trạng dễ bị tổn

- Xu hướng

- Cải thiện an
ninh lương thực

S
- Mùa vụ

- Tăng tính
bền vững khi
sử dụng nguồn

P


H: Nguồn vốn con người (Human Capital)
N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural
S: Nguồn vốn xã hội (Social

Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững DFID (2007)
Với khung sinh kế của tổ chức DFID được chú ý đến những mục tiêu và ước
nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt
được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: Sự hưng thịnh hơn; thu
nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà
người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu
được gia tăng.
Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta
còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá
về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ
vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện
sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất...


Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống trong
trạng thái dể bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc


9
bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội
của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn
sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,...
An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự
tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện
thơng qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu
hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực...

Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi
trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả
sinh kế khác.
Theo Scoones (1998), có ba chiến lược sinh kế chính cho các nông hộ: thâm
canh nông nghiệp hoặc mở rộng, đa dạng hóa sinh kế, và di cư. Một quan điểm thay
thế được gọi là khuôn khổ của Khanya tập trung vào mối quan hệ với tài nguyên
thiên nhiên và phân loại ba chiến lược sinh kế chính như dựa vào tài nguyên thiên
nhiên, dựa vào nguồn tài nguyên không tự nhiên và di cư (Hussein, 2002). Dựa trên
các tiêu chí khác, đặc biệt là mối quan hệ với các mối đe dọa bên ngoài, Rennie và
Singh (1996), và Soussan và cộng sự (2001) phân chia chiến lược thành hai loại
thích ứng (thay đổi dài hạn trong mơ hình hành vi) và đối phó (phản ứng ngắn hạn
ngay lập tức những cú sốc và căng thẳng).
1.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng
trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào
rừng trên thế giới
Nghiên cứu về sinh kế của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số
dựa vào rừng nói riêng đã có nhiều tác giả đề cập, nổi bật như:
Teresa–Chang Hung Tao (2006), Fujun Shen (2009) nhận định hoạt động du
lịch như là một chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ở Đài
Loan, Trung quốc. Nghiên cứu cho rằng, lợi thế nguồn lực phát triển du lịch là cơ sở
để thực hiện mục đích chuyển đổi sinh kế và cải thiện hoạt động sinh kế kém bền
vững trong lĩnh vực nông nghiệp nông thơn. Từ đó, địa phương cần thực hiện các


10
chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hiện sinh kế du
lịch bền vững phải kết hợp sự giao thoa về “sinh kế nông thôn bền vững; Du lịch
bền vững; Du lịch nông thôn”. Trong đó, vốn thể chế được xem trọng như các
nguồn vốn sinh kế khác, đây cũng là sự khác biệt lớn nhất của nghiên cứu so với

nghiên cứu của DFID (1999).
Muhammad Asiful Basar (2009) ở Bangladesh chú trọng đến nguồn lực đất
đai, cho rằng năm nhóm đất đai với quy mơ khác nhau sẽ có những lợi thế khác
nhau để lựa chọn phát triển sinh kế, đồng thời thực hiện phân tích năm nguồn vốn
sinh kế để nhận định điểm mạnh và điểm yếu theo mức sống của các địa phương.
Kết quả là có bốn mức thu nhập khác nhau.
Nghiên cứu của GSO, (2013) cho thấy: Uỷ ban quốc gia của Vênêzuêla đã đề
xuất các chương trình phát triển cộng đồng, như hoạt động phát triển, giáo dục và
nghiên cứu cho người lớn và trẻ em; đưa vào ứng dụng các phương pháp canh tác
lâu bền cho cộng đồng địa phương; triển khai các hoạt động làm ăn, sinh sống mới
để tạo thu nhập cho người dân như vườn nhà, nuôi ong, du lịch sinh thái; tiến hành
nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia GSO, 2013.
Ở Nêpan (Khu bảo tồn Ananpurna) từ năm 1986 nước này tiến hành dự án

bảo tồn nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; chú trọng
sự tham gia của người dân địa phương như là những người hưởng thụ dự án; thu hút
nhân dân vào các khâu trong quá trình dự án, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đến
các quyết định và quá trình triển khai thực hiện, áp dụng nguyên tắc bền vững: Bền
vững về tài chính của dự án và bền vững về khai thác tài nguyên; xúc tác để thu hút
những nguồn lực từ ngoài khu vực bảo vệ; lập Uỷ ban Bảo tồn và phát triển do nhân
dân chủ trì, dưới có các tiểu ban như quản lý rừng, trung tâm sức khoẻ,quy định các
điều lệ và chỉ tiêu…(dẫn theo Bế Trung Anh, 2013).
Obong Linus Beba và cộng sự (2013) phân tích thực trạng sinh kế của vùng
đệm tại Vườn quốc gia Cross River. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động sinh kế
của người dân vùng đệm ảnh hưởng đến vườn quốc gia, trong đó sản xuất nơng
nghiệp xâm lấn đất rừng chiếm 20%; săn trộm 15,2%; thu hoạch dược liệu 6,4%;
khai thác gỗ 3,6% và hoạt động khác 12,8%. Các hoạt động này bị ảnh hưởng của


11

các nhân tố về quy mơ khai thác, diện tích đất canh tác, trình độ giáo dục, giới tính
của chủ hộ.
Tác giả Teija Reyes (2008) đã nhận định hoạt động nơng, lâm truyền thống
của người dân vùng đệm có thể có những thay đổi tích cực hơn nếu chính quyền địa
phương có những chính sách hợp lý như: (1) Quản lý rừng có sự tham gia của người
dân để nâng cao vai trò quản lý tài nguyên thiên nhiên; (2) Thay đổi ý thức của
người dân thơng qua sự hồn chỉnh các thể chế chính trị của tổ chức trong việc nâng
cao vai trị của nơng nghiệp và lâm nghiệp trong giảm nghèo. Các hoạt động sinh kế
này có sự khác nhau giữa các địa phương do khoảng cách từ nơi ở đến khu bảo tồn,
quy mô đất, thu nhập, lương thực…; Trong đó chỉ 6% số người được khảo sát cho là
khơng có sự sụt giảm của năng suất; 65% ý kiến cho rằng sụt giảm do biến đổi khí
hậu và 19% năng suất sụt giảm do suy thối môi trường. Nguyên nhân về những kết
quả trên là do thiếu vốn (37%), thiếu thị trường (37%), thiếu đào tạo (37%), thiếu
nhận thức (37%), thiếu phân bón (33%), thiếu nhân lực (28%), thiếu đất canh tác
(12%) và độ tin cậy của việc giải thích này lên đến 73%.
Tác giả Taruvinga. A và Mushunje. A (2015) đưa ra 4 mơ hình hồi quy Tobit
với 11 nhân tố ảnh hưởng xác suất mà người dân sẽ tham gia khai thác kết hợp các
sản phẩm lâm sản ngồi gỗ. Kết quả 4 mơ hình phản ánh sự kết hợp (số lồi) lâm
sản ngồi gỗ được khai thác sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và khu bảo tồn khác
nhau. Trong đó nhân tố dân số và quy mơ nhân khẩu hộ gia đình giải thích đến 73%.
Việc tiếp cận phân tích sự bền vững sinh kế của các nghiên cứu chỉ ra rằng: tính bền
vững của sinh kế được phản ánh trên các phương diện về kinh tế, xã hội, môi trường
và cấu trúc thể chế và quy trình chính sách. Các tiêu chí này cho phép nhận định
một cách tồn diện về tác động tiêu cực và tích cực đến sự bền vững của sinh kế.
Bruce K. Downie (2015) sử dụng thuyết hành vi dự định để thăm dò hành vi của
người dân vùng đệm Vườn quốc dân Saadani về khả năng mở rộng hay chuyển đổi sinh
kế cũng như mục tiêu sản xuất lâu dài. Từ đó đưa ra bốn khuyến nghị là nên thay đổi
một phần, tăng cường nguồn lực, giữ nguyên hiện trạng hoặc nên thay thế sinh kế mới.
Bốn lĩnh vực sinh kế mà người dân vùng đệm tham gia gồm sinh kế phụ thuộc tài
nguyên, thu nhập từ lương, từ các hoạt động kinh doanh và nguồn khác.



12
Winin Zakiah và cộng sự (2015) nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm
vườn quốc gia Sebangau, đó là một vùng đầm lầy than bùn. Nghiên cứu đánh giá
thực trạng của 5 nguồn vốn sinh kế và cho rằng 5 nguồn vốn sinh kế đều ảnh hưởng
đến mọi hoạt động sinh kế của con người, năm nguồn vốn này cũng được phát triển
thành chỉ số chính trong cách tiếp cận của khung phân tích sinh kế. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đến phát triển kinh tế của ngư dân
vùng đệm rất thấp cận dưới 50%. Tác giả cũng nhận định, kích thước bền vững của
sinh kế thực sự phải dựa các trên tiêu chí về bền vững về mơi trường, về xã hội, về
kinh tế và cấu trúc và quy trình thể chế diễn ra theo hướng tăng cường tính bền
vững các hoạt động sinh kế. Đây được xem là nghiên cứu thực tiễn điển hình về
sinh kế bền vững của người dân vùng đệm VQG và khu Bảo tồn.
Tóm lại: Các nghiên cứu trên chú trọng đến việc phân tích lợi thế các hoạt
động sinh kế trên cơ sở nguồn lực mặt nước, nguồn lực đất đai, địa danh thắng
cảnh…để đánh giá những lợi thế và hạn chế của các hoạt động sinh kế, chỉ ra các
kết quả sinh kế, từ đó đưa ra hàm ý chính sách và giải pháp nhằm phát triển sinh kế
bền vững. các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích các mơ hình nhân tố ảnh
hưởng một số hoạt động sinh kế truyền thống, chú trọng đến sinh kế phụ thuộc
nguồn lực tài nguyên đối với một số các hoạt động sinh kế. Bên cạnh đó, chưa có
khung lý thuyết hồn chỉnh làm cơ sở để đánh giá sinh kế bền vững ở vùng đệm, hệ
thống chỉ tiêu về chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá sinh kế bền vững
chưa rõ ràng.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về sinh kế đã được quan tâm từ lâu, đầu
tiên những dự án phát triển nông thôn tập trung vào việc xố đói giảm nghèo cho
các vùng miền núi và dân tộc thiểu số, nhưng hiệu quả và sự tác động khơng cao, ít
được cải thiện về sinh kế. Hiện tại, vấn đề xây dựng và nghiên cứu ứng dụng lựa

chọn sinh kế bền vững cho người dân nông thôn, đặc biệt người miền núi và dân tộc
thiểu số đang được quan tâm; Những nghiên cứu tiểu biểu như:
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (2018), cả nước có 10.006 cộng đồng
dân cư thôn, chủ yếu là người dân tộc thiểu số quản lý và sử dụng 2.792.946,3 ha


13
rừng và đất trống đồi trọc. Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng thì rừng tự nhiên
chiếm 96% diện tích đất có rừng được giao cho cộng đồng quản lý thông qua “hệ
thống tâm linh” và các thiết chế xã hội truyền thống và luật tục. Mặc dù về mặt pháp
lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế, nó
đang được điều tiết một cách khơng chính thức bởi các luật tục truyền thống.
Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) khi nghiên cứu về sinh kế của người Châu
Mạ ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đã phân tích điểm mạnh và điểm yếu
của 5 nguồn vốn sinh kế: (1) Vốn con người gồm: đội ngũ y tế, cơ sở y tế, trình độ
văn hóa và học vấn; (2) Vốn xã hội: mạng lưới xã hội, quan hệ đoàn thể, quan hệ
vay mượn; (3) Vốn vật chất: điện, đường, trường, trạm; (4) Vốn tài chính gồm trợ
cấp…; (5) Vốn tự nhiên.
Nguyễn Xuân Hòa (2018) nghiên cứu về sinh kế của người Sán Dìu ở vùng
đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, tác giả đã chỉ ra nguồn thu của người Sán Dìu từ 6 từ
các hoạt động sinh kế gồm: (1) Ruộng, (2) Vườn nhà, (3) Vườn Rừng, (4) Thu nhập
từ hoạt động chăn nuôi gia súc, (5) Chăn nuôi gia cầm, (6) Thu từ khai thác tự, tổng
thu bình quân của một hộ gia đình là 12,5 triệu đồng ở năm 2016. Ngoài ra, nghiên
cứu sử dụng phương pháp so sánh các tiêu chí theo thời gian trước và sau thành lập
Vườn quốc gia nhằm làm rõ khả năng thay đổi các hoạt động sinh kế của người dân
vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo.
Nghiên cứu của Đinh Thị Hà Giang (2017) tại cộng đồng cư dân tại vùng đệm
Vườn quốc gia Xuân Sơn cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu là từ các hoạt động trồng
trọt và chăn ni, có 88,9% có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng/người. Nghiên cứu
cũng chỉ ra 5 nguồn vốn sinh kế mà người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho

thấy, vốn sinh kế nghèo. Nghiên cứu đánh giá tính bền vững sinh kế được chia thành 4
mức: (1) Chưa bền vững; (2) bền vững ở mức thấp; (3) bền vững ở mức trung bình; và
(4) bền vững ở mức cao và có hơn 50% số chỉ tiêu đặt ra là chưa bền vững.

Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) sử dụng mơ hình hồi quy Tobit để
đánh giá 10 nhân tố ảnh hưởng (vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất, trình độ lao
động, đất lúa, đất hoa màu, đất tơm, chỉ tiêu đa dạng hóa sinh kế (%)… đến khả
năng thực hiện đa dạng hóa sinh kế nơng nghiệp.


14
Vũ Đức Công (2019) đã nghiên cứu về: Tăng cường sinh kế cho người dân
tộc thiểu số sống dựa vào rừng ở khu vùng đệm thuộc ban Quản lý rừng ATK Định
Hóa được giao rừng phịng hộ và rừng sản xuất. nghiên cứu đã đánh giá được đúng
hiện trạng về đời sống kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và nghiên cứu đã
chạy hàm tuyến tính hồi quy về 6 nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế (thu nhập) của các
hộ gia đình, như: (Tập huấn kỹ thuật; Diện tích; Lao động; Học vấn và độ tuổi chủ
hộ) là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sinh kế
cho đồng bào tại khu vực nghiên cứu.
Như vậy, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu ở Việt Nam tập
trung đánh giá thực trạng nguồn vốn và làm rõ các tiêu chí bền vững, một số nghiên
cứu đã chứng minh tính đa dạng hóa sinh kế cho chiến lược sinh kế bền vững. Phương
pháp chỉ số gần đây được sử dụng rộng rãi và đa dạng, đặc biệt được sử dụng để đánh
giá sinh kế bền vững xem như là công cụ hữu hiệu và có thể khắc phục những hạn chế
của nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp chỉ số vẫn còn
những hạn chế nhất định như đã nêu ở trên (chưa có các chỉ tiêu và thang đo về đánh
giá sinh kế bền vững rõ ràng, các nhận định đưa ra còn thiếu căn cứ và thiếu độ tin
cậy). Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng chỉ số để đo lường mức độ sinh kế
bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia, hay các Khu bảo tồn ở cấp hộ gia đình.

Vấn đề sử dụng chỉ số để đo lường mức độ sinh kế bền vững ở Việt Nam còn hạn chế.
Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số tổn thương để đánh giá mức bền vững sinh kế, tuy
nhiên khía cạnh đánh giá phản ánh mặt tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng và các
thơng tin thu thập mang tính định hướng. Do vậy, cách tiếp cận này không phù hợp cho
việc đánh giá sinh kế nhiều khía cạnh và nhiều hoạt động sinh kế.
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của khu rừng đặc dụng Cham Chu
Khu rừng đặc dụng Cham Chu được phê duyệt thành lập tại Quyết định
số:1536/QĐ-UBND ngày 21/9/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang. Ngày 21/7/2008
UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số số 408/QĐ-UBND thành lập Hạt Kiểm lâm
rừng đặc dụng Cham Chu trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa giới hành chính 02 huyện (Chiêm


15
Hóa và Hàm Yên), tỉnh Tuyên Quang. Khu rừng đặc dụng Cham Chu có tổng diện tích
tự nhiên là 15.262,3 ha thuộc địa bàn 05 xã: Trung Hà, Hà Lang, Hồ Phú (huyện
o

Chiêm Hố); n Thuận, Phù Lưu (huyện Hàm Yên); có giới hạn từ 22 04’25” đến
o

o

o

22 21’30” vĩ độ Bắc, từ 104 53’27” đến 105 14’16” kinh độ Đơng. Hạt có tư cách
pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Những nhiệm vụ chủ yếu của Hạt gồm: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn huyện

Hàm Yên; thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn lợi tài
nguyên thiên nhiên; tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về tài nguyên rừng; tham gia
giải quyết các tranh chấp về rừng và đất rừng theo quy định… Hạt có trụ sở tại Thôn
4 Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Từ khi thành lập được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền
được thể hiện qua một số chính sách như sau:
* Chính sách của nhà nước và địa phương
Vùng núi trung du nói chung, các vùng có rừng đặc dụng Cham Chu nói
riêng ln nhận được sự ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển. Trong những năm qua hàng
loạt các chương trình chính sách, dự án với nguồn tài chính lớn đã được tập trung
đầu tư hỗ trợ nhân dân theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó trọng tâm là hỗ trợ
phát triển các nguồn sinh kế. Chính sách phát triển hạ tầng cơ sở; đào tạo nghề; cấp
đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt; cho vay vốn phát triển sản xuất; bảo tồn
phát triển văn hoá dân tộc, đặc biệt dân tộc thiểu số; về giáo dục, y tế, văn hóa…
Những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách như sau:
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác
dân tộc;
Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn
2016 - 2020;


×