Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2021 - 2022
Mơn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Làng quê Việt Nam
Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu
Máu chảy thành sơng
Xương chất cao thành núi
Hơn bốn nghìn năm khơng hề địi hỏi
Tấm hn chương…
Chỉ có những tâm hồn
Vì dân vì nước
Từ làng quê mà ra
Yêu thương nhau như một nhà
Xây dựng xóm thơn đổi mới …
Ai bảo họ là nhà q khơng biết ăn nói
Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa
Còn lại hai nhăm phần trăm a dua
Nếu dàn trận đánh
Ai sẽ thắng?
Và ai sẽ thua?
(Phan Huy Hùng)
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì?
Câu 4 (1đ): Nêu ý nghĩa của bài thơ.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 1
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.
-----------HẾT----------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nói q (Máu chảy thành sơng/ Xương chất
cao thành núi). Biện pháp nghệ thuật này đã nhấn mạnh và giúp người đọc hình dung ra những đau
thương, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập.
Câu 3 (0,75đ):
Khổ thơ đầu tiên khơng chỉ giúp chúng ta hình dung ra những đau thương, mất mát mà đất nước
chúng ta đã phải trải qua mà còn làm chúng ta thêm căm thù qn giặc, thêm u q và trân trọng hịa
bình, độc lập mà chúng ta được được hưởng.
Câu 4 (1đ):
Trong bài thơ Làng quê Việt Nam, tác giả Phan Huy Hùng mang đến cho bạn đọc cách nhìn cụ thể
hơn, chân thực hơn về những khó khăn, gian khổ của đất nước; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết,
đồng lòng và quyết tâm đán đuổi giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là lời khẳng
định, tuyên bố đanh thép của tác giả, của nhân dân Việt Nam rằng cả dân tộc luôn sẵn sàng đứng lên đấu
tranh bảo vệ độc lập nếu kẻ thù lăm le xâm chiếm.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tình yêu quê hương, đất nước
1. Mở bài
Mỗi con người không thể sống mà khơng có tình u: u cha mẹ, u xóm làng… và rộng hơn hết
chính là tình u q hương, đất nước.
2. Thân bài
a. Giải thích
Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân u. Đất nước là quê hương, là
nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dịng tộc, gia đình sinh sống.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 2
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn
lên và phát triển.
b. Phân tích
Tình u q hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người,
giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình.
Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây
dựng một xã hội tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng là những nhân vật có thật và tiêu biểu được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Bên cạnh những người luôn yêu thương quê hương, đất nước, cố gắng góp sức để xây dựng nước
nhà thì vẫn cịn những người chưa thực sự biết ơn nơi mình sinh ra và lớn lên, chưa thực sự cố gắng xây
dựng quê hương, đất nước tươi đẹp. Những người này đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích thẳng thắn.
3. Kết bài
Mỗi chúng ta hãy trân trọng nền hịa bình, độc lập hiện có và nỗi lực xây dựng quê hương, đất nước
mình ngày càng giàu đẹp hơn.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý bài văn nghị luận phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh
Châu.
1. Mở bài
Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tịi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Nhân
vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con
người sống quanh mình; tiêu biểu là nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê.
2. Thân bài
* Khái quát chung
Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới khơng
sót một xó xỉnh nào trên trái đất", anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ.
Bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người,
anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 3
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
thuộc nơi quê hương cho đến ngày sắp từ giã cõi đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm
động.
* Những suy nghĩ, trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật nơi bến quê:
Qua cửa sổ nhà mình Nhĩ cảm nhận được trong tiết trời lập thu vẻ đẹp của hoa bằng lăng "đậm
sắc hơn". Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra", bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia
sông dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra "một thứ màu vàng thau xen với màu xanh
non..." và bầu trời, vòm trời quê nhà "như cao hơn".
Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã ít
nhìn thấy và cảm thấy, phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vơ tình mà
qn lãng.
→ Nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương vì những cái đó là là
máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta.
* Tình cảm và sự quan tâm của vợ con với Nhĩ
Liên, vợ Nhĩ tần tảo, giàu đức hi sinh khiến Nhĩ cảm động "Anh cứ yên tâm. Vất vả tốn kém đến
bao nhiêu em và các con cũng chăm lo cho anh được" "tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của
người vợ hiền thảo trên "những bậc gỗ mòn lõm" và "lần đầu tiên anh thấy Liên mặc tấm áo vá"
Nhĩ đã ân hận vì sự vơ tình của mình với vợ. Nhĩ hiểu ra rằng: Gia đình là điểm tựa vững chắc
nhất của cuộc đời mỗi con người.
Tuấn là đứa con thứ hai của Nhĩ. Nhĩ đã sai con đi sang bên kia sông "qua đò đặt chân lên bờ
bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về". Nhĩ muốn con
trai thay mặt mình qua sơng, để ngắm nhìn cảnh vật thân quen, bình dị mà suốt cuộc đời Nhĩ đã
lãng quên.
Tuấn "đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố" mà quên mất việc bố nhờ, khiến
Nhĩ nghĩ một cách buồn bã "con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vịng vèo
hoặc chùng chình" để đến chậm hoặc khơng đạt được mục đích của cuộc đời.
* Quan hệ của Nhĩ với những người hàng xóm:
Bọn trẻ: "Cả bọn trẻ xúm vào, chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao dưới mông
anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng".
Ông cụ giáo Khuyến "Đã thành lệ, buổi sáng nào ơng cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về
cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ".
→ Đó là một sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, giàu cảm thông chia sẻ, giản dị, chân thực.
3. Kết bài
Những dòng cuối cùng của "Bến quê" khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà
văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp
về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 4
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong
vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca
nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm sốt.
(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ
thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính
quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị,
sự tham gia của tồn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phịng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ,
ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao,
thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp
thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể
hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người
bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân
lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,75đ): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?
Câu 3 (0,75đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý
nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.
Câu 4 (1đ): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết dân tộc.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
-------------HẾT------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1(0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.
Câu 2 (0,75đ):
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 5
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Văn bản đã thể hiện tinh thần đồn kết trên dưới một lịng, sức mạnh của dân tộc, tình người của tồn dân,
tồn quân và của cả đất nước Việt Nam ta kiên quyết đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ra xa khỏi lãnh thổ.
Câu 3 (0,75đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối
với Việt Nam, đó là tinh thần đồn kết dân tộc, là sức mạnh đùm bọc, giúp đỡ nhau; là khi cả đất nước
cùng nhau chung tay để không một ai ra đi vì dịch bệnh. Đó khơng chỉ là sức mạnh gữa con người với
con người mà còn là niềm tin của cả dân tộc dành cho giai cấp lãnh đạo. Có thể thấy đại dịch này đã giúp
sức mạnh đoàn kết dân tộc được nâng lên rất nhiều.
Câu 4 (1đ):
Bài báo Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam của Dangcongsan.vn đã gây nhiều ấn tượng
sâu sắc với người dân Việt Nam. Qua bài báo, không chỉ ý thức của người dân về dịch bệnh được nâng
cao mà tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch cũng được củng cố. Bài báo là lời cảnh
tỉnh về dịch bệnh nhưng cũng là lời động viên, khuyến khích, tun dương dân tộc ta vì quyết tâm chống
chọi, khơng ai bị bỏ lại vì dịch bệnh của một đất nước cịn đói nghèo khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
1. Mở bài
Tinh thần đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển của
cả một đất nước.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần đồn kết dân tộc là sự gắn kết giữa con người với con người trong một quốc gia, là niềm tin mà
nhân dân dành cho giai cấp lãnh đạo. Tinh thần đoàn kết dân tộc giúp mọi người gần gũi nhau hơn, không
phân biệt giàu - nghèo, già - trẻ, gái - trai; tất cả đều hướng đến tình yêu Tổ Quốc mà bỏ qua hết cái tơi
của mình.
b. Phân tích
Tinh thần đồn kết dân tộc là mấu chốt giúp đất nước phát triển.
Con người sống trong đất nước có tinh thần đồn kết dân tộc cao sẽ có suy nghĩ, hành động và
điều kiện phát triển bản thân tốt hơn.
Có tinh thần đồn kết dân tộc thì mới có đất nước.
c. Chứng minh
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc mà chúng ta dù yếu
thế hơn nhưng đã dành lại độc lập, tự do.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chính nhờ tinh thân đồn kết
dân tộc mà Việt Nam ta đã phịng chống dịch bệnh thành công.
d. Phản biện
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 6
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Nếu khơng có tinh thần đoàn kết dân tộc, một đất nước sẽ không thể tồn tại lâu và con người sẽ không thể
phát triển tốt.
3. Kết bài
Tinh thần đoàn kết dân tộc giữ vai trị vơ cùng quan trọng, mỗi con dân chúng ta hãy sống với tình u
thương, ln hướng về Tổ Quốc và sẵn sàng chung tay xây dựng đất nước.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý bài văn nghị luận phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
1. Mở bài
Bác Hồ chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Khơng ít tác phẩm viết về
Người; nhưng có lẽ cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
2. Thân bài
a. Khổ thơ 1:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của
dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu
Tổ quốc.
Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người
Việt Nam qua bao năm tháng ln ln bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão
táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.
Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh
bất diệt.
b. Khổ thơ 2:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng,
ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt
trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng
độc lập, tự do cho dân tộc.
Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người.
Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vơ vàn.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 7
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vơ tận của hàng người vào viếng
Bác. Cả đồn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vơ vàn kính
u của dân tộc.
Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng u kính chân thành của mình dâng lên Bác,
dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân,
tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.
c. Khổ thơ 3
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon. Cả cuộc đời
Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hịa bình. Vậy nên khi đất nước được hịa
bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ yên bình.
Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha già của dân tộc đã
phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót xa, đau đớn vơ cùng. Dù lý trí
ln tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất biến, nhưng vẫn “nghe nhói ở trong tim”.
d. Khổ thơ cuối
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tn theo dịng lệ trào.
Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn
mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để làm “một con chim hót”,
“một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”.
→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người
dân Việt Nam. Đó là ln ln được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ mn vàn kính u của dân tộc
3. Kết bài
Viếng lăng Bác là bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, một bài ca ngân vang ca
ngợi về Bác Hồ và thể hiện được một nỗi niềm của chính nhà thơ Viễn Phương với Bác.
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hành trang lên đường
Có một hịa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi:
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 8
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
- Khi nào con đi?
- Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói:
- Nếu khơng thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng qun tặng giày cho con.
Khơng biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hơm đó, có đến vài chục người đem giày
đến tặng, chất đầy cả một góc căn phịng thiền. Sáng hơm sau, lại có người mang một chiếc ơ đến tặng
cho hịa thượng. Hịa thượng hỏi:
- Tại sao tín chủ lại tặng ơ?
- Sư thầy nói rằng hịa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tơi liệu
tơi có thể tặng hịa thượng một chiếc ơ?
Thế nhưng hơm đó, khơng chỉ có người đó mang ơ đến tặng. Đến buổi tối, trong phịng thiền đã chất
khoảng 50 chiếc ơ các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phịng thiền của hịa thượng:
- Giày cỏ và ơ đã đủ chưa?
- Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phịng. - Nhiều
q rồi thầy ạ, con khơng thể mang tất cả đi được.
Sư thầy nói:
- Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu
lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ơ cũng mất, lúc đó con phải làm sao?
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục:
- Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp khơng ít sơng suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng qun thuyền,
con hãy mang theo…
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói:
- Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ khơng mang theo bất cứ thứ gì ạ.
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (0,5đ): Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
Câu 3 (1đ): Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy?
Câu 4 (1đ): Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
----------------HẾT--------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 9
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Câu 2 (0,5đ): Học sinh chọn ra những chi tiết tiêu biểu để cảm nhận: chi tiết chú tiểu được tặng giày, tặng
ô; chi tiết sư thầy kêu gọi quyên góp đồ tặng chú tiểu; chi tiết chú tiểu vội vã lên đường. Giải thích tại sao
lại chọn chi tiết đó.
Câu 3 (1đ): Hành động của sư thầy không chỉ giúp chú tiểu qun góp được món đồ mình muốn mà đó
cịn là bài học sư thầy dạy cho chú tiểu: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng khơng phải là những vật
ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa.
Câu 4 (1đ): Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học: Những vật ngồi thân khơng quyết định đến
thành cơng của chúng ta. Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng
nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện
1. Mở bài
Câu chuyện “Hành trang lên đường” đã để lại trong mỗi chúng ta những bài học sâu sắc về sự quyết tâm
thực hiện mục tiêu của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện mang đến cho bạn đọc bài học về sự quyết tâm. Mỗi chúng ta
khi muốn bắt đầu làm một việc gì đó hãy đừng ngần ngại bắt tay ngay vào làm; khơng chần chừ hay phụ
thuộc vào các vật ngồi thân.
b. Phân tích
Thời gian khơng chờ đợi ai, vì thế hay nhanh chóng thực hiện mục tiêu của mình, đừng vì chuẩn
bị những “vật ngồi thân” mà ảnh hưởng đến q trình thực hiện mục tiêu đó.
Vật ngồi thân khơng tác động và không quyết định đến sự thành công hay thất bại của chúng ta
nên khơng nên trì hỗn mục tiêu của mình vì chuẩn bị những thứ đó.
Mỗi người hãy kiên định với mục tiêu mình lựa chọn và theo đuổi nó, khi bạn sống có lí tưởng,
có mục tiêu, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Mỗi học sinh lấy 2 - 3 dẫn chứng tiêu biểu để phục vụ cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải là những nhân vật tiêu biểu được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống bên cạnh những con người sống có lí tưởng, có mục tiêu vẫn cịn có những người sống
khơng có mục đích, bng thả, khơng cố gắng vươn lên. Lại có những người tuy đặt ra mục tiêu của mình
nhưng lại chưa thực sự cố gắng để thực hiện mục tiêu đó. Những người như thế đáng bị chỉ trích.
3. Kết bài
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 10
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Sự nỗ lực, cố gắng thực hiện mục tiêu luôn là điều đáng quý mà mỗi chúng ta cần rèn luyện. Mỗi học sinh
chúng ta cần phải cố gắng thực hiện những mục tiêu nhỏ nhất của mình để sau này có thể xây dựng đất
nước tươi đẹp.
Câu 2
Dàn ý bài văn nghị luận phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
1. Mở bài
Trong bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã biểu hiện những cảm xúc tinh tế của đất trời khi chuyển từ
mùa hạ sang thu.
2. Thân bài
a. Khổ thơ 1:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
"Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vơ tình, sững sốt để cảm nhận,
giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu.
"Phả": một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu
trong khơng gian.
Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng.
"Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng mơ hồ của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của
mùa thu.
b. Khổ thơ 2
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội và
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi, thu có mặt ở khắp nơi.
Dịng sơng khơng cịn cn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh
dàng, thanh thản.
Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu".
→ Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
c. Khổ thơ cuối
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 11
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần.
Những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào khơng cịn nhiều nữa.
“hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: đó khơng chỉ là q trình sinh trưởng,
phát triển của lồi cây mà cịn là một vịng đời của con người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng
cây trước sấm sét, bão giơng vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người
khi đã đứng tuổi.
3. Kết bài
Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy qua bài thơ
Sang thu. Bài thơ ngắn gọn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh
đơn sơ mà gợi cảm.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 12
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.
I.
Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
II.
Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
III.
Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 13
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm,
giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên
danh tiếng.
IV.
Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT
danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý,
Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên
Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và
các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy
Nguyễn Đức Tấn.
V.
Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho
các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và
Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ
Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
VI.
Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn
phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài
tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn,
Tin Học và Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 14