Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

INTERNET VẠN VẬT - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CMCN 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.87 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
INTERNET VẠN VẬT - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CMCN 4.0

Giảng viên hướng dẫn
Sinh Viên
MSV
Lớp

: PGS.TS. Trần Thị Song Minh
: Nguyễn Đức Chung
: 11150659
: Tin học kinh tế K57

Hà Nội - 2018


MỤC LỤC

Phần mở đầu____________________________________________________________5
I, Những công nghệ mới nổi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0_______________5
1.1, Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 và những công nghệ liên quan_____6
1.1.1, Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0______________________________6
1.1.2, Những công nghệ mới dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0____________7
1.2, Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp dưới góc độ
quản trị_______________________________________________________________9
1.2.1, Cơ hội__________________________________________________________9


1.2.2, Thách thức_____________________________________________________10
II, Ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things -IOT) trong doanh nghiệp _____11
2.1, Tổng quan về Internet vạn vật_______________________________________11
2.2, Ứng dụng Internet vạn vật trong Doanh nghiệp_________________________15
2.2.1. Ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải :__________________________15
2.2.2 Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp :_______________________________18
2.2.3, Ứng dụng trong lĩnh vực y tế :______________________________________20
III, Cơ hội và thách thức khi ứng dụng IoT tại doanh nghiệp Việt Nam__________22
2.1, Cơ hội và thách thức khi ứng dụng IoT tại doanh nghiệp Việt Nam________22
2.1.1, Cơ hội_________________________________________________________23
2.1.2, Thách thức_____________________________________________________23
2.2, Ứng dụng IoT trong doanh nghiệp Việt Nam___________________________25
2.2.1, Thực trạng ứng dụng IoT tại các doanh nghiệp Việt Nam_________________25
2.2.2, Một số ứng dụng IoT trong các doanh nghiệp Việt Nam__________________28
2.2.3 Đề xuất giải pháp trong việc ứng dụng IoT tại các doanh nghiệp Việt Nam
___________________________________________________________________31
KẾT LUẬN____________________________________________________________33


TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________________________34


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. IoT
2. CMCN
3. CNTT

Internet of Thing (Internet vạn vật)
Cách mạng công nghiệp
Công nghệ thông tin



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1- Các cuộc cách mạng công nghiệp và tầm nhìn tương lai ...................................6
Hình 1.2 -Robot Sophia giao lưu tại Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0.....................8
Hình 1.3- Một nguyên mẫu xe tự lái của Google đang chạy thử nghiệm trên đường
phố ở Mountain View.........................................................................................................9
Hình 2.1- Ứng dụng IoT trong lĩnh vực vận tải................................................................16
Hình 2.2- Ứng dụng IoT trong Nông Nghiệp...................................................................18
Hình 2.3- Ứng dụng IoT trong Y Tế.................................................................................21
Hình 3.1- BKAV SmartHome ..........................................................................................30


PHẦN MỞ ĐẦU

 Lý do đề tài :
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn chỉ là khái niệm, nó đã và đang
diễn ra, trở thành làn sóng mạnh mẽ có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống và xã hội, đem lại cho các doanh nghiệp và người lao động cả những cơ hội và
thách thức, không thoát khỏi làn sóng đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có
những bước chuyển mình mạnh mẽ để đáp lại lời “kêu gọi” từ cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 . Một trong những công nghệ của tương lai,Internet vạn vật (IoT) ngày
càng quan trọng đối với đời sống con người bởi tính ứng dụng sâu rộng và thông
minh của nó, được hiểu là mạng lưới thiết bị kết nối internet mà trong đó, các thiết
bị thông minh, phòng ốc và các trang thiết bị khác được kết nối với các bộ phận
điện tử, phần mềm, cảm biến giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải
dữ liệu.Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT được xem như một trong như
yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua nếu như không muốn bị
“bỏ lại” trong cuộc đua cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy việc nghiên cứu, tìm

hiểu về Internet vạn vật , cũng như những cơ hội và thách thức của nó đối với các
doanh nghiệp , cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết .
 Mục đích nghiên cứu :
Đưa ra cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cũng như
những nét nhìn khái quát nhất về Internet vạn vật (IoT) và ứng dụng của IoT . Đâu
sẽ là cơ hội, cũng như thách thức của việc ứng dụng IoT trong doanh nghiệp , cụ thể
là doanh nghiệp Việt Nam.
 Đối tượng nghiên cứu :
IoT cùng những cơ hội và thách thức IoT đem lại đối với các doanh nghiệp
Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
 Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp phân tích : Phân tích từ nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa
học, , tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng, các bài viết và báo cáo trên Internet).
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Tổng hợpnhững nội dung đã thu thập được
thành một hệ thống lý thuyết cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề nghiên cứu.


I, Những công nghệ mới nổi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.1,Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 và những công nghệ liên quan
1.1.1, Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0

Hình 1.1- Các cuộc cách mạng công nghiệp và tầm nhìn tương lai
(Nguồn : Wikipedia)
-Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra làm thay đổi cả thế giới, mở
đầu là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại Anh và nhanh chóng
bùng nổ tại Mỹ và Châu Âu với sự ra đời của các cỗ máy chạy bằng hơi nước. Tiếp
sau đó là hàng loạt những phát minh lớn của nhân loại ra đời vào cuối những năm
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Tiếp
nối là sự bùng nổ về thiết bị điện tử, máy tính và Internet đánh dấu cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 3. Đến năm 2013, thuật ngữ “ Cách mạng công nghiệp 4.0

(tiếng Đức: Industrie 4.0) khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao
của chính phủ Đức, với các trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật
lý .
- Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian
mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và
điện toán nhận thức (cognitive computing).[ CITATION CMC \l 1033 ]
- Nguyên tắc thiết kế trong CMCN 4.0 :Có 4 nguyên tắc thiết kế trong công
nghiệp 4.0. Những nguyên tắc này hỗ trợ những công ty trong việc định dạng và
thực hiện những viễn cảnh của công nghiệp 4.0


 Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết
bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật
kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
 Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1
phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ
thuật số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm
biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.
 Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người
bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những
quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những
ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý
để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều
sức lực hoặc không an toàn đối với con người.
 Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho
phép tự đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể.Chỉ
trong trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ
được ủy thác cho cấp cao hơn.[ CITATION CMC \l 1033 ]
1.1.2, Những công nghệ mới dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

a, Công nghệ thông tin
- Internet vạn vật (IoT) : là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con
người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền
tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương
tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. [ CITATION IoT \l 1033
]
- Trí tuệ nhân tạo (AI) : Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo
(Artificial Intelligence ) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là trí tuệ
do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các
hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic
trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (Machine
learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt
hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con
người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu
ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, …. Vừa qua, Sophia - robot đầu tiên
được cấp quyền công dân trên thế giới đã tới Việt Nam và phát biểu tại Diễn đàn


cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban kinh tế Trung
ương chủ trì .[ CITATION AI \l 1033 ]

Hình 1.2 -Robot Sophia giao lưu tại Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0
(Nguồn: Hanoitv.vn)
- Dữ liệu lớn (Big Data) : Dữ liệu lớn thường bao gồm tập hợp dữ liệu với
kích thước vượt xa khả năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập,
hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được. Trong
năm 2012, Gartner đã cập nhật định nghĩa như sau: "Dữ liệu lớn là khối lượng lớn,
tốc độ cao và/hoặc loại hình thông tin rất đa dạng mà yêu cầu phương thức xử lý
mới để cho phép tăng cường ra quyết định, khám phá bên trong và xử lý tối ưu". Từ
năm 2015, dữ liệu lớn trở nên nổi bật trong hoạt động kinh doanh như một công cụ

để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn cũng như tối ưu hóa việc thu thập và chia
sẻ thông tin. Việc sử dụng dữ liệu lớn để giải quyết các vấn đề thu thập dữ liệu và
CNTT trong một doanh nghiệp được gọi là IT Operations Analytics (ITOA).
[ CITATION Big \l 1033 ]
- Chuỗi Khối (Blockchain) :là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin
trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời
gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết
tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết
kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp
nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Có thể kể đến ứng dụng điển hình


nhất của Blockchain được nhiều người biết đến đó là tiền điện tử BitCoin,
Blockchain chính là công nghệ đằng sau đảm bảo cho BitCoin và các loại tiền điện
tử khác đang có mặt trên thị trường.[ CITATION Blo \l 1033 ]


b, Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học là việc ứng dụng khía cạnh sinh học của sinh vật, hệ
thống hoặc các quá trình sinh học vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau để hiểu
biết về khoa học sự sống và cải tiến giá trị của vật liệu sinh học trong các ngành
dược học, thực vật học và động vật học. [ CITATION CNS \l 1033 ]. Công nghệ
sinh học đã có nhiều bước nhảy vọt trong Lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Một
số thành tựu đang được nghiên cứu và ứng dụng như Y học tái tạo, điện sinh học,
Công cụ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9, …
c, Lĩnh vực vật lý
- Có thể kể ra nhiều thành tựu lớn như máy in 3D, phát minh chế tạo ra
những robot thế hệ mới, hệ thống xe tự lái, các loại vật liệu mới (graphene,
skyrmions…) và công nghệ nano….


Hình 1.3- Một nguyên mẫu xe tự lái của Google đang chạy thử nghiệm trên
đường phố ở Mountain View
(Nguồn : Vov.vn)
1.2, Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp dưới góc
độ quản trị
1.2.1, Cơ hội
CMCN 4.0 đang mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội lớn, giúp các
doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển trước sự không ngừng thay đổi của tương lai :


- Tối ưu hóa : Tối ưu hóa sản xuất là một lợi thế quan trọng mà cách mạng
công nghiệp 4.0 mang lại. Một nhà máy thông minh có chứa hàng trăm hoặc thậm
chí hàng ngàn thiết bị thông minh có khả năng tự tối ưu hóa sản xuất sẽ dẫn đến một
thời gian gần như bằng không trong sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng đối với
các ngành công nghiệp sử dụng thiết bị sản xuất đắt tiền cao cấp như ngành công
nghiệp bán dẫn. Có khả năng sử dụng sản xuất liên tục và nhất quán sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận cho công ty.
- Tùy biến : Tạo ra một thị trường linh hoạt theo định hướng của khách hàng
sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và thuận lợi. Nó cũng sẽ xóa
đi khoảng cách giữa nhà sản xuất và khách hàng, giao tiếp được diễn ra trực tiếp
giữa cả hai. Các nhà sản xuất sẽ không phải giao tiếp nội bộ (trong các công ty và
nhà máy) và bên ngoài (đối với khách hàng). Điều này làm tăng quá trình sản xuất
và phân phối.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển : Việc áp dụng các công nghệ trong
ngành công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
bảo mật công nghệ thông tin và sẽ có ảnh hưởng đến giáo dục nói riêng. Một ngành
mới sẽ đòi hỏi một bộ kỹ năng mới. Do đó, giáo dục và đào tạo sẽ có một hình dạng
mới cung cấp một ngành công nghiệp như vậy sẽ đòi hỏi lao động có tay nghề cao.
[ CITATION Mar17 \l 1033 ]

1.2.2, Thách thức
Cùng những cơ hội lớn thì cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đem đến những
thách thức mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua :
- Bảo mật : Khía cạnh khó khăn nhất trong việc triển khai các kỹ thuật của
CMCN 4.0 là rủi ro bảo mật công nghệ thông tin. Các vi phạm an ninh và rò rỉ dữ
liệu , trộm cắp mạng cũng phải được xem xét, các tổn thất về chi phí sản xuất và
thậm chí thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về an ninh là rất
quan trọng trong CMCN 4.0.
- Vốn: Đòi hỏi cần một khoản đầu tư lớn vào một công nghệ mới, quyết định
chuyển đổi phải được CEO chấp thuận, các rủi ro phải được tính toán và thực hiện
nghiêm túc. Ngoài ra, việc chuyển đổi như vậy sẽ đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ,
làm cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó có thể cạnh tranh và làm cho họ có thể mất đi
thị phần trong tương lai.
- Riêng tư : Điều này không chỉ là mối quan tâm của khách hàng mà còn cả
những nhà sản xuất. Các nhà sản xuất cần phải thu thập và phân tích dữ liệu. Đối


với khách hàng, điều này có thể giống như một mối đe dọa đối với quyền riêng tư
của họ. Điều này không chỉ dành riêng cho người tiêu dùng, các công ty nhỏ hoặc
lớn chưa chia sẻ dữ liệu của họ trong quá khứ sẽ phải làm việc theo cách của họ để
đến một môi trường minh bạch hơn. Việc thu hẹp khoảng cách giữa người tiêu dùng
và nhà sản xuất sẽ là một thách thức lớn đối với cả hai bên.
- Việc làm: Mặc dù vẫn còn sớm để suy đoán về điều kiện làm việc với việc
áp dụng CMCN 4.0 trên toàn cầu, nhưng vẫn có thể nói rằng công nhân sẽ cần phải
có được những kỹ năng hoàn toàn mới. Điều này có thể giúp tỷ lệ việc làm tăng lên
nhưng nó cũng sẽ gây khó khăn một bộ phận lớn công nhân. Công nhân có công
việc lặp đi lặp lại sẽ phải đối mặt với một thách thức trong việc theo kịp với ngành
công nghiệp. Các hình thức đào tạo khác nhau phải được đưa ra, nhưng nó vẫn
không giải quyết được vấn đề cho phần lớn người lao động. [ CITATION Mar17 \l
1033 ]

II, Ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things -IOT) trong doanh
nghiệp .
2.1, Tổng quan về Internet vạn vật
a, Internet vạn vật là gì ?
- Internet vạn vật (IoT) : là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con
người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền
tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương
tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự
hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giảnlà
một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới
bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.[ CITATION IoT \l 1033 ]
- Lịch sử phát triển :

Năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ Internet of Things nhằm để
chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng. Đến năm
2016, Internet Vạn Vật khẳng định được bước tiến của mình nhờ sự hội tụ của nhiều
công nghệ, bao gồm truyền tải vô tuyến hiện diện dày đặc, phân tích dữ liệu thời
gian thực, học máy, cảm biến hàng hóa, và hệ thống nhúng. Điều này có nghĩa là tất
cả các dạng thức của hệ thống nhúng cổ điển, như mạng cảm biến không dây, hệ
thống điều khiển, tự động hóa (bao gồm nhà thông minh và tự động hóa công trình),
vân vân đều đóng góp vào việc vận hành Internet Vạn Vật (IoT).




Ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được thảo luận từ

1982, với một máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon được tùy
chỉnh khiến nó đã trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối Internet, có khả năng báo
cáo kiểm kho và báo cáo độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy. Bản mô tả

sơ khai năm 1991 về điện toán phổ quát (tiếng Anh: ubiquitous computing) của
Mark Weiser, "Máy tính thế kỷ XXI", cũng như những báo cáo về tầm nhìn đương
đại của IoT từ các viện khoa học UbiComp và PerCom. Năm 1994 Reza Raji mô tả
khái niệm này trên tờ IEEE Spectrum là "chuyển các gói dữ liệu nhỏ sang tập hợp
các nút mạng lớn, để tích hợp và tự động hóa mọi thứ từ các thiết bị gia dụng với cả
một nhà máy sản xuất". Giữa năm 1993 và 1996 một số công ty đề xuất giải pháp
như at Work của Microsoft hay NEST của Novell. Bill Joy đã mường tượng tới
phương thức truyền tải thiết bị - tới - thiết bị (D2D) ở một phần trong bộ khung "Six
Webs" của ông, được ông diễn thuyết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm
1999. Khái niệm Internet Vạn Vật trở nên phổ biến trong năm 1999 qua Trung tâm
Auto-ID ở Viện Công nghệ Massachusetts và các xuất bản phẩm phân tích thị
trường có liên quan.[ CITATION IoT \l 1033 ]
b, Nền tảng của Internet vạn vật (IoT)
- Nền tảng IoT là phần trung tâm trong kiến trúc Internet of Things kết nối thế
giới ảo và thực để cho phép giao tiếp giữa các đối tượng, quản lý luồng dữ liệu, hỗ
trợ phát triển ứng dụng và cung cấp phân tích cơ bản cho các thiết bị IoT được kết
nối. Kiến trúc kiến trúc của nền tảng IoT hiện đại cơ bản nhất, được miêu tả bao
gồm 8 thành phần như sau:
 Kết nối và đồng bộ hóa : Thành phần này có chức năng tích hợp đồng bộ
các giao thức khác nhau và các định dạng dữ liệu khác nhau vào một giao diện
“phần mềm” đảm bảo việc truyền dữ liệu chính xác và tương tác với tất cả các thiết
bị.
 Quản lý thiết bị : Đây là thành phần đảm bảo kết nối “mọi thứ” hoạt động
bình thường, chạy các bản vá và cập nhật phần mềm cũng như ứng dụng đang chạy
trên thiết bị hoặc các gateways ngoại biên (EDGE gateway).
 Cơ sở dữ liệu : Đây là thành phần được coi quan trọng của một nền tảng.
Ngoài lưu trữ dữ liệu quan trọng của thiết bị, nó phải có khả năng mở rộng đáp ứng
các yêu cầu cho các cơ sở dữ liệu dựa trên đám mây. Thành phần này phải đảm bảo
sự mở rộng khối lượng, sự đa dạng, vận tốc và độ tin cậy của dữ liệu.
 Quản lý và xử lý hoạt động : Chức năng đưa dữ liệu vào hoạt động dựa



trên nguyên tắc Event-Action-Triggers cho phép thực thi các hoạt động “thông
minh” dựa trên dữ liệu từ cảm biến cụ thể.
 Phân tích : Đây có thể được coi là bộ não của nền tảng IoT. Thành phần
này có chức năng thực hiện hàng loạt các phân tích phức tạp từ việc phân cụm dữ
liệu cơ bản và khả năng tự học để tự phân tích, dự đoán, trích xuất những dữ liệu
giá trị nhất trong luồng dữ liệu IoT.
 Dữ liệu trực quan : Cho phép con người xem xét các mẫu và quan sát các
xu hướng từ bảng điều khiển trực quan, nơi dữ liệu được miêu tả sinh động qua biểu
đồ đường thẳng, hình họa mô phỏng.
 Công cụ bổ sung : Thành phần này cho phép các nhà phát triển IoT thử
nghiệm và trước khi đưa sản phẩm ra thị trường với các trường hợp sử dụng được
biểu diễn trên hệ sinh thái mô phỏng dùng để hiển thị, quản lý và kiểm soát thiết bị
kết nối.
 Các giao diện bên ngoài : Đây là nơi cho phép tích hợp với các hệ thống
của bên thứ ba và phần còn lại của hệ thống CNTT thông qua các giao diện lập trình
ứng dụng (API), các bộ phát triển phần mềm (SDK) và các gateways .[ CITATION
Thà17 \l 1033 ]
- Các nền tảng IoT phổ biến :
 Nền tảng kết nối : cung cấp các khả năng và giải pháp bảo hiểm để kết nối
thiết bị IoT, quản lý và phối hợp kết nối và cung cấp các dịch vụ truyền thông cho
các thiết bị IoT được kết nối.
 Nền tảng quản lý thiết bị : xử lý các nhiệm vụ cấp phép để đảm bảo các
thiết bị được kết nối được triển khai, cấu hình và cập nhật với các bản cập nhật phần
mềm / phần mềm thông thường.
 Nền tảng phụ trợ của IaaS / Cloud : cung cấp chương trình phụ trợ cấp
doanh nghiệp có thể mở rộng để quản lý dữ liệu các ứng dụng và dịch vụ IoT.
 Nền tảng hỗ trợ ứng dụng (AEP) : cho phép các nhà phát triển nhanh
chóng tạo, thử nghiệm và triển khai một ứng dụng hoặc dịch vụ IoT.

 Nền tảng phân tích nâng cao: cung cấp các công cụ phân tích phức tạp bao
gồm kỹ thuật học máy và khả năng phân tích luồng để trích xuất thông tin chi tiết có
thể hành động từ dữ liệu IoT.[ CITATION IoT1 \l 1033 ]
c, Xu hướng tính chất của IoT
 Thông minh: Sự thông minh và tự động trong điều khiển thực chất không
phải là một phần trong ý tưởng về IoT. Các máy móc có thể dễ dàng nhận biết và


phản hồi lại môi trường xung quanh (Ambient intelligence), chúng cũng có thể tự
điều khiển bản thân (Autonomous control) mà không cần đến kết nối mạng. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu kết hợp hai khái niệm
IoT và Autonomous control lại với nhau. Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới
các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình
huống, môi trường, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông
tin, dữ liệu.Việc tích hợp trí thông minh vào IoT còn có thể giúp các thiết bị, máy
móc, phần mềm thu thập và phân tích các dấu vết điện tử của con người khi chúng
ta tương tác với những thứ thông minh, từ đó phát hiện ra các tri thứcmới liên quan
tới cuộc sống, môi trường, các mối tương tác xã hội cũng như hành vi con người.
 Kiến trúc dựa trên sự kiện: Các thực thể, máy móc trong IoT sẽ phản hồi
dựa theo các sự kiện diễn ra trong lúc chúng hoạt động theo thời gian thực. Một số
nhà nghiên cứu từng nói rằng một mạng lưới các sensor chính là một thành phần
đơn giản của IoT.
 Là một hệ thống phức tạp: Trong một thế giới mở, IoT sẽ mang tính chất
phức tạp bởi nó bao gồm một lượng lớn các đường liên kết giữa những thiết bị, máy
móc, dịch vụ với nhau, ngoài ra còn bởi khả năng thêm vào các nhân tố mới.
 Kích thước : Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối
tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối
tượng. Một con người sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000
đến 5000 đối tượng có khả năng theo dõi.
 Vấn đề không gian, thời gian :Trong IoT, vị trí địa lý chính xác của một

vật nào đó là rất quan trọng. Hiện nay, Internet chủ yếu được sử dụng để quản lý
thông tin được xử lý bởi con người. Do đó những thông tin như địa điểm, thời gian,
không gian của đối tượng không mấy quan trọng bởi người xử lý thông tin có thể
quyết định các thông tin này có cần thiết hay không, và nếu cần thì họ có thể bổ
sung thêm. Trong khi đó, IoT về lý thuyết sẽ thu thập rất nhiều dữ liệu, trong đó có
thể có dữ liệu thừa về địa điểm, và việc xử lý dữ liệu đó được xem như không hiệu
quả. Ngoài ra, việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn đủ để đáp
ứng cho hoạt động của các đối tượng cũng là một thách thức hiện nay.
 Luồng năng lượng mới: Hiện nay, IoT đang trải qua giai đoạn phát triển "bộc
phát" và điều này xảy ra nhờ vào một số nhân tố, trong đó gồm IPv6, 4G, chi phí, tính
sẵn có của công nghệ. Gary Atkinson, Giám đốc tiếp thị sản phẩm nhúng của ARM cho
rằng, đã có nhiều thiết bị chứng tỏ rằng có thể thu thập dữ liệu và truyền tải dữ liệu trên


mạng nhưng chỉ có giá khoảng 40USD/sản phẩm. Hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy
các bộ vi điều khiển 32-bit nền tảng ARM có giá dưới chỉ trên dưới 1USD. Với bộ vi
điều khiển này, bạn có thể làm nhiều điều trên đó. Thu thập và truyền dữ liệu rẻ hơn
nhiều: chỉ 50 xu cho một bộ vi điều khiển 32-bit của ARM.[ CITATION IoT \l 1033 ]
2.2, Ứng dụng Internet vạn vật trong Doanh nghiệp
- Theo Gartner, Inc. (một công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ), sẽ có gần
26 tỷ thiết bị trên IoT vào năm 2020. ABI Research ước tính rằng hơn 30 tỷ thiết bị
sẽ được kết nối không dây với "Kết nối mọi thứ" (Internet of Everything) vào năm
2020. Theo một cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Dự án
Internet Pew Research, một phần lớn các chuyên gia công nghệ đã hưởng ứng tham
gia sử dụng Internet of Things với 83% đồng ý quan điểm cho rằng Internet / Cloud
of Things, nhúng và tính toán đeo (và các hệ thống năng động, tương ứng )sẽ có tác
động rộng rãi và mang lại lợi ích đến năm 2025. Như vậy, rõ ràng là IoT sẽ bao gồm
một số lượng rất lớn các thiết bị được kết nối với Internet.
- Dựa trên các miền ứng dụng, sản phẩm IoT có thể chia thành năm loại khác
nhau: thiết bị đeo thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh, môi trường

thông minh, và doanh nghiệp thông minh.[ CITATION IoT \l 1033 ]
- Ứng dụng IoT vô cùng rộng lớn, có thể kể ra như sau :
Quản lý chất thải
Quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị
Quản lý môi trường
Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp
Mua sắm thông minh
Quản lý các thiết bị cá nhân
Đồng hồ đo thông minh
 Tự động hóa ngôi nhà [ CITATION IoT \l 1033 ]

2.2.1. Ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải :
Các sản phẩm và thiết bị lấy cảm hứng từ công nghệ Internet of Things sẽ cho
phép chúng hiểu, học hỏi cũng như tương tác với các sản phẩm khác là một phần
của mạng đám mây chung. Một trong những niche đó sẽ được hưởng lợi đáng kể từ
công nghệ Internet of Things là vận tải.


Hình 2.1- Ứng dụng IoT trong lĩnh vực vận tải
(Nguồn :iotworm.com)
- Tối ưu hóa giao thông : Với việc sử dụng cảm biến lấy cảm hứng từ IoT, hệ
thống giao thông chính xác, đáng tin cậy cũng như có thể được thiết kế để cho phép
xe chạy trên đường để tính toán thời gian di chuyển chính xác của chúng, phát hiện
ổ gà từ xa cũng như xác định tỷ lệ lấp đầy bãi đậu xe khác nhau trước khi thực sự đi
đến đó. Dữ liệu thu thập từ hệ thống giao thông thông minh nàysau đó có thể được
triển khai vào quản lý giao thông nhằm tránh ùn tắc, kẹt xe, tối ưu hóa tín hiệu giao
thông và xác định các khu vực cần bảo trì và cải thiện. Điều này cũng sẽ cung cấp
cho các cơ quan giao thông vận tải có cơ hội tập trung vào việc cải thiện tương lai
của kiểm soát giao thông.
- Cảm biến đường bộ : Cảm biến đường bộ sẽ là một trong những phát triển

quan trọng nhất sẽ diễn ra trong thế giới vận tải với sự ra đời của công nghệ Internet
of Things. Các cảm biến đường mạnh mẽ, nhỏ gọn, công suất thấp cũng như đường


không dây này có thể dễ dàng được nhúng dưới các con đường để chúng có thể đo
lường hiệu quả các thay đổi về nhiệt độ, lưu lượng giao thông và độ ẩm trong thời
tiết và hạn chế giao thông khác. Dữ liệu được thu thập này sau đó được truyền trực
tiếp đến máy chủ thông qua các cảm biến không dây này cho mục đích phân tích và
xử lý. Điều này sẽ cho phép các cơ quan chức năng có liên quan cung cấp thông tin
thời gian thực về giao thông cũng như các điều kiện đường xá ở bất kỳ khu vực cụ
thể nào. Bảo trì đường trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng có thể được đo và
sửa chữa với sự trợ giúp của thông tin được thu thập này. Điều này cũng có thể
được sử dụng để cảnh báo luồng giao thông liên quan đến bất kỳ mối nguy hiểm và
tai nạn nào có thể xảy ra do điều kiện thời tiết và đường xá kém. Một ví dụ về con
đường như vậy là HIKOB tại Pháp .
- Bãi đỗ xe thông minh : Bãi đậu xe là một mối quan tâm cho tất cả các du
khách một khi họ ra trên đường và một số lượng đáng kể tắc nghẽn giao thông cũng
gây ra do sự hỗn loạn gây ra bởi vấn đề này. IoT lấy cảm hứng từ ParkSight là một
mạng lưới bãi đậu xe thông minh không dây và tự điều khiểncác cảm biến có thể
thu thập và truyền tải thông tin thời gian thực về mức độ lưu trú trong các chỗ đậu
xe khác nhau. Những cảm biến đỗ xe cao cấp hiệu quả này có thể được nhúng vào
vỉa hè hoặc trên mặt đường. Điều này lần lượt có thể được kết nối với một dấu hiệu
kỹ thuật số ở phía trước của không gian đậu xe để thông báo cho các trình điều
khiển về có bao nhiêu chỗ đậu xe còn lại bên trong và trên mức độ nào. Người lái
xe cũng có thể truy cập thông tin này trên điện thoại di động của họ để họ có thể tìm
chỗ đỗ xe có sẵn. Quan trọng nhất, thông tin này cũng có thể tương quan với hệ
thống định vị trong xe hơi với mục đích tối ưu hóa lưu lượng và kiểm soát tắc
nghẽn. Chi phí đậu xe, thời gian đậu xe và thanh toán cũng có thể được điều chỉnh
với sự trợ giúp của hệ thống quản lý đỗ xe không dây này.
- Quản lý phương tiện : Bây giờ nó có thể theo dõi tình trạng tổng thể của

phương tiện (bao gồm tuổi thọ , mức nhiên liệu, tình trạng động cơ cũng như điện
áp) của chiếc xe . Với sự giúp đỡ của các thiết bị lấy cảm hứng từ IoT, các trình điều
khiển có thể theo dõi và điều khiển xe của họ từ xa trong khi cũng nhận được thông
tin kịp thời về hiệu suất và tình trạng của nó. Một thiết bị như Delphi Connect được
kết nối với cổng chuẩn đoán on-board của chiếc xe của bạn và nó sẽ gửi thông báo
liên quan đến bất kỳ thiệt hại tiềm năng và các vấn đề bảo trì với các phương tiện.
Từ xa khóa / mở khóa xe của họ, giám sát các trình điều khiển và quản lý giới hạn
tốc độ từ xa đều có thể do công nghệ IoT . [ CITATION Yas15 \l 1033 ]


2.2.2 Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp :
- Ngành nông nghiệp dựa vào những ý tưởng sáng tạo và tiến bộ công nghệ để
giúp tăng năng suất và phân bổ nguồn lực tốt hơn. Cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đã
mang lại một số cải tiến cơ khí, như máy kéo và máy gặt đập. Ngày nay, một động
lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng với chi phí thấp hơn là Internet of Things
(IoT) , khiến cánh cửa mở rộng cho các kỹ sư tìm cách đưa giải pháp canh tác thông
minh hoặc cảm biến nông nghiệp IoT ra thị trường.

Hình 2.2- Ứng dụng IoT trong Nông Nghiệp
(Nguồn : dreamztechusa.com)
Internet of Things ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm theo dõi xe nông
nghiệp, giám sát chăn nuôi, giám sát lưu trữ, và nhiều hơn nữa. Ví dụ:
 Cảm biến chăn nuôi có thể thông báo cho người chăn nuôi khi động vật đã
lang thang từ đàn để nông trại có thể làm tròn chúng.
 Các cảm biến đất có thể cảnh báo cho nông dân về những điều kiện bất
thường như độ chua cao, tạo cho người nông dân thời gian để điều hòa vấn đề và
tạo ra những vụ mùa tốt hơn.
 Máy kéo tự lái có thể được điều khiển từ xa, tiết kiệm đáng kể chi phí lao



động.
- Ứng dụng IoT trong nông nghiệp :
GIÁM SÁT CHĂN NUÔI
Nhờ giám sát chăn nuôi, chủ trang trại có thể sử dụng các ứng dụng IoT không
dây để thu thập dữ liệu về sức khỏe, hạnh phúc và vị trí của gia súc. Thông tin này
tiết kiệm tiền cho họ theo hai cách:
 Nó giúp xác định các động vật bị bệnh để chúng có thể được kéo ra khỏi
đàn, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
 Nó làm giảm chi phí lao động bởi vì chủ trang trại có thể xác định vị trí
gia súc của họ.
Có một số thách thức cụ thể khi thiết bị chăn nuôi bằng cảm biến. Cụ thể, khá
khó để trang bị cho gia súc một cái vòng cổ. Một lựa chọn thay thế là sử dụng một
bolus được trang bị thêm không dây trong dạ dày của bò, có thể giao tiếp qua
Bluetooth với một thẻ tai.
Một thách thức tiềm năng khác của người nông dân trong việc thực hiện giải
pháp IoT là lựa chọn một công nghệ không dây có đủ pin để kéo dài với tuổi thọ của
động vật. Ví dụ, một bò thịt sống 15 tháng hoặc lâu hơn và trong khi một số công
nghệ sử dụng mạng lưới có khả năng sẽ không quản lý loại pin đó, Symphony Link
(Một hệ thống không dây mang tính cách mạng cho các mạng IoT diện rộng.)có thể
dễ dàng kết nối trong khoảng thời gian đó mà không cần nhiều cơ sở hạ tầng kết nối
tất cả các thiết bị.
GIÁM SÁT BẢO TỒN
Trong khi nó không hoàn toàn thuộc nhóm "nông nghiệp", việc theo dõi những
con tê giác đang bị đe dọa là một trong những trường hợp sử dụng IOT thú vị hơn ở
ngoài kia. Biết vị trí của tê giác trong các cơ sở lớn có thể giúp các nhà bảo tồn bảo
vệ chúng khỏi những kẻ săn trộm.
Như người ta có thể tưởng tượng, việc khoanh một con tê giác không dễ dàng
- và nó không thành công thường xuyên. Cổ áo bị xé toạc trong các cuộc chiến đấu,
và họ đã được biết là gây ra những thay đổi hành vi trong tê giác. Để vượt qua
những trở ngại này, ý tưởng đang được xem xét là đưa các thiết bị Symphony Link

vào trong sừng của tê giác.
GIÁM SÁT ĐẤT VÀ ĐẤT ĐỂ CANH TÁC CHÍNH XÁC
Việc theo dõi điều kiện đất đai và thực vật là một trường hợp sử dụng đơn giản
- nhưng nó có thể dẫn đến lợi tức đầu tư tuyệt vời cho nông dân. Chúng tôi đã nhìn


thấy một số sử dụng tuyệt vời cho nông nghiệp IoT trong không gian này:
 Cảm biến độ ẩm và chất dinh dưỡng của đất.
 Kiểm soát việc sử dụng nước để tăng trưởng cây tối ưu.
 Xác định các phân bón tùy chỉnh dựa trên hóa học đất.
 Xác định thời gian tối ưu để trồng và thu hoạch.
 Báo cáo điều kiện thời tiết.
Bởi vì các cảm biến trong tất cả các trường hợp sử dụng ở trên đều gần mặt
đất, nên việc sử dụng mạng lưới có thể khó khăn. Đơn giản là không đủ ngân sách
liên kết. Nhưng các cấu trúc liên kết sao như Symphony Link là một sự phù hợp lý
tưởng, bởi vì một điểm truy cập có thể nói chuyện với một số cảm biến cách xa 20100 km2.
- Một số dự án nông nghiệp IoT thú vị :
 Hệ thống giám sát đất của CROPX
Cropx sản xuất các hệ thống phần cứng và phần mềm đo độ ẩm, nhiệt độ và độ
dẫn điện trong đất. Hệ thống của họ cho nông dân biết khi nào và tưới bao nhiêu.
 Giám sát cảm biến không dây của TEMPUTECH
TempuTech thấy nhu cầu tăng cường an toàn trong kho nông nghiệp. Kho và
thang máy ngũ cốc có thể là những nơi nguy hiểm, với băng tải có thể bắt lửa và bụi
tích tụ có thể gây nổ. Sử dụng cảm biến để theo dõi mối nguy hiểm có giá trị lớn.
Với thiết bị Insight của GE , TempuTech đã tạo ra một cách để kết nối các cảm biến
không dây và giúp nông dân hiểu được dữ liệu từ các kho và thang máy ngũ cốc của
họ. Sử dụng nền tảng này, các nhà sản xuất có thể thiết lập các chỉ tiêu hiệu suất cơ
bản và đặt các điều kiện cảnh báo và cảnh báo liên quan đến nhiệt độ, độ rung, độ
ẩm và các điều kiện khác.
 Bò được kết nối của JMB bắc mỹ

JMB Bắc Mỹ đã đưa ra thị trường một giải pháp IoT giúp nông dân theo dõi
những con bò đang mang thai đang chuẩn bị sinh con. Một cảm biến chạy bằng pin
bị trục xuất khi nước bị vỡ, điều này sẽ gửi thông báo tới người quản lý hoặc chủ
trại. Cảm biến cho phép nông dân tập trung hơn vào thời gian dành cho những con
bò cái mang thai.[ CITATION Một17 \l 1033 ]
2.2.3,Ứng dụng trong lĩnh vực y tế
- IoT đang được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn trong ngành dịch vụ chăm
sóc sức khỏe , đem lại những hiệu quả và hiệu suất đáng ngạc nhiên.


Hình 2.3- Ứng dụng IoT trong Y Tế
(Nguồn : medipense.com)
Có một số lĩnh vực mà thiết bị y tế IoT :
 Chăm sóc người cao tuổi : Từ theo dõi bệnh nhân lang thang để theo dõi
sự tham gia và hoạt động của những người già trong nhà dưỡng lão và bệnh viện,
chăm sóc người cao tuổi là một thị trường lớn cho các thiết bị y tế IoT.
 Thu thập dữ liệu bệnh nhân : Đây là lĩnh vực trưởng thành nhất trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn tiếp tục phát triển với những cải tiến mới trong
thế giới IoT. Từ xa ở đây là dấu hiệu quan trọng, số liệu thống kê EKG, v.v.
 Vị trí thời gian thực : Ngày nay, các bệnh viện đang sử dụng công nghệ
IoT sử dụng Bluetooth Low Energy (BLE) và Bluetooth để theo dõi cả người và tài
sản với chi phí thấp hơn bao giờ hết.
 IoT đang từ từ cho phép ngành chăm sóc sức khỏe giảm sự phụ thuộc vào
con người (và các lỗi liên quan đến con người của họ). Mặc dù các thiết bị y tế IoT
có thể không phải lúc nào cũng gây ấn tượng với người sử dụng hàng ngày, họ đang
dần cải thiện chăm sóc sức khỏe và cung cấp chẩn đoán sớm và điều trị các vấn đề


nghiêm trọng.
- Một số ứng dụng IoT trong y tế đang làm thay đổi môi trường chăm sóc

sức khỏe
 UROSENSE của FUTURE PATH MEDICAL
Future Path Medical tạo ra các giải pháp quản lý chất lỏng thông minh cho cả
bệnh nhân và người chăm sóc. Hệ thống thiết bị y tế mới nhất của họ, UroSense, tự
động đo lượng nước tiểu và nhiệt độ trong cơ thể (CBT) cho bệnh nhân đặt ống
thông. Bằng cách theo dõi các dấu hiệu quan trọng này, các chuyên gia y tế có thể
phát hiện và bắt đầu chăm sóc sớm hơn cho suy tim, tổn thương thận, bệnh truyền
nhiễm, u tuyến tiền liệt, tiểu đường, nhiễm trùng huyết và bỏng. Đo CBT cũng có
thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc hạ thân nhiệt. Khi được sử dụng trong các bệnh viện,
UroSense cung cấp dữ liệu CBT và mức điền trực tiếp cho một trạm giám sát hoặc
trạm điều dưỡng không dây.
 Dịch vụ pha chế thuốc của PHILIPS
Một trong những ứng dụng IoT thành công nhất của Philips là dịch vụ pha chế
thuốc của họ. Nó được tạo ra cho những người cao tuổi thường quên uống thuốc
hoặc uống thuốc hoặc liều thuốc sai. Thiết bị cảnh báo bệnh nhân khi đến lúc uống
thuốc của họ bằng cách sử dụng lời nhắc nhở bằng giọng nói và ánh sáng, và khi
bệnh nhân ấn nút, các ly chứa đầy thuốc sẽ được phân phối. Thiết bị được đồng bộ
hóa với đường dây điện thoại của người dùng, vì vậy các tin nhắn được theo dõi nếu
người đó quên một liều, nếu đó là thời gian để nạp thuốc, hoặc nếu mất điện, ngăn
thiết bị hoạt động.
 AIRFINDER
Airfinder là một hệ thống định vị thời gian thực cho các bệnh viện và các
doanh nghiệp khác. Nó có thể được cài đặt trong vài phút ở mọi quy mô và sử dụng
công nghệ Symphony Link để theo dõi nguồn cung cấp trong phòng mổ hoặc trong
toàn bộ bệnh viện hoặc cơ sở. Theo truyền thống, các hệ thống định vị thời gian
thực (RTLS) đã cực kỳ tốn kém. Airfinder là giải pháp cho vấn đề này và được cung
cấp ở mức giá thấp hơn nhiều so với các công nghệ RTLS hiện có.[ CITATION
How16 \l 1033 ]
III, Cơ hội và thách thức khi ứng dụng IoT tại doanh nghiệp Việt Nam
2.1, Cơ hội và thách thức khi ứng dụng IoT tại doanh nghiệp Việt Nam

-

Vào tháng 11 năm 2015, Gartner nước tính rằng sẽ có khoảng 6.4 triệu đồ


vật được kết nối trong năm 2016, tăng 30% so với năm 2015 và con số sẽ là 20.8
triệu trong năm 2020, gấp đôi con số của thị trường smartphone, máy tính, máy tính
bảng, ô tô kết nối (connected car) và thiết bị có thể đeo trên người (wearables
devices) cộng lại. Trước sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, là một trong
những trụ cột của cuộc CMCN 4.0, IoT phát triển không ngừng và thổi một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh những cơ hội vô cùng
lớn , IoT cũng đem lại những thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp, vậy
cơ hội nào IoT sẽ đem đến cũng như thách thức nào sẽ cản trở khi ứng dụng IoT tại
các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục này.
2.1.1, Cơ hội
IoT đang mở ra những “vùng đất màu mỡ” mà nếu biết cách khai thác sẽ đem
lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam :
- Mở ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mới cho các doanh nghiệp : Khi việc theo
dõi hoạt động có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người dùng nhưng các công cụ
quản lý y tế phức tạp giúp quản lý sức khỏe từ xa, chăm sóc bệnh nhân thông minh,
… hứa hẹn mở ra 1 cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Việc mở ra
những lĩnh vực kinh doanh mới tạo cơ hội cho những doanh nghiệp mới, quy mô
nhỏ và vừa có cơ hội cạnh tranh trên thị trường , thay vì tham gia vào những lĩnh
vực đã có quá nhiều doanh nghiệp lớn cạnh tranh .
- Chuyên môn hóa việc quản lý trong doanh nghiệp : Tăng cường hiệu quả
quản lýtrong các doanh nghiệp.
- Sự phổ biến của người dùng Internet và các thiết bị thông minh : Tỷ lệ người
dùng các thiết bị thông minh như Smartphone, Ipad, … tại Việt Nam khá cao. Theo
số liệu nghiên cứu từ eMarketer, trong năm nay số lượng người sử dụng smartphone
trên toàn cầu sẽ tiến lên con số 2,39 tỷ người, trong đó tăng mạnh nhất là Ấn Độ và

Việt Nam – số người dùng smartphone tại mỗi quốc gia này trong năm nay tăng
khoảng 20% . Theo báo cáo “hành vi người dùng điện thoại thông minh” của công
ty nghiên cứu thị trương Nielsen Việt Nam, tỷ lệ người dùng smartphone so với
người dùng điện thoại phổ thông trong năm 2017 là 84%; tăng 6% so với năm 2016
(tỷ lệ 78%), qua đó kéo theo sự gia tăng của người dùng Internet. Các thiết bị thông
minh chính là hình ảnh của các thiết bị kết nối trong IoT, việc tỉ lệ người sử dụng
thiết bị thông minh cao giúp các doanh nghiệp có thể hướng sản phẩm IoT của mình
đến khách hàng tốt hơn .[ CITATION Chí17 \l 1033 ]
2.1.2, Thách thức


×