Tải bản đầy đủ (.ppt) (125 trang)

luatlamnghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.2 KB, 125 trang )


 
Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV thơng qua ngày 15/11/2017
tại kỳ họp thứ 4.
Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019


  I.

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Qua hơn 10 năm thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng năm 2004:
1. Kết quả:
- Diện tích rừng từ 12.306.000 ha với độ che phủ
rừng 37% năm 2004 tăng lên đến diện tích rừng là
14.377.682 ha năm 2016 (rừng tự nhiên là
10.242.141ha và rừng trồng là 4.135.541ha) với độ
che phủ rừng 41,19%;


 

- Khu vực có độ che phủ lớn nhất là Bắc Trung bộ với
56,46% và Đông Bắc với 54,58%. Đứng sau là Nam Trung
bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Tây Nam bộ chỉ đạt 4,36% và
cũng là mức thấp nhất.
- Trong hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên thì có
8.839.154 ha rừng gỗ, 241.610ha rừng tre nứa thuần và
1.156.589 ha rừng hỗn hợp gỗ và tre nứa, 4.787ha rừng
cau dừa. Tuy nhiên, trong số 8.839.154 ha rừng tự nhiên thì


chỉ có 8,7% là rừng giàu.
- Sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt khoảng 17
triệu m3, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 9 tỷ USD.


 
2. Hạn chế:
- Tình trạng phá rừng;
- Suy giảm rừng tự nhiên;
- Lấn chiếm đất rừng;
- Sản xuất lâm nghiệp bị chia cắt thành các giai đoạn
riêng lẻ, hiệu quả thấp; công nghiệp chế biến lâm sản
chủ yếu nhỏ lẻ, lạc hậu, năng suất, giá trị gia tăng thấp;
đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế của cả
nước thấp, thu nhập của người làm nghề rừng thấp...


Quảng Trị:

- Hiện có hơn 300.000 ha diện tích đất rừng lâm nghiệp.
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng sản xuất khoảng 1,5
triệu/m3 năm.
- Có 112 doanh nghiệp chế biến gỗ (MDF Quảng Trị, Phương
Thảo, Long Hưng Thịnh, Tiến Phong, Cty lâm sản Quảng
Trị....), sản phẩm: dịch vụ xẻ gỗ, gõ dán, gỗ ép, chế biến gỗ
CN, đồ mỹ nghệ...


Những năm trở lại đây, trên địa bàn các huyện Vĩnh
Linh, Cam Lộ, Đakrơng, Hướng Hóa đang xảy ra tình trạng

người dân tự ý xâm lấn rừng để lấy đất sản xuất làm tổn hại
nghiêm trọng đến tài nguyên rừng:
+ Xuất hiện nhiều vụ phá rừng ở quy mô lớn tại Vĩnh
Linh (Vĩnh Ơ, Vĩnh Hà), Hướng Hóa (Hướng Phùng)
+ Cơng ty Lâm nghiệp Đường 9 rà sốt, phát hiện hơn
800 ha đất rừng đã bị lấn chiếm (Tiểu khu 775 xã Cam
Thành, Cam lộ). Đối tượng lấn chiếm là dân địa phương và
một số công nhân của công ty này


+ Địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh và Cam Lộ

thuộc xã Cam Tuyền và Hải Thái là nơi thường xuyên xảy ra
tranh chấp đất trồng rừng giữa hàng trăm hộ dân với Công
ty Lâm nghiệp Đường 9 trong nhiều năm nay với nhiều đơn
thư khiếu kiện.


Những vụ phá rừng ở Quảng Trị



- Để khắc phục được những bất cập, tồn tại nêu trên và thể chế
hoá đường lối đổi mới của Đảng trong các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc Khóa X, Khóa XI và Khóa XII, việc ban hành Luật Lâm nghiệp năm
2017 là thực sự cần thiết.


 


2. Quan điểm
-Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về lâm nghiệp.
- Thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định
của Điều 53 Hiến pháp năm 2013
-Lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội tổ chức sản
xuất kinh doanh theo chuỗi liên kết phù hợp
- Tạo cơ chế, chính sách tạo nguồn và thu hút các
nguồn lực xã hội đầu tư cho lâm nghiệp, hài hịa các
lợi ích của Nhà nước, chủ rừng và cộng đồng dân cư;
tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ
mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.


 

CHƯƠNG I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.Phạm vi điều chỉnh
Luật Lâm nghiệp năm 2017 mở rộng phạm vi điều
chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi hoạt động lâm
nghiệp, thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ
thuật đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với
sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.


 
2. Nguyên tắc trong hoạt động lâm nghiệp (Điều 3)
(1) Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng,


bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ
lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ mơi trường rừng và ứng phó
với biến đổi khí hậu;
(2) Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hịa giữa
lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá
nhân hoạt động lâm nghiệp;


 
3) Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo
vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến
chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao
giá trị rừng;
(4) Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham
gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm
nghiệp;
(5) Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến
lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên;


 
3. Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp (Điều 4)
(1)Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn
lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ
với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh;
(2) Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý,

bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
(3) Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt
động lâm nghiệp;


 
(4) Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục
hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa
học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ
mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi
trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng
gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý
rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp
tác quốc tế về lâm nghiệp;


 

(5) Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm,
nơng, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm
nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là
rừng trồng;
(6) Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân
tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống
phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn
với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư
nghiệp
kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo

.
vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ
lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa,
tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của
Chính phủ


 
4. Phân loại rừng (Điều 5)
Căn cứ vào mục đích sử dụng, rừng tự nhiên và rừng
trồng được phân thành 03 loại, gồm: rừng đặc dụng;
rừng phòng hộ; rừng sản xuất.


 

- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo
tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử
- văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết
hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, bao gồm (1)
Vườn quốc gia; (2) Khu dự trữ thiên nhiên; (3) Khu bảo
tồn loài - sinh cảnh; (4) Khu bảo vệ cảnh quan bao
gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi
trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế, khu công nghệ cao; (5) Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống
quốc gia.



 
- Rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mịn, sạt lở, lũ qt, lũ ống, chống
sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu,
góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phịng, an ninh,
kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung
ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức
độ xung yếu bao gồm: (1) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng
phòng hộ biên giới; (2) Rừng phịng hộ chắn gió, chắn
cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển.


 
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản;
sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.


 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH RỪNG (NĐ số 156)
 Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên

 Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
 1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng)








là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân
chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ
5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m
trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở
lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh
thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.


 Điều 5. Tiêu chí rừng trồng
 Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại

sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự
nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau
đây:
 1. Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
 2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
 3. Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập
địa như sau:
 a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao
trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
 b) Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao
trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

 c) Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng
từ 1,0 m trở lên


 Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
 1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
 a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế









hoặc có ít nhất 01 lồi sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 lồi thuộc Danh mục
lồi thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan mơi trường, nét đẹp độc đáo của
tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái
rừng.
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho
một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 lồi thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái
rừng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×