Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Danh-gia-nang-luc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.45 KB, 3 trang )

Đánh giá năng lực
Nếu như trước đây giáo dục chú trọng việc giúp HS hình thành hệ thống
kiến thức, kĩ năng, thái độ thì hiện nay, điều đó vẫn đúng, vẫn cần nhưng chưa
đủ, đổi mới giáo dục cần phải giúp HS hình thành, phát triển được một hệ thống
phẩm chất, năng lực đáp ứng được các yêu cầu của cơng cuộc đổi mới của đất
nước, của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách
nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy,
trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về
cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục... nhưng đều hướng tới mục tiêu
nhân cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực HS (đức, tài) được
quan tâm nhấn mạnh.
Đánh giá năng lực là quá trình GV tương tác với HS để thu thập các minh
chứng về năng lực và sử dụng các chuẩn đánh giá đã có để đưa ra kết luận về
mức độ đạt hay không đạt về năng lực nào đó của HS 1. Đánh giá năng lực chú
trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng
khác nhau, là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy
học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Đánh giá
năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh
giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao
hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một
mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình
huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ
năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản
thân thu được từ những trải nghiệm bên ngồi nhà trường (gia đình, cộng
đồng và xã hội). Tuy nhiên, đánh giá năng lực có những điểm khác biệt cơ
bản so với đánh giá kiến thức, kĩ năng.
Có thể phân biệt sự khác biệt đó dựa theo bảng dưới đây:
Tiêu chí
Đánh giá năng lực


Đánh giá kiến thức, kĩ năng
Mục đích - Đánh giá khả năng HS vận - Xác định việc đạt được kiến
đánh giá dụng các kiến thức, kĩ năng đã thức, kĩ năng theo mục tiêu của

1.

EricWitty, Barbara Gaston (2008), Competency based learning and assessment, ETITO


học được vào giải quyết vấn
đề thực tiễn của cuộc sống;
- Vì sự tiến bộ của HS so với
chính mình.
Ngữ cảnh - Gắn với ngữ cảnh học tập và
đánh giá thực tiễn cuộc sống của HS.

chương trình giáo dục;

- Đánh giá, xếp hạng giữa những
HS với nhau.
- Gắn với nội dung học tập (những
kiến thức, kĩ năng, thái độ) học
được trong nhà trường.
Nội dung - Những kiến thức, kĩ năng, - Những kiến thức, kĩ năng, thái
đánh giá thái độ ở nhiều môn học, độ ở một môn học cụ thể;
nhiều hoạt động giáo dục và
những trải nghiệm của bản
thân HS trong cuộc sống xã
hội (tập trung vào năng lực
thực hiện);

- Qui chuẩn theo việc HS đó có
- Qui chuẩn theo các mức độ đạt hay không một nội dung đã
phát triển năng lực của HS.
được học.
Công cụ Nhiệm vụ, bài tập gắn với tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong
tình huống hàn lâm hoặc tình
đánh giá huống, bối cảnh thực tiễn.
huống thực.
Thời điểm Đánh giá ở mọi thời điểm của Thường diễn ra ở những thời điểm
đánh giá quá trình dạy học, chú trọng đến nhất định trong quá trình dạy học,
đánh giá trong khi học.
đặc biệt là trước và sau khi dạy.
Kết quả - Năng lực HS phụ thuộc vào - Năng lực của HS phụ thuộc vào
đánh giá độ khó của nhiệm vụ hoặc bài số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay
tập đã hoàn thành;
bài tập đã hoàn thành;
- Thực hiện được nhiệm vụ - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến
khó và phức tạp hơn thì được thức, kĩ năng thì càng được coi là
coi là có năng lực cao hơn.
có năng lực cao hơn.
Bảng 1.2 - So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng2

Dựa vào bảng 1.2. ta thấy, điểm khác biệt giữa đánh giá năng lực so với
đánh giá kiến thức, kĩ năng là ở chỗ đánh giá kiến thức, kĩ năng xem xét việc đạt
kiến thức, kĩ năng của HS theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội
dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu
2

Nguyễn Cơng Khanh, Đào Thị Oanh (2019), Giáo trình KTĐG trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.



hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh
giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào
giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS và kết
quả đánh giá HS phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành
theo các mức độ khác nhau. Thơng qua việc hồn thành một nhiệm vụ trong bối
cảnh thực, GV có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng
thực hiện và những giá trị, tình cảm của HS.
Đánh giá năng lực được dựa trên kết quả thực hiện chương trình của tất cả
các môn học, các hoạt động giáo dục, là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng,
thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh
vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×