Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tiểu luận xây dựng pháp luật một số vấn đề thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm đảm bào chất lượng đáp ứng yêu cầu bảo về quyền lợi ích nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.68 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN ĐIỀU KIỆN
Môn

:

Giảng viên :
Họ và tên

Lý luận Nhà nước và Pháp Luật
GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

:

Lý Thái Lan

:

21062043

Vũ Thảo Linh

:

21062055

Đỗ Quốc Khánh

:



21062039

Hồng Bảo Khánh

:

21062103

Nguyễn Ngân Anh

:

21062099

Trương Minh Trang

:

21062089

Nguyễn Phương Hà My

:

21062063

Trình Nguyễn Quang Minh

:


21062061

Nguyễn Phương Thuỳ Dương

:

21062019

Hà Nội, 2021


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA

MỤC LỤC
CÂU 1: XÂY DỰNG PHÁP LUẬT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO
VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH NHÂN DÂN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC ..................................................................................................3
A. SƠ ĐỒ VỀ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO LUẬT
BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2015 .............................3
B. TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ
HẠN CHẾ SAU ĐÂY TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TRONG NỘI
DUNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY:
CHỒNG CHÉO, MÂU THUẪN, TRÙNG LẶP, NHIỀU LỖ HỔNG PHÁP LUẬT;
TÍNH ỔN ĐỊNH THẤP, NHIỀU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHƯA PHÙ HỢP
CUỘC SỐNG, TÍNH KHẢ THI THẤP .......................................................7
C. AN TỒN PHÁP LÝ TỪ PHƯƠNG DIỆN CHẤT LƯỢNG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG VIỆC

BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÁP LÝ CHO CÁC CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC, LIÊN
HỆ VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT. ............................................10

CÂU 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN – YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA ...............14
A. CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN .............14
B. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC ĐẾN Ý THỨC VÀ
HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, LIÊN HỆ
THỰC TIỄN HIỆN NAY .......................................................................16
C. ĐIỀU KIỆN, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT CỦA CÁC CÁ NHÂN, LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY ........20
D. THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC GIỚI HẠN QUYỀN, TỰ DO CON NGƯỜI
VÀ CÔNG DÂN ..................................................................................21

2


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
Câu 1: Xây dựng pháp luật – Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp khắc phục
hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích nhân
dân và phát triển đất nước
A. Sơ đồ về các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 2015
Theo Điều 4, Chương I, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015,
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm 15 loại
1. Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia và có hiệu lực pháp lý cao nhất
trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam. Hiến pháp do chính Quốc hội –
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Hiến pháp quy định những vấn

đề cơ bản nhất của quốc gia như: tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người,
quyền và nghĩa vụ của công dân, hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hố, xã hội, khoa học, cơng nghệ, an ninh, quốc
phịng.
2. Bộ luật, luật, nghị quyết Quốc hội
Bộ luật và luật Quốc hội do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết
định ban hành. Luật của Quốc hội quy định những vấn đề cơ bản quan trọng trong
các lĩnh vực như đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của đất nước, quyền con người, quyền công dân (theo Hiến pháp là do luật
định), tội phạm và hình phạt, trưng cầu dân ý, cơ chế bảo hiến; quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ thuế, các chính sách về văn hố, giáo dục, y tế, khoa học, cơng nghệ,
mơi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia,….
Nghị quyết Quốc hội được ban hành để quy định kế hoạch phát triển kinh
tế, xã hội, các chính sách về dân tộc, tơn giáo, tài chính, tiền tệ quốc gia; đối
ngoại, quốc phịng, an ninh, dự tốn và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn
điều ước quốc tế, quy định chế độ làm việc và thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội khác.

3


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên
tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nghị quyết và pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy
định chính sách cụ thể về xây dựng bộ máy hành chính nhà nước; hướng dẫn,
kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của các cơ quan cấp trên; bảo
đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật; quy định các chính sách về văn hố, dân
tộc, tôn giáo, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, quốc phịng, an ninh và các

chính sách về tiền tệ, ngân sách nhà nước; bảo vệ quyền con người, quyền công
dân; chống tham nhũng; phê duyệt các điều ước quốc tế và hướng dẫn thi hành
những vấn đề pháp luật quy định.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước là văn bản quy phạm pháp luật do
chính Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành. Chủ tịch nước ban hành lệnh tổng
động viên, lệnh đẻ công bố luật, nghị quyết của Quốc hội hay pháp lệnh, nghị
quyết của Quốc hội. Quyết định dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể để
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đồn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết điều khoản, điểm được giao
trong luật, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các biện pháp thực hiện chính sách
kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc,
tơn giáo, văn hố, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế
độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền và nghĩa vụ của công dân và
các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành để quy định biện pháp lãnh
đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước, chế
4


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương, biện pháp
chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động
trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà
nước và quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban
hành để hướng dẫn các Tòa án trong hệ thống áp dụng thống nhất pháp luật.
8. Thơng tư của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư
liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
quyết định của Tổng Kiểm tốn nhà nước
Thơng tư của Chánh án Tồ án nhân dân tối cao để quy định việc quản lý
tổ chức các Toà án nhân dân và các Toà án quân sự và các vấn đề khác do Luật
Tổ chức Tồ án nhân dân và luật khác có liên quan quy định.
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành để quy
định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có
liên quan quy định.
Thơng tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định về chi
tiết, điều khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những biện
pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành
nghị quyết để quy định về chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy
5


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện các chính sách, bi ện
pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ

quan nhà nước cấp trên, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách,
quốc phòng, an ninh ở địa phương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản,
điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
biện pháp thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách,
quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị
quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết
định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật
khác có liên quan.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là cấp huyện)
Hội đồng Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các nghị quyết để thực hiện
những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như biện pháp về quốc phòng, an ninh,
dân tộc, tôn giáo, giáo dục, ngân sách, môi trường, văn hố, thể thao, kế hoạch
hóa gia đình, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, phịng chống tham nhũng, bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nước cấp trên phân cấp và phân cấp nhiệm vụ cho cơ quan cấp dưới, giám
sát và biện pháp về việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
6



Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn
đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao như xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách về ngân sách, nông nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hố, thể
thao, cơng nghệ hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ
quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương
và các biện pháp về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã)
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn quy định biện pháp
đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, phịng chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách về ngân sách, biện pháp để đảm
bảo việc tuân theo Hiến pháp và luật pháp.
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
UBND cấp xã chỉ được ban hành Quyết định dưới dạng là văn bản quy
phạm pháp luật để quy định những vấn đề được luật giao.
Þ Căn cứ theo tính chất và hiệu lực pháp lý, các văn bản trên đây còn được
phân thành: văn bản luật và văn bản dưới luật.
• Văn bản luật gồm Hiến pháp, luật, bộ luật; do Quốc hội ban hành; có hiệu
lực pháp luật cao hơn các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật không
được trái với văn bản luật.
• Văn bản dưới luật gồm các văn bản quy phạm pháp luật còn lại, do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục nhất định,
có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật. Vì vậy, các văn bản dưới
luật phải tuân theo văn bản luật.
B. Trình bày nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số hạn chế sau
đây trong hoạt động xây dựng và trong nội dung các văn bản quy
phạm pháp luật của nước ta hiện nay: chồng chéo, mâu thuẫn, trùng

7


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
lặp, nhiều lỗ hổng pháp luật; tính ổn định thấp, nhiều quy định pháp
luật chưa phù hợp cuộc sống, tính khả thi thấp
Những khó khăn đã và đang tồn tại trong hoạt động xây dựng và trong nội
dung của các văn bản quy phạm pháp luật như: chồng chéo, mâu thuẫn, trùng
lặp,... đã gây ra khơng ít khó khăn trong việc tạo nên một luật hồn chỉnh, cơng
bằng.
1. Ngun nhân
a. Ngun nhân khách quan:
• Nguồn nhân lực nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất
khó khăn, phức tạp của hoạt động xây dựng pháp luật.
• Các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật chưa đầy đủ, nhất là về tổ chức,
bộ máy, biên chế và kinh phí.
• Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên
quan về tổ chức thi hành pháp luật còn chưa đồng bộ, hiệu quả.
• Những vấn đề nảy sinh trong điều kiện mới đã dẫn tới sự bất cập trong hệ
thống pháp luật hiện hành.
b. Nguyên nhân chủ quan:
• Do nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan còn chưa đúng đắn, vẫn cịn
trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo chưa tuân thủ đầy đủ quy trình xây
dựng văn bản pháp luật.
• Việc lấy ý kiến về dự thảo văn bản, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của văn bản cịn hình thức, chưa hiệu quả, chưa triệt để…
• Những đổi m ới về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL trong
thời gian qua, nhất là về đánh giá tác động của chính sách, tác động của
văn bản, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học chưa được
phát huy đầy đủ trong thực tiễn.

• Việc chậm văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vẫn cịn đã gây
ra khơng ít khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.
8


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
• Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong xây dựng một số văn bản
QPPL vẫn chưa chặt chẽ.
• Cơ chế giải trình, bảo vệ quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo về nội
dung chính sách trong dự án luật cịn chưa hiệu quả.
• Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận công chức chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn, nhất là về tính chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích,
dự báo, xây dựng chính sách, áp dụng pháp luật.
2. Giải pháp
• Khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành
mới các văn bản QPPL.
• Tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL
theo Luật Ban hành văn bản QPPL, đảm bảo chặt chẽ, khoa học, chuyên
nghiệp.
• Chú trọng việc rà soát kỹ lưỡng các quy định pháp luật hiện hành liên quan
trước khi ban hành quy định mới.
• Cần tăng cường huy động trí tuệ xã hội trong quá trình xây dựng chính
sách, pháp luật…
• Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ
cương trong công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
• Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơng tác kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn
bản QPPL; tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật.
• Triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong
tiếp cận pháp luật, qua đó nâng cao năng lực hiểu và thực thi pháp luật.
• Tăng cường việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh

nghiệp, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp về vướng mắc, bất cập trong
thực thi chính sách, pháp luật.

9


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
C. An toàn pháp lý từ phương diện chất lượng văn bản pháp luật và trách
nhiệm nhà nước pháp quyền trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho
các cá nhân và tổ chức, liên hệ vào một số lĩnh vực pháp luật.
1. An toàn pháp lý từ phương diện chất lượng văn bản pháp luật
An toàn pháp lý là nguyên tắc bảo đảm cho cá nhân, tổ chức chống lại các
hệ quả bất lợi về mặt pháp lý, đặc biệt là liên quan đến sự thiếu chặt chẽ hay sự
phức tạp của các quy phạm pháp luật cũng như chống lại các thay đổi thường
xuyên và tùy tiện của pháp luật.
Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Văn bản pháp luật mang tính bắt
buộc, thể hiện ý chí của nhà nước và đảm bảo tiêu chí đề ra. Văn bản pháp luật
có nhiều ưu điểm, đảm bảo tính thống nhất tồn diện, khách quan trong việc nhận
thức và vận dụng pháp luật. Tuy vậy, văn bản pháp luật có tính khái qt hóa cao
nên trong nhiều trường hợp khó vận dụng vào các tình huống đa dạng của cuộc
sống và nhiều quy định pháp luật còn lạc hậu , khơng phù hợp thực tiễn.
Các tiêu chí để đánh giá chất lượng văn bản pháp luật:
a. Tiêu chí chính trị
Thứ nhất, văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng cộng sản.
Thứ hai, văn bản pháp luật phải phù hợp với nguyện vọng, ý chí, lợi ích
của nhân dân.
b. Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp
Văn bản pháp luật phải hợp pháp: đúng thẩm quyền ban hành; đúng căn cứ

pháp lý, có nội dung hợp pháp; tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây
dựng, ban hành cũng như quản lý văn bản; tuân thủ đúng những quy định của
pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày.
Văn bản phù hợp với Hiến pháp: văn bản pháp luật phải phù hợp với các
quy định cụ thể, nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Hiến pháp.

10


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
c. Tiêu chí về tính hợp lý: Nội dung phù hợp với thực tiễn, đảm bảo kỹ
thuật trình bày
d. Tiêu chí về tính thống nhất của hệ thống pháp luật: Sai sót, những mâu
thuẫn của các dự án, dự thảo đang trong giai đoạn soạn thảo sẽ dễ dàng
chỉnh sửa hơn và hạn chế gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội cũng như
cá nhân, tổ chức
Có thể nói, pháp luật hiện diện mọi lúc mọi nơi, để xác lập bảo vệ, bảo đảm
quyền, tự do, lợi ích chính đáng của con người, trật tự và sự phát triển của xã hội.
Đó cũng chính là vai trị, mục đích điều chỉnh của pháp luật, điều này ngày càng
trở thành tiêu chí đánh giá pháp luật ở phần lớn các quốc gia, trong đó có nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Số lượng văn bản pháp luật bùng nổ, đôi khi các quy
định pháp luật chồng chéo lên nhau, mâu thuẫn dẫn đến pháp luật đánh mất hiệu
quả điều chỉnh xã hội vốn có của nó. Các tiêu chí đánh giá văn bản pháp luật ra
đời như một lá chắn để đảm bảo an toàn pháp lý.
2. Trách nhiệm nhà nước pháp quyền trong việc bảo đảm an toàn pháp
lý cho các cá nhân và tổ chức
Nhà nước pháp quyền là nhà nước chủ chương nhấn mạnh tầm quan trọng
về nhiệm vụ của pháp luật với đời sống giữa nhà nước và xã hội, tất cả được thành
lập, diễn ra trong cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, văn minh
cùng các nguyên tắc chủ quyền của nhân dân; được phân công , kiểm sát dưới

quyền lực của nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền tự do cá nhân, cơng
bằng, bình đẳng trong tồn xã hội.
Nhà nước pháp quyền có thể được hiểu như một kiểu mô thức, chuẩn mực
trong tổ chức quyền lực của nhà nước. Nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền
là sợi dây liên kết giữa Nhà nước và pháp luật: nhà nước thi hành trên pháp luật
,gói gọn trong khuôn khổ pháp luật và phục tùng pháp luật (yêu cầu mặt hình
thức); pháp luật của nhà nước pháp quyền không đơn thuần là kiểu pháp luật tự
do mà phải là pháp luật bao hàm các thuộc tính nội tại buộc phải tuân thủ (yêu

11


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
cầu mặt nội dung). Một trong những nội dung mà pháp luật ưu tiên đảm bảo là
an toàn pháp lý cho toàn bộ chủ thể pháp luật.
Hệ quả của mơ hình nhà nước pháp quyền là dẫn đến việc phát triển liên
tục của hệ thống pháp luật. Nhằm ngăn chặn sự gia tăng các hệ quả tiêu cực của
hiện tượng lạm phát quy phạm pháp luật, bằng quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền nguyên tắc “an tồn pháp lý” đã được hình thành. Mơ hình nhà nước pháp
quyền được xây dựng giúp bảo đảm tốt hơn nữa sự an toàn của mọi người , nhất
là khi phải cạnh tranh trực tiếp với sức mạnh của nhà nước.
Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền Việt Nam nêu
rõ:
• Nhà nước có phải tơn trọng, thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm nhân quyền,
dân quyền; đồng thời phát huy tính dân chủ trong đời sống nhà nước.
• Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ thùa nhận, đề cao và đảm bảo quyền con
người ở tất cả những lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Hiến
pháp 2013 quy định về việc hạn chế quyền con người:“Quyền con người,
quyền cơng dân chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,

đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2 - Điều 14)
Trách nhiệm của nhà nước pháp quyền trong việc đảm bảo an tồn pháp lý
cho các nhân, tổ chức cịn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều
kiện bảo đảm khác gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … Mọi điều kiện nêu
trên có sự bắt buộc thông qua pháp luật, phải được thể hiện dưới hình thức pháp
luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, hiện thực hóa trên quy mơ tồn xã hội.
Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là
bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
Thành công của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ,
đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân
chủ của mình thơng qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
12


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
An toàn pháp lý là một trong hai yếu tố hiến định được phái sinh từ nguyên
tắc nhà nước pháp quyền.
3. Liên hệ vào một số lĩnh vực pháp luật
Khi đại dịch COVID 19 đang bùng phát, Chính phủ đã đưa ra Chỉ thị 16,
theo đó nếu người dân ra đường trong thời gian địa phương áp dụng Chỉ thị 16
mà khơng có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng về hành vi "Không
thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có
nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế". Thực tế, đã có nhiều
người bị xử phạt do ra đường đi mua những hàng hóa hay thực hiện các dịch vụ
khơng thiết yếu. Khi đó, ơng Trần Lê Hữu Thọ - Phó chủ tịch phường Vĩnh Hồ,
người đã nói “bánh mì khơng phải lương thực, thực phẩm thiết yếu” với người
thanh niên ra đường mua túi bánh mì và nước lọc gây xôn xao dư luận. Theo
thông báo của Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hịa: “Ơng Trần Lê Hữu Thọ, Phó
Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hịa, đã nhận thức không đầy đủ, dẫn tới xử lý
cứng nhắc, không đúng tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ khi làm

nhiệm vụ kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19; có thái độ, ứng xử thiếu chuẩn
mực đối với người dân trong thực thi công vụ, gây bức xúc trong dư luận nhân
dân.
Bên cạnh đó, đại dịch tồn cầu khiến cho nền kinh tế đất nước bị ngưng trệ,
nhiều hàng quán đến nay vẫn chưa được hoạt động lại, doanh thu gần như khơng
có. Theo đó người dân, chủ hàng quán, chuyên gia cho rằng việc TP Hà Nội cấm
hàng quán tại "vùng cam" phục vụ tại chỗ trong bối cảnh hiện nay khơng cịn
nhiều ý nghĩa khi người dân vẫn phải đi qua “vùng cam” mới có thể đến quận có
cấp độ dịch thấp hơn để ăn. Cùng với việc phủ kín vacxin cho tồn dân thì đã đến
lúc Hà Nội nên cho phép các hàng quán mở cửa bn bán trở lại. Như vậy, nhà
nước cần có những quy định mới phù hợp với thời điểm diễn biến dịch hiện tại
để vừa có thể đảm bảo an tồn trong phòng chống dịch bệnh vừa cho phép hoạt
động kinh doanh của cá nhân, tổ chức.

13


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
Nhiều văn bản pháp luật chồng chéo được nhà nước chỉ thị vào đời sống thực
tế không những khơng bảo đảm được quyền lợi, lợi ích cơng bằng của cá nhân,
tổ chức mà còn dễ khiến cho người dân vi phạm pháp luật . Vậy nên trách nhiệm
nhà nước pháp quyền ở đây cần ban hành văn bản pháp luật rõ ràng, phù hợp với
tình hình thực tiễn và thống nhất hệ thống pháp luật để có thể vận dụng vào đời
sống thực tế của công dân.
Câu 2: Thực hiện pháp luật của cá nhân – yếu tố tác động và điều kiện đảm bảo
thực hiện pháp luật trong bối cảnh hiện nay ở nước ta
A. Các hình thức thực hiện pháp luật của cá nhân
1. Thực hiện pháp luật của cá nhân
a. Định nghĩa
• Là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành

phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không được làm
trái với khuôn khổ mà pháp luật đã đề ra.
• Là một hành động có tính chủ động, được tiến hành bằng m ột thao tác nhất
định nhưng cũng có thể là một hành động mang tính bị động, tức là khơng
tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
b. Đặc điểm
• Thực hiện pháp luật của cá nhân là hành vi hợp pháp của chủ thể pháp luật.
• Thực hiện pháp luật được thực hiện bởi nhiều chủ thể với nhiều hình thức
khác nhau.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
a. Tuân thủ pháp luật
• Là một hành vi thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm
chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đốn của pháp luật.
• Ví dụ: Một người khơng sử dụng ma túy, khơng tàng trữ chất cấm… thì
người đó đang tuân thủ pháp luật.
14


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
b. Thi hành pháp luật (Chấp hành pháp luật)
• Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Cá nhân pháp luật
chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.
• Ví dụ: Cơng dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng thuế cho nhà nước, khai
báo y tế khi ra khỏi vùng dịch… thì người đó đang thi hành pháp luật.
c. Sử dụng pháp luật
• Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Đây là
khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử
dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.
• Ví dụ: Cán bộ Uỷ ban nhân dân chấp nhận cấp giấy đăng kí quyền sở hữu
đất cho ơng A.

d. Áp dụng pháp luật
• Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà
nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp
luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quy định pháp luật cụ thể.
• Ví dụ: Cảnh sát giao thơng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với người đi vào đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm khi tham
gia giao thơng đường bộ.
• Một số đặc điểm của áp dụng pháp luật:
P Là hành động mang tính quyền lực nhà nước.
P Là hành động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy
định cụ thể.
P Là hành động mang tính sáng tạo.
P Là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.
Thực hiện pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống hàng ngày
và đối với hầu hết mọi người, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ nhiều hướng khác nhau với những mức
15


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
độ khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta rất
đa dạng và phức tạp, có thể nhìn nhận chúng dưới góc độ tác động bên trong và
tác động bên ngồi.
B. Các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến ý thức và hành vi pháp
luật của cá nhân ở nước ta hiện nay, liên hệ thực tiễn hiện nay
Thực tiễn pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống hàng ngày và
đối với hầu hết mọi người, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ nhiều hướng khác nhau với những mức độ
khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức và hành vi pháp luật ở Việt Nam rất

đa dạng và phức tạp, có thể nhìn nhận chúng dưới góc độ tác động bên trong và
tác động bên ngoài.
1. Các yếu tố bên trong
a. Trình độ văn hóa của chủ thể
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Trình độ dân
trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp.
• Tích cực: với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp
luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt.
• Tiêu cực: với những người trình độ văn hóa thấp, điều đó sẽ ngược lại, họ
sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật.
Theo thống kê năm 2019, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 là
97,65% nhưng trong đó tỷ lệ người dân tộc biết chữ chỉ đạt 93,44%. Nghĩa là so
với số dân năm 2019 là 96,46 triệu người thì nước ta vẫn có khoảng hơn 2 triệu
người mù chữ và chủ yếu là các dân tộc ít người. Trình độ văn hóa thấp, họ ít tiếp
thu được các chuẩn mực xã hội m ới, trong đó có pháp luật. Do không biết chữ
nên họ không thể tự đọc các văn bản luật, chỉ được tiếp thu qua hình thức truyền
miệng. Từ đó dẫn đến việc khơng hiểu được sâu sắc hoặc hiểu sai bản chất của
văn bản luật, gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp luật của họ và thậm chí
là dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.
b. Yếu tố tâm lý
16


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý cũng
đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với cơng tác thực hiện
pháp luật. Truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc Việt Nam đã được tạo nên
từ lối sống, từ tập quán sản xuất và sinh hoạt lâu đời.
• Tích cực: Tạo nên sự đồn kết, đồng lịng, nhất trí, tương trợ, giúp đỡ, động
viên lẫn nhau trong những lúc khó khăn… là cơ sở hình thành nên giá trị

đời sống tinh thần của người dân. Thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật
tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì khơng muốn mang tiếng xấu với người thân,
làng xóm.
• Tiêu cực: nhiều người dân có suy nghĩ “chín bỏ làm mười”, biết người thân
phạm tội mà khơng nỡ tố giác… gây khó khăn cho công tác điều tra, quản
lý xã hội và các hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật.
Những ngày gần đây, dư luận Việt Nam xơn xao và xót xa trước vụ việc
bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành dẫn đến tử vong. Theo một số nguồn tin thì chính
cha của bé đã thờ ơ, khơng khai báo trước sự việc. Ngày 04/01/2022, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố
vụ án hình sự về việc khởi tố bổ sung vụ án “Giết người” và “Che giấu tội phạm”;
đồng thời có Quyết định bổ sung khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội
“Giết người” và có Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Kim
Trung Thái (cha của bé) về tội “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm” để
điều tra theo quy định của pháp luật.
c. Phong tục tập quán và lối sống
Cũng như các yếu tố khác, phong tục tập quán cũng có tác động hai m ặt
đến việc thực hiện pháp luật.
• Tích cực: những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước
sẽ được nhà nước đảm bảo và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật.
Giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục tốt đẹp của dân tộc ta, Đảng và nhà
nước đã công nhận ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ, cho phép người
17


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
lao động được nghỉ chế độ hưởng nguyên lương, khuyến khích xây dựng đền
Hùng trở thành di sản văn hóa thế giới.
• Tiêu cực: cũng có những phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào trong
tiềm thức, suy nghĩ, lối sống, cách hành xử của người dân ta từ bao đời

nay, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật cần hạn chế và bài
trừ.
Một ví dụ tiêu biểu là vấn đề trọng nam khinh nữ, chỉ có con trai mới được
nối dõi tơng đường, thờ cúng tổ tiên… đã khiến khơng ít gia đình bất chấp pháp
luật cố tình sinh con thứ 3, dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính. Thật đáng
buồn khi điều này thậm chí cịn xảy ra trong chính những gia đình Đảng viên,
cơng chức nhà nước.
2. Các yếu tố bên ngoài
a. Sự phát triển kinh tế xã hội
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển
kinh tế xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở
mỗi vùng miền khác nhau, do đó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện
pháp luật ở nước ta.
• Tích cực: kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật
mới có điều kiện và khả năng được thực hiện. Điều kiện văn hóa xã hội,
giáo dục phát triển khơng ngừng, mở rộng đã làm cho trình độ dân trí
chuyển biến đáng kể, tư duy và tầm nhìn của người dân được cải thiện, đặc
biệt là tư duy pháp lý. Người dân có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện
thông tin đại chúng như internet, tivi, sách báo… để hiểu pháp luật hơn, dễ
dàng tìm kiếm thơng tin pháp luật để thi hành và tuân theo pháp luật một
cách đúng đắn.
• Tiêu cực: kinh tế kém phát triển, cuộc sống của người dân bất ổn định,
nghèo đói dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan, người dân trở
nên thờ ơ trước pháp luật, biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật.
b. Hệ thống pháp luật
18


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
Bản thân pháp luật sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các

chủ thể thực hiện pháp luật. Song, bên cạnh đó chính các mặt, các khía cạnh khác
nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực
hiện pháp luật.
• Tích cực: Một hệ thống pháp luật tồn diện, có khả năng đáp ứng được đầy
đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng, đồng bộ
không chồng chéo, mâu thuẫn và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã
hội của đất nước sẽ giúp người dân thực hiện pháp luật tốt hơn. Pháp luật
chính là đời sống xã hội được khái quát và nâng lên thành luật thông qua
hoạt động lý trí và ý chí của con người. Vì vậy, sự thống nhất, toàn diện,
đồng bộ, phù hợp với các văn bản pháp luật, đạo luật là vô cùng quan trọng,
đảm bảo cho hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
• Tiêu cực: trong thực tiễn xây dựng pháp luật nước ta, nhiều văn bản pháp
luật được ban hành, thậm chí cả Hiến pháp chưa phù hợp với quy luật phát
triển khách quan của xã hội, chưa đồng bộ và thống nhất. Nhiều văn bản
pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí là thay thế bằng
văn bản khác. Vì nếu để ngun khơng những khơng thực hiện được mà
cịn gây thiệt hại cho nhân dân, cho đất nước.
c. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động thực hiện
pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật.
• Tích cực: một đất nước có mơi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận
lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của nhân
dân.
• Tiêu cực: một đất nước bất ổn về chính trị sẽ khiến người dân hoang mang,
lo lắng, dao động… dẫn đến thực hiện pháp luật khơng tốt.
Điển hình như những cuộc xung đột nội bộ ở Myanmar kéo dài suốt từ năm
1948 đến nay dẫn đến tình trạng nội chiến liên miên, việc thực hiện pháp luật trở
19



Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
thành một điều không được coi trọng. Còn ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân
dân đồng lòng, thống nhất đã đưa đất nước phát triển, cuộc sống của người dân
được cải thiện trở nên ấm no, hạnh phúc hơn.
C. Điều kiện, giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật
của các cá nhân, liên hệ thực tiễn hiện nay
Củng cố hệ thống chế tài xử phạt cơng bằng-nghiêm minh-khơng bỏ sót,
khơng để xảy ra hiện tượng xin xỏ, đi cửa sau khi vi phạm pháp luật.
Nhà nước đã áp dụng công nghệ kỹ thuật “camera giám sát” để tiến hành
“phạt nguội” các hành vi vi phạm pháp luật. Điều này khẳng định mọi hành vi vi
phạm đều phải được xử lý và làm gương cho xã hội.
Năm 2020, Chính phủ ra Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt
đối với người uống rượu, bia lái xe rất cao so với nghị định trước đó. Hơn hết,
Chính phủ khẳng định phải xử lý nghiêm và không chấp nhận việc “xin xỏ, đi
cửa sau” cho các hành vi vi phạm. Đây là hành động kiên quyết của Nhà nước
trong việc đảm bảo an tồn giao thơng và trật tự xã hội. Tại thời điểm này số
trường hợp điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia giảm mạnh,
số tai nạn do rượu bia cũng giảm thể hiện sự tích cực của biện pháp này.
Phổ cập những kiến thức cơ bản về pháp luật hay thực hiện pháp luật để nâng cao
hiểu biết của người dân về hành vi của mình.
Người dân phải được giáo dục về pháp luật để hiểu và kiểm soát những
hành vi của bản thân, tránh gây ảnh hưởng đến cộng động. Ví dụ, số lượng tù
nhân ở Hà Lần rất thấp do cách người dân được giáo dục và tiếp cận với pháp
luật. Bất kì ai phạm tội ở đây cũng sẽ bị phạt tiền và đồng thời phải tham gia
chương trình giáo dục pháp luật để họ hiểu và khơng mắc lại sai lầm đó nữa. Việt
Nam nên áp dụng cách giáo dục bắt buộc để nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Ngồi ra có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các
thơng tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân trên các trang thơng tin
điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa

án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…
20


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
Thông tin pháp luật hay các văn bản quy phạm pháp luật cần nêu rõ ràng,
dễ hiểu để mọi người đều nắm bắt được. Cần có các bài báo chính thống, phương
tiện truyền thơng thơng cáo về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm
thông tin đến người dân, nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung
cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật.
D. Thực hiện nguyên tắc Giới hạn quyền, tự do con người và công dân
- Nhận thức, thực hành nguyên tắc Giới hạn quyền, tự do con người
và công dân.
- Liên hệ thực tiễn Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới trong
phòng chống dịch COVID-19.
1. Nguyên tắc giới hạn quyền trong Hiến pháp Việt Nam
Quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 mới đúng tên của
nguyên tắc: “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng”.
Þ Đây là thử thách lớn đối với Việt Nam, không chỉ nhắm đến hệ thống y tế
của đất nước mà cịn tác động rõ đến các chính sách, hệ tư tưởng đường lối
của Đảng và Nhà nước.
Þ Đây là những biểu hiện rõ ràng nhất của việc nâng cao quyền con người ở
Việt Nam. Lòng yêu nước kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và
Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Dù nhiều đợt dịch bùng phát
nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban bí thư, cùng với sự
chỉ đạo của các sở, ban ngành thực hiện giãn cách xã hội nhằm kiểm tra và
ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Hiến pháp 1946: chưa xác l ập nguyên tắc chung về giới hạn quyền và ở

hầu hết các quyền cụ thể đều không xác định giới hạn quyền, tuy vậy cũng có
một số quy định về quyền đã thể hiện tư tưởng về giới hạn quyền.
Hiến pháp 1959: chưa xác l ập nguyên tắc chung về giới hạn đối với các
quyền công dân nhưng ý niệm về giới hạn quyền được thể hiện ở quyền sở hữu
21


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
đất. Cùng với quyền sở hữu, đối với một số quyền khác, Hiến pháp năm 1959
cũng thể hiện tư tưởng về sự giới hạn quyền. Đó là các quyền bầu cử và ứng cử,
quyền được bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được xét xử công khai, quyền
được bào chữa của bị cáo,..
Hiến pháp 1980: nguyên tắc giới hạn quyền cũng chưa được quy định với
tính cách là nguyên tắc chung của chế định này. Nhưng cũng tương tự như Hiến
pháp năm 1959, đối với quyền sở hữu tài sản của cá nhân (hoặc của tập thể), Hiến
pháp xác định giới hạn của việc Nhà nước trưng mua, trưng dụng, trưng thu có
bồi thường đối với tài sản của cá nhân (hoặc của tập thể). Hiến pháp năm 1980
nhấn mạnh hơn về lý do hạn chế quyền: “khi thật cần thiết vì lợi ích chung”.
Ngồi quyền sở hữu, Hiến pháp năm 1980 cũng thể hiện sự giới hạn đối với một
số quyền khác. Đó là các quyền tự do ngơn luận, báo chí, quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,...
Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): nguyên tắc giới hạn quyền
chưa được ghi nhận một cách trực diện. M ặc dù vậy, quy định giới hạn quyền
trong các bản Hiến pháp trước tiếp tục được thể hiện trên tinh thần kế thừa, phát
triển cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó Hiến
pháp cịn thể hiện sự giới hạn quyền bằng các quyền cụ thể như quyền sở hữu,
quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại, tố cáo,..
2. Ứng dụng COVID 19
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người
trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và đã được cộng

đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát huy là yếu tố
quan trọng góp phần vào thành cơng của cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam những
năm qua, đặc biệt là trong thời kì dịch bệnh khó khăn của đất nước.
Việt Nam đã và đang có những hành động thiết thực nhất trong việc nỗ lực
phòng chống đại dịch COVID-19 của Đảng và Nhà nước Việt Nam và toàn thể
người dân trong thời gian vừa qua. Ngày từ khi bùng phát dịch bệnh, việc chống
dịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc với phương châm “Chống dịch
22


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
như chống giặc”, bên cạnh đó cịn nhấn mạnh dù có thiệt hại về kinh tế thì vẫn
phải bảo đảm sức khỏe của người dân “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xử lý với đại dịch
viêm đường hơ hấp cấp thành cơng nhất. Có thể thấy rằng, trong bối cảnh đại dịch
bùng phát một cách phức tạp ở các quốc gia trên thế giới, Đảng, Nhà nước cùng
tồn thể người dân đã có gắng hết mình về việc bảo đảm quyền con người, trong
đó là quyền được sống của chính người dân đang sinh sống và học tập tại Việt
Nam (bao gồm cả người nước ngoài), không chỉ vậy, những người Việt Nam đang
làm việc và học tập tại nước ngoài cũng được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm sâu
sắc.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta có những hành động hỗ trợ tích cực đối
với bạn bè quốc tế bằng việc cung cấp nhiều thiết bị, vật tư y tế. Ngoài ra, trên
tinh thần đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó
khăn, Việt Nam đã dành một phần nguồn lực: khẩu trang vải kháng khuẩn, quần
áo bảo hộ, lương thực thực phẩm, đồng thời cũng chia sẻ những kinh nghiệm,
biện pháp đẩy lùi dịch bệnh đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Không phân biệt đối xử là một trong những nguyên tắc cốt lõi của luật nhân
quyền quốc tế. Việc kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị bệnh, chẳng những
khơng phịng, chống có hiệu quả dịch bệnh, mà cịn có thể làm trầm trọng thêm

bệnh, nhất là nguy cơ có thể lây lan ra cộng đồng, vì sự giấu bệnh của người mắc
bệnh, do lo tiết lộ thông tin cá nhân của người nhiễm bệnh sẽ bị cộng đồng xa
lánh, kỳ thị và bị phân đối xử. Bị mắc COVID-19 khơng có nghĩa là người đó bị
hạ thấp giá trị hơn bất kỳ ai khác. Với chủ trương nhân đạo, Đảng và Nhà nước
ln có những chính sách hỗ trợ quan tâm đến người nước ngồi ở Việt Nam, dù
có mắc bệnh hay khơng thì cũng được coi trọng như người dân sống tại Việt Nam
được bảo đảm sinh hoạt bình thường, an tồn và giám sát, chăm sóc y tế, hoặc có
những chuyến bay cho họ về Việt Nam và thực hiện cách ly theo quy định. Đối
với khách du lịch nước ngồi tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương
không phân biệt đối xử đối với khách du lịch và có biện pháp xử lý với trường
23


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
hợp phân biệt đối xử, đồng thời thực hiện nghiêm công tác khai báo y tế tại các
cơ sở lưu trú và cơ sở kinh doanh dịch vụ có người nước ngồi du lịch để bảo vệ
sức khoẻ của người đó.
Trên thế giới, tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng nhân quyền
Liên hợp quốc diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ (14/9/2020), Cao ủy Liên hiệp quốc về
quyền con người Michelle Bachelet nhận định “Thế giới hiếm khi phải đối mặt
với cú sốc toàn cầu, tồn diện và phức tạp như Covid-19” và “Khơng cịn nghi
ngờ gì nữa, vi-rút Corona là một phép thử đối với các nguyên tắc, giá trị và tính
nhân văn”.
Cụ thể, ở Hoa Kỳ, các nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong đại dịch
được đề ra như sau:
• Right to life and duty to protect life - Quyền sống và nghĩa vụ bảo vệ sự
sống
• The right to health and access to health care - Quyền về sức khỏe và quyền
được chăm sóc sức khỏe
Tóm lại, quyền con người trong đại dịch COVID-19 cịn gặp nhiều bất cập,

gây khó khăn cho chính quyền Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, reo rắc
mối lo ngại tiềm ẩn cho con người trong tương lai. Tuy vậy, có thể thấy chính
phủ và người dân các nước đang nỗ lực không ngừng để loại bỏ những nguy cơ
đe dọa đến sự an nguy của con người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO:
• Hội, Q. (2015). Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số:
80/2015/QH13.
• GS. TS. Hồng Thị Kim Quế (2015). Giáo trình lý luận nhà nước và pháp
luật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
• />
24


Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA
• />• />• />• />• />• />•
• />%E1%BB%81_an_to%C3%A0n_ph%C3%A1p_l%C3%BD_trong_nh%
C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ph%C3%A1p_quy%E1%BB%81n

25


×