Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN trình bày và phân tích về một giá trị văn hóa thể hiện sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.93 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG
-------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài: Trình bày và phân tích về một giá trị văn hóa thể hiện
sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa ở Việt Nam

Mã lớp học phần: HIS1056 8
Giảng viên: Th.S Bùi Thị Bích Ngọc
Sinh viên: Hà Kiều Anh
MSSV: 20030094

Hà Nội, tháng 6, năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cơ Bùi Thị Bích Ngọc vì đã đem
lại những kiến thức bổ ích và thú vị thơng qua 15 tuần học. Cảm ơn cơ vì
đã cung cấp tri thức và hành trang để em có thể hồn thành được bài tiểu
luận cuối kỳ. Bài thi cũng chỉ là một phần, điều quan trọng nhất là cô đã
mang đến cho sinh viên năm nhất chúng em những bài học, kinh nghiệm,
câu chuyện mà ngồi kia khơng bao giờ có được. Giúp chúng em có thể
hiểu về văn hóa, những giá trị ý nghĩa về con người và đất nước Việt Nam.
Cảm ơn cơ vì đã ln đồng hành, tận tình giảng dạy cho chúng em. Cô là
người đã truyền cảm hứng rất nhiều tới em và các bạn sinh viên khác
trong lớp, giúp chúng em gần nhau hơn với những tiết học bổ ích và đáng


nhớ. Cảm ơn cơ vì đã đem ngọn lửa đam mê bất tận của môn học Cơ sở
văn hóa Việt Nam đến với em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô!

1


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG................................................................................................. 3
1. Giới thiệu về Truyện Kiều............................................................................ 3
2. Phân tích sự giao lưu, tiếp biến văn hóa trong văn học Trung Hoa – Việt
Nam................................................................................................................. 4
2.1. Về nội dung Truyện Kiều.......................................................................... 4
2.2. Về bối cảnh Truyện Kiều.......................................................................... 5
2.3. Về nghệ thuật, thể loại Truyện Kiều.......................................................... 5
2.3.1. Nguyễn Du đã hoàn thiện, nâng cấp thể thơ lục bát bắt nguồn từ ca dao
lên trình độ hồn chỉnh..................................................................................... 6
2.3.2. Ngơn ngữ, lối nói dân gian của người Việt được thể hiện thành công
trong Truyện Kiều............................................................................................ 6
2.3.3. Truyện Kiều thể hiện quan niệm sống, phẩm chất của người Việt.........6
2.3.4. Thi liệu mang đầy sắc màu, không gian văn hóa địa phương.................6
III. KẾT LUẬN................................................................................................ 7
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................8
V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................ 9

2



I. MỞ ĐẦU
Từ lâu, Việt Nam được ví như một Đông Nam Á thu nhỏ bởi nơi đây hội tụ những giá trị
văn hóa đến từ nhiều nền văn minh lớn như Trung Hoa, Ấn Độ,... Tuy nhiên, lịch sử đã
chứng minh, qua những lần giao lưu, tiếp biến, hội nhập với các nền văn minh khác, văn
hóa Việt Nam khơng những bị mai một mà cịn được phát triển phong phú và đa dạng
hơn. Một trong những giá trị văn hóa mà dân tộc Việt bấy lâu nay ln tự hào và ca
ngợi, đó chính là Truyện Kiều – kết quả của sự tiếp biến văn hóa với Trung Quốc sau khi
trải qua 1000 năm Bắc thuộc.
Những áng thơ của Truyện Kiều đã để lại cho người dân Việt Nam một dấu ấn khó
phai, những vần thơ ấy đã mang văn học Việt Nam đến với nhiều độc giả trong khu vực
và trên thế giới. Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất cũng như kinh điển nhất của văn
học Việt Nam, nhưng lại là tác phẩm được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Trung Quốc
mang tên Kim Vân Kiều Truyện. Bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu và phân tích sự giao thoa
văn học giữa Việt Nam và Trung Hoa thông qua Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

II. NỘI DUNG
1
.Gii
ớ t
hiu
ệ v
ề Tr
uy
ệnKiu

Truyện Kiều tên gốc là Đoạn Trường Tân Thanh được sáng tác theo thể thơ lục bát
gồm 3.254 câu bởi đại thi hào Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO
công nhận. Truyện Kiều ra đời vào khoảng thế kỷ XIX khi mà văn học Việt Nam phát
triển vượt bậc, là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Có rất nhiều
thuyết về hồn cảnh sáng tác của Truyện Kiều, nhưng thuyết được nhiều người chấp nhận

đó là nhận định của GS. TS Đào Duy Anh – người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã
hội ở Việt Nam dựa trên những gì được ghi chép trong Đại Nam liệt truyện thì Truyện
Kiều có thể được chấp bút vào khoảng cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn (tức là trước khi
Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc). Tới nay, các học giả trong và ngoài nước vẫn đang
đi tìm thời điểm ra đời của Truyện Kiều. Nhưng có một điều mà tất cả các học giả đã và
đang nghiên cứu về Truyện Kiều chắc chắn đó là tác giả Nguyễn Du đã tiếp cận và tiếp
biến cốt truyện của tác phẩm tiểu thuyết gồm 20 chương hồi ‘Kim Vân Kiều Truyện’ ra
đời vào cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác gia thời
nhà Minh, Trung Quốc (Hình 1 – phụ lục hình ảnh).
Tác phẩm kể về cuộc đời đau khổ, đầy thử thách và sóng gió của nhân vật Thúy Kiều,
một người phụ nữ xinh đẹp và tài hoa, phải bán mình để cứu lấy gia đình. Để cứu cha và
em trai khỏi tù vì một vụ án oan, cơ bán mình kết hơn với một người đàn ông trung niên,
không biết rằng anh ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm kĩ nữ trong lầu xanh. Từ đó,

3


Kiều trải qua cuộc sống lưu lạc bon chen tại lầu xanh và sau mười lăm năm, Thúy Kiều
được trở về đồn tụ với gia đình.
Sau khi tác phẩm Truyện Kiều ra đời thì được khắc in và lưu hành rộng rãi, bản in
được xem là bản nôm cổ nhất cho tới thời điểm hiện tại là Bản Kiều Liễu Văn Đường đời
Tự Đức thứ 19 năm 1866. Và sau này có rất nhiều bản Truyện Kiều cả trong lẫn ngồi
nước (hình 3 - phụ lục hình ảnh).

Hình 2. Bản Kiều Liễu Văn Đường năm 1866 do Ban Quản lý di tích Nguyễn Du phát hiện và sưu tầm năm 2004

2.Phâ
nt
í
c

hs
ự gi
a
olu
ư ,t
ip
ế bin
ế v
ănhóat
r
o
ngv
ănhọcTr
ungHoa–Vit
ệ Na
m;
qt
r
ì
nh“Vit
ệ hó
a
”c
ủaTr
uy
ệnKiu

Sau 1000 năm Bắc thuộc, sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Trung Hoa và Việt Nam
vẫn tiếp tục diễn ra, chuyển từ giao lưu văn hóa khơng tự nguyện thành giao lưu văn hóa
tự nguyện. Các triều đại nước Đại Việt bị ảnh hưởng và mơ phỏng mơ hình Trung Hoa rất

nhiều; từ chính trị, kinh tế cho tới văn hóa,... đặc biệt là dưới thời nhà Trần, Nhà Lê,...
Truyện Kiều chính là sự tự nguyện tiếp nhận và tiếp nhận sáng tạo với văn hóa Trung
Quốc giao thoa về mặt văn chương (một trong những thành tố văn hóa). Truyện Kiều
khơng hề vay mượn, bắt chước một cách máy móc, thụ động mà Nguyễn Du có những
thay đổi, sáng tạo theo hướng “dân tộc hóa”.
2
.
1
.Về nộidungTr
uy
ệnKiu

Thứ nhất, về mặt nội dung, Nguyễn Du kế thừa gần như hoàn toàn cốt truyện của Kim
Vân Kiều Truyện, tuy nhiên ông chỉ lấy những sự việc chính, lược bỏ và tóm tắt những
đoạn rườm rà, biến đổi và bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện để phù hợp với hoàn cảnh
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Khi chuyển đổi từ tác phẩm văn xuôi tự sự cổ điển Trung
Quốc sang truyện thơ in đậm sắc thái trữ tình, Nguyễn Du đã thực hiện việc lưa chon các
nhân vật, sự kiện, tình tiết sao cho vẫn đảm bảo được nội dung cốt truyện và lại phải đảm
bảo được mạch thơ, chất thơ âm điệu, vần luật của thể thơ lục bát dân tộc. Có thể nhận ra
một quy luật là Nguyền Du thường lược giản hoặc tóm tắt những chương đoạn thiên về tả

4


thực, kể sự, miêu tả sự kiện; những nhân vật phụ, những đoạn đối thoại dài dòng, những
bài thơ xướng họa, đề vinh, cảm khái...
Ví dụ như việc Tú Bà truyền dạy Kiều “bảy chữ tám nghề” trong Kim Vân Kiều
Truyện được thể hiện trong nhiều trang sách thì Nguyễn Du giản lược chỉ còn những câu:
“Này con học lấy làm lịng
Vành ngồi bảy chữ, vành trong tám nghề”

Nguyễn Du đã lược bỏ đi những đoạn miêu tả chi tiết, phản cảm hay có hại đối với
người đọc, vì trong Kim Vân Kiều Truyện với tâm lý gắn liền với cơ sở văn hóa đơ thị và
đời sống xã hội thi dân phát triển, ông phải biến đổi, lược bỏ để phù hợp với thuần phong
mỹ tục nước ta lúc bấy giờ.
2
.
2
.Về bốicn
ả hTr
uyệnKiu

Về bối cảnh, tại sao lại nói Nguyễn Du tiếp biến Truyện Kiều để phù hợp với hoàn
cảnh sáng tác lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã vận dụng tồn bộ những kinh nghiệm sống
đương thời của mình qua 3 triều đại: Lê, Tây Sơn và Nguyễn để lồng vào một khung cảnh
sống cách điệu và ước lệ là những năm Gia Tĩnh triều Minh bên Trung Quốc. Nguyễn Du
vì sao phải mượn cái vỏ bọc an tồn là cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân? Có thể dễ
dàng thấy ngay rằng: Nếu viết toàn bộ những điều mà Nguyễn Du đã gửi gắm, đã bộc
bạch trong Truyện Kiều vào một cốt truyện xảy ra trong nước, với tên đất, tên người trong
nước, với các chi tiết ghê tởm và khốc liệt về bọn quan tham ô lại từ cấp thấp đến cấp cao
trong nước, về bọn trọc phú và chủ chứa, cờ bạc và lừa đảo trong nước, cả bọn mượn
danh nho sĩ mà thực chất là lũ Sở Khanh trong nước, thậm chí một kiểu người bất đắc chí
với chính sự trong nước mà đứng lên cầm đầu một cuộc khởi nghĩa nông dân như kiểu Từ
Hải, thì chắc chắn Nguyễn Du sẽ bị khép tội chết, mà tác phẩm của ông chắc chắn cũng sẽ
bị thủ tiêu vì dù cho vua Tự Đức dù là người biết trọng văn chương, nổi tiếng là người
“hòa nhã, ham thích thi thư” sau khi đọc tới những câu “phạm thượng” của Kiều hay đoạn
viết về Từ Hải ước lên ngôi vua để dẹp hết những bất công, oan trái đã quát rằng “Kẻ dám
viết những dòng này đáng phải nọc ra mà đánh cho vài trăm roi!”. Đấy là chép lại cốt
truyện Trung Quốc xa xưa kia mà đã thế, cịn nếu nói thẳng ra rằng tâm trạng ấy chính là
những bức xúc cần giải tỏa của người Việt, ở nước Nam, thì chắc Nguyễn Du khơng thốt
khỏi tội “khi quân” mà tác phẩm sẽ bị xếp vào loại “sàm thư” phải bị hủy. Rất nhiều

những cái án văn chương thật hồ đồ triều Nguyễn cũng chỉ xuất phát từ một số câu, chữ
trong một bài văn, bài thơ, bị buộc tội là “phản nghịch” mà bị khép ngay vào tội chết. Đến
cả những bậc cơng thần có tên tuổi lớn của triều Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Lê Văn
Duyệt đều bị khép tội chết cũng chỉ vì những việc vu vơ đó.

5


2
.
3
.Về nghệ t
huật
,t
hể l
oạiTr
uyệnKiu

Về thể loại và nghệ thuật, có lẽ đây là phương diện thể hiện sự “Việt hóa” nhất của
Nguyễn Du. Truyện Kiều được viết theo truyện thơ Nơm lục bát; sử dụng nhiều lối nói
dân gian, thành ngữ, tục ngữ; dùng nhiều từ ngữ thuần Việt, gần gũi với đời sống và
không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang đậm màu sắc, hình ảnh đậm chất văn hóa
Việt.
2.3.1. Nguyễn Du đã hồn thiện, nâng cấp thể thơ lục bát bắt nguồn từ ca dao lên
trình độ hồn chỉnh
Khơng chỉ có sự tiếp xúc, giao lưu từ bên ngồi; mà chính Truyện Kiều cũng thể hiện
sự tiếp biến từ bên trong. Truyện Kiều được quy chuẩn và hoàn thiện hơn những nho sĩ ở
thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI và lục bát Truyện Kiều được xem như là một thứ lục bát
thuần khiết. Với 3254 câu lục bát, Nguyễn Du đã huy động hầu hết các bộ vần trong tiếng
Việt vào tác phẩm. Mỗi câu lục bát trong Truyện Kiều đều đạt đến độ chuẩn mực. Kế thừa

những giá trị đặc sắc của vần điệu, lối nói dân gian trong ca dao, Nguyễn Du đã đưa thể
thơ lục bát đến trình độ đặc sắc và điêu luyện, làm nên một Truyện Kiều đích thực Việt
Nam. Chính nhờ lục bát mà Kiều đã đi vào đời sống, quen thuộc trong mỗi lời ru, trong
những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, văn hoá truyền thống của người Việt một cách tự
nhiên, sâu đậm và bền vững.
2.3.2. Ngôn ngữ, lối nói dân gian của người Việt được thể hiện thành công trong
Truyện Kiều
Nguyễn Du đưa vào tác phẩm những từ láy, điệp từ, thành ngữ, những lời ăn tiếng nói
trong sinh hoạt hàng ngày của người bình dân, xố bỏ hồn tồn sự đơn điệu và tẻ nhạt,
khn thước của văn học Hán ngữ cũng như của văn học trung đại Việt Nam. Cách sử
dụng những thành ngữ “trốn chúa lộn chồng”, “mèo mả gà đồng”, và các xưng hô “con
này”, “phường”, “quân”, “tuồng”, “tao”, “khủng khỉnh làm cao”… đặc sệt ngôn ngữ đời
sống.
2.3.3. Truyện Kiều thể hiện quan niệm sống, phẩm chất của người Việt
Quan niệm về đối nhân xử thế, “trong ấm ngoài êm” làm tiêu chuẩn, tính nhân văn
nhân ái của nhân vật Thúy Kiều, hay đạo làm con, đạo làm người trong xã hội lúc bấy giờ
đã giúp Truyện Kiều đi vào đời sống người dân một cách tự nhiên và các nhân vật trong
truyện như Tú Bà, Sở Khanh,... đã trở thành nhân vật dân gian. Việc đưa vào những yếu
tố này giúp cho Nguyễn Du tạo ra một Thúy Kiều “kiểu Việt Nam” hành động theo hướng
tình cảm, nhân văn chứ khơng phải một cơ Kiều Trung Quốc chủ động, lý trí, mang nặng
tư tưởng Nho giáo như Thanh Tâm tài nhân đã xây dựng.

6


2.3.4. Thi liệu mang đầy sắc màu, không gian văn hóa địa phương
Cảnh sắc thiên nhiên trong mỗi câu Kiều đều mang vẻ đặc trưng của không gian nước
Việt. Từ cảnh bốn mùa xuân hạ thu đông đến việc chọn hình ảnh cây cỏ đặc trưng như
“lê”, “cúc”, “sen”, “đào”, hay không gian ngày xuân như bức tranh lễ hội của Việt Nam
“lễ tết thanh minh”,... Ngôn ngữ đậm chất xứ Nghệ cũng được vận dụng vào những câu

thơ của Truyện Kiều với những từ địa phương như “ả”, “mụ”, “chi”,..

III. KẾT LUẬN
Không phải tự nhiên GS Phong Lê nhận định “Truyện Kiều là tấm danh thiếp văn hóa
của Việt Nam” hay học giả Phạm Quỳnh với câu nói nổi tiếng “Truyện Kiều còn, tiếng ta
còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Truyện Kiều vẫn nằm ở
trong lòng người dân Việt Nam, lay động tâm trí của độc giả khơng chỉ trong nước mà
cịn ở quốc tế. Có thể nói, chưa một tác phẩm nào có thể thấm đẫm tính nhân văn và xã
hội như Truyện Kiều. Truyện Kiều với vị trí là “ tập đại thành của văn học cổ điển nước
nhà” đã tồn tại xuyên suốt với chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc, Truyện Kiều vẫn có một
sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân Việt Nam, bởi nó khơng chỉ là câu chuyện về
văn chương Việt mà cịn là ý thức về bản ngã về văn hóa Việt, bản sắc Việt, tâm hồn Việt.
Có lẽ, trên thế giới chỉ có Truyện Kiều là trường hợp duy nhất mà độc giả đã dùng tác
phẩm để bói cho số phận của mình. Và bản thân tác phẩm đã được quần chúng sử dụng để
trở thành một sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Ta có thể kể đến: bói Kiều, tập Kiều, lẩy
Kiều, đố Kiều, nhại Kiều, vịnh Kiều…hoặc dùng các thể loại phú, văn tế, văn sách, biểu,
từ khúc, ngâm khúc… để viết về Kiều và các nhân vật trong Truyện Kiều (hình 4 – phụ
lục hình ảnh). Ngồi ra, Truyện Kiều cịn được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, chèo,
cải lương… và cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ vẽ nhân vật, cảnh vật trong
tác phẩm này… Khơng chỉ có tầm ảnh hưởng đến ở Việt Nam, Truyện Kiều đã được dịch
và chuyển đổi sang 20 thứ tiếng khác nhau và được cấp Kỷ lục thế giới về tác phẩm được
dịch ra nhiều ngơn ngữ nhất của Việt Nam (hình 5 – phụ lục hình ảnh) và được các bạn
đọc trong khu vực và trên thế giới u mến.
Chính vì vậy, có thể nói, dù là giữ nguyên cốt truyện từ tác phẩm của Trung Hoa,
nhưng Nguyễn Du vẫn có sự biến đổi để phù hợp với văn hóa Việt Nam từ đó Truyện
Kiều trở thành một giá trị văn hóa hàng trăm tuổi sống mãi với mọi thế hệ người dân Việt.
Dù chỉ là sự đánh giá chủ quan, nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du có những thành tựu,
đạt được thành công và chạm tới nhiều độc giả hơn nguyên tác Kim Vân Kiều Truyện; thể
hiện sự giao lưu, tiếp biến văn hóa tự nguyện một cách tích cực và có sáng tạo.
Bài tiểu luận này tác giả tập trung đi làm rõ những điểm tiếp biến văn hóa và các yếu

tố, giá trị văn hóa Việt Nam của Truyện Kiều; không so sánh chi tiết về nội dung và nghệ
thuật vì sẽ dễ nhầm sang phần văn học. Do những hạn chế về mặt thời gian và tri thức nên

7


bài tiểu luận cịn một số thiếu sót, mong nhận được sự đánh giá và đóng góp của giảng
viên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách Khoa, Thúy Hằng, “Phát hiện thêm một bản Kiều Nôm cổ độc đáo”, Thương
hiệu và Pháp luật, 28/09/2020.
2. Truyện Kiều, Wikipedia, truy cập ngày 04/06/2021.
3. Kim Vân Kiều, Wikipedia, truy cập ngày 04/06/2021.
4. Châu Minh Ngọc, “Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, 2015.
5. Nguyễn Huệ Chi(2015), “So sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện”, NCLS.
6. “Khái lược về văn học chữ Nôm ở Việt Nam”, Chữ Nôm Việt Nam, truy cập ngày
06/06/2021.
7. “Đi tìm thể lục bát Việt Nam”, nguồn: vanchuongviet.org. truy cập 05/06/2021.
8. Vương Trọng (2009), "Truyện Kiều và biệt tài sử dụng thành ngữ của Nguyễn Du”,
Báo Văn nghệ Công an online, ngày 24/8/2009.
9. Nguyễn Du (1979), Kiều, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
10. TS Vũ Quỳnh Loan (2015), “Một số nội dung Việt hóa Kim Vân Kiều Truyện thành
Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Tạp Chí Khoa học Đại học Tân Trào.
11. Thái Văn Sinh, “Truyện Kiều và hành trình lan tỏa đến thế giới”, Báo Hà Tĩnh, ngày
25/07/2020.
12. Võ Xuân Quế, “Truyện Kiều đã được dịch ra bao nhiêu ngôn ngữ và bao nhiêu bản
dịch?”, Văn hóa Nghệ An, ngày 15/10/2020.
13. Trần Quốc Vượng (2016), Giáo trình Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB GD Việt Nam.

14. Văn hóa Việt Nam, https://VanhoaVietNamTV/posts/509458332570456/, truy cập
ngày 05/06/2021.
15. Phùng Nguyên (2015), “Truyện Kiều là tấm danh thiếp văn hóa của Việt Nam”

8


16. PGS. TS Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, NXB Thơng tin
và Truyền thơng.
17. Trần Đình Sử (2003), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục Việt Nam
18. Phan Ngọc (2018), Một nhận thức về văn hóa Việt Nam, NXB Thế giới.

V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Nguồn ảnh: Baidu.cn

Một bản “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân

Hình 2: Nguồn ảnh: Bách Khoa, Báo Thương hiệu và Pháp luật
Hình 3: Nguồn ảnh: Internet

Các bản khác nhau của Truyện Kiều

Hình 5: Nguồn ảnh: Báo Người Lao động

9

Hình 4: Nguồn ảnh: Internet

Sự sinh hoạt văn hóa đa dạng từ Truyện Kiều



Bằng chứng nhận của Tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới cấp cho “Truyện Kiều”

10



×