Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận Cơ sở văn hóa: Một giá trị văn hóa thể hiện sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.73 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
──

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài: Trình bày và phân tích định nghĩa văn hóa của Unesco
& về một giá trị văn hóa thể hiện sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa
ở Việt Nam

Mã lớp học phần
Giảng viên
Sinh viên
Mã sinh viên
SĐT
Email

:
:
:
:
:
:

HÀ NỘI, 2021

1


LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn vì đã đem lại những kiến
thức bổ ích và lý thú thông qua 15 tuần học. Cảm ơn thầy đã cung cấp kiến thức và
hành trang để em có thể hồn thành được bài tiểu luận cuối kỳ này. Bài thi cũng chỉ là
một phần, điều quan trọng nhất là thầy đã đem đến cho sinh viên chúng em những bài
học, kinh nghiệm và những câu chuyện thơng qua những tiết học mà ngồi kia khơng
bao giờ có được. Giúp chúng em có thể hiểu về văn hóa, những giá trị ý nghĩa của con
người và đất nước Việt Nam.
Cảm ơn thầy vì đã ln đồng hành chỉ dạy tình giảng dạy cho chúng em. Thầy là người
đã truyền cảm hứng tới em và các bạn sinh viên khác trong lớp, giúp chúng em gần
nhau hơn từ đó mà có những tiết học bổ ích và đáng nhớ. Cảm ơn thầy vì đã đem niềm
đam mê bất tận với bộ mơn Cơ sở văn hóa Việt Nam đến với chúng em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................1
A.

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................3

B.

NỘI DUNG.........................................................................................................................................4
CÂU 1: HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VĂN HĨA CỦA UNESCO...........4
CÂU 2: HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỂ HIỆN SỰ GIAO
LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA Ở VIỆT NAM.................................................................................5
I. KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO NÓI CHUNG.............................................................................5
1.1. Khái niệm nho giáo...................................................................................................................5

1.2. Nguồn gốc ra đời và những tư tưởng chính của nho giáo......................................................5
II. SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM...............................................6
III. NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA NHO GIÁO VỚI VĂN HĨA VIỆT
NAM....................................................................................................................................................6
1.

Mặt tích cực............................................................................................................................6

1.1 Nho giáo đã đặt ra những chuẩn mực đạo đức nhằm nâng cao con người và hoàn thiện
nhân cách con người........................................................................................................................6
1.2, Quan điểm giáo dục..................................................................................................................6
1.3, Các quan điểm cải thiện chính trị............................................................................................6
1.4, Đưa ra quan điểm về quản lý trật tự xã hội.............................................................................7
2, Mặt hạn chế................................................................................................................................7
2.1, Chính trị....................................................................................................................................7
2.2. Kinh tế. Những nhà Nho sĩ chỉ chăm lo học hành, thi cử xa rời thực tế, sản xuất kém phát
triển..................................................................................................................................................7
2.3, Xã hội – văn hoá tư tưởng.......................................................................................................7
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................7
1.Với gia đình...................................................................................................................................7
2.Với xã hội......................................................................................................................................8
3.Với giáo dục..................................................................................................................................8
4. Với văn hóa- đạo đức – tư tưởng................................................................................................8
C.

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2



A. LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là một sản phẩm do con người sáng tạo ra, ra đời từ thuở bình minh của xã
hội lồi người. Văn hố bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần từ những con
đường, kiến trúc đến những phong tục, tập quán, … Tất cả những thứ đó đã trộn lẫn
với nhau tạo nên những điều độc đáo và thú vị của văn hoá.
Lịch sử triết học cổ đại và trung đại kéo dài với sự hình thành và phát triển của các
đế chế và triều đại phong kiến dưới hình thức các tư tưởng và trường phái triết học.
Nổi bật trong số 103 trường phái triết học có Nho giáo, là một trong những trường phái
có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng từ lâu đời của văn hóa Nho giáo. Nho giáo đã
được các tầng lớp thống trị ở Việt Nam sử dụng hơn một nghìn năm với tư cách là hệ
tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong thời kỳ phong kiến
ở Việt Nam, tồn bộ giới trí thức, mặc dù có sự khác biệt về chính trị và văn hóa, đều
coi mình là tín đồ của Nho giáo và lấy tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo làm kim chỉ nam
cho suy nghĩ và hành động.
Nho giáo từ khi vào Việt Nam đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống và xã hội Việt Nam. Do có nhiều nét tương đồng về văn hóa và hồn
cảnh sống, Nho giáo dễ dàng được chấp nhận, phát triển rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh
hưởng trong xã hội Việt Nam cho đến ngày nay.

3


B. NỘI DUNG
CÂU 1: HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VĂN HĨA CỦA
UNESCO
Theo UNESCO: “Văn hố hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt của yếu tố tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc cảm quyết định tính cách của

một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hố bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hố đem loại cho con người những khả
năng suy xét bản thân. Chính văn hố làm cho chúng ta trở thành những nhân vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ
văn hoá mà con người thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một đáp án
chưa hồn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng
mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản
thân”. Văn hố là tổng thể nói chung của giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Văn hoá vừa là nền tảng, động lực và kết quả của sự phát triển con
người. Văn hoá bao gồm rất nhiều lĩnh vực và đặc biệt mang tính xã hội. Mơi
trường để văn hóa tồn tại, hình thành cũng như chủ sở hữu, chủ nhân tạo ra văn hóa
là một cộng đồng, một tập thể xã hội chứ không phải một cá nhân đơn lẻ.
Theo quan niệm của UNESCO, có 2 loại di sản văn hố. Thứ nhất đó là di
sản văn hố vật thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, nhà sàn, … Thứ hai đó là di
sản văn hố phi vật thể, nó là các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của
văn hoá được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, bao gồm cả âm nhạc, văn
chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi thức, phong tục tập quán, … Cái
vật thể và phi vật thể gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí
con người.

CÂU 2: HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỂ
HIỆN SỰ GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO NÓI CHUNG
1.1. Khái niệm nho giáo.

4


Nho giáo là một tôn giáo hay là một học thuyết có hệ thống và có phương pháp,

dạy Nhân đạo, nghĩa là dạy đạo làm người trong gia đình và ngồi xã hội.
Nho giáo hay cịn được gọi là đạo Nho hay Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết
học xã hội, giáo dục và chính trị do Khổng Tử sáng lập và được phát triển bởi các
đệ tử của ơng trên khắp nơi với mục đích tạo ra một xã hội tốt đẹp với những con
người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo nên một cơ sở thành nền móng vững
chắc để phát triển đất nươc.
1.2. Nguồn gốc ra đời và những tư tưởng chính của nho giáo.
Cơ sở của Nho giáo hình thành từ thời Tây Chu, với sự đóng góp của Chu Công.
Vào thời Xuân Thu là thời biến động lớn. Lúc đó, Trung Quốc bị xé nhỏ thành hàng
trăm tiểu quốc nhỏ, tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau. Nhằm cứu vãn trật tự xã
hội lúc bấy giờ, KhổngTử hay Khổng Phụ Tử (551-479 TCN) đã dựa vào các tư tưởng
của Chu Công xác lập nên Nho Giáo, xác lập lại trật tự xã hội và đặt con người vào các
giai tầng khác nhau, để tôn vinh và khẳng định địa vị của giai cấp thống trị. Chính vì lẽ
đó mà sau này người đời coi ông là người sáng lập ra Nho giáo
Những tư tưởng chính của nho giáo đựơc các học trò của Khổng Tử phát triển và
lưu truyền qua các thế hệ, nó được thể hiện qua các phương diện sau:
 Về vũ trụ và thế giới tự nhiên: Khổng Tử tin có trời. Nhưng đối với ông,
trời sinh ý chí, ý trời là thiên mệnh bất khả xâm phạm. Ông đã hợp nhất
trời đất vào một thể.
 Về đạo đức: đạo của Nho gia là quy luật biến hóa, tiến hố của trời đất, vạn
vật, đạo của con người chính là nhân nghĩa. Nho giáo đặc biệt quan tâm
đến vấn đề đạo đức của con người, đức gắn liền với đạo.
 Về chính trị xã hội, một xã hội không loạn lạc cũng là xã hội có trật tự. Đây
là lý do tại sao ơng tổ Nho giáo đã mong ước lập một tổ chức xã hội mà ở
đó có sự phân chia có trên.
 Về nhân thức luận: Khổng Tử quan tâm đến giáo dục vì theo ơng, giáo dục
để nâng cao nhân tính của con người.
II. SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, nho giáo có từ rất lâu đời. Kể từ khi bị xâm lược và sát nhập vào Trung
Quốc, từ thời nhà Hán, nho giáo đã du nhập vào Việt Nam. Đến thế kỉ XV, sau khi Lê

Lợi chiến thắng quân Minh (1428) nhà nước Lê đã trao cho nho giáo vị trí độc tơn và
5


nó trở thành học thuyết chính thống của nhà nước vào thời Lê Thánh Tơng thịnh trị, nó
đạt đến mức toàn thịnh. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX nho giáo vẫn giữ vai trị chủ đạo.
Nhưng nói chung nho giáo có ảnh hưởng đến nước ta về rất nhiều mặt có cả tích cực và
hạn chế.
III. NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA NHO GIÁO VỚI
VĂN HĨA VIỆT NAM
1. Mặt tích cực
1.1 Nho giáo đã đặt ra những chuẩn mực đạo đức nhằm nâng cao con người và
hoàn thiện nhân cách con người.
 Đạo Khổng là quy luật biến hóa, tiến hố của trời đất, vạn vật.
 Nhân nghĩa: nhân là lòng thương giữa con người.
 Đức thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người ở tâm hồn ý thức.
 Quan điểm ngũ luân: quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn.
Năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1.2, Quan điểm giáo dục.
 Bằng cách tạo ra các trường học, Nho giáo hướng con người vào việc rèn đức
luyện tài, cải tạo nhân tính.
 Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, mở đường cho sự phát triển của khoa học
và nghệ thuật
 Mục tiêu và phương pháp giáo dục.
- Mục tiêu: học để có ích cho đời, hồn thiện nhân cách, rèn luyện đạo đưc
- Phương pháp giáo dục: theo thời khóa biểu đúng với tâm sinh lý.
1.3, Các quan điểm cải thiện chính trị.
 Thuyết về chính danh: người hồn thành bổn phận của mình, ở vị trí của mình,
mỗi ngườt sống trong xã hội đều có vị trí của mình đều có trách nhiệm và nghĩa
vụ.

 Thuyết lễ trị: lễ là cơ sở của một xã hội có tổ chức, đảm bảo sự phân biệt rõ rang
giữa bề trên và bề dưới.

6


1.4, Đưa ra quan điểm về quản lý trật tự xã hội.
 Dựa vào Nho giáo chế độ phong kiến duy trì và củng cố quyền lực, điều hành xã
hội một cách ổn định.
 Thực hiện thuyết chính danh; chủ trương ủng hộ cho xã hội có trật tự.
 Đảm bảo ton trọng nguyên tắc công bằng xã hội
2, Mặt hạn chế.
2.1, Chính trị.
 Chế độ phong kiến dựa vào Nho giáo khắc nghịêt chặt chẽ trong quan hệ tam
cương ngũ thường.
 Nho giáo ở vị trí độc tơn trong thời phong kiến đã khiến cho bệnh khuôn sáo
giáo điều phát triển mạnh trong tư tưởng giáo dục và khoa học.
 Nho gia thể hiện các nguyên tắc; lý thuyết chính danh, tất cả phải có tơn ti trật
tự, làm đúng bổn phận của mình.
2.2. Kinh tế.
Những nhà Nho sĩ chỉ chăm lo học hành, thi cử xa rời thực tế, sản xuất kém phát triển.
2.3, Xã hội – văn hoá tư tưởng.
 Nho giáo đề cao tư tưởng thiên mệnh, bổn phận và lễ nghĩa, cấp dưói phải phục
tùng cấp trên.
 Nho giáo mang tính hai mặt, nhứng yếu tố xen kẽ giữa các yếu tố vô thần và
duy tâm tơn giáo. Học thuyết của nó là cải lương duy tâm
 Giới hạn vai trò của phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tam cương ngũ
thường, phân biệt đẳng cấp.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Với gia đình.

Gia đình Việt Nam kế thừa được những giá trị tích cực của Nho giáo về gia đình
để xây dựng nên gia đình mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Việc xây dựng
thành công gia đình mới có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế
và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì gia đình là nền tảng ổn định xã hội, tạo
điều kiện phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước, gia đình cịn là nơi lưu giữ truyền thống

7


văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, là nơi cung cấp những cơng dân có tài, có đức cho đất
nước.
Mặt khác, cũng cần lưu ý ra những quan niệm sai trái của Nho giáo trong gia đình
như tư tưởng nam quyền, trọng nam khinh nữ…vẫn còn tồn tại trong một số gia đình
hiện ngày nay. Những tư tưởng ấy này đã làm hạn chế sự phát triển của xã hội, vì vậy
chúng ta cần phải loại bỏ và lên án nó trong xã hội để xây dựng một xã hội văn minh,
tiên tiến hơn.
2.Với xã hội.
Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng tích cực trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Đảng và Nhà nước dựa vào những nhân tố tích cực của Nho giáo
để xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội tự nhiên mà Nho giáo đã tạo ra nhiều thuận lợi.
3.Với giáo dục.
Kế thừa tính tiến bộ theo quan điểm của nho giáo về giáo dục đó là tinh thần học
tập. Với Nho giáo, dạy dỗ cũng là tu dưỡng đạo đức. Học trước hết là hiểu đạo làm
người. Chúng ta không thể phủ nhận những tư tưởng tiến bộ của nho giáo trong giáo
dục và càng phải phát huy tốt hơn nữa. Học tập để trở thành những con người có ích,
có tri thức để xây dựng đất nước mình ngày càng giàu đẹp.
4. Với văn hóa- đạo đức – tư tưởng.
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp mà Nho giáo để lại, phê phán những tư tưởng
lạc hậu và những thủ tục mê tín dị đoan. Nho giáo tồn tại và phát triển hàng nghìn năm

trong xã hội phong kiến đã để lại cho đất nước ta hệ thống di sản văn hóa phong phú
như cung đình lăng tẩm…và những tư tưởng đạo đức tiến bộ của Nho giáo vẫn còn tồn
tại trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải phê phán những tư tưởng
lạc hâụ bảo thủ mê tín dị đoan vẫn tồn tại trong một số bộ phận xã hội ngày nay.

8


C. KẾT LUẬN
Có thể nói, Nho giáo đã có ở nước ta rất lâu đời, ảnh hưởng của Nho giáo khơng
chỉ dừng lại trong qua khứ, mà cịn ảnh hưởng đến hiện tại và cả tương lai. Chúng ta
không thể phủ nhận những tư tưởng tiến bộ trong Nho giáo, đến tương lai sau này
chúng ta vẫn còn phải tiếp thu những tiến bộ đó. Mặc dù nho giáo cũng có những mặt
tích cực đối với việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta nhưng không tránh khỏi
những mặt tiêu cực đã và đang là nhân tố hạn chế sự phát triển văn hoá ở nước ta, nhất
là ở nông thôn Việt Nam
Ngày nay cả nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt của đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Mặc dù Nho giáo khơng cịn ảnh hưởng nhiều đến đời
sống của chúng ta như xưa nhưng nó vẫn cịn hiện diện bám sát chúng ta và đem lại
cho chúng ta nhiều bài học cả tích cưc và tiêu cực. Chúng ta cần phải biết chắt lọc, tiếp
thu và phát triển tư tưởng của Nho giáo để giải quyết các vấn đề về gia đình, về mối
quan hệ cá nhân và xã hội, phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐHQGHN. (2021, 12 29). Retrieved from />C1987/N13636/Nho-giao-trong-tuong-lai-van-hoa-Viet-Nam.htm
Doãn, P. Đ. (1998). Một số vấn đề về nho giáo Việt Nam. NXB Hà Nội.
Hậu, N. H. ( 03/2005). Đại Cương Triết Học Việt Nam. Nxb Thuận Hóa.
Hượu, T. Đ. (1999). Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại . Nhà xuất bản Giáo dục.

Kim, T. T. (2001). Đại Cương Triết Học Trung Hoa Nho Giáo. NXB Văn Hóa Thơng Tin.
Kim, T. T. (2019 ). Nho Giáo. NXB Thế Giới .

9


10



×