Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Trường Chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.2 KB, 15 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

ĐỀ THI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2021 - 2022
Mơn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

TRƯỜNG THCS
TRƯỜNG CHINH
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của tồn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn
hơm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân cơng, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các
thành quả đó sở dĩ khơng bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý
báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học
thuật của nhân loại”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)
Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn
lựa sách mà đọc ? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ
của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)
Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)
-------------HẾT------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ ngữ.


2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về việc đọc sách và nhấn
mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh
thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”.
3. Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, giải trí, giáo khoa…Mỗi chúng ta cần biết
mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định được điều đó ta mới có thể tích luỹ được kiến
thức hiệu quả. Cần hạn chế việc đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức…
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

II. LÀM VĂN
Câu 1:
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, HS viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về lợi
ích của việc đọc sách. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết
với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề : lợi ích của việc đọc sách.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức lập luận. Có thể viết đoạn văn theo
các ý sau:
- Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh.
- Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ
đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong
cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi

dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hồn thiện về mọi mặt.
- Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách
sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngồi.
- Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu lốt hơn.
Hơn nữa, sách cịn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn
đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp
với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy.
- Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết
trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2:
Viết bài văn thuyết minh
Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dung và hình thức. Sử dụng phương pháp lập luận phân tích.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

b. Xác định đúng đối tượng phận tích (Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương).
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác.
- Giới thiệu giá trị đặc sắc của bài thơ.
2. Thân bài
* Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác:
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu
đối với Bác.
+ Con ở miền Nam xa xơi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất,
Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác khơng cịn nữa.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu
được nỗi xúc động của cảnh từ biệt chia li.
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây
giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã
thấy trong sương hàng tre bát ngát.
+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một
hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc
Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn
gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên
ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
* Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu:
“Ngày ngày .....trong lăng rất đỏ.”
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đơi. Câu trên là một hình
ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net


Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 3


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn
của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc
Việt Nam thốt khỏi đêm dài nơ lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó
thể hiện được sự tơn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Ở hai câu thơ tiếp theo:
“Ngày ngày ......mùa xn”
+ Đó là sự hình dung về dịng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất
cả tấm lịng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày
ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dịng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh
này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tơn kính của nhân dân đối với Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như
những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính
dâng lên Bác.
* Khổ thơ thứ ba
- Khung cảnh và khơng khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:
“Bác nằm trong ..... dịu hiền”
+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ khơng n khi đồng bào miền Nam cịn đang bị quân thù giày
xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn qn đi sự
thực đau lịng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình n.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện
của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng
trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với
nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để
nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết... ở trong tim...
+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì cịn mãi
mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sơng đất nước. Đó là một thực tế.
+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình n
mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hố thân vào thiên nhiên,
đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn khơng sao xố đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này
diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

* Khổ thơ cuối
Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về
miền Nam thương trào nước mắt.
+ Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vơ hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn
thành dòng lệ.
+ Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi
bên Người:
“Muốn làm.... chốn này”

Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đố hoa, cây tre
như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác n lịng, muốn đền đáp cơng ơn trời biển
của Người. Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng
triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.
3. Kết bài.
- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để
lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ khơng những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc
của tác giả đối với Bác Hồ mà cịn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt
Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào
thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hồng nổ súng tiến cơng.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc


Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Khơng một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im
như bức thành đồng”.
Câu 4.
"Khơng một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng qn”.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với người chiến sĩ giải phóng quân?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh (2 điểm)
2. Đề làm văn: (5 điểm)
Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng.

-------------HẾT------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ nghệ thuật có phương thức biểu đạt chính là phương
thức tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (1 đ)
Câu 2: 0,5 đ)
- Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá
thể hố

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 6


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh (0,25đ)
– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh (0,25đ)
Đoạn thơ “Khơng một…………giải phóng qn” Gợi tình cảm gì của tác giả đối với anh giải phóng
qn? (thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ ) ( 0,5 đ)
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu,
biết ơn,…) ( 0,5 đ)
II. LÀM VĂN
1/ Dựng đoạn văn (2 đ)
2/ Tập làm văn: (5 đ)
* Yêu cầu chung:

1.Nội dung:
- Kiểu văn bản: nghị luận tác phẩm văn học.
- Vận dụng các kĩ năng: phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
2.Hình thức:
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: nghị luận về tác phẩm văn học.
- Hình thức viết bài:
- Bài viết nghị luận tp văn học..
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, vấn
đề bàn luận ...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng anh giải phóng quân trong kháng
chiến chống Mĩ.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 7


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

* Đáp án chấm:
- Mở bài: (0,5 điểm)
Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở

thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong
hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
-Thân bài: (4 điểm)
1. Tình cảm của cha con ơng Sáu: ( 3 đ)
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ơng Sáu:( 0,5 đ)
- Ơng Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua
tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: (2,5đ)
* Bé Thu rất yêu ba:(1 đ)
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông khơng giống với người trong tấm hình
chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí cịn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành
cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em khơng cho ba đi…
* Ơng Sáu ln dành cho bé Thu một tình u thương đặc biệt: (1,5đ)
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ơng vơ cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết khơng chịu gọi “ba”).
- Ơng dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc


Trang | 8


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh ( 1 đ)
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng ; là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hồn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng
liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử
thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hịa quyện trong tình u q hương đất nước.
III. Kết bài

(0,5 điểm)

- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...ln bất diệt trong mọi
hồn cảnh.
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với
anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, khơng có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về
việc mình học mãi mà khơng tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật
đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .
- Nước trong hồ vẫn vậy thơi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít
nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối
này đây, nhưng mỗi người hịa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống
như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm
hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ
học được điều gì có ích.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 9


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?
Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)
----------------HẾT--------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính tự sự
Câu 2.
- Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tơn kính với thầy mình
Câu 3.
- Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con
người gặp phải trong cuộc đời

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 10



Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền
muộn của mỗi người
Câu 4.
- Bài học rút ra. Cuộc sống ln có những khó khăn và thử thách, thành cơng phụ thuộc rất lớn vào thái
độ sống của mỗi người. Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp
ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc
quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên
khi hịa tan
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Giải thích vấn đề:
- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, ln yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một
niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân.
* Bàn luận vấn đề:
- Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:
+ Cuộc sống có mn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí
tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn đề giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp.
+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, | tâm hồn phong phú rộng mở, sống
có ích, họ ln học hỏi được những
kinh nghiệm quý giá kể cả trong thành công hay thất bại.
+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người ln nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội
mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.
+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.
- Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ ln lạc quan, kiên
cường vượt lên và chiến thắng (HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)
- Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất
bại trong cuộc sống. Tuy nhiên lạc quan khơng phải là ln nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm

chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào
bản thân khơng gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn
tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+Liên hệ bản thân.
Câu 2:
I. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 11


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Khái quát về giá trị của bài thơ
- Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ
II. Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau:
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác
Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của dịng người vào viếng lăng
Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Nghệ thuật sóng đơi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ:
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt
trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho mn lồi.
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ.
Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thốt khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tơn kính, lịng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác
- Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt
trời “trong lăng rất đỏ” đã tơ đậm hơn tầm vóc của Người.
- Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi
mãi soi sáng, sưởi ấm, tơ thắm cho đời.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”
+ Gợi một dịng thời gian vơ tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương
vơ hạn thành kính vào viến lăng Bác.
+ Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đồn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dịng người vào viếng lăng Bác với tấm lịng
thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lịng con người Việt Nam.
- Hình ảnh hốn dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân
Người hi sinh cho đất nước.
=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính
yêu của dân tộc. Người sẽ ln sống và sáng mãi trong lịng dân tộc Việt Nam.
Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác.
- Vào trong lăng, khung cảnh và khơng khí như ngưng kết cả thời gian, khơng gian. Hình ảnh thơ đã diễn
tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian
trong lăng Bác:
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net


Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 12


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ
một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”:
+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.
+ Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác.
+ Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là
maĩ mãi”
+ “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi
mãi, vĩnh hằng.
- Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khơn ngi trước sự
ra đi của bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau
mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng khơng nói thành lời
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận
biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã khơng kìm nén được
khoảnh khắc yếu lịng.
→ Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là ngun nhân dẫn đến
những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
3. Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.
- Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ,

điệp ngữ ... được sử dụng thành công .
- Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.
- Liên hệ bản thân

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 13


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.
I.

Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%

Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.

Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
II.

Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia

Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
III.

Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí

HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net


F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 14


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.
IV.

Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%

Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
V.

Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia


Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
VI.

Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí

HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 15




×