Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

tiểu luận nhóm đề tài SIMON AND SPECK: BLOCK CIPHERS FOR THE INTERNET OF THINGS (Simon và Speck Hệ Mật mã khối cho Internet vạn vật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 42 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
MÔN MẬT MÃ LÝ THUYẾT
----------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
SIMON AND SPECK: BLOCK CIPHERS FOR THE
INTERNET OF THINGS
(Simon và Speck: Hệ Mật mã khối cho Internet vạn vật)

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Tiến- DT020243
2. Lê Văn Sỹ– DT020239
3. Ngô Văn Sơn – DT020238
4. Vũ Mạnh Đức - DT020212
Giảng viên: Hoàng Thu Phương.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Từ rất lâu về trước con người đã có nhu cầu bảo mật thơng tin, vì vậy đã ra
đời nhiều kỹ thuật và thiết bị được sử dụng để mật mã hóa. Mật mã tồn tại ít nhất từ
4.000 năm về trước: khoảng 2.000 năm TCN ở Ai Cập (trong lăng mộ của các
Pharaoh), các loại chữ tượng hình của người Trung Quốc hay Ấn Độ cổ xưa, hay mật
mã cuốn của người La Mã.
Trong thế giới hiện đại bảo mật thông tin lại càng quan trọng. Sự phát triển
của khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu sử dụng các thiết bị có kích thước nhỏ, có
khả năng tính tốn và đặc biệt là khả năng Internet kế nối vạn vật (IoT) ngày càng
tăng. Trong khi đó, các mã khối truyền thống hiện có khó có thể sử dụng đa năng
mọi thiết bị (bộ vi xử lý), do sự phức tạp, cần sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng.
Vì vậy, nhu cầu cần có các hệ mật mã riêng, áp dụng cho các thiết bị, hệ thống bị hạn


chế đã và đang được đặt ra trong những năm qua. Mật mã nhẹ là mật mã phù hợp với
những thiết bị, hệ thống trên.
“Internet of Things” là thuật ngữ chỉ những vật được kết nối Internet và có
khả năng trao đổi dữ liệu. Đặc điểm chung của các thiết bị IoT là kích thước nhỏ,
khả năng tiêu thụ điện thấp. Phần lớn các thiết bị IoT đang gặp vấn đề về bảo mật.
“Lightweight crytography” chỉ những hệ mật nhẹ có khả năng cài đặt trên các
thiết bị giới hạn về năng lượng tiêu thụ và khả năng lưu trữ. Chính vì vậy, mật mã
nhẹ rất phù hợp với các thiết bị IoT.
Trong bài luận này nhóm chúng em trình bày những nghiên cứu về hệ mật mã
khối hạng nhẹ điển hình đó là SIMON và SPECK. Và những điều làm cho SIMON
và SPECK đặc biệt phù hợp với các thiết bị IoT.

Nhóm sinh viên thực hiện


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẬT MÃ NHẸ, MẬT MÃ KHỐI
HẠNG NHẸ
1.1 Mật mã nhẹ
Hiện nay chưa có khái niệm chính xác hay định lượng cụ thể nào về mật mã
nhẹ. Vì vậy có nhiều phiên bản định nghĩa mật mã nhẹ. Theo tiêu chuẩn
ISO/IEC29192-1 thì mật mã nhẹ là mật mã được dùng cho mục đích bảo mật,
xác thực, nhận dạng và trao đổi khóa, phù hợp cài đặt cho mơi trường tài ngun
hạn chế. Tính chất nhẹ được mô tả dựa trên nền tảng cài đặt. Trong triển khai
phần cứng, diện tích chip và năng lượng tiêu thụ là những tiêu chí quan trọng để
đánh giá tính nhẹ của hệ mật. Trong triển khai phần mềm thì kích thước mã
nguồn, kích thước RAM là tiêu chí cho một hệ mật được coi là nhẹ.
Mật mã nhẹ gồm có:
• Hệ mã khối hạng nhẹ: KLEIN, LED, KATAN, SIMON, SPECK, …
• Hệ mã dịng hạng nhẹ: GRAIN, TRIVIUM
• Hệ mã xác thực hạng nhẹ: SQUASH

• Hệ hàm băm hạng nhẹ: MADE, KECCAK, DM/H-PRESENT, …

Hình 1.1: Các hệ mật trong mật mã hạng nhẹ

1


Mật mã nhẹ đem lại nhiều lợi ích đặc trưng như:
• Nguồn tài nguyên thấp, năng lượng tiêu thụ nhỏ.
• Giá thành rẻ: mật mã nhẹ thường được ứng dụng trong những thiết bị
triển khai hàng loạt.
• Hoạt động nhanh, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng của nó.
Bên cạnh những lợi ích đó, mật mã nhẹ cịn có nhiều vấn đề trong q trình
áp dụng:
• Độ an tồn khơng q cao.
• Chỉ xử lý được một lượng thơng tin nhỏ, khơng có băng thơng cao.
• Khó khăn trong vấn đề tối ưu hóa các thuật tốn mật mã nhẹ hiện có.
Từ tất cả những điều trên, tùy từng nhu cầu của ứng dụng cũng như phần cứng
mà quyết định việc sử dụng mật mã nhẹ cho vấn đề bảo đảm an tồn cho hệ thống
hay khơng.
1.2 Mật mã khối hạng nhẹ
Mật mã khối hoạt động bằng cách chia dữ liệu cần mã hóa thành những khối
có độ dài nhất định và xử lý (mã hóa/ giải mã) trên các khối dữ liệu này. Yêu cầu
của mã khối là phải biết trước kích thước bản rõ. Mã khối ngày cảng trở nên phổ
biến nhất là khi những thiết bị mã hóa điện tử bãn dẫn bắt đầu xuất hiện với dung
lượng bộ nhớ thấp. Nhất là với tốc độ phát triển của IoT như hiện nay.
Mã khối hạng nhẹ là một nhóm thuộc mật mã nhẹ sử trong an tồn thơng tin,
ở đó thuật tốn mã hóa sử sụng đầu vào là các khối B-bit và khóa là K-bit.
Một số hệ mật mã khối hạng nhẹ tiêu biểu:


Hình 1.2: mật mã khối hạng nhẹ tiêu biểu
2


CHƯƠNG II: HỆ MẬT SIMON VÀ SPECK
2.1 Tổng quan về hệ mật SIMON và SPECK
Simon và Speck là một nhóm mật mã khối hạng nhẹ được phát hành công khai
bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency) vào tháng 6
năm 2013.
Simon và Speck đáp ứng nhu cầu về mật mã khối an toàn, linh hoạt và có
thể phân tích được và cung cấp hiệu suất tuyệt vời trên nền tảng phần cứng và
phần mềm, đủ linh hoạt để triển khai trên một nền tảng nhất định và có khả năng
phân tích bằng các kỹ thuật hiện có. Cả hai hoạt động rất tốt trên tồn bộ các ứng
dụng nhẹ, nhưng Simon đã được tối ưu hóa hiêu suất trong triển khai phần cứng,
cịn thuật tốn Speck thì được tối ưu hóa cho triển khai phần mềm.
Simon bao gồm 32, 36, 42, 44, 52, 54, 68, 69 hoặc 72 vịng mã hóa tương
ứng với chiều dài của khối là: 32-bit, 48-bit, 64-bit, 96-bit, 128-bit và chiều dài
khóa được đề xuất là 64-bit, 72-bit, 96-bit, 128-bit, 144-bit, 192-bit, 256-bit.
Speck bao gồm 22, 23, 26, 27, 28, 29, 32, 33 hoặc 34 vịng mã hóa tương
ứng với chiều dài của khối là: 32-bit, 48-bit, 64-bit, 96-bit, 128-bit và chiều dài
khóa được đề xuất là 64-bit, 72-bit, 96-bit, 128-bit, 144-bit, 192-bit, 256-bit.

Hình 2.1: Simon and Speck parameters
2.2 Hệ mật SIMON
2.2.1 Q trình mã hóa
Q trình mã hóa của Simon 2n sử dụng các phép toán đơn giản sau đây:
XOR, AND và phép tốn dịch chuyển bit trái.
Các hàm trịn của Simon lấy đầu vào n-bit, khóa là k và 2n-từ mã hóa:
𝑅𝑘 (𝑥, 𝑦) = (𝑦 ⊕ 𝑓 (𝑥) ⊕ 𝑘, 𝑥)
Trong đó: 𝑓(𝑥) = (𝑆𝑥 & 𝑆 8 𝑥 ) ⊕ 𝑆 2 𝑥 và k là một khóa tròn.

3


Hàm tròn nghịch đảo được sử dụng trong giải mã là:
𝑅𝑘−1 (𝑥, 𝑦) = (y, x⊕ f(y) ⊕ k).

Hình 2.2: Q trình mã hóa của hệ mật Simon
Các tham số cho tất cả các phiên bản của Simon:

Hình 2.3: Các tham số của mật mã Simon
4


2.2.2 Điểm yếu của Simon
Phương pháp tấn công đặc biệt được thực hiện bởi Alkhzaimi và Lauridsen.
Phương pháp phân tích mật mã tuyến tính.

Hình 2.4: Security of Simon and Speck

5


2.3 Hệ mật Speck
2.3.1 Q trình mã hóa
Q trình mã hóa của Speck 2n được sử dụng qua các phép tốn sau: XOR,
cộng module 22, phép tốn dịch chuyển dịng trái Sj, phép dịch phải 𝑆 −𝑗 .
Cho k ∈ 𝐺𝐹 (2)𝑛 (trường hữu hạn) và hàm tròn 𝑅𝑘 của Speck 2n với
𝐺𝐹 (2)𝑛 x 𝐺𝐹 (2)𝑛 −> 𝐺𝐹 (2)𝑛 x 𝐺𝐹 (2)𝑛 được định nghĩa như sau:
𝑅𝑘 (𝑥, 𝑦) = ((𝑆 −𝛼 x+y) ⊕ k, 𝑆𝛽 y ⊕ (𝑆 −𝛼 x+y) ⊕ k),
Trong đó nếu n = 16 (kích thước khối là 32) ta có 𝛼 = 7, 𝛽 = 2 nếu khơng thì

𝛼 = 8, 𝛽 = 3
Ta có hàm nghịch đảo cần thiết cho giải mã, sử dụng phép trừ module thay
cho phép cộng module và được định nghĩa như sau:
𝑅𝑘−1 (𝑥, 𝑦) = (𝑆 𝛼 ((𝑥 ⊕ k) - 𝑆 −𝛽 (x ⊕ y)), 𝑆 −𝛽 (x ⊕ y)).

Hàm tròn của Speck được thể hiện như sau:

Hình 2.5: Hàm trịn của Speck(22i+1, 22i) biểu thị mật mã con sau các bước mã hóa

6


2.3.2 Điểm yếu của Speck
Cuộc tấn công tốt nhất ở Speck là với phần phân tích mật mã di động và phân
tích mật mã di động được cải thiện.

Hình 2.6: Các tham số của mật mã Speck

7


CHƯƠNG III: TÍNH PHÙ HỢP CỦA SIMON VÀ SPECK VỚI CÁC
THIẾT BỊ IOT
3.1 Simon và Speck đặc biệt phù hợp với các thiết bị IoT
Trong “mật mã khối Simon và Speck trên bộ vi điều khiển 8-bit AVR”
Beaulieu et al điều tra việc triển khai Simon và Speck trên bộ vi điều khiển 8-bit cấp
thấp và so sánh hiệu năng với các cyphers khác.
Có 3 triển khai mã hóa được so sánh:
1. Giảm thiểu RAM
2. Thông lượng cao/ năng lượng thấp

3. Giảm thiểu flash
Để so sánh các cyphers khác nhau, một phép đo hiệu suất - thứ hạng được sử
dụng. Thứ hạng tỷ lệ thuận với thông lượng chia cho mức sử dụng bộ nhớ.
SPECK xếp ở vị trí hàng đầu cho mọi khối và kích thước khóa mà nó hỗ trợ.
Ngoại trừ kích thước khối 128 bit, SIMON đứng thứ hai cho tất cả các kích thước
khối và khóa.
Khơng có gì đáng ngạc nhiên, AES-128 có hiệu suất rất tốt trên nền tảng này,
mặc dù với cùng một khối và kích thước khóa, SPECK có hiệu suất gấp đơi. Với
cùng kích thước khóa nhưng với kích thước khối 64 bit, SIMON và SPECK đạt được
hiệu suất tổng thể tốt hơn gấp hai và bốn lần so với AES.
So sánh SPECK 128/128 với AES-128, các tác giả nhận thấy rằng dung lượng
bộ nhớ của SPECK giảm đáng kể (460 byte so với 970 byte) trong khi thông lượng
chỉ giảm nhẹ (171 chu kỳ / byte so với 146 chu kỳ / byte). Do đó, hiệu suất của SpecK
(trong số liệu được chọn) cao hơn AES. Xem xét rằng tốc độ có tương quan với mức
tiêu thụ năng lượng, các tác giả kết luận rằng "AES-128 có thể là lựa chọn tốt hơn
trong các ứng dụng quan trọng về năng lượng so với SPECK 128/128 trên nền tảng
này". Tuy nhiên, các tác giả không chắc chắn liệu sử dụng nhiều truy cập RAM (triển
khai AES tốc độ cao) có hiệu quả năng lượng hơn so với triển khai SPECK dựa trên
đăng ký hay không. Trong cả hai trường hợp, việc giảm đáng kể việc sử dụng bộ nhớ
flash có thể đạt được có thể liên quan đến các bộ vi điều khiển cấp thấp.
Nếu một ứng dụng yêu cầu tốc độ cao và việc sử dụng bộ nhớ không phải là
ưu tiên, AES có triển khai nhanh nhất (sử dụng 1912-byte flash, RAM 432 byte)
trong số tất cả các thuật toán mã khối với khối và khóa 128-bit mà chúng tơi biết, với
chi phí chỉ 125 chu kỳ/byte. Đối thủ cạnh tranh AES gần nhất là SPECK 128/128,
với chi phí 138 chu kỳ/byte cho việc triển khai hồn tồn khơng được kiểm sốt. Vì
tốc độ tương quan với mức tiêu thụ năng lượng, AES-128 có thể là lựa chọn tốt hơn
trong các ứng dụng quan trọng về năng lượng so với SPECK 128/128 trên nền tảng
8



này. Tuy nhiên, nếu không yêu cầu khối 128 bit, như chúng ta có thể mong đợi cho
nhiều ứng dụng trên vi điều khiển 8 bit, thì giải pháp tiết kiệm năng lượng hơn (sử
dụng flash flash byte byte, RAM 108 byte) là 64/128 cùng kích thước khóa với AES128 và chi phí mã hóa chỉ 122 chu kỳ / byte.
3.2 Kết luận
Dựa trên những lý thuyết mà chúng em đã nghiên cứu được nêu ra trong bài
luận này ta có thể thấy các hệ mật mã nhẹ nói chung và hệ mật Simon và Speck nói
riêng rất phù hợp để áp dụng và bảo mật cho các thiết bị IoT. Đơng thời, chính sự
phát triển nhanh và mạnh của “Internet of thinks” cũng chính là điều kiện thúc đẩy
cho sự phát triển của mật mã nhẹ.

9


Tài liệu tham khảo
[1] Simon and Speck: Block Ciphers for the Internet of Things∗
Ray Beaulieu, Douglas Shors Jason Smith, Stefan Treatman-Clark, Bryan Weeks,
Louis Wingers.
National Security Agency - 9800 Savage Road, Fort Meade, MD, 20755, USA - 9
July 2015.
[2] The Simon and Speck Block Ciphers on AVR 8-bit Microcontrollers*
Ray Beaulieu, Douglas Shors, Jason Smith, Stefan Treatman-Clark, Bryan Weeks,
and Louis Wingers.
National Security Agency 9800 Savage Road, Fort Meade, MD, 20755, USA.
[3] SIMON AND SPECK - WIKIPEDIA.
[4] NSA Offers Block Ciphers to Help Secure RFID Transmissions.

10




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÍ CƠNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MƠN HỆ THỐNG SẢN XUẤT
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT DỊCH VỤ THỰC TẾ TẠI
DOANH NGHIỆP. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN CƠNG TY ACECOOK

GV hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Lớp: L01- Nhóm 09

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020
1
1


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Họ và tên
Nguyễn Thị Như Ngọc
Tạ Thị Thơm
Nguyễn Thị Tuyết Mỹ
Lưu Thùy Trang
Võ Thị Hồng Cẩm
Hồ Thị Phương Thảo Nhi
Lê Vũ Thu Phương
Trần Lê Thu Trang
Huỳnh Thị Diểm

MSSV
1914350
1915366
1914208
1915579
1912754
1914501
1914739
1915593
1912845

2


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
LÝ THUYẾT

I.

4
5

1.

Hệ thống sản xuất cơ bản

5

2.

Sản xuất khối lớn

5

a)

Khái niệm

5

b)

Đặc điểm


5

c)

Ưu và nhược điểm

6

II.
1.

2.

3.

4.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN CỦA CƠNG TY ACECOOK

7

Sơ lược về cơng ty Acecook Việt Nam

7

a)

Lịch sử hình thành của Acecook

7


b)

Sản phẩm

8

c)

Thơng tin chi nhánh

8

Quy trình sản xuất

9

2.1

Nguyên liệu

9

2.2

Trộn bột

9

2.3


Cán tấm

10

2.4

Tạo sợi

10

2.5

Hấp

11

2.6

Cắt định lượng và bỏ khn

11

2.7

Làm khơ:

12

2.8


Làm nguội

13

2.9

Cấp gói gia vị

13

2.10

Đóng gói

14

2.11

Kiểm tra chất lượng sản phẩm:

15

2.12

Đóng thùng

17

Bố trí mặt bằng và người quản lí


18

3.1

Bố trí mặt bằng

18

3.2

Người quản lý

20

Ưu và nhược điểm của quy trình sản xuất mì tại nhà máy Acecook

21
3


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN
III.

KẾT LUẬN

24

4



BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN
LỜI MỞ ĐẦU
Nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đang trên con đường hồn thành sứ
mệnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các ngành cơng nghiệp đang phát triển
theo hướng tự động hóa và hội nhập với thế giới. Để tồn tại và có một vị trí đứng vững
trên thị trường thì việc sở hữu quy trình sản xuất tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả, tiết kiệm đầu vào và thời gian sản xuất đem lại hiệu quả sản xuất cao. Môn
Hệ Thống Sản Xuất đã giúp chúng em tiếp cận những kiến thức cơ bản về sản xuất. Để
củng cố kiến thức nhóm đã quyết định tìm hiểu về quy trình sản xuất mì ăn liền của cơng
ty Acecook. Do chưa có coi hội trực tiếp đến doanh nghiệp tham quan nhà xưởng sản
xuất nên bài báo cáo chỉ dựa vào các phương tiện truyền thông, thông tin trên internet nên
không tránh được việc có sơ sót mong mọi người đóng góp ý kiến để nhóm sửa đổi hồn
thiện hơn. Chân thành cảm ơn!

5


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN
I.
LÝ THUYẾT
1. Hệ thống sản xuất cơ bản
Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ
sản xuất, sự phân bố về không gian và mối quan hệ sản xuất – kĩ thuật giữa chúng với
nhau. Chính là cơ sở vật chất – kĩ thuật của doanh nghiệp, là cơ sở để tổ chức quá
trình sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.Thực chất ác định hệ thống
sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định

- Các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất.
- Tỉ trọng của m i bộ phận.
- ối liên hệ sản xuất giữa chúng.
- ự bố trí cụ thể các bộ phận đó trong một khơng gian nhất định.
Các yêu cầu chủ yếu khi thiết kế hệ thống sản xuất là đảm bảo tính chun mơn
hóa cao nhất có thể, tính linh hoạt cần thiết, tính cân đối cần thiết ngay t khâu thiết kế
và phải tạo điều kiện g n trực tiếp hoạt động quản trị với hoạt động sản xuất.
hi thiết kế hệ thống sản xuất cần có các lựa chọn cần thiết sau địa điểm, qui mô,
nguyên t c xây dựng, số cấp và số bộ phận sản xuất, kho tàng và vận chuyển.
Đối với cơ bản sản xuất hệ thống, có thể chia quá trình sản xuất của doanh nghiệp
thành những loại khác nhau dựa trên các định thức khác nhau như số lượng và đặc
điểm của sản phẩm xuất ra; sản phẩm kết thúc, tính chất của q trình sản xuất hoặc
chủ sở hữu khả năng trong sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: sản xuất đơn chiếc
(Jobbing Production), sản xuất theo lơ hay quy trình sản xuất hàng loạt(Batch
Production). Sản xuất khối lớn (Mass Production).
2. Sản xuất khối lớn
a) Khái niệm
Sản xuất khối lớn là dạng sản xuất liên tục với một hoặc họ sản phẩm cụ thể với
sản lượng lớn. ản xuất khối lớn là một trong những hình thức sản xuất khi phân loại
theo số lượng sản phẩm sản xuất và tính chất lập lại. trình sản xuất ổn định, ít khi
có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật gia công sản phẩm.
Ví dụ điển hình của loại sản xuất này là
xi măng, báo, tạp chí

ản xuất th p, sản xuất giấy, sản xuất điện,

b) Đặc điểm
ử dụng máy móc chuyên dụng Vì gia cơng chế biên ít loại sản phẩm với khối
lượng lớn nên thiết bị máy móc thường là các loại thiết bị chuyên dùng hoặc các loại
thiết bị tự động, được s p xếp thành các dây chuyền kh p kín cho t ng loại sản phẩm.

6


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỆ THỐNG SẢN
Phải qua sản xuất thử hâu chuẩn bị kĩ thuật sản xuất như thiết kế sản phẩm, chế tạo
các m u thử sản phẩm và qui trình cơng nghệ gia cơng sản phẩm được chuẩn bị rất chu
đáo trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tính chun mơn hố và năng suất lao động cao Do tổ chức sản xuất theo kiểu dây
chuyền nên trình độ chun mơn hố người lao động cao, m i người công nhân
thường chỉ thực hiện một công việc sản xuất ổn định trong thời gian tương đơí dài nên
trình độ nghề nghiệp của người lao động khơng cao nhưng năng suất lao động thì rất
cao.
Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành thấp do sản xuất có xu hướng tiêu chuẩn
hố.
=> Với hình thức sản xuất này cần quản lí chặt chẽ việc cung ứng nguyên vật liệu,
quản lí hàng dự trữ, hàng tồn kho, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, quản lí chặt chẽ
đối với cơng nhân và giám sát chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh việc tiêu thụ, đa dạng
hoác các loại khách hàng và các loại thị trường để tận dụng công suất và sản xuất
được diễn ra liên tục.
c) Ưu và nhược điểm
* Ưu điểm:
- Sản lượng và cường độ sản xuất rất cao.
- Sản xuất được những sản phẩm phức tạp được lap từ nhiều chi tiết.
- Chất lượng sản phẩm ổn định.
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp.
- Năng suất lao động cao, trình độ chun mơn hóa người lao động cao.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương nhân công.
- Dễ dàng trong việc vay vốn.
* Nhược điểm:

- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dùng rất lớn.
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn.
7


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MƠN HỆ THỐNG SẢN
- hơng đa dạng chủng loại sản phẩm.

8


- Trình độ nghề nghiệp người lao động khơng cao.
- Không thể đáp ứng đầy đủ nhưng mong muốn và nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Khi nhu cầu thị trường thay đổi, doanh nghiệp khó có thể thay đổi được sản
phẩm của mình.
II.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN CỦA CƠNG TY ACECOOK
1. Sơ lược về cơng ty Acecook Việt Nam
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995,
sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát
triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí
vững chac trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và
dinh dưỡng cao.
Logo

1993
a) Lịch sử hình thành của Acecook
● 1993


2015

15/12/1993 thành lập cơng ty Liên Doanh Vifon Acecook
● 1995
07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ
Chí Minh


19

96
28/02/1996
Tham gia thị trường
Thành lập chi nhánh Cần Thơ

xuất

khẩu



● 1999
Lần đầu tiên đoạt danh hiệu HVNCLC
● 2000

9


Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo
Bước đột phá của cơng ty trên thị trường mì ăn liền

● 2003
Hồn thiện hệ thống nhà máy từ Bac đến Nam
● 2004
Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam
và di dời nhà máy về KCN Tân Bình.
● 2015
Cơng Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới
b) Sản phẩm
* MÌ GĨI, PHỞ – HỦ TIẾU – BÚN, TƠ – LY – KHAY, MIẾN
Cơng ty sản xuất rất đa dạng sản phẩm như mì Bốn Phương,mì Hảo Hảo, miến
trộn, miến Phú Hương,...
Nhưng, sản phẩm gần như được coi là biểu tượng mỳ ăn liền Việt nam, cũng như
đại diện cho cơng ty đó là mỳ ăn liền hảo hảo. Là người dân Việt Nam không ai
không biết loại mỳ này.
c) Thông tin chi nhánh
Hiện nay, chi nhánh công ty được rãi rác khap mọi miền đất nước, từ nam ra bac
như Hà Nội, Tp Hồ Chí inh, Bình Dương, Đà Nẵng,...
Mạng lưới quốc tế: cơng ty có 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý trên toàn quốc và
xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan,
Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Cộng Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand,
Slovakia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng ông, Đài loan, alaysia, Campuchia, Nhật,
UAE,…
❖ Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam
“Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”
❖ Sứ Mệnh
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN
TOÀN – AN TÂ cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất
lượng sản phẩm, đồng thời h trợ truyền đạt những thông tin đúng đan và
khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách

hàng. Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì
sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao
giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
❖ Tầm nhìn
10


“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với q trình tồn cầu hóa”
2. Quy trình sản xuất
2.1 Ngun liệu
Vat mì được sản xuất từ ngun liệu chính là bột lúa mì nhập khẩu từ Úc và
Canada, dầu thực vật là dầu cọ nhập khẩu chủ yếu từ alaysia , màu vàng đặc trưng
của mì được tạo ra nhờ chiết xuất từ củ nghệ.
Các gói gia vị được làm từ nguyên liệu tươi như: hành, tỏi, ớt, ngò om, rau củ sấy
các loại, gia vị, dầu tinh luyện. Các sản phẩm ly cịn có ngun liệu sấy như: trứng,
tôm, thịt gà, thịt heo… Các nguyên liệu đảm bảo nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, cung cấp
từ những nhà sản xuất uy tín.
Trước khi đưa vào sản xuất 100% nguyên vật liệu phải trải qua kiểm soát nghiêm
ngặt bởi hệ thống máy móc, phịng thí nghiệm của nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về
chất lượng, không biến đổi gen, các chỉ tiêu hóa lý, dư lượng thuốc trừ sâu… Bao bì
gói và ly, tơ, khay được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe theo quy định của Việt
Nam và quốc tế.
2.2 Trộn bột
Công đoạn được thực hiện ở tầng trên cùng của quy trình. Bằng hệ thống ống d n
khép kín, bột mì, chiết xuất từ củ nghệ tươi và dung dịch phối trộn từ bồn chứa được
bơm vào cối trộn và trộn đều bằng thiết bị tự động.
- Mục đích: Trộn đều được các nguyên liệu với nhau.
-Yêu cầu: Nguyên liệu vận chuyển đến được hút trực tiếp vào máy trộn, đảm bảo
quy trình khép kín, khơng tiếp xúc với mơi trường bên ngồi.


11


2.3 Cán tấm
Bột mì sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm ở tầng bằng hệ thống nhiều
băng tải. Tại đây, các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi
đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm.
- Mục đích: Tạo độ dẻo, dai cho sợi mì. Cán mỏng dễ dàng tạo sợi ở công đoạn sau.
-Yêu cầu: Tấm bột được cán mỏng đến khi độ dày tương đương độ dày của sợi mì.
Cán mỏng đều nhau, khơng bị cho dày cho mỏng.

2.4 Tạo sợi
Lá bột được cat sợi thành những sợi mì to, nhỏ, trịn, dẹt khác nhau tùy theo tính
chất của từng loại sản phẩm và hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống
trục lược.
- Mục đích: Tạo hình dáng cho sợi mì. Thực hiện các cơng đoạn sau hiệu quả hơn.
- Yêu cầu: Tạo sợi đều, tương đương với nhau.

12


×