Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

So sánh sự giống nhau và khác nhau về hệ tư tưởng, nguồn luật, và nghề luật của dòng họ pháp luật civil law, common law và islam law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.73 KB, 19 trang )

download by :


Đề bài: So sánh sự giống nhau và khác nhau về hệ tư tưởng, nguồn
luật, và nghề luật của dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam
Law. Trên cơ sở đó, bình luận về sự ảnh hưởng của các dịng họ pháp luật
chính trên thế giới tới hệ thống pháp luật Việt Nam (nếu có).

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dòng họ pháp luật Civil Law
1.2. Dòng họ pháp luật Common Law
1.3. Dòng họ pháp luật Islam Law
Chương II: SO SÁNH CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT: CIVIL LAW,
COMMON LAW VÀ ISLAM LAW
2.1. Giống nhau
2.1.1. Về hệ tư tưởng
2.1.2. Về nguồn luật
2.1.3. Về nghề luật
2.2. Khác nhau
2.2.1. Về hệ tư tưởng
2.2.2. Về nguồn luật
2.2.3. Về nghề luật
Chương III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CHÍNH
TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

download by :



PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới có nhiều hệ thống, dịng họ pháp luật khác nhau cùng
tồn tại. Trong số đó, có ba dịng họ pháp luật lớn và điển hình phải kể đến là
Civil Law, Common Law và Islam Law. Mỗi hệ thống pháp luật có những
đặc điểm, đặc trưng khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng
trong những mặt nhất định.
Việc xác định sự tương đồng hay khác biệt ở những khía cạnh khác
nhau giữa các dịng họ pháp luật trên có vai trị vơ cùng quan trọng. Điều
này là cơ sở để tìm hiểu và có cái nhìn khách quan, tổng quan hơn về các
dịng họ pháp luật trên thế giới. Cùng với đó, việc tìm hiểu và so sánh ba
dòng họ lớn này cũng là cơ sở cho thấy sức ảnh hưởng của chúng đến với
hệ thống pháp luật của Việt Nam, giúp pháp luật Việt Nam có thể tham khảo
và học hỏi từ các dịng họ pháp luật lớn, bổ sung những khiếm khuyết còn
tồn tại và tạo nên một hệ thống pháp luật hiệu quả, hồn hảo hơn.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dịng họ pháp luật Civil Law
Civil Law là tên tiếng anh của Luật châu Âu lục địa, là một hệ thống pháp
luật thịnh hành nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa Châu Âu như Hà
Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Italia…, phần lớn các nước châu Phi,
hầu hết các nước Mỹ Latinh và một số nước phương Đơng trong đó có Nhật
Bản. Nó cịn được gọi với cái tên khác là Dân luật hay luật Đức - La Mã.
Civil Law có nền tảng bắt nguồn từ pháp luật của một số nước lục địa châu
Âu. Trong đó, pháp luật của Pháp là quan trọng nhất, đồng thời có ảnh hưởng lớn
nhất tới các quốc gia khác có cùng hệ thống pháp luật này. Dịng họ Civil Law có
nền tảng là luật La Mã cổ đại (khoảng 1-250 sau Công nguyên), cùng với một số
ảnh hưởng từ giáo luật. Đôi khi, tại một số quốc gia, luật được điều chỉnh và bổ
sung phù hợp theo phong tục tập quán, văn hóa của quốc gia đó. Civil Law đặt

1


download by :


trọng tâm chính vào quyền tự do cá nhân và ủng hộ sự hợp tác, trật tự và
khả năng dự đoán.
Ngày nay, các học giả luật so sánh cho rằng hệ thống Civil Law có thể chia
thành 3 nhóm. Thứ nhất, nhóm Civil Law của Pháp tồn tại ở Pháp, Tây Ban Nha
và các nước thuộc địa cũ của Pháp. Thứ hai, nhóm Civil Law của Đức tại Đức,
Áo, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hy Lạp, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thứ ba, nhóm Civil của
những nước Scandinavia thuộc Đan Mạch, Thụy Điển, Ailen, Na Uy, Phần Lan.

Civil Law là một hệ thống tồn diện đầy đủ, được hệ thống hóa bằng văn
bản rõ ràng, dễ tiếp cận gồm 3 bộ luật: luật Thương mại, luật Dân sự, luật Hình
sự. Bộ luật này được coi là hoàn chỉnh, là kết quả của việc cung cấp đầy đủ
các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lý và
thực thi công lý. Các quy định đã được hệ thống hóa nổi bật với những điều
luật cụ thể, các quy tắc ứng xử được tạo bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ
quan tối cao khác. Bên cạnh đó, tuy Civil Law là một hệ thống chủ yếu lập
pháp nhưng vẫn có chỗ cho cơ quan tư pháp điều chỉnh các quy tắc theo sự
thay đổi, nhu cầu mới của xã hội, bằng cách giải thích và luật học sáng tạo.

Nhìn chung, dịng họ pháp luật Civil có các đặc điểm chính sau đây:
(1) Chịu ảnh hưởng lớn từ luật La Mã;
(2) Phần chia thành công pháp và tư pháp;
(3) Coi trọng lí luận, được xem như sản phẩm của trí tuệ bác học;
(4) Trình độ hệ thống và pháp điển hóa cao;
(5) Luật thành văn là hình thức thơng dụng và phổ biến, khơng

khuyến khích phát triển, áp dụng tiền lệ pháp.

1.2. Dòng họ pháp luật Common Law
Dòng họ pháp luật Common Law hay cịn có tên gọi khác là dịng họ
pháp luật Anh - Mỹ hay thơng luật, là hệ thống pháp luật lớn thứ hai trên thế
giới. Common Law ra đời tại Anh, sau này được phát triển ở Mỹ và các
quốc gia thuộc địa của hai quốc gia này.
2

download by :


Nguồn gốc pháp luật chủ yếu của dòng họ pháp luật Common Law dựa trên
nền tảng pháp luật Anh cổ hay còn gọi là luật Anglo - Saxong với những tập quán
được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng. Từ con đường thuộc địa hóa của
hồng gia Anh mà, dòng họ này đã lan khắp châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, châu Á,
hình thành nên hệ thống Common Law. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của nó là khác
nhau và có thể chia làm hai nhóm. Thứ nhất là nhóm quốc gia chưa có cuộc sống
văn mình khi bị Anh xâm chiếm như Úc, Newzealand… với hệ thống pháp luật rất
giống pháp luật Anh. Thứ hai là nhóm các quốc gia Anh tranh giành được hoặc
được chuyển nhượng, đã có sẵn nền văn minh như Bắc Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ…
Dòng họ pháp luật này được phát triển từ những tập quán và coi trọng tiền
lệ. Nó thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp, coi án lệ như một nguồn luật chính thức.
Điều này đem đến cho hệ thống Common Law sự cởi mở, gần gũi với thực tế,
mang đầy tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy luật pháp.
Nhìn chung, dịng họ pháp luật Common Law có những đặc điểm chính sau:
(1) Hệ thống pháp luật bất thành văn, luật trực thuộc ít, coi trọng án lệ
(2) Thẩm phán đóng vai trị quan trọng trong việc sáng tạo, phát

triển các quy phạm pháp luật.
(3) Không phân biệt luật công và luật tư.
(4) Là lịch sử của các quyết định tư pháp, là cơ sở đánh giá sự


việc trong tương lai.
(5) Có chế định ủy thác.
(6) Có sức ảnh hưởng lớn, rộng khắp nhưng khơng đồng đều.

1.3. Dòng họ pháp luật Islam Law
Dòng họ pháp luật Islam Law (luật Hồi giáo) là một dòng họ luật lớn
trong hệ thống pháp luật thế giới, có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi. Vì
vậy, tư tưởng trung tâm cua nó tn phục ý chí và luật lệ của thượng đế.
Dịng họ Islam Law có nguồn luật chính là luật Shari’ah, dựa trên tư tưởng
về nghĩa vụ con người, tuy nhiên vẫn có chỗ cho khái niệm pháp luật nhờ sự công

3

download by :


nhận những ranh giới nhất định đối với bổn phận (là điều có thể gánh vác được
của mỗi người do thượng đế trao cho) và sự quy định cụ thể các quyền cá nhân.

Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước, mà
giống như một luật giáo hội tại các nhà thờ, mang tính tơn giáo của những
người theo đạo. Có thể thấy, các quốc gia thuộc dịng họ Islam Law khơng
có sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Luật Shari’ah là luật do thánh
Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho mọi thời đại,
nên theo đó, nhà nước, pháp luật và tơn giáo là một.
Dịng họ Islam Law thể hiện ý chí của thượng đế nên điều chỉnh hầu
hết các lĩnh vực của đời sống bên cạnh việc đề cập đến những vấn đề nhà
nước quan tâm. Dù khơng mang tính cưỡng chế nhưng Islam law vẫn được
bao trùm trong hệ thống các tập quán với học thuyết về nghĩa vụ.

Nhìn chung, dịng họ Islam Law có những đặc điểm cơ bản sau:
(1) Tính chất lỗi thời của nhiều chế định, vụn vặt và không hệ thống hóa.
(2) Khó phân biệt quy định pháp luật và quy định tôn giáo.
(3) Quy định cả những vấn đề cá nhân mà nhiều hệ thống pháp

luật khác không điều chỉnh.
(4) Về nguyên tắc, Islam Law chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa

người theo đạo Hồi với nhau, còn với người ngồi thì dùng pháp
luật Nhà nước.
(5) Chú trọng lĩnh vực dân sự.

Chương II: SO SÁNH CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT: CIVIL LAW, COMMON
LAW VÀ ISLAM LAW
2.1. Giống nhau
Cả 3 dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam Law đều là các
dòng họ pháp luật lớn trên thế giới. Chúng có sức ảnh hướng nhất định đối với
từng khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới. Theo bản đồ hệ thống pháp
luật dưới đây, có thể thấy rõ sự phổ biến của ba dòng họ pháp luật này.

4

download by :


Hình 1: Các hệ thống pháp luật trên thế giới (Nguồn: vozForums)
Chú thích: ☐ Civil Law

☐ Common Law


☐ Islam Law

2.1.1. Về hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm có tính chất
khoa học, lý luận về pháp luật, phản ánh pháp luật một cách sâu sắc dưới các
khái niệm và phạm trù khoa học. Civil Law, Common Law, Islam Law đều chịu ảnh
hưởng nhất định từ các bộ luật đi trước, được ban hành nhằm thực hiện quyền
lực của nhà nước, điều hành, quản lý xã hội ở một mức độ nhất và bảo vệ lợi ích
cho giai cấp. Chính vì vậy, các dòng họ pháp luật này đều mang bản chất giai cấp,
bản chất xã hội, được bảo đảm thực hiện và có tính quy phạm phổ biến.

2.1.2. Về nguồn luật
Theo TS Nguyễn Thị Hồi, nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các
chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở xây dựng, ban hành và giải thích pháp
luật, đồng thời áp dụng vào giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Theo
đó, các nguồn pháp luật cơ bản gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp,
tiền lệ pháp, các học thuyết pháp lý, các nguyên tắc pháp luật. Có thể thấy, ở cả ba
dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam Law đều có những nguồn pháp
luật cơ bản trên. Tuy Islam Law không coi trọng các nguồn luật cơ bản

5

download by :


đó nhưng vẫn có chỗ cho chúng nhằm mục đích lấp đầy những khoảng
trống và thể chế hóa các quy định của luật pháp (án lệ trong Islam Law
được gọi là Qiyas, có vai trị bổ trợ cho Kinh Qu'ran và Kinh Sunna).
Sự tương đồng này xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển của
các dịng họ pháp luật này đều dựa trên cơ sở lý luận pháp luật. Chúng

được xây dựng cùng với quá trình hình thành và phát triển của các hoạt
thuyết nghiên cứu pháp luật đối với dịng họ Civil Law, thơng qua thực tiễn
xét xử các vụ án cụ thể đối với Common Law và học thuyết tôn giáo, giáo
điều, luật thần thánh đối với hệ thống Islam Law.
2.1.3. Về nghề luật
Có thể thấy, về nghề luật, dòng họ Common Law, Civil Law và Islam Law
đều có thẩm phán và luật sư, dù vai trị của họ có sự khác biệt trong từng bộ luật.

Luật sư là người có kiến thức pháp luật, thơng thạo nghề nghiệp để có
thể cung cấp, giúp đỡ cho khách hàng của mình. Đây là một nghề mang
tính chất dịch vụ, gắn liền với số phận con người với vai trò và trách nhiệm
hết sức cao cả và nặng nề. Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho con người, đồng thời tơn trọng, bảo vệ sự thật và pháp luật.
Về thẩm phán, hay còn gọi là quan tòa, là người thực hiện quyền xét xử
chính tại phiên tịa. Thẩm phán có nhiệm vụ thực hiện xét xử một cách công bằng,
không thiên vị tại các phiên tịa. Thẩm phán là người có chun môn, kiến thức,
kinh nghiệm cao về pháp luật. Cũng như các nghề luật khác, thẩm phán phải tôn
trọng, tuân thủ, bảo vệ sự thật, luật pháp và đạo đức nghề nghiệp của mình.

2.2. Khác nhau
2.2.1. Về hệ tư tưởng
Civil Law

- Civil Law cho rằng pháp luật thể hiện ý chí, bảo vệ lợi ích

của giai cấp và gắn với Nhà nước.
6

download by :



- Civil Law chịu ảnh hưởng sâu sắc từ luật La Mã, có mối

quan hệ mật thiết với các nguyên tắc của luật dân sự La
Mã. Luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục và luật
tư là lĩnh vực coi trọng hơn hết.
- Civil Law coi trọng lý luận pháp luật. Chính vì vậy, nó có

các quy phạm pháp luật được xây dựng từ khái quát
đến cụ thể, từ lý luận đến thực tiễn, đạt đến trình độ
pháp điển cao và được coi là hệ thống pháp luật hồn
thiện, đầy đủ nhất, được hệ thống hóa tốt nhất.
- Civil Law chịu ảnh hưởng từ học thuyết phân quyền,

nên cho rằng các cơ quan xét xử khơng có chức năng
lập pháp, mà đó là chức năng của Nghị viện.
Common Law

- Common Law cho rằng pháp luật thể hiện ý chí, bảo vệ
lợi ích giai cấp và gắn với Nhà nước.
- Common Law không chịu ảnh hưởng sâu sắc từ luật La

Mã mà chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ pháp luật Hoàng
gia Anh, đồng thời thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp.
- Common Law có tư duy pháp lý linh hoạt, coi trọng giải

quyết vấn đề trên thực tiễn đời sống, pháp luật sinh từ
cuộc sống và được thể nghiệm bới các thẩm phán.
Islam Law


- Islam Law coi luật pháp là ý chí của đấng Allah qua sự phát
hiện tuyệt vời của sứ giả trung thành của ngài là nhà tiên tri

Mohammed.
- Islam Law tn phục hồn tồn ý chí và luật lệ của thượng

đế. Nó khơng gắn với Nhà nước và đồng thời khơng có
bất kỳ thế lực hay quyền lực nào có thể thay đổi nó.
- Islam Law được xây dựng trên cơ sở đạo Hồi, các phong tục
tập quán của người Hồi giáo. Hệ thống pháp luật Islam Law

7

download by :


không phải một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một
khía cạnh của đạo Hồi. Đây là hệ thống pháp luật có sự
hịa trộn giữa đạo đức, quy phạm tơn giáo và pháp luật.
* Ngun nhân có sự khác nhau nêu trên chủ yếu là do hoàn cảnh lịch sử

hình thành và phát triển của ba dịng họ pháp luật:
Đối với Civil Law, nó được phát triển từ bản tập hợp “Corpus Juris Civilis”
của Hoàng đế Justinian thời kỳ cổ đại, sau đó hình thành các trường phái pháp
luật nghiên cứu và tiếp nhận truyền thống luật La Mã, truyền bá ra ngồi châu Âu
thơng qua con đường xâm lược các nước thuộc địa, dưới sự ảnh hưởng của giáo
luật. Trong một số trường hợp, luật La Mã trở thành luật tích cực nhờ đạo luật lập
pháp, đồng thời được phổ biến trong xã hội nhờ các chuyên giá và học giả pháp
lý. Cuối thời kỳ trung cổ, khi bị Tây Âu xâm lược, chiếm đóng, nền kinh tế công
thương Tây Âu phát triển, các trường học được mở là nơi truyền bá và phát triển

rộng rãi bộ luật châu Âu lục địa. Dần dần, giáo luật được hợp nhất với luật La Mã
do luật La Mã đã ảnh hưởng sâu sắc đến luật địa phương - một truyền thống pháp
luật truyền thống của châu Âu. Sau này, dù Tây Âu bị bộ tộc Đức xâm lược nhưng
do luật Đức không phù hợp nên luật La Mã vẫn được duy trì. Cho đến thế kỉ XII,
người ta tìm thấy nguyên văn bản bộ Corpus Juris Civilis và bắt đầu nghiên cứu,
hiện đại hóa nó cho phù hợp với tình hình xã hội. Từ đây, họ mở các trường đào
tạo luật, hành nghề luật sư cho vua chúa, giáo hội… khắp lãnh thổ châu Âu. Nhờ
việc đào tạo chung, duy nhất mà các nước châu Âu đã tạo nên bộ Dân luật của
quốc gia mình dựa trên nền tảng chung là luật La Mã.
Đối với Common Law, sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với lịch sử
Common Law của nước Anh. Anh đã từng bị đế quốc La Mã xâm lược vào khoảng thế
kỉ V. Tuy nhiên, trong gần bốn thế kỷ nằm dưới ách thống trị của La Mã, do phương
thức cai trị có sự khác biệt so với các quốc gia châu Âu, đồng thời với bối cảnh Anh
lúc lấy giờ là kinh tế hàng đổi hàng, Anh đã khơng hồn tồn bị áp đặt bởi luật La Mã.
Sau khi La Mã suy tàn, Anh được chia ra thành nhiều vương

8

download by :


quốc cùng các hệ thống pháp luật khác nhau mang tính địa phương, chủ yếu
dựa trên nền tảng luật Anglo - Saxong (pháp luật Anh cổ). Đến thế kỉ XI, một
nhà nước thống nhất được hình thành với ba tịa án xuất hiện, có thẩm quyền
chồng chéo nhau. Trong đó, Tịa án Hồng gia với ưu điểm về tính hiện đại,
hiệu quả đã được ưa chuộng hơn và thực hiện xét xử lưu động trên khắp cả
nước. Khi các thẩm phán lưu động đi khắp đất nước đã sưu tầm, chọn lọc và
thảo luận về cách thức giải quyết những vụ tranh chấp trên cả nước. Những
phán quyết đó được ghi lại trở thành án lệ, từ đó hình thành nên Common Law
chủ yếu giải quyết các vụ việc dựa trên những phán quyết trước đó. Hệ thống

Common Law được mở rộng qua con đường thuộc địa hóa của Hồng gia Anh
và lan sang các châu lục khác tạo nên hệ thống Common Law.
Đối với Islam Law, pháp luật Hồi giáo gắn liền với đạo Hồi. Người theo đạo
hồi Phục tùng ý chí của đấng Allah là người duy nhất có quyền phán quyết điều
nào đúng, điều nào sai. Đạo Hồi với những lời răn dạy của Allah được nhà tiên tri
Mohammed tìm ra và truyền lại đã khiến người theo đạo phải tuân theo những
giáo lý về đạo đức cũng như những quy tắc của cuộc sống. Đạo Hồi và Islam Law
được hình thành từ thế kỉ VII, khi nhà tiên tri Mohammed truyền đi thông điệp từ
thánh Allah, lập nên một đế chế tôn giáo và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỉ IX đến
thế kỉ XIV, nền văn minh hồi giáo phát triển mạnh mẽ nhất, lớn hơn bất kì đế quốc
nào lúc bấy giờ. Điều đó được thực hiện chủ yếu bằng con đường xâm chiếm và
chinh phục. Cho đến nay, Islam vẫn chi phối và điều chỉnh phần lớn các quốc gia
Ả rập, và ảnh hưởng tới một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia,
Philippines, các nước thuộc Liên Xô cũ như Uzbekistan. Kirgistan…

2.2.2. Về nguồn luật
Civil Law

- Mức độ coi trọng nguồn pháp luật của dòng họ Civil Law lần
lượt là: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, án lệ, các

học thuyết pháp lý, cuối cùng là các nguyên tắc pháp luật.
- Civil Law coi trọng văn bản quy phạm pháp luật, đây là
9

download by :


nguồn luật chính. Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng sâu
sắc của luật La Mã, Civil Law cũng đề cao luật này. Đây là

hai nguồn luật quan trọng nhất của hệ thống Civil Law.
- Civil Law cho rằng tập quán pháp là những nguyên tắc xử sử

đã hình thành và tồn tại từ lâu đời, mang tính bắt buộc chung.
- Về án lệ, Civil Law nhận định đây là nguồn khơng chắc chắn

và dễ bị thay đổi nên nó khơng mang tính chất bắt buộc. Tuy
nhiên, với tính linh hoạt, ngày nay trong xu hướng hội tụ, án
lệ với tính linh hoạt cao ngày càng được thừa nhận và áp
dụng nhiều hơn nhằm khắc phục những nhược điểm cứng
nhắc của nguồn luật chính - văn bản quy phạm pháp luật.

Common Law

- Mức độ coi trọng nguồn pháp luật của dòng họ Common
Law lần lượt là: án lệ, luật thành văn, tập quán pháp, các
nguồn khác.
- Common Law thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức,

mang tính bắt buộc. Điều này chi phối hệ thống luật pháp
theo hướng các phán quyết đã tun bố của tịa án cấp
trên có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong xét xử.
- Common Law không coi trọng nguồn luật thành văn. Khi

nhắc tới pháp luật thành văn là nguồn pháp luật, người ta
sẽ nghĩ tới Hiến pháp hoặc các đạo luật, luật, văn bản dưới
luật hoặc các điều ước quốc tế… Tuy nhiên, nguồn luật
thành viên ngày nay ngày càng được coi trọng nhiều hơn,
đặc biệt là đối với những lĩnh vực, vụ việc chưa có án lệ.
Đây cũng là điều dĩ nhiên bởi trong thời kỳ hội nhập quốc

tế, các quốc gia thuộc dòng họ Common Law đều phải
thực hiện các cam kết quốc tế mà hộ đã tham gia và ký
kết. Điều này phần nào góp phần bổ sung, hồn thiện hơn
hệ thống luật thành văn của dòng họ Common Law.

10

download by :


Islam Law

- Mức độ coi trọng nguồn pháp luật của dòng họ Islam Law lần

lượt là: kinh Koran, kinh Sunna, Ijma, Qias. Đây là bốn
nguồn không đồng nhất chỉ duy nhất có ở luật Hồi giáo.
- Nếu như nguồn luật chính của Civil Law là luật thành văn, và
của Common Law là án lệ, Islam có hai nguồn luật cơ bản là
kinh Koran và kinh Sunna, hai nguồn còn là nguồn luật pháp

sinh.
- Kinh Koran chính là lời của thánh Allah được trình bày dưới
dạng thơ với nhiều luật lệ, bao trùm phạm vi rộng, kể cả các

vấn đề cá nhân - thứ mà Civil Law và Common Law không
quy định, tuy nhiên lại ít quy định về thương mại, tài chính,
hợp đồng... Cách thức thể hiện của kinh Koran là những điều

răn dạy bắt đầu bằng lời giới thiệu, kết thúc bằng lời cấm
đốn, ít có thể áp dụng quy phạm pháp luật. Kinh Koran được


coi là Hiến pháp của Islam Law.
- Kinh Sunna, nguồn cơ bản thứ hai, là lối sống, cách ứng xử
của nhà tiên tri Mohammed nên nó được coi như là các phong

tục tập quán mang tính truyền thống của Hồi giáo. Đặc biệt,

kinh Sunna đề cao sức mạnh của lời thề - một trong những
quy định độc đáo khơng có trong Civil Law và Common Law.

- Khác với 2 nguồn luật cơ bản là kinh Koran và kinh Sunna
thể hiện tính thần thánh, nguồn luật thứ 3 - Ijma được hình
thành trên sự thống nhất quan điểm về pháp luật của các học

giả pháp lý đạo Hồi. Ijma gần giống với tập quán pháp của

dòng họ Civil Law.
- Nguồn phát sinh cuối cùng là Qias, là án lệ được tuyên bởi
thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán có thể dùng tiền lệ pháp
giải quyết vụ việc mà cách giải quyết không được đề cập tại
các nguồn trước đó, giúp các luật gia có thể kết hợp giữa ý chí

11

download by :


thần thánh và ý chí con người.
* Nguyên nhân sự khác nhau trong cấu trúc nguồn luật của ba dòng họ


pháp luật là do hệ tư tưởng, tư duy pháp lý và quá trình hình thành, phát
triển hệ thống pháp luật của chúng khác nhau.
Civil Law và Common Law đều chịu ảnh hưởng từ luật La Mã nên có
nguồn luật khá giống nhau gồm luật thành văn, án lệ, tập quán pháp… Tuy
nhiên, vì mức độ ảnh hưởng của luật La Mã đến hai dòng họ pháp luật này là
khác nhau, Civil Law chịu ảnh hưởng lớn hơn, coi trọng luật thành văn hơn do
có tư duy pháp lý là chủ nghĩa duy lý hay nói cách khác là lối tư duy diễn dịch.
Trong khi đó Common Law khơng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ luật La Mã mà
chủ yếu là luật pháp của hoàng gia Anh, đồng thời Common Law coi theo chủ
nghĩa kinh nghiệm hay nói cách khác là lối suy luận quy nạp nên coi án lệ là
nguồn chính. Đối với Islam, đây là dịng họ luật pháp khác biệt nhất so với hai
dòng họ còn lại bởi nó dựa trên nền tảng thánh thần, tơn giáo, không gắn với
Nhà nước. Họ tôn thờ thượng đế và tuân thủ ý chí trong kinh Koran và kinh
Sunna, chỉ có thể tn theo chứ khơng được sửa đổi.
* Sự khác nhau trong nguồn luật của ba dòng họ pháp luật có những ưu

điểm và hạn chế nhất định.
Civil Law có ưu điểm về tính rõ ràng, hệ thống và pháp điển hóa cao, tuy nhiên
lại khá cứng nhắc. Ngược lại, Common Law lại có nguồn luật là án lệ, linh hoạt và
mềm dẻo, từ đó lại làm nảy sinh ra sự thiếu hệ thống. Có thể thấy, Civil Law và
Common có những bù trừ cho nhau trong việc coi trọng các nguồn luật. Đối với luật
Hồi giáo - Islam Law, việc không sửa đổi và bổ sung được luật là một điểm trừ lớn, là
sự cản trở cho sự phát triển khơng chỉ của hệ thống pháp luật nói riêng mà còn là sự
phát triển của quốc gia, xã hội nói chung, nhất là trong bối cảnh hội nhập tồn cầu
như hiện nay. Dù vậy Islam Law cũng có ưu điểm là nó gắn với

12

download by :



đạo Hồi, nên pháp luật không cần thiết phải mang tính bắt buộc, người theo
đạo tự tuân thủ theo ý chí của luật pháp, ít có trường hợp vi phạm pháp luật.

2.2.3. Về nghề luật
Civil Law

- Luật sư ít được coi trọng so với và thẩm phán trong hệ thống

Civil Law.
- Thẩm phán được giao quyền hạn rất lớn để có thể thực hiện
thẩm vấn và điều tra, tuy nhiên lại chỉ tham gia xét xử căn
cứ chủ yếu vào luật thành văn mà không tham gia lập
pháp, không được sáng tạo ra các quy phạm. pháp luật và
các chế định. Thẩm phán được đào tạo theo một quy trình
riêng biệt, không phải là các luật sư. Họ đưa ra phán quyết
xuất phát từ luật thành văn kết hợp với sự kiện.

- Trong Civil Law, luật sư chỉ tham gia tranh tụng tại phiên
tòa dựa trên cơ sở những minh chứng, chứng cứ tự
mình thu thập được.
Common Law - Common Law rất coi trọng luật sư và thẩm phán.
- Thẩm phán có chức năng cơ bản là phán xử và giải quyết tranh

chấp thuộc thẩm quyền, vừa là người sáng tạo luật, vừa là
người giải thích và áp dụng luật. Thẩm phán được chọn từ các
luật sư nổi tiếng chứ khơng qua chương trình đào tạo riêng. Họ
đưa ra phán quyết dựa trên bản chất sự việc.
- Trong Common Law, luật sư có vai trị bình đẳng với


thẩm phán và công tố viên.
Islam Law

- Tại các nước Hồi giáo, luật sư và thẩm phán ít được coi
trọng hơn so với 2 dòng họ Civil Law và Common Law.
- Thẩm phán có quyền sáng tạo ra án lệ hay gọi là Qias và các

phương pháp giải quyết dựa trên cơ sở quan điểm trong Ijma.

13

download by :


Họ có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng Ijma,
tiền lệ pháp trong xét xử, giải quyết vụ việc.
- Islam Law quy định phụ nữ không thể trở thành thẩm phán.
- Thẩm phán và luật sư phải theo học một khóa thần học,

chứ khơng được đào tạo luật theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, vì khơng được coi trọng nên các việc đào tạo
luật trong hệ thống Islam Law chủ yếu dành cho các học
giả nhiều hơn là dành cho hành nghề.
* Nguyên nhân sự khác nhau kể trên trong nghề luật của các dòng họ pháp luật:

Thứ nhất, sự coi trọng nguồn luật là khác nhau giữa Civil Law, Common
Law và Islam Law. Civil Law coi trọng luật thành văn là nguồn luật chính, đồng thời
quan niệm “án tại hồ sơ”, tức là kết quả của cơ quan điều tra có vai trị quan trọng
trong q trình điều tra nên luật sư và thẩm phán được coi trọng. Đối với Common
Law, nguồn luật chính là án lệ, với truyền thống coi trọng chứng cứ nên luật sư và

thẩm phán đóng vai trị rất quan trọng. Cuối cùng, tại quốc gia Hồi giáo, họ thường
không thuê luật sư đại diện, bào chữa mà tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa cho họ. Điều này cũng được quy định trong Islam Law rằng luật sư chuyên
nghiệp được đào tạo chính quy khơng phải là người bào chữa duy nhất. Điều này
khiến cho luật và thẩm phán không được coi trọng và đào tạo.
Thứ hai, mơ hình tố tụng hình sự của các dòng họ là khác nhau.Với hệ thống
Civil Law, mơ hình mang tính chất thẩm vấn, cụ thể là tiếp tục điều tra công khai nhằm
làm rõ sự thật của thẩm phán. Có thể thấy, vai trị của luật sư bị lu mờ khi thẩm phán
có tồn quyền quyết định và làm chủ phiên tịa. Trong khi đó, Common Law có mơ
hình tố tụng hình sự mang tính chất tranh tụng. Có nghĩa là có sự bình đẳng giữa hai
bên đương sự tố cáo và bị tố cáo, thẩm phán chỉ có vai trị trung gian phán xử nên
luật sư lúc này đóng vai trị quan trọng. Dù thẩm phán khơng tham gia vào q trình
tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án nên họ vẫn được nhận được
sự coi trọng lớn. Đối với Islam Law, do trong các cuộc tranh chấp,

14

download by :


các bên không thường xuyên thuê luật sư đại diện bào chữa mà thường tự
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình nên luật sư khơng
được coi trọng. Đồng thời, luật pháp cũng có quy định rằng luật sư chun
nghiệp được đào tạo chính quy khơng phải là người bào chữa duy nhất.
* Sự khác nhau trong nghề luật của ba dịng họ pháp luật có những ưu

điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm của Civil là có khả năng kiểm soát và tránh lọt bỏ tội phạm
hiệu quả nhưng lại có sự thiếu bình đẳng giữa các chức năng của thẩm
phán và luật sư. Điều này có thể dẫn đến trường hợp quyền con người và

quyền công dân bị xâm hại.
Ưu điểm của Common Law là các chức năng của các thẩm phán và luật sư
được phân định rạch rịi, đồng thời đảm bảo sự cơng bằng giữa các nghề luật.
Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là khó kiểm sốt và dễ dàng làm lọt bỏ tội phạm.

Ưu điểm của Islam Law là luật được phổ biến rộng hơn tới những
người dân kể cả những người ngồi nghề luật được đào tạo chính quy. Tuy
nhiên, cũng như Civil Law, Islam khơng đảm bảo được sự bình đẳng giữa
các chức năng của thẩm phán và luật sư.
Chương III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CHÍNH
TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Cho đến ngày nay, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia sử hệ thống Civil Law.
Civil Law đã tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian dài và được tiếp nhận một cách dễ
dàng bởi lối tư duy gần gũi và sự thích nghĩa nghĩa và lý thuyết của người Việt. Đặc
biệt, lý do khiến Việt Nam sử dụng Civil Law là kết quả của quá trình xâm lược thuộc
địa của thực dân Pháp. Trong suốt thời gian dưới ách cai trị của Pháp tại Đông
Dương, nước Nam ta đã tiếp nhận dòng họ pháp luật này theo phương thức bắt buộc,
bên cạnh các pháp luật địa phương như luật của các hoàng đế Nam triều. Chịu ảnh
hưởng rất lớn từ Civil Law nhưng việc ra đời của Hiến pháp năm 1946 hay Bộ Luật
Dân sự 2015 là minh chứng rõ nét cho việc Việt Nam

15

download by :


vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc, trên tinh thần tiếp thu tinh hóa văn
hóa, pháp luật của châu Âu và thế giới. Ngoài ra, về nghề luật và đào tạo luật, cũng
như các quốc gia khác cùng hệ thống Civil Law, sinh viên luật cần phải có bằng cử
nhân đại học, được đào tạo riêng để hành nghề và thi chứng chỉ hành nghề.


Dòng họ Common Law và Islam Law gần như không ảnh hưởng đến Việt
Nam tuy nhiên hệ thống pháp luật Common Law đã và đang được nước ta học
tập bởi những ưu điểm của nó lấp đầy những khiếm khuyết của Common Law.
Án lệ đã dần được áp dụng nhiều hơn với tư cách là nguồn luật tham khảo và
trở nên quen thuộc với các nhà làm luật của nước ta.

KẾT LUẬN
Civil Law, Common Law và Islam Law là những dòng họ pháp luật lớn
trong hệ thống pháp luật thế giới. Chúng có những điểm tương đồng và khác
biệt nhất định. Từ việc so sánh ba hệ thống pháp luật lớn trên giúp ta có cái
nhìn khái qt hơn, từ đó dễ dàng nhận ra được những ưu điểm và nhược
điểm khác nhau của các bộ luật phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và phát triển
hệ thống pháp luật trong tương lai. Đối với Việt Nam, cần phải tiếp thu có chọn
lọc từ ba dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam Law trong việc
áp dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, 2017. Giáo trình Luật so sánh. NXB Công an

Nhân dân, tái bản lần thứ 11 có sửa đổi, bổ sung.
2. Tập thể tác giả, 2017. Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật so sánh.

NXb Lao động.
3. Đỗ Thị Mai Hạnh, 2006. Bản chất và nguồn gốc của Luật Hồi giáo.

Tạp chí Khoa học Pháp luật số 3(23)/2006.
4. Tạ Ngọc Trâm, 2018. Khái quát về hệ thống pháp luật Common Law.

Dân Luật - thư viện pháp luật.


16

download by :


5. Thái Vĩnh Thắng, 2008. Về Hệ thống pháp luật Hồi giáo. Tạp chí

nghiên cứu Lập pháp điện tử.
6. Nguyễn Minh Tuấn, 2007. So sánh hệ thống pháp luật Common Law

và Civil Law. Sách “Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Thế
giới”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. HiLaw.vn, 2021. Luật Hồi giáo là gì? Đặc điểm của luật Hồi giáo.

17

download by :



×