Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Noi_thuong_minh_02b4c5893c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.78 KB, 12 trang )

TUẦN 7
“NỖI THƯƠNG MÌNH”
(Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du


“NỖI THƯƠNG MÌNH”
(Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du

I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn “Nỗi thương mình” được trích từ câu 1229
đến câu 1248 của kiệt tác “Truyện Kiều”.
- Đoạn trích diễn tả cuộc sống và nỗi niềm thương
thân xót phận của Kiều trước cảnh sống ở lầu xanh.


2. Bố cục đoạn trích
Đoạn 1 (4 câu đầu): Cảnh sống của Kiều ở
lầu xanh
Ba đoạn

Đoạn 2 (8 câu tiếp) : Tâm trạng, nỗi niềm
của Kiều trong cảnh sống ở lầu xanh
Đoạn 3 (8 câu cuối): Thái độ, tâm tình của
nàng Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở lầu xanh


II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh sống ở lầu xanh (4 câu đầu)


- Cảnh sống ở lầu xanh: xô bồ, nhộn nhịp
- Bút pháp ước lệ:
+ Nghệ thuật ẩn dụ:“Bướm, ong” chỉ những người đàn
ông háo sắc
Vốn là “ong bướm lả lơi” đã được Nguyễn Du tách
hai từ (ong bướm, lả lơi) để tạo thành cặp tiểu đối:
bướm lả/ ong lơi → tơ đậm, nhấn mạnh, gây cảm giác
xót xa hơn về thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ


+“Cuộc say”, “trận cười” diễn tả việc chìm đắm triền
miên của khách trong những thú vui chốn lầu xanh.
“lá gió cành chim” chỉ cảnh sống người kĩ nữ phải
tiếp khách bốn phương.
+ Điển tích: “Tống Ngọc – Trường Khanh” chỉ kẻ đa
tình, ăn chơi phong lưu...
+ Tiểu đối:
Tiểu đối trong bốn chữ:
Bướm lả/ ong lơi; lá gió/cành chim
Tiểu đối trong từng câu thơ:
Cuộc say đầy tháng / trận cười suốt đêm;
Sớm đưa Tống Ngọc / tối tìm Trường Khanh


* Bút pháp ước lệ giúp Nguyễn Du miêu tả cảnh sống
thực của Kiều ở lầu xanh
* Thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông, yêu quý
của Nguyễn Du đối với nhân vật.



2.Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ở lầu
xanh (8 câu tiếp theo)
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.”
+ Thời điểm: Sau những cuộc say đêm thâu, Kiều đối
diện với chính mình, sống thật với lịng mình nhất.
+ Nhịp thơ 3/3, 2/4/2 + Điệp từ “mình” + Từ láy “xót
xa” + hai từ “giật mình”
→tâm trạng ngậm ngùi, thương thân, xót phận của
Thúy Kiều.....
→ Nỗi thương mình của Kiều biểu hiện sự tự ý thức của
con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại. Đó là
ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân.....


“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
+ Câu hỏi tu từ và câu cảm thán, điệp từ “sao” diễn tả
tâm trạng chồng chất đau thương của Kiều.
+ Bút pháp đối lập: quá khứ >< hiện tại
• Quá khứ: “Phong gấm rủ là” → cuộc sống êm đềm,
hạnh phúc
• Hiện tại: “tan tác như hoa giữa đường”, “dày gió
dạn sương”, “bướm chán ong chường” → bị vùi
dập, cuộc sống đầy tủi nhục...
→ sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự
thay đổi thân phận của Thúy Kiều



“Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.”

→ tâm trạng chán chường của Kiều: trong cuộc sống
“làm vợ khắp người ta”, Thúy Kiều chỉ thấy nhục nhã,
trơ lì, vơ cảm, chứ chẳng hề thấy một chút gì vui thú…
* Tám câu thơ là lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều,
thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục giày vò khi bị rơi vào
chốn bùn nhơ, qua đó cũng cho ta thấy tấm lịng nhân
đạo u thương con người bao la của Nguyễn Du….


3. Thái độ, tâm tình của nàng Kiều trước cảnh sắc, thú
vui ở lầu xanh (8 câu còn lại)
- Cảnh thiên nhiên (phong, hoa, tuyết, nguyệt) và cảnh
sinh hoạt tao nhã (cầm, kì, thi, họa) được miêu tả bằng
bút pháp ước lệ.
-Tâm trạng của Kiều: đau khổ, tủi nhục, thương xót cho
thân phận nên thờ ơ, gượng gạo, chán chường, khơng
hề cảm thấy vui vẻ gì


“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”
 Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: người
buồn → cảnh “đeo sầu”, “có vui đâu”
→ Ngoại cảnh nhuốm màu tâm trạng
bút pháp tả cảnh ngụ tình...
“Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó, mặn mà với ai?”
“Vui gượng”: gượng ép, gượng gạo, không muốn vui
mà đành phải vui vì nàng khơng tìm được tri âm
=> nét đẹp tâm hồn, ý thức về nhân phẩm của Kiều


III. Tổng kết
1. Nội dung
Nỗi thương thân xót phận và ý thức cao về nhân
phẩm của Thúy Kiều
 giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp uớc lệ tượng trưng, đối xứng, điệp từ,
điệp ngữ,…
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×