Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập, huy động vốn ban đầu, đã phát hành cổ phiếu và đang hoạt động hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.65 KB, 16 trang )

Tiểu luận Luật kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập đất nước, hòa chung trong sự phát triển của nền kinh
tế thị trường Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thông thoáng hơn đối
với khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh và khuyến khích người dân tham gia
kinh doanh để làm giàu chính đáng cho bản thân và cho đất nước. Ngày nay khu
vực kinh doanh ngoài quốc doanh đang phát triển rất sôi động ngày càng có
nhiều hơn những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ
phần…được thành lập. Chính vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị
trờng hiện nay nên những chính sách, luật pháp cũ cụ thể là Luật doanh nghiệp
đã dần không còn phù hợp với tình hình nữa. Nắm bắt được tình hình Nhà nước
ta đã không ngừng bổ sung, đổi mới Luật doanh nghiệp để dần hoàn thiện bộ
luật này nhằm mục đích tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh cho các
doanh nghiệp. Tuy cùng tồn tại song song với nhau nhưng Luật doanh nghiệp
vẫn có những hạn chế so với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dù Đảng và
Nhà nước ta đã và đang cố gắng khắc phục những hạn chế đó tuy nhiên việc đó
không thể một sớm một chiều là có thể hoàn thành được nên không thể tránh
được một số khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy chính sách pháp luật đã tạo những
điều kiện thuận lợi gì và những khó khăn gì cho doanh nghiệp? Em xin trình bày
về: “Công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập, huy động vốn ban đầu, đã
phát hành cổ phiếu và đang hoạt động hiệu quả” để làm rõ hơn về vấn đề này.
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
1
1
Tiểu luận Luật kinh tế
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1. CÔNG TY CỔ PHẦN 1
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2
3. QUYÊN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG 3
4. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 4


II. CÔNG TY CỔ PHẦN IN MẠNH THẮNG 7
1. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY 7
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 8
3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 10
4. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY 11
CỔ PHẦN TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
2
2
Tiểu luận Luật kinh tế
kết luận 12I.CƠ SỞ
LÝ LUẬN
1. Công ty cổ phần:
a.Công ty cổ phần:
Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 công ty cổ phần là
doanh nghiệp, trong đó :
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết trong trường hợp ba
năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông
sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông
sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho
người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội cổ
đông. Trong trường hợp này cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có
quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển
nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập công ty. Sau thời hạn ba năm

mọi hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bị bãi bỏ.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động
vốn.
b. Cổ phần:
Các loại cổ phần:
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ
thông là cổ đông phổ thông.
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
3
3
Tiểu luận Luật kinh tế
- Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu
đãi gồm các loại sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ
phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi do Điều lệ của công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền
nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Uu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ
có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận kinh
doanh. Sau thời hạn đó cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển
đổi thành cổ phần phổ thông. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty hoặc do Đại hội
cổ đồng quyết định. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có
các quyền và nghĩa vụ và lợi ích khác nhau. Cổ phần phổ thông không thể
chuyển thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thnàh cổ phần phổ
thông theo quyết định của Đại hội cổ đông.
c. Cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi
tên hoặc không ghi tên.

2.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định và thực hiẹn các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đông quản trị bổ nhiệm một người trong
số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp
Điều lệ công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện
theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của côn ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người diều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
4
4
Tiểu luận Luật kinh tế
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của doanh nghiệp khác.
Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ
đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm
soát.
3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông:
a. Quyền của cổ đông:
Đối với cổ đông phổ thông: Tham dự phát biểu trong Đại hội cổ đông và thực
hiện quyền biểu quyết, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; được
nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội cổ đông; được ưu tiên mua cổ phần mới
chào bán tương ứng tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

được tự do chuyển ngượng cổ phần của mình trừ trường hợp quy định tại khoản
5 Điều 84 của luật doanh nghiệp; xem xét tra cứu thông tin trong Danh sách cổ
đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa chữa các thông tin không chính xác;
khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng
với số cổ phần góp vào công ty.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau: Biểu quyết về
các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều
hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do điều lệ công ty quy định; các quyền khác như cổ đông phổ thông, cổ
đông sở hữu cổ phần ư đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó
cho người khác.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với
mức cao hơn so với mức cổ tức của của cổ phần phôt hông hoặc mức ổn định
hàng năm; được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp
vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
5
5
Tiểu luận Luật kinh tế
hoàn lại sau khi công ty giải thể hoặc phá sản; các quyền khác như cổ đông phổ
thông; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp
Đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đông quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ phần ưu đãi hoàn lại được công ty hoàn lại vốn
bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi
tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại; có các quyền như cổ đông phổ thông;
không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người và Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát.
b. Nghĩa vụ của cổ đông:
Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mười ngày kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chịu trách nhiệm

về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi
công ty dưới mọi hình thức trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua
lại cổ phần.
Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
Chấp hành quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ
công ty.
Cổ đông không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới
mọi hình thức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm luật, tiến hành kinh
doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, các nhân
khác. Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thẻ xảy
ra đối với công ty.
4. Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần:
a. Trình tự đăng ký kinh doanh:
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy
định của luật danh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Nguyễn Thị Thu Hằng - MSV: 03A05731N
6
6

×