Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.43 KB, 14 trang )

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
I/ VIỆC PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ VÀ PHÂN
LOẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG:
1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ theo HP2013:
- Nước sẽ chia thành cấp tỉnh (bao gồm tỉnh và TP trực thuộc TƯ):
- Nước ta hiện nay có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (58 tỉnh và 5 TP trực thuộc TƯ).
Dù là đơn vị hành chính cấp tỉnh nhưng điều kiện về dân số, diện tích,… khác nhau.
VD: Trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh: tỉnh có diện tích rộng nhất: Nghệ An. Dân
số đơng nhất: TP.HCM (tầm 9 triệu dân), dân số ít nhất: Bắc Kạn (300 nghìn dân).
Kinh tế: HCM đóng 1/3 tổng thu ngân sách.
→ Quy chế quản lí cũng khác nhau
- Cấp tỉnh chia thành cấp huyện, bao gồm:
+ Huyện
+ Quận
+ Thị xã
+ TP thuộc tỉnh
+ TP thuộc TP trực thuộc TƯ (đây là đơn vị hành chính mới được quy định từ
2013 nhưng đến năm 2020 mới xuất hiện là TP. Thủ Đức).
*Lưu ý: TP thuộc TƯ chia thành quận nội thành và huyện ngoại thành
Hiện nay VN có 711 đơn vị hành chính cấp huyện (trước đây là 713)
- Cấp huyện sẽ chia thành cấp xã, bao gồm:
+ Xã
+ Phường
+ Thị trấn.
Hiện nay chúng ta có 11162 đơn vị hành chính cấp xã
→ TƯ sẽ là cấp trên trực tiếp của cấp tỉnh. Cấp tỉnh sẽ là cấp trên trực tiếp của cấp
huyện. Cấp huyện sẽ là cấp trên trực tiếp của cấp xã.


*Lưu ý:
- Thêm 1 điểm mới của HP2013 của việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ,


đó là có quy định về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ do QH quyết định thành lập
nhằm tận dụng những điều kiện về khí hậu, địa hình, tài ngun thiên nhiên, tiềm
năng kinh tế để phát triển kinh tế vùng. Mục đích muốn hướng đến những hịn đảo của
VN.
- Trước năm 2013, QH sẽ quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp
tỉnh, cịn CP sẽ quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã. Đến
HP2013 có đổi mới: UBTVQH mới là cơ quan quyết định việc điều chỉnh địa giới
hành chính cấp huyện, cấp xã (bởi vì việc điều chỉnh địa giới hành chính ảnh hưởng
đến tâm lí đời sống của dân cư. Vì vậy phải để cho cơ quan dân cử quyết mới hợp lí
hơn với ý chí nguyện vọng của nhân dân).
- Đặc biệt, Đ111 HP2013 cũng quy định việc điều chỉnh địa giới hành chính phải
tiến hành lấy ý kiến của nhân dân địa phương theo trình tự thủ tục luật định → tránh
sự tùy tiện của cơ quan hành chính trong việc điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh
hưởng đến đời sống của nhân dân.

2. Việc phân loại chính quyền địa phương:
a. Căn cứ vào tính chất nơng thơn và đơ thị: phân thành 2 loại:
Chính quyền địa phương ở địa bàn nơng thơn và chính quyền địa phương ở địa bàn
đô thị. Cụ thể là:
- Đối với cấp tỉnh: 58 tỉnh được xếp vào địa bàn nông thơn, cịn 5 TP thuộc TƯ
xếp vào địa bàn đơ thị.
- Đối với cấp huyện: tất cả các huyện được xếp vào địa bàn nơng thơn, cịn quận,
thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc TƯ được xếp vào địa bàn đô thị.
- Đối với cấp xã: tất cả các xã được xếp vào địa bàn nông thôn, cịn thị trấn và
phường được xếp vào địa bàn đơ thị
b. Căn cứ vào nghị định phân loại của CP:
- Đối với cấp tỉnh: 63 tỉnh thành được phân thành 4 loại sau đây: Đơn vị hành
chính cấp tỉnh loại đặc biệt (TP.HCM & HN), loại I, loại II, loại III
- Đối với cấp huyện: 711 đơn vị hành chính chia thành 3 loại: loại I, loại II, loại
III



- Đối với cấp xã: 11162 đơn vị hành chính chia thành 3 loại: loại I, loại II, loại
III
*Ý nghĩa của việc phân loại: phân loại khơng có nghĩa là phân biệt đối xử mà mỗi 1
loại có cách tổ chức, quản lí phù hợp, tránh tình trạng cào bằng bình quân, tạo động
lực cho sự phát triển.

II/ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP:
1. Vị trí, tính chất pháp lí: (Đ113 HP2013) quy định HĐND có 2 tính chất:
a. HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân ở địa phương vì 4 lí do:
- Về cách thành lập: là cơ quan do nhân dân ở địa phương trực tiếp bầu ra và
trao cho quyền lực → HĐND sẽ thay mặt nhân dân ở địa phương để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương → dân chủ gián tiếp (dân chủ đại
-

-

-

b.
-

diện)
Về mặt cơ cấu thành phần: bao gồm các đại biểu HĐND đủ sức đại diện cho
mọi thành phần cử tri ở địa phương → muốn vậy, khi bầu cử phải có cơ cấu
(17% là người dân tộc)
Về nhiệm vụ, quyền hạn: đại biểu HĐND có nhiệm vụ rất quan trọng là tiếp
công dân và tiếp xúc cử tri để thu thập và biến tâm tư nguyện vọng của tầng

lớp nhân dân ở địa phương thành nghị quyết của HĐND.
Về báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: đại biểu HĐND phải báo cáo công
tác và chịu trách nhiệm trước cử tri, có thể bị cử tri bãi nhiệm khi khơng cịn
xứng đáng với niềm tin của cử tri nữa.
HĐND là cơ quan quyền lực NN ở địa phương:
Có quyền thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa
phương và thành lập ra những CQNN khác ở địa phương.
Có quyền giám sát hoạt dộng của các CQNN ở địa phương.


Đây cũng chính là 2 chức năng của HĐND được cụ thể hóa thành những
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp (Luật tổ chức HĐND)

2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND các cấp:
a. HĐND có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương và
thành lập ra các CQNN khác địa phương theo quy trình sau đây:


*Lưu ý:
- Đại biểu HĐND có quyền tự ứng cử hoặc đề cử người khác vào các chsucw vụ do
HĐND bầu → HĐND phải thảo luận để xem cso chấp nhận hay không sự tự đề cử,
ửng cử này → Nếu HĐND chấp nhận thì phiếu bầu chức danh đó phải có 2 ứng cử
viên trở lên → kết quả là người nào được nhiều phiếu hơn thì trúng cử, nếu ngang
phiếu nhau thì bầu lần 2, nếu ngang phiếu nữa thì người nào nhiều tuổi hơn sẽ trúng
cử.
- Nghị quyết của HĐND về việc bầu các chức danh sau đây là phải chuyển lên cho
cấp trên phê chuẩn trước khi đem ra thi hành:
+ Nghị quyết về việc bầu chủ tịch, phó chủ tịch HĐND (phải chuyển lên cho
thường trực HĐND cấp trên phê, UBTVQH phê đối với cấp tỉnh);
+ Nghị quyết về việc bầu chủ tịch và phó chủ tịch UBND cùng cấp (phải

chuyển lên cho chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê, Thủ tướng CP phê đối
với cấp tỉnh)
*Lưu ý: Có 2 chức danh quan trọng ở địa phương không do HĐND bầu ra, gồm:
chánh án TAND cùng cấp (ở nước ta hiện nay, chánh án TAND cấp tỉnh và cấp
huyện gọi chung là chánh án tòa địa phương: đều do chánh án TANDTC bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức theo hàng dọc, không do HĐND cùng cấp bầu); viện trưởng
VKSND cùng cấp (ở VN hiện nay, viện trưởng VKSND cấp tỉnh và cấp huyện gọi
chung là viện trưởng VKSND địa phương do viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức theo hàng dọc từ trên xưống, không do HĐND cùng cấp bầu).
→ HĐND không bầu 2 chức danh này nên HĐND khơng có quyền miễn nhiệm, bãi
nhiệm, khơng được quyền bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với 2 chức danh
này. HĐND khơng có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của 2 chức danh này. Tuy
nhiên, HĐND vẫn được quyền giám sát hoạt dộng của 2 chức danh này bằng 2 hình
thức: xét báo cáo công tác và chất vấn đối với chánh án TAND và viện trưởng
VKSND cùng cấp khi có yều cầu → Mối quan hệ giữa HĐND và 2 chức danh này là
mối quan hệ hạn chế (không bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, lấy, bỏ phiếu tín nhiệm
nhưng được xét báo cáo cơng tác và chất vấn khi có yêu cầu).
b. Giám sát:
- Đối tượng giám sát: HĐND được quyền giám sát trực tiếp tại kì họp những đối
tượng sau: UBND cùng cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp,


TAND và VKSND cùng cấp (chỉ chất vấn và xét báo cáo cơng tác khi có u
cầu), HĐND cấp dưới trực tiếp.
Biện pháp giám sát: xét báo cáo công tác và xem xét VBQPPL của các cơ quan
thuộc đối tượng giám sát của HĐND; thành lập uy ban điều tra để giám sát tại
chỗ; chất vấn. Theo quy định hiện nay, HĐND được chất vấn các chức danh
sau: chủ tịch UBND cùng cấp và các thành viên khác của UBND cùng cấp, thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, chánh án TAND cùng
cấp, viện trưởng VKSND cùng cấp.


-

- Hậu quả pháp lý:
+ Trong quá trình giám sát nếu HĐND phát hiện những văn bản sai trái của
UBND cùng cấp, chủ tịch UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp →
HĐND được quyền ra nghị quyết bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ những văn bản sai
Trước 2015, HĐND có quyền chất vấn chủ tịch HĐND cùng cấp nhưng luật tổ
trái đó.
chức chính quyền địa phương 2015 quy định HĐND khơng được chất vấn chủ tịch
Nếu trong
q trình giám sát mà HĐND phát hiện ra những hành vi sai trái thì
HĐND+ cùng
cấp, vì:
HĐND sẽ xử lí như sau:
- Chủ tịch HĐND khơng có quyền hạn riêng, chỉ là người điều khiển họp hành, kí
• HĐND
được
lấycóphiếu
tín thì
nhiệm
bỏ phiếu
nghị quyết của
HĐNd
cho quyền
nên nếu
sai lầm
là dovàHĐND
sai.tín nhiệm đối với các
chức danh do HĐND bầu

- Nội dung kì họp là chủ tịch HĐND sắp xếp nên chủ tịch HĐND có thể khơng
HĐND
bãitrả
nhiệm,.
miễn
sắp xếp cho• mình
phải
lời chất
vấn.nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu
• HĐND ra nghị quyết giải tán HĐNd cấp dưới trực tiếp nếu nó làm thiệt
hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân địa phương ( nghị quyết giải tán
này phải được 2/3 tổng số đại biểu HĐND đồng ý và phải được HĐND cấp
trên trực tiếp phê chuẩn trước khi đem ra thi hành).
Sự khác nhau giữa thường trực HĐND với UBTVQH:
• UBTVQH là 1 cơ quan NN theo đúng nghĩa, có đầy đủ thẩm quyền mang tính quyền
lực, có khả năng đơn phương ra những quyết định bắt những cơ quan khác thi hành,
xử lí sai phạm 1 cách độc lập, được quyền phê chuẩn.
• Cịn thường trực HĐND không là cơ quan NN theo đúng nghĩa, khơng có thẩm
quyền mang tính quyền lực, khơng có khả năng đơn phương ra những quyết định
mang tính cưỡng chế thi hành đối với những cơ quan khác, chỉ là cơ quan tham mưu,
tư vấn nội tại cho HĐND (HĐND mới ra văn bản).
→ Ở địa phương thì HĐND phê chuẩn NQ giải tán, cịn ở TW thì UBTVQH phê
BT1: Trong 2 nhận định sau, nhận định nào đúng/sai, giải thích:
-

HĐND chỉ có quyền chất vấn những chức danh do HĐND bầu ra.


3. Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp:
a. HĐND cấp tỉnh:

- Số lượng đại biểu: từ 50 – 85 đại biểu (tùy vào dân số tỉnh) → riêng HĐND
-

TP.HCM và TP Hà Nội thì khơng q 95 đại biểu.
HĐND sẽ thành lập ra thường trực HĐND cấp tỉnh: được coi là cơ quan
thường trực hoạt động thường xuyên, thay mặt HĐND cấp tỉnh. Bao gồm: Chủ
tịch HĐND cấp tỉnh, các phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh (2 phó chủ tịch theo
Luật 2015. Nhưng đến luật 2019 quy định nếu ở tỉnh nào Chủ tịch HĐND hoạt
động chuyên trách thì tỉnh đó sẽ có 1 phó chủ tịch HĐND, cịn nếu ở tỉnh nào
Chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm thì tỉnh đó sẽ có 2 phó chủ tịch
HĐND), ủy viên thường trực là trưởng các ban của HĐND
*Lưu ý: theo luật năm 2015 thì thường trực HĐND cấp tỉnh cịn có thêm chức
danh chánh văn phịng HĐND cấp tỉnh. Nhưng đến luật 2019 thì khơng đề cập,
quy định đến chức danh này nữa vì Đảng và NN ta hiện nay đang có chủ
trương nhập 3 văn phịng: Đồn đại biểu QH, VP HĐND cấp tỉnh và VP
UBND cấp tỉnh lại làm 1. Tuy nghiên, chủ trương này hiện nay vẫn chưa có
quyết định cuối cùng → các nhà làm luật bỏ ngỏ chỗ này

-

Các ban của HĐND cấp tỉnh: lập ra từ 3 – 4 ban:
+ Ở vùng đô thị (HĐND của 5 TP thuộc TW) lập ra 4 ban: ban pháp chế,
ban kinh tế ngân sách, ban văn hóa xã hội, ban đơ thị (ban mới theo luật
năm 2015)
+ Ở vùng nông thôn lập từ 3 – 4 ban: ban pháp chế, ban kinh tế ngân sách,
ban văn hóa xã hội, riêng tỉnh nào có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh
sống thì HĐND tỉnh đó lập thêm ban dân tộc

b. HĐND cấp huyện:
- Số lượng đại biểu: từ 30 – 45 đại biểu

- Lập ra thường trực HĐND cấp huyện: 1 chủ tịch HĐND, 1 phó chủ tịch
HĐND (theo luật 2015 thì có 2 phó chủ tịch HĐND cấp huyện nhưng đến luật
năm 2019 thì giảm cịn 1 phó chủ tịch), 2 – 3 ủy viên là trưởng các ban của
HĐND cấp huyện.
- HĐND cấp huyện lập từ 2 – 3 ban: ban pháp chế, ban kinh tế xã hội, huyện
nào có nhiều dân tộc ít người sinh sống thì lập thêm ban dân tộc
c. HĐND cấp xã:
- Số lượng đại biểu ở các xã, thị trấn: 15 – 30 đại biểu, còn ở các phường: 21
– 30 đại biểu


-

Lập ra thường trực HĐND cấp xã: 1 chủ tịch HĐND, 1 phó chủ tịch HĐND và
ủy viên là trưởng các ban của HĐND cấp xã
HĐND cấp xã lập ra 2 ban: ban pháp chế và ban kinh tế xã hội
*Lưu ý: Theo luật năm 2015 thì thường trực HĐND cấp xã chỉ gồm 1 chủ
tịch và 1 phó chủ tịch HĐND. Đến luật 2019 thì quy định thêm 2 trưởng
ban là thành viên của thường trực HĐND cấp xã


Lưu ý: trong các chức danh của thường trực HĐND thì chỉ có phó chủ

tịch HĐND bắt buộc phải hoạt động chun trách, cịn chủ tịch HĐND có thể kiêm
chức và ủy viên là trưởng các ban cũng có thể kiêm chức (theo quy định hiện nay thì
trưởng ban của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện thì có thể chun trách và cũng có thể
kiêm chức, trong khi đó phó trưởng ban bắt buộc phải chun trách. Cịn trưởng ban
và phó ban của HĐND cấp xã thì đều hoạt động kiêm nhiệm)
Tại sao Chủ tịch HĐND có thể kiêm chức?
Ở nước ta hiện nay tại 1 số địa phương có tình trạng cơ cấu cán bộ như sau: bí thư

cấp ủy Đảng cấp nào thì sẽ đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp đó. VD: bí thư tỉnh ủy Long
An làm chủ tịch HĐND tỉnh Long An,… → không phải tất cả 63 tỉnh thành mà chỉ có ở 1 số
địa phương. Chỉ có 2 địa phương sau đây khơng có kiêm chức là TP.HCM và HN, bởi bí thư
thành ủy của 2 địa phương này có rất nhiều cơng việc.
→ Ý nghĩa của việc kiêm chức:
- Tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng đối với NN.
- Tinh giản được cán bộ.
- Tăng cường được tiếng nói, vị thế của chủ tịch HĐND và làm cho chức danh
này thực quyền hơn, bớt hình thức
Vì sao Ủy viên là trưởng các ban HĐND có thể kiêm chức?
Vì: Đảng và NN ta hiện nay đang có chủ trương sáp nhập 1 số cơ quan của Đảng với 1 số cơ
quan của HĐND và cho phép trưởng 1 số ban của Đảng kiêm luôn trưởng các ban của
HĐND.
VD:


III/ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP:

1. Vị trí, tính chất pháp lý: (Đ114 HP2013): Quy định UBND có 2 tính chất:
a. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp: vì 3 lý do
- UBND cấp nào là do HĐND cùng cấp bầu ra, cụ thể là:
o Chủ tịch ủy ban do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu HĐND
theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND cùng cấp
o Các phó chủ tịch và ủy viên ủy ban cũng do HĐND cùng cấp bầu nhưng
không nhất thiết là đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của chủ tịch
UBND cùng cấp
- UBND phải chấp hành những đường lối, chủ trương trong các nghị quyết của
HĐND cùng cấp, cụ thể là:
o UBND phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các nghị quyết
của HĐND vào thực tế cuộc sống

o UBND phải họp bàn để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thi hành
đường lối chủ trương của HĐND trong thực tế cuộc sống
- UBND phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp, cụ thể là:
o Đại biểu HĐND có quyền chất vấn, xét báo cáo công tác, bỏ, lấy phiếu
tín nhiệm đối với các thành viên của UBND cùng cấp.
o HĐND có quyền bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của UBND và chủ
tịch UBND cùng cấp.
o HĐND có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các thành viên của
UBND cùng cấp.
b. UBND là cơ quan hành chính NN ở địa phương:
- UBND được lập ra để quản lí, vì vậy UBND được xếp vào hệ thống những cơ quan
có chức năng quản lí và được coi là cầu nối, mắt xích trong hệ thống hành chính →
để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống hành chính (trên bảo dưới nghe) thì:
+ UBND cấp nào do HĐND cấp đó bầu ra nhưng kết quả bầu chủ tịch, phó chủ
tịch UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
+ UBND vừa phải chấp hành những nghị quyết của HĐND cùng cấp vừa phải
chấp hành những mệnh lệnh, chỉ đạo của chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp
+ UBND vừa phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp,
vừa báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp trên trực
tiếp, cụ thể là:
o Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền tạm giao quyền chủ tịch
UBND cấp dưới lúc HĐND cấp dưới không họp (điểm mới của luật năm
2015)


o Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền điều động, đình chỉ cơng tác,
cho thơi làm nhiệm vụ, cách chức đối với chủ tịch và phó chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp (thủ tướng cũng có quyền tương tự đối với chủ
tịch và phó chủ tịch UBND cấp tỉnh)
o Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền đình chỉ thi hành hoặc bãi

bỏ những văn bản trái pháp luật của UBND và chủ tịch UBND cấp dưới
trực tiếp (thủ tướng cũng có quyền tương tự đối với UBND cấp tỉnh)
o Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp cịn có quyền phê chuẩn việc miễn
nhiệm, bãi nhiệm đối với chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp dưới trực
tiếp
→ Phân tích điều 114 HP2013 có thể rút ra kết luận: UBND là cơ quan được tổ chức
theo nguyên tắc song trùng trực thuộc (trực thuộc 2 chiều): UBND vừa lệ thuộc vào
HĐND cùng cấp theo chiều ngang , vừa lệ thuộc vào UBND cấp trên trực tiếp theo
chiều dọc.
*Lý do: Nếu chỉ trói buộc UBND vào 1 chiều nào đó thơi sẽ dẫn đến những bất cập
nhất định, cụ thể là:
- Nếu chỉ trói buộc UBND vào HĐND cùng cấp sẽ làm hệ thống hành chính
khơng thơng suốt, trên nói dưới khơng nghe, khơng quản lí được
- Nếu chỉ trói buộc UBND vào cơ quan hành chính cấp trên sẽ làm HĐND trở
nên hình thức, vơ nghĩa, trái với nguyên lí “NN của nhân dân”
→ Trước những bất cập như vậy, các nhà làm luật đã quyết định trói buộc UBND
vào cùng 1 lúc cả 2 chiều với lập luận rằng: “50% thuộc về HĐND cùng cấp,
50% thuộc về UBND cấp trên trực tiếp”. Tuy nhiên, việc trói buộc UBND vào 1
lúc cả 2 cơ quan với những lập luận như trên thật ra chỉ là 1 giải pháp tình thế
nửa vời, dung hịa khơng triệt để. Là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bất cập
trong quá trình tổ chức và hoạt động của UBND trong thực tế và làm cho các
nhà làm luật cũng cảm thấy lúng túng, khó xử, khơng biết đặt ra quy định gì để
giải quyết những “bất cập” xảy ra.
+ Bất cập thứ 1: đến trước năm 2015, các nhà làm luật cũng chưa đặt ra
được những quy định nào để xử lí những tình huống nếu chủ tịch UBND
cấp trên trực tiếp không phê chuẩn kết quả bầu UBND của HĐND cấp dưới
trực tiếp thì sẽ giải quyết tình huống này như thế nào. Đến luật tổ chức
chính quyền địa phương 2015 đã rất nỗ lực, cố gắng để đặt ra quy dịnh để



xử lí tình huống nêu trên: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kết
quả bầu chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp của HĐND cấp
dưới trực tiếp thì chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phải phê chuẩn. Nếu
khơng phê chuẩn thì phải giải thích rõ bằng văn bản lí do vì sao không phê
chuẩn và đề nghị HĐND cấp dưới trực tiếp bầu lại chức danh khơng được
phê chuẩn. → Bình luận: quy định này được hiểu là nếu HĐND đã bầu ai
đó làm chủ tịch, phó chủ tịch UBND đủ điều kiện tiêu chuẩn mà luật quy
định và đúng quy trình thì chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phải phê chuẩn.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở chỗ ở VN hiện nay chúng ta vẫn chưa quy định rõ
điều kiện để làm chủ tịch, phó chủ tịch UBND → khả năng mâu thuẫn giữa
chủ tịch cấp trên và HĐND cấp dưới vẫn còn → quy định này cố gắng xử lí
nhưng chưa triệt để.
+ Bất cập thứ 2: đến trước năm 2015, pháp luật VN khơng quy định tình
huống nếu chủ tịch cấp trên chỉ không phê chuẩn kết quả bầu đối với chủ
tịch UBND cấp dưới trực tiếp thì phó chủ tịch và ủy viên của UBND cấp
dưới trực tiếp có bị đương nhiên mất tư cách theo chủ tịch hay khơng bởi vì
những người này do chủ tịch UBND giới thiệu cho HĐND cùng cấp bầu.
Đến luật tổ chức chính quyền 2015 đã đặt ra quy định giải quyết triệt để bất
cập trên: chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ còn phê chuẩn kết quả bầu
chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp dưới chư khơng phê chuẩn kết quả bầu
đối với ủy viên.

2. Cơ cấu tổ chức của UBND các cấp:
a. UBND cấp tỉnh:
- Thành viên:
o Chủ tịch UBND cấp tỉnh
o Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh: đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt
HN, HCM thì có tối đa 5 phó chủ tịch. Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I có tối
đa 4 phó chủ tịch. Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II, III có tối đa 3 phó chủ
tịch.

o Ủy viên là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, ủy viên phụ
trách quân sự (trưởng ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh), ủy viên phụ trách công
an
- Cơ cấu tổ chức: được cấu thành bởi các cơ quan chuyên môn: các Sở, cơ quan
ngang Sở hay tương đương Sở (VD: văn phòng UBND cấp tỉnh, thanh tra tỉnh).
Theo quy định hiện nay thì mỗi tỉnh, TP lập 17 sở bắt buộc (cứng) và 3 sở đặc thù
(mềm): sở ngoại vụ, sở quy hoạch và kiến trúc (chỉ có ở HN và HCM) → đứng đầu


cơ quan chuyên môn được gọi là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp tỉnh (được gọi là giám đốc sở và tương đương giám đốc sở) → giám đốc và phó
giám đốc sở do chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
b. UBND cấp huyện:
- Thành viên:
o Chủ tịch UBND cấp huyện
o Phó chủ tịch UBND cấp huyện: đơn vị hành chính cấp huyện loại I khơng
q 3 phó chủ tịch. Loại II, III có 2 phó chủ tịch.
o Ủy viên là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và ủy
viên phụ trách quân đội (huyện đội trưởng, quận đội trưởng), ủy viên phụ
trách công an (trưởng công an huyện)
- Cơ quan cấu thành: Các phòng, cơ quan ngang phòng (VD: văn phòng UBND cấp
huyện, thanh tra huyện) → đứng đầu là trưởng phòng và tương đương trưởng
phòng. Do chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Được lập
10 phịng cứng và 2 phịng đặc thù (VD: phịng nơng nghiệp và phát triển nông
thôn).
c. UBND cấp xã:
- Thành viên:
o Chủ tịch UBND cấp xã
o Phó chủ tịch UBND cấp xã: xã loại I, II có 2 phó chủ tịch, xã loại III có 1
phó chủ tịch (theo luật cũ năm 2015 thì xã loại I có 2 phó chủ tịch cịn xã

loại II, III có 1 phó chủ tịch. Đến năm 2019 thì có chỉnh sửa)
o Ủy viên phụ trách quân sự và ủy viên phụ trách công an (trưởng công an
xã, trưởng công an phường)
- UBND cấp xã hiện nay không thành lập ra các cơ quan chuyên mơn mà chỉ có các
cơng chức chun mơn giúp cho UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lí của
mình.
*Lưu ý:
- Ngành công an và quân đội ở địa phương là 2 ngành có tính chất an ninh đặc thù →
không coi 2 ngành này là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp → để
đảm bảo tính thống nhất cao trong ngành cho nên giám đốc sở công an và phó giám
đốc sở cơng an của 63 tỉnh thành do bộ trưởng công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức theo hàng dọc từ trên xuống (bộ trưởng quốc phòng cũng có quyền tương tự
với người đứng đầu quân đội của 63 tỉnh thành là trưởng ban chỉ huy quân sự).
- Trước năm 2015, chỉ có 1 số thủ trưởng cơ quan chuyên môn mới là thành viên
của UBND cùng cấp chứ không phải là tất cả (VD: trước năm 2015, luật quy định
thành viên của UBND TP.HCM chỉ có 13 người 1 chủ tịch UBND, 5 phó chủ tịch,


7 ủy viên là 7 thủ trưởng cơ quan chuyên môn phụ trách 7 lĩnh vực quan trọng. Như
vậy, ở TP.HCM có 20 sở với 20 giám đốc sở và tương đương phân thành 2 loại: 7
giám đốc sở vừa là thủ trưởng cơ quan chuyên môn vừa là ủy viên UBND cùng
cấp, 13 giám đốc sở còn lại chỉ là thủ trưởng cơ quan chuyên môn) → sự phân hóa
này khơng hợp lý ở điểm coi trọng sở này hơn sở kia, UBND là cơ quan có nhiều
quyết định quan trọng. Rút kinh nghiệm này, luật năm 2015 quy định tất cả thủ
trưởng cơ quan chuyên môn đều là thành viên UBND cùng cấp.
- Chủ tịch UBND theo quy định hiện nay phải là đại biểu HĐND cùng cấp. Tuy nhiên,
trong 2 tình huống sau thì chủ tịch UBND không cần phải là đại biểu HĐND cùng
cấp:
+ Bị cấp trên điều động.
+ Giữa nhiệm kì, vì 1 lí do nào đó mà khuyết chủ tịch UBND thì HĐND sẽ bầu

chủ tịch UBND mới
→ Chủ tịch UBND bắt buộc là đại biểu HĐND cùng cấp ở đầu nhiệm kì

3. Địa vị pháp lý của Chủ tịch UBND (nhiệm vụ, quyền hạn):
-

-

-

a. Về mặt nhân sự:
Được quyền giới thiệu các chức danh phó chủ tịch ủy ban, ủy viên UBND cùng cấp
cho HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Được quyền phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp
Theo luật năm 2015, được tạm giao quyền chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp lúc
HĐND cấp dưới không họp
Được quyền tự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với thủ trưởng cơ quan
chun mơn thuộc UBND cấp mình (kể cả cấp phó)
Được quyền điều động, đình chỉ cơng tác, cho thơi làm nhiệm vụ và cách chức đối
với chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp
b. Về mặt văn bản:
Được quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của UBND, chủ
tịch UBND cấp dưới trực tiếp và văn bản của thủ trưởng cơ quan chun mơn
thuộc UBND cấp mình.
*Chủ tịch UBND được quyền đình chỉ thi hành các nghị quyết sai trái của HĐND
cấp dưới trực tiếp rồi đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ.

NỘI DUNG ÔN THI
TỰ LUẬN ONLINE (60 phút) đề dài



I.
II.

6Đ. (3-4) Nhận định (1,5Đ/1 câu) khác bài, giải thích thuyết phục cặn kẽ
Tự luận SS,PT, GT,BL
1. Những dấu hiệu đặc trưng của HP ( ban hành, Sửa đổi (Đ.120), hiệu
lực pháp lý)
2. Có gì mới 2013 so với 1992 Quyền con người công dân
3. QH, CTN, CP , CQĐP, TA VKS: dạy gì thì ơn cái đó

8 vđ (TL)
1. SS BPTN LPTN tại QH
2. SS CTN 1946-2013 CM CTN 1946 là độc đáo và chính thể mới
mẻ
3. VT TC PL CP 94/ 2013 và điểm khác nhau 94/2013 với 1992 giải
thích bình luận
4. SS TCPL CP 94/2013 với 104/1980 giải thích bình luận
5. SS ĐV PL TT 2013 với HĐBT 1980
6. SS 102/2013 với 127/1992 NV chức năng của TA Giải thích và
bình luận
7. VKS qua 3 gđ
8. PT VT TC PL UB 114/2013 tính song trùng trực và những bất
cập và sự khắc phục



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×