Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật, cho ví dụ cụ thể về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.55 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài:
Phân tích vai trị của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp
luật, cho ví dụ cụ thể về xử lý vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng
đường bộ (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích
dẫn).

Hà Nội, 10/2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….….
NỘI DUNG
1. Khái quát về hoạt động áp dụng pháp luật .…………………………….…2
1.1.Khái niệm về hoạt động áp dụng pháp luật .……………………………...2
1.2. Đặc điểm ………………………………………………………………….2
2. Phân tích vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng
pháp luật và cho ví dụ về xử lý vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng
đường bộ …………………………………………………………………..… 3
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở nước ta…….6
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
2



Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trị vơ cùng quan trọng, đó là một trong
những phương tiện hiệu quả để quản lí xã hội. Tuy nhiên pháp luật chỉ thực sự phát huy
vai trò to lớn khi được áp dụng vào đời sống và được cụ thể hóa bằng những hành động
của con người, đó chính là áp dụng pháp luật. Trong thực tế việc áp dụng pháp luật chịu
nhiều tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan, vấn đề đặt ra đối với nhà nước là
không phải cứ ban hành ra nhiều văn bản luật, mà quan trọng hơn là phải áp dụng pháp
luật đó trong cuộc sống. Chính từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề này nên em xin “Phân
tích vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật, cho ví dụ
cụ thể về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ” để làm rõ hơn
trong vấn đề hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta.

NỘI DUNG
1. Khái quát về hoạt động áp dụng pháp luật

1.1.Khái niệm
Áp dụng pháp luật là hoạt động chuyển hóa các yêu cầu được xác định trong các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật thành hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật. Theo
đó nó là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực
hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà
nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với
cá nhân, tổ chức cụ thể.
1.2.Đặc điểm

- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước. Bởi vì nó chỉ do
các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định pháp luật tiến
hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng trong một phạm vi.
- Áp dụng pháp luật phải tuân theo những hìnhh thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật
quy định.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh mạng tính cá biệt,cụ thể đối với những
quan hệ xã hội nhất định

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Các quy định mang tính chất
khung, khái qt cịn thực tế xảy ra rất nhiều sự việc đa dạng và phức tạp. Nên đòi hỏi
người áp dụng cũng phải sáng tạo và linh hoạt.
2. Phân tích vai trị của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp
luật và cho ví dụ về xử lý vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng đường bộ.
3


Quá trình áp dụng pháp luật trải qua bốn giai đoạn: bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá
chính xác các tình tiết, hồn cảnh , điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra; lựa chọn quy
phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp
luật đối với trường hợp cần áp dụng; ban hành quyết định áp dụng pháp luật và cuối cùng
là tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật1. Hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt
động mang tính sáng tạo do đó hiệu quả của nó phụ thuộc bởi nhân tố chủ quan và khách
quan. Trong đó, các nhân tố chủ quan bao gồm:
*Thứ nhất : Kết quả hoạt động thực hiện pháp luật phụ thuộc trước hết vào chủ
thể áp dụng pháp luật với phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp của chủ thể áp
dụng pháp luật.
Hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính chuyên nghiệp nên cán bộ
phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, cẩn thận để tìm được người đủ năng lực, trình
độ chun mơn, nghiệp vụ để đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật có kết quả và
mang tính sáng tạo. Đây là yếu tố chủ quan đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động
áp dụng pháp luật vì vậy cần xác định bản thân chủ thể áp dụng đó là ai? Họ có kỹ năng,
trình độ chun mơn nghiệp vụ ra sao? Phẩm chất đạo đức như thế nào? .
Ví dụ : Cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm sốt thì phát hiện
anh A đang điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát
giao thông đã yêu cầu đề nghị anh A dừng xe. Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật
Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó, khi thấy anh A có hành vi vi phạm về an tồn
giao thơng đường bộ (Khơng đội mũ bảo hiểm…vi phạm điểm I khoản 2 điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP) thì Cảnh sát giao thơng được quyền u cầu anh A dừng phương

tiện để kiểm tra và xử phạt. Như vậy, chủ thể áp dụng pháp luật xử lý vi phạm an tồn
giao thơng đường bộ với trường hợp này là cảnh sát giao thông.
Phẩm chất đạo đức của người áp dụng pháp luật là vô cùng quan trọng, bởi vì hoạt
động nghề nghiệp của họ mang tính đặc thù , các quyết định áp dụng pháp luật được ban
hành luôn gắn liền với các quyền của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
lợi ích của nhà nước, có tác động trực tiếp đến tính mạng, danh dự, quyền tự do, tài sản ...
Đạo đức định hướng hành vi của người áp dụng pháp luật tới giá trị công bằng, cải thiện
và được điều chỉnh bằng hương tâm, danh dự, trên cơ sở đó đưa ra một quyết định thấu
1 Giáo trình Xã hội học pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2018.

4


tình đạt lí. Phẩm chất đạo đức cần thiết bao gồm tính trung thực , thẳng thắn , lịng nhân
ái, sự dũng cảm, tính cơng bằng, tinh thần trách nhiệm.
Ví dụ : Như ở tình huống trên khi cảnh sát giao thông dừng xe anh A, do điều khiển
xe gắn máy tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm. Theo quy định anh cảnh sát
giao thông nếu giữ được tinh thần thẳng thắn, tính trách nhiệm và trung thực thì sẽ tiến
hành xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ. Nhưng sau khi trò chuyện,
biết đây là người nhà của vị lãnh đạo cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình nên anh cảnh sát
giao thơng đã “ưu ái” bỏ qua vi phạm và không xử phạt A. Hành vi này là không đúng
quy định và việc xử lý vi phạm không được thực hiện nghiêm minh, gây nên sự coi
thường pháp luật đối với một số người.
Bên cạnh đó với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, người áp dụng pháp
luật phải có những phẩm chất nghề nghiệp, mang tính chuyên nghiệp : nắm vững các quy
định pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm một cách chun sâu có khả
năng phân tích, áp dụng các quy định một cách đầy đủ và chính xác nhất, đưa ra phương
án xử lý hợp pháp, hợp lý cho mọi người vi phạm để làm căn cứ cho việc ra các quyết
định phù hợp với thực tiễn.

Ví dụ : Cũng theo tình huống anh A điều khiển xe máy khi tham gia giao thông
không đội mũ bảo hiểm. thay vì Cảnh sát giao thơng sẽ áp dụng mức phạt là 200.000
đồng, xé biên lai phạt tại chỗ. Nhưng anh cảnh sát lại lập biên bản giữ giấy tờ, yêu cầu
người vi phạm phải ký vào biên bản vi phạm, và hẹn anh A đến trụ sở cảnh sát giao thông
làm việc. Theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung
2020. Qua đó cho thấy, anh cảnh sát giao thơng chưa nắm rõ quy định về xử phạt hành
chính nên áp dụng không đúng việc lập biên bản với người vi phạm có mức phạt dưới
250.000 đồng, gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý, mất thời gian của người vi phạm cũng
như cơ quan có thẩm quyền.
*Thứ hai : là yếu tố tâm lý
Tâm lý của con người được hiểu là sự phản ánh khách quan các yếu tố bên ngoài
vào bộ não của con người. Tâm lý bao gồm cảm xúc, thái độ, tình cảm,... ảnh hưởng đến
việc ban hành các quyết định của chủ thể áp dụng pháp luật. Họ cần có ý thức để điều
chỉnh tâm lý, hành vi của mình khi đưa ra các quyết định. Xã hội học pháp luật chỉ ra rằng
sự vơ tư , tính lơgic , tính chính xác , tính độc lập của các quyết định ln lệ thuộc vào
tính cách cá nhân của người áp dụng pháp luật, vì họ là con người nên hồn tồn có thể
5


mắc sai lầm. Người áp dụng pháp luật cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhân cách đạo
đức tốt, có kinh nghiệm và ý thức pháp luật tốt.
Ví dụ : Tại ngã tư gần đội cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ kiểm soát và xử
lý vi phạm giao thông, sảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng. Do cần về nhà có việc gấp nên
Anh X điều khiển xe máy chạy với tốc độ nhanh đã đâm vào một chiếc xe máy khác đang
đi cùng chiều, gây tai nạn khiến cho một người bị gãy chân và một người bị ngất xỉu,
chấn thương ở đầu máu chảy rất nhiều …giao thông ùn tắc và mọi người hỗn loạn. Lúc
đó, cán bộ cảnh sát giao thơng cần phải bình tĩnh, giữ vững tâm lý để hướng dẫn và kiểm
sốt, xử lý hiện trường tai nạn. Nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa người đi cấp cứu,
phân luồng giao thông tránh ùn tắc, liên người nhà người bị nạn, hướng dẫn họ thỏa thuận
việc yêu cầu bồi thường với người gây tai nạn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ

luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “1. Người
nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”Đồng thời phối hợp để lập
biên bản hiện trường vụ việc để phục vụ giải quyết tranh chấp về sau…
*Thứ ba: Lợi ích của chủ thể áp dụng pháp luật
Lợi ích trong q trình áp dụng pháp luật đó là khi thực hiện tốt cơng việc thì có được
hưởng đền đáp xứng đáng hay khơng? Q trình áp dụng pháp luật để đưa ra quyết định
có bị tác động bởi bất kỳ yếu tố tác động nào khác hay không?.... các vấn đề này đều ảnh
hưởng tới việc áp dụng pháp luật. Như chúng ta thấy hiện nay tình trạng tham nhũng, lợi
dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ xử ép người yếu thế diễn ra rất phổ biến. Những
người có điều kiện, quen biết, đem lại lợi ích cho chủ thể áp dụng pháp luật ban hành
quyết định thì sẽ dễ đạt được mục đích cá nhân và ngược lại người khơng có điều kiện
kinh tế, khơng có quan hệ như người dân nghèo khơng khơng mang lại lợi ích cho chủ thể
áp dụng pháp luật thì hay phải chịu bất lợi. Gây mất lịng tin vào pháp luật và có cách
hành xử tiêu cực trong xã hội.
Ví dụ: Anh cảnh sát giao thơng đang thực hiện kiểm tra kiểm sốt giấy tờ xe của
các phương tiện di chuyển trong khu vực thành phố. Tuy nhiên, khi kiểm tra đến xe ô tô
của anh Y điều khiển thì anh Y không xuất trình được giấy phép lái xe theo quy định. Vì
thế Y đã đưa cho anh cảnh sát giao thơng một phong bì có tiền bên trong. Q trình kiểm
tra xử lý vi phạm an tồn giao thơng đường bộ của anh cảnh sát đã bị tác động bởi một lợi
6


ích là khoản tiền sẽ được hưởng nếu bỏ qua lỗi vi phạm và không xử lý hành vi điều
khiển phương tiện khơng có giấy phép. Anh cảnh sát giao thơng có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự vì tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017.
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở nước ta
Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý, đặt ra chế tài nghiêm

khắc, cụ thể để xử lý những hành vi vi phạm trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ hai, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan các cấp đối với hoạt động xử
lý vi phạm trong hoạt động áp dụng pháp luật
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền áp dụng pháp luật khơng chỉ nắm vững chun mơn, có kinh nghiệm kỹ năng nghề
nghiệp mà còn phải rèn luyện phẩm chất đạo đức như tính kiên định, bản lĩnh vững vàng
trước cám dỗ, tinh thần trách nhiệm với nhân dân, với cộng đồng,…..
Thứ tư, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, cơng cụ hỗ trợ hiện đại trong q
trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan chức năng.
Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới cộng đồng bằng
nhiều hình thức như: Trực tiếp, qua mạng xã hội, các kênh truyền thông,…. Để nâng cao
tinh thần tự giác chấp hành pháp luật.
Thứ sáu, Có chế độ phù hợp để nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ n tâm phục
vụ cơng tác, tránh tình trạng khó khăn trong cuộc sống nảy sinh tiêu cực trong quá trình
áp dụng pháp luật .

KẾT LUẬN
Áp dụng pháp luật là một hoạt động rất phức tạp và liên quan đến rất nhiều mặt thuộc
các lĩnh vực khác nhau . Vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp
luật là vô cùng quan trọng vì các nhân tố này giúp đạt được những mục đích xã hội để từ
đó ban hành luật, vừa cho phép làm rõ một số nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hiệu quả
thấp hoặc khơng có hiệu quả của một số quy phạm pháp luật.Vì vậy chúng ta cần kiểm
sốt chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật để ngày càng nâng cao hiệu quả của pháp luật
đã ban hành. Trong bài viết vẫn cịn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của q thầy
cơ để bài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO








1.Giáo trình xã hội học pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp
2. Luật Giao thông đường bộ 2008.
4. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020.
5. Bộ luật Dân sự năm 2015
6. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
7. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ và đường sắt.



8. Báo điện tử, Internet………

8



×