Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BTL CNXHKH ĐH BK HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.78 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:9
DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
THIẾT YẾU PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO CHĂM Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP NHÓM 08 HK211
NGÀY NỘP

Giảng viên hướng dẫn: THS. ĐOÀN VĂN RE
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)


Nhóm/Lớp: L24 Tên nhóm: 08 HK1.Năm học 2021
Đề tài:
DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO CHĂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ST
T

Mã số SV

Họ

Tên

Nhiệm vụ được phân cơng

% Điểm
BTL

2

Phần mở bài, kết luận, tóm tắt
chương 2
Phần 2.1

3

Phần 2.4, 2.5

20%


4

Phần 2.2, 2.3

20%

5

Chương 1, tóm tắt chương 1

20%

1

Điểm
BTL

Ký tên

20%
20%

Họ và tên nhóm trưởng:
Nhận xét của GV: .......................................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên)
2



MỤC LỤC

3


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin, dân tộc là quá trình phát triển lâu
dài của xã hội lồi người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm:
thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên
nhân quyết định sự biến đổi của các cộng đồng dân tộc.Trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nội dung lý luận về vấn đề dân tộc là điểm cốt lỗi trong phong trào dân
tộc cũng như phong trào cách mạng thế giới. Theo cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin đã
khái quát như sau: “Các dân tộc hoàn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết,
liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.
Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc
Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành
độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên
sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Một trong những dân tộc lâu nay
được nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước rất quan tâm là dân tộc Chăm một dân tộc thuộc ngữ hệ Malaya - polynesien , sinh sống lâu đời trên dải đất miền
Trung Việt Nam , có mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều thành phần cư dân vùng
lục địa và hải đảo Đông Nam Á . Đặc biệt văn hóa Sa Iluỳnh cách ngày nay khoảng
2500 năm được coi là tiền thân văn hóa Chăm Pa với những di tích đọc các tỉnh duyên
hải miền Trung từ Quảng Binh cho đến Đồng Nai đã khai quật và phát hiện nhiều hiện
vật như khuyên tai hai cầu thủ , đồ trang sức bằng mã não , thủy tinh , vàng , bạc v.v ...
Ngoài ra ở thời kỳ cổ trung đại có nhiều cơng trình kiến trúc cổ , điêu khắc cổ vì cả bi
kỷ cổ , rải rác khắp vùng như Intrapura ( Quảng Nam ) , Amaravati ( Quảng Ngãi ) ,
Vijaya ( Qui Nhơn ) , Kauthara ( Nha Trang - Buôn Mê Thuột ) , Pancluraga ( Phan
Rang 13ình Thuận ) , đã chứng minh một phần nào dần dân tộc Chăm tồn tại rất lâu

đời , có nguồn gốc bản địa , đồng thời có một nền văn minh riêng rất cao , có thể so
sánh với nhiều nền văn hóa cao đẹp nào thời Cổ Đại và Trung Đại ở Đông Nam Á . Từ
nguồn gốc bản lịch , cải thiện những yếu tố ngoại sinh , người Chăm đã sáng tạo một
nền văn hóa đa dạng vì nét độc đáo riêng cho dân tộc mình . Theo sự liệu các công
4


trình nghiên cứu như E. Ayatonier ( 1 : 1891 ) , A. Cabaton ( 14 : 1930 ) , G , Maspero
( 73 : 1928 ) và Chiêm Thành liệt truyện ( tập 33 trang 14 - 28 ) còn ghi chép lại trước
đây sự cư trú của dân tộc Chăm trên dải đất miền Trung Việt Nam được gọi là vương
quốc Chăn Pa , Nhưng cũng như những quốc gia khác vào thời cổ trung đại Chăm Pa
đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử . Dân tộc Chăm đã định cư ở nhiều nơi
. Trong quá trình đan xen sinh sống với dân tộc khác , sự tác động của các yếu tố: kinh
tế, mơi trường, địa lý đến đời giống gia đình của người Chăm khá xâu sắc.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đời sống của
đồng bào Chăm khơng ngừng được nâng lên. Vì Đảng khẳng định công tác dân tộc ở
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là thực hiện bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.
Một số thành tự về ổn định đời sống vật chất, cơ sở hạ tần của người dân tộc
Chăm để chính quyền nhà nước khác quan tâm và xây dựng, tiêu biểu như người
Chăm ở An Giang: Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Men Pholly cho biết: “Thời
gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu
số nói chung và cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng như: Chương trình 135, chương
trình cho vay, hỗ trợ giáo dục và đầu tư điện, đường, trường, trạm... Từ đó, đã tạo nên
diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Theo Giáo cả Haji Jacky, những
năm qua, cộng đồng người Chăm ở An Giang nhận được sự quan tâm của Đảng, chính
quyền, MTTQ, đoàn thể nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần
ngày càng phong phú. Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo
cả ln tun truyền cho tín đồ về tinh thần u nước, đồn kết, gắn bó, đồng hành với
dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
“Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm có điện lưới quốc gia, trên 98% hộ
dân được sử dụng điện lưới và nước sạch sinh hoạt. Đường giao thơng nơng thơn được
nhựa hóa hồn tồn, các xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh
phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân
đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn gần
4%” - Giáo cả Haji Jacky cho biết.
5


Tuy nhiên còn nhiều hộ dân nghèo trên nhiều tỉnh nói chung và đồng bào Chăm
ở An Giang nói riêng. Ở một số huyện miền núi ở An Giang tỉ lệ dân tộc thiểu số còn
cao, đường xá đi lại chưa được thuận tiện, mạng lưới điện quốc gia chưa bao phủ hoàn
toàn. Chưa cung cấp nước sạch cho đồng bao chăm ở vùng bên giới, trẻ em đồng bào
Chăm cịn thất học nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Dân tộc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào Chăm ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản
xuất, đời sống đồng bào Chăm ở nước ta hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục
vụ sản xuất, đời sống đồng bào Chăm ở nước ta hiện nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng bào Chăm; cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ
tầng thiết yếu.

Thứ hai, đánh giá thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất,
đời sống đồng bào Chăm ở nước ta thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất,
đời sống đồng bào Chăm ở nước ta thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là
các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp.

6


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương:
Chương 1: Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
sản xuất, đời sống đồng bào Chăm ở nước ta hiện nay.

7


II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin, dân tộc là quá trình phát triển lâu
dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm:
thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên
nhân quyết định sự biến đổi của các cộng đồng dân tộc.

Cho đến nay, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn
định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn
ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi
chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt q
trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với khái niệm này, dân tộc dùng để chỉ
một quốc gia, nghĩa là tồn bộ nhân dân một nước. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc
Trung Hoa,...
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người
được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự
giác tộc người, ngơn ngữ và văn hóa. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế
thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó.
Tuy hai cách hiểu về khái niệm dân tộc khơng thống nhất, nhưng lại gắn bó mật
thiết với nhau, không tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc người. Dân tộc
người là bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Đó là lý do, khi nói đến 54 cộng đồng
tộc người ở Việt Nam phải gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam.

8


1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dân tộc
Theo nghĩa rộng nói về dân tộc quốc gia, dân tộc có 5 đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, có chung vùng lãnh thổ ổn định.
Lãnh thổ là yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc với các quốc gia dân tộc
khác. Nó biểu thị vùng đất, vùng trời, vùng biển mà mỗi dân tộc được quyền sở hữu.
Đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, yếu tốc lãnh thổ là thiêng liêng nhất.
Khơng có lãnh thổ thì khơng có khái niệm Tổ quốc, quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc
gia là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi thành viên dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, q trình di cư khiến khơng ít cư dân của

mỗi quốc gia lại cư trú ở nhiều quốc gia, châu lục khác. Vì vậy khái niệm dân tộc đã
được mở rộng thành đường biên giới “mềm”, ở đó dấu ấn văn hóa lại chính là yếu tố
mạnh nhất để phân định ranh giới giữa các quốc gia dân tộc.
Thứ hai, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.
Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Là cơ sở để gắn kết các bộ phận,
các thành viên tạo nên sự thống nhất, ổn định, bền vững của dân tộc. Nếu thiếu tính
cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng sẽ chưa thể trở thành dân tộc.
Thứ ba, có chung một ngơn ngữ làm công cụ giao tiếp.
Mỗi một dân tộc đều có ngơn ngữ riêng, bao gồm cả ngơn ngữ nói và ngôn ngữ
viết. Làm công cụ để giao tiếp trên mọi lịch vực. Trong một quốc gia có nhiều cộng
đồng dân tộc người, với các ngôn ngữ khác nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có một ngơn
ngữ chung, thống nhất. Ngôn ngữ dân tộc là một ngôn ngữ đã phát triển và sự thống
nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc.
Thứ tư, có chung một nềm văn hóa và tâm lý.
Văn hóa dân tộc được thể hiện qua tâm lý, tính cách, phong tục tập quán, lối
sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng cho từng dân tộc. Văn hóa dân tộc gắn bó chặt chẽ
với văn hóa của các cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Mỗi một dân tộc đều có
một nền văn hóa độc đáo của riêng mình. Cá nhân hay nhóm người nào từ chối những
giá trị văn hóa dân tộc thì họ đã tự mình tách ra khỏi cộng đồng dân tộc.
9


Văn hóa của một dân tộc khơng thể tự phát triển nếu khơng giao lưu với văn
hóa của các dân tộc khác. Tuy nhiên, cần có ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc của
dân tộc mình, tránh nguy cơ bị đồng hóa về dân tộc.
Thứ năm, có chung một nhà nước.
Các thành viên cũng như các cộng đồng dân tộc người trong một dân tộc đều
chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộcquốc gia và dân tộc- người. Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là
đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới.
Các đặc trưng trên có quan hệ nhân quả, tác động qua lại, kết hợp với nhau một

cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, tạo nên
tính ổn định, bền vững của cộng đồng dân tộc.
Theo nghĩa hẹp nói về dân tộc người, dân tộc có 3 đặc trưng cơ bản sau:
Cộng đồng về ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói, ngơn ngữ viết, hoặc chỉ riêng
ngơn ngữ nói. Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề
được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, có
những tộc người khơng cịn ngơn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm công cụ
giao tiếp.
Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
ở mỗi dân tộc người, phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng,
tơn giáo của dân tộc người đó. Lịch sử phát triển của các dân tộc gắn liền với truyền
thống văn hóa của họ. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn
tại xu thể bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc
người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc
trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình;
đó cịn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc người dù có
những tác động khác. Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên
quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người.

10


Ba tiêu chí trên tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát
triển. Đây cũng là căn cứ để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
1.2.1. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc
Nghiên cứu về vấn đề dân tộc, V.I. Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan
trong sự phát triển của quan hệ dân tộc.
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng

dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý
thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các
dân tộc độc lập. Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập
dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của
các nước thực dân, đế quóc.
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở
nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa; do sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn
hía trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách
giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Trong phạm vi một quốc gia: xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nổ lực của
từng dân tộc- tộc người để đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong
một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn.
Trong phạm vi quốc tế: xu hướng thứ nhất thể hiện trong phong trào giải phóng
dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc và chống chính sách thực dân đơ hộ dưới
mọi hình thức, phá bỏ mọi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Độc lập tự chủ của
mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý của thời đại, là sức mạnh hiện thực tạo
nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Xu hướng thứ hai thể hiện ở xu thế các dân
tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên minh dân tộc ở phạm
vi khu vực hoặc toàn cầu.
11


Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thống nhất biện chứng
với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và của tồn nhân loại. Hai xu
hướng ln có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau, mọi sự vi phạm mối quan hệ
biện chứng này đều dẫn tới những hậu quả tiêu cực, khó lường.
Hiện nay trên thế giới, hai xu hướng trên diễn ra khá phức tạp, thậm chí nó cịn

bị lợi dụng vào mục đích chính trị nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”.
1.2.2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
V.I. Lênin đã khái quát: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền
tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.”1
Vậy cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin gồm ba nội dung.
Một là, các dân tộc hoàn tồn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của dân tộc,
khơng phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều
có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
quan hệ xã hội cũng như quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức bốc
lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được
thể hiện trên cơ sở pháp lý, quan trọng là phải được thực hiện trên thực tế. Cần thủ tiêu
tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa
dân tộc cực đoan. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết. Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định
lấy vận mệnh của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một
quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên
cơ sở bình đẳng. Quyền tự quyết dân tộc khơng đồng nhất với “quyền” của các dân tộc
người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc
lập. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù
địch can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hoặc kính động địi ly khai dân tộc.
Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Nó phản ánh sự thống nhất giữa giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ
1 Trích trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin.

12


nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Đồn kết, liên hiệp cơng nhân các dân
tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc đấu

tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc vả tiến bộ xã hội.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các
Đảng Cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tóm tắt chương 1
Qua những nội dung trên, ta hiểu được về khái niệm và các đặc trưng cơ bản
của dân tộc. Nghiên cứu vấn đề dân tộc hiện nay có vai trị to lớn đối với sự phát triển
của con người, của mỗi quốc gia dân tộc. Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội mà cịn là động lực của sự phát triển của mỗi quốc gia
trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Hợp
tác và hội nhập là xu thế khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới, song
khơng vì thế mà làm mất đi bản sắc với những đặc trưng phong phú của dân tộc mình.
Với ý nghĩa đó, việc quán triệt quan điểm của Đảng ta về xây dựng mối quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới và giữ gìn bản sắc của các dân tộc hiện nay là vấn
đề đặt ra hết sức cần thiết đối với mỗi dân tộc.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG THIẾT YẾU PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO CHĂM Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
13


2.1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
2.1.1. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ, lối sống và văn
hố đặc trưng của từng nhóm. Dân tộc Kinh chiếm hơn 85% tổng dân số với quy mô
82,1 triệu người. Tiếp theo là Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng và Dao chiếm
khoảng 10% tổng dân số và dân tộc ít người nhất là Ơ Đu với 428 người.
Ta có thể thấy sự khác biệt đáng kể về quy mô dân số giữa các dân tộc. Mặc dù
có sự chênh lệch đáng kể về dân số nhưng các dân tộc ln coi mình là anh em, tơn

trọng nhau, yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau và đoàn kết, chung sức chung lòng
xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
2.1.2. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung
các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, khơng có lãnh thổ riêng biệt như một số nước
trên thế giới. Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung
du; cịn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số
dân tộc như Khơ me, Hoa, …. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng,
nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác
trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc
cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng... Riêng
tỉnh Đắk Lắk hơn 40 dân tộc anh em. Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú.
Nhiều xã, bản có tới 3 hoặc 4 dân tộc cùng sinh sống. Điều này đã hình thành nên một
cộng đồng đa bản sắc, tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết nhau, đồn kết, xích lại
gần nhau, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc, cùng nhau
tiến bộ và phát triển, sự cách biệt về trình độ phát triển từng bước thu hẹp lại.
2.1.3. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng
Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú trên các vùng núi, biên giới, nơi có vị trí
quan trọng, khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn. Ngoài ra, đường biên giới
trên đất liền của nước ta dài 4.000km thì 3.000 km nằm ở khu vực miền núi. Tại đây
14


có nhiều cửa ngõ thơng thương với các nước láng giềng. Đây là điều kiện thuận lợi để
mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước láng giềng, qua đó tới các
nước trong khu vực và trên thế giới. Song đây cũng là địa bàn hiểm trở, khó khăn cho
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú
tại địa bàn; khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm sốt, ngăn chặn bn lậu, ma tuý xâm
nhập….

Miền núi, biên giới là "phên dậu” vững chắc của Tổ quốc, là địa bàn chiến lược
về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chông âm
mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hịa bình, xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Ở vùng biên giới có các dân tộc thiểu số vừa cư trú ở Việt Nam, vừa cư trú ở
nước láng giềng, giữ quan hệ dòng họ, quan hệ thân tộc với nhau. Những năm gần đây,
các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo, dân chủ, nhân quyền,
kích động, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc. Bởi vậy, thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta khơng chỉ vì lợi ích các dân tộc thiểu số mà cịn vì
lợi ích cả nước, khơng chỉ là đối nội mà cịn là đối ngoại, khơng chỉ về kinh tế - xã hội,
mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia.
2.1.4. Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển khơng đều
Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khơng giống nhau. Ở các
quốc gia có nhiều dân tộc, sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc là tình trạng
khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân: lịch sử, xã hội, điều kiện tự nhiên nơi sinh sống
quy định.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ta có thể nhận thấy nhất là ở các dân tộc
thiểu số có trình độ phát triển khơng đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các
cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa
nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có
nghề thủ cơng khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Trừ
người Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung, Nam bộ có trình độ
phát triển cao hơn, phần lớn các dân tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn
- làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp.
15


2.1.5. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết, gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất
Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác

nhau. Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu
vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ có những nét riêng rất độc đáo tạo nên nền
văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng. Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần
thâm nhập vào những vùng đồng bào dân tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tơn
giáo. Việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo đặt ra cho Đảng và
Nhà nước ta là cùng một lúc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo đối với
đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo, cùng một lúc giải quyết cả hai vấn đề lớn
là công tác dân tộc và công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.1.6. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hố riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng của nền văn hố Việt Nam thống nhất
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc
anh em có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị
và sắc thái văn hóa riêng. Vì thế, ở nước ta có nhiều dịng ngơn ngữ, trong mỗi dịng
lại có những nhóm khác nhau. Văn hóa, sản xuất, kiến trúc, xây dựng... giữa các dân
tộc cũng có nhiều nét khác nhau. Văn hóa ăn, mặc của các dân tộc hết sức phong phú.
Phong tục, tập quán, lối sống của mỗi dân tộc một khác nhau. Tổ chức xã hội của dân
tộc Kinh có xóm, làng, xã; dân tộc Thái có bản, mường; dân tộc Êđê có bn, xã; dân
tộc Khmer có phum, xóc... Già làng, già bản ở nhiều dân tộc thiểu số có uy tín cao.
Đặc biệt, các dân tộc thiểu số ở nước ta có kho tàng văn hóa dân gian, bao gồm
các làn điệu dân ca, các điệu múa, các bản trường ca, v.v., vô cùng phong phú và có
giá trị nghệ thuật lớn. Chính bản sắc văn hóa mỗi dân tộc nước ta tạo nên nền văn hoá
Việt Nam rực rỡ. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ
mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh
thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá
trị văn hóa của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao và nhu
cầu phát triển của từng dân tộc.

16



2.2. Khái quát về đồng bào Chăm
2.2.1 Giới thiệu chung
Dân tộc Chăm cịn có tên gọi khác là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm pa,
Hroi…, thuộc nhóm ngơn ngữ Mala – Pôlinêxia, là con cháu của cư dân Champa
xưa. Người Chăm là một trong những cư dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt
Nam. Có thuyết cho rằng các tộc người này là con cháu của cư dân đến từ Thế giới
đảo. Cũng có ý kiến khác cho đó là cư dân ở phía Nam Trung Quốc di chuyển vào.
Những phát hiện về khảo cổ học gần đây đã gợi lên một giả thiết rằng, chủ nhân của
nền văn hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm và các dân tộc M – P khác ở
Việt Nam. Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm
ngày nay được phân thành ba nhóm cộng đồng: Chăm Hroi, Chăm Panduranga và
Chăm Nam Bộ.1
2.2.2. Địa bàn sinh sống
Dân tộc Chăm cư trú tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, ngồi ra cịn
có ở các tỉnh An Giang, Bình Định, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh và thành phố Hồ
Chí Minh. Người Chăm ở nhà trệt. Mỗi gia đình có những ngơi nhà được xây cất gần
nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các
cơ gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là
chỗ ở vợ chồng cô gái út.2
2.2.3 Văn hóa
Về mặt văn hố nghệ thuật, dân tộc Chăm để lại nhiều giá trị kiệt xuất, ngoài
kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, thì có hàng trăm tồ tháp Chàm cổ kính. Nền
dân ca, nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca, nhạc cổ của người Kinh ở
miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong
các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.
1 TS. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Nghiên cứu về người Chăm trong lĩnh vực khoa học xã hội.

4/9/2015. Truy cập từ: />2 Theo Người Chăm. Truy cập từ:
/>categoryId=920&articleId=10001440


17


Bằng con đường biển mà cư dân Champa xưa có cơ hội tiếp xúc với bên ngồi,
có sự giao lưu với nền văn minh Ấn Độ và văn hóa Islam. Dấu ấn của văn minh Ấn Độ
là sự ảnh hưởng của đạo Phật, đạo Hindu việc thờ ba vị thần Shiva, Vishnu, Brahma và
kiến trúc của các tháp Champa hiện lưu lại tại các tỉnh miền Trung là những minh
chứng. Hàng trăm tác phẩm văn chương dân gian của người Chăm có nội dung mang
nét văn hóa Ấn cho ta thấy ngôn ngữ Chăm không chỉ vay mượn nhiều từ ngữ cùng
gốc tiếng Pali – Sanskrit mà mượn luôn cả hệ thống chữ Ấn Độ (loại chữ ghi tiếng Pali
– Sanskrit) để xây dựng hệ thống chữ viết của mình (akhar Thrah).
Sự tiếp xúc với Islam giáo xưa trên xứ sở Champa diễn ra khá sớm, có chứng
cứ từ khoảng thế kỷ X (qua văn bia bằng ký tự Jawi cổ), và rõ hơn vào thế kỷ XIV-XV,
hình thành nhóm Chăm Bani. Về nguồn gốc tơn giáo thì cả Chăm Bani và Chăm Islam
đều có chung tơn giáo Islam, song do quá trình phát triển trong lịch sử, người Chăm
Bani theo đạo Islam nhưng vẫn bảo tồn các yếu tố truyền thống. Còn Chăm Islam, do
tiếp xúc khá thường xuyên với người theo Islam ở Malay, ở Nam Dương (nay là
Malaysia, Indonesia, …) và một số cộng đồng Islam ở quốc gia khác nên sinh hoạt tôn
giáo của bộ phận này khá thống nhất với người Islam ở Malaysia và các nước. Islam
giáo ngày càng xâm nhập vào nền văn hóa Chăm, thể hiện trong tín ngưỡng tơn thờ
Auluah (Allah) và các thánh thần khác của Islam.
2.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng thiết yếu
2.3.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu,
nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.
Về giao thông vận tải cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá,
cầu cống, quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,…
Về xã hội bao gồm: nhà ở, hệ thống thủy lợi, các cơng trình cơng cộng,….
Về y tế bao gồm: trạm xá, bệnh viện, các cơ sở y tế,…
Về giáo dục bao gồm: các trường học, cơ sở đào tạo nghề,…

Về văn hóa bao gồm: đền, chùa, nhà thờ, các tổ chức giáo hội sinh hoạt chung,

18


Về cơ sở hạ tầng phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt
động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính…
2.3.2. Cơ sở hạ tầng thiết yếu
Cơ sở hạ tầng thiết yếu là tổng hợp các cơng trình vật chất kỹ thuật có chức
năng phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế và đời sống như điện, đường, trường, trạm:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm Các cơng trình giao thơng vận tải, cơng trình
của ngành Bưu chính - Viễn thơng, cơng trình thủy lợi, và các cơng trình cơng cộng
phục vụ cộng đồng,…
Cơ sở hạ tầng năng lượng bao gồm một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều
ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống của xã hội như cơng trình
điện thuộc nguồn năng lượng mới, có hiệu quả cao như năng lượng thủy triều, năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh
khối,…
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bao gồm các mạng internet, các dịch vụ kỹ thuật số,
mạng điện thoại,..
2.4. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời
sống đồng bào Chăm ở nước ta thời gian qua
2.4.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân
Cơ Sở Hạ Tầng Về Kinh Tế: Đối với đồng bào chăm ở An Giang : Từ chương
trình 135 của chính phủ An Giang đã có 77 cơng trình đã hồn thiện và đưa vào sử
dụng trong đó có: cơng trình giao thơng đạt 49 cơng trình phụ vụ người dân đi lại và
sản xuất thuận tiện hơn, điện – lắp đặt đường dây và hệ thống chiếu sáng dọc theo hai
đường giao thông dân cư 5.248m. Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm có điện
lưới quốc gia, trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới, đường giao thơng nơng thơn
được nhựa hóa hồn tồn, các xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát

thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng, đã cất mới và sửa chữa 345 căn nhà với tổng trị
giá 2.1 tỷ đồng, …. Tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào (chăm) phát triển sản xuất,
đi lại, học tập và chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, mở rộng
thương mại với cái vùng khác.

19


Thị xã Tân Châu và xã Châu Phong từ các nguồn vốn của Nhà nước, cùng nguồn
nội lực ở địa phương đã đầu tư xây dựng đường, điện, trường, trạm, tạo chuyển biến khá
cơ bản về kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào dân tộc Chăm. Điển hình trong năm 2019,
địa phương đầu tư thực hiện 6 cơng trình, với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Cụ thể, nâng
cấp mở rộng đường lộ liên xã Châu Phong – Long An; nạo vét và xây dựng đường cộ kênh
Đòn Dông, đường cộ 30/4, đường cộ Sáu Nốp, nâng cấp lộ đất Long An – Châu Phong;
đầu tư cơng trình kè chống sạt lở khu vực ấp Châu Giang,… Mạng Internet đã được phủ
kính, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm trong tỉnh có điện lưới quốc gia, có nhà máy
nước và trên 93% hộ được lắp đặt điện kế và nước sạch sinh hoạt.…Tạo điều kiện cho
xóm người chăm dọc theo các tuyến đường đều được bê tơng hóa tạo điều kiện thuận lợi
trong giao thương hàng hóa, nhờ đó mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm
hơm nay có nhiều chuyển biến rõ rệt và ngày thêm khởi sắc. Đời sống của bà con được
cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng cao.1
Tại Ninh Thuận: Đi dọc Tỉnh lộ 710 chạy qua thôn Thành Tín (xã Phước
Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), Là thơn có tới hơn 1.000 hộ đồng bào
Chăm và phong trào xây dựng NTM ở Thành Tín được triển khai rất hiệu quả nhờ phát
huy được vai trò chủ thể của người dân. Sau 2 năm ( 2019 – 2020) thực hiện phong
trào để mới Thành Tín đã có 4,7/4,92km (đạt 95,7%) đường trục nơng thơn được cứng
hóa, đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 3,544/3,9km (đạt 90,87%)
đường ngõ xóm sạch, khơng lầy lội vào mùa mưa, 90% đất sản xuất nông nghiệp được
tưới và tiêu nước chủ động, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia… Thành
Tín cịn là một trong số ít những thơn kêu gọi được người dân đóng góp tiền, cơng sức

xây dựng nhiều cơng trình hạ tầng phục vụ cho cộng đồng như: Sân bóng đá, cơng
trình đèn năng lượng mặt trời “Thắp sáng đường quê”; lắp đặt camera an ninh ở trục
đường chính, các tụ điểm đông người, tu bổ lại giếng nước cổ trong thôn…2
1 Văn Phơ.03/03/2020. Tân Châu: Thực hiện tốt chính sách cho đồng dân tộc chăm. Truy cập từ:
/>2 Nguyễn Thành.28/02/2020. Ninh Thuận Đẩy Mạnh Phát Triểu Kinh Tế - Xã Hội Vùng Đồng Bào Người Chăm.
Truy Cập Từ: />
20


Nhờ các chương trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho vùng đồng bào Chăm cùng các dân tộc anh em phát triển sản xuất, lưu thơng hàng
hóa, làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhờ đó, đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào Chăm khơng ngừng được nâng lên, tình hình an ninh - trật
tự vùng đồng bào được giữ vững, lòng tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước không
ngừng được củng cố, nâng cao.

Tại Bình Thuận: đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu bằng nguồn vốn của Trung
ương, của tỉnh đã đầu tư cho vùng Chăm trong thời gian qua lên đến 55.824,7 triệu
đồng, trong đó đã hỗ trợ xây dựng mới 622 căn nhà cho đồng bào theo Chương trình
134 của Chính phủ; đối với kết cấu hạ tầng thiết yếu, như điện, đường, trường, trạm,
nước sinh hoạt đã đầu tư xây dựng trong vùng Chăm 133 cơng trình, với tổng kinh phí
50.797,7 triệu đồng. Đến nay có 3/4 xã thuần Chăm có nhà văn hố xã (riêng xã Phan
Hiệp chưa bố trí được đất xây dựng); 12/23 thơn có nhà sinh hoạt cộng đồng và 14/23
thơn được cơng nhận là thơn văn hố1

Cơ Sở Hạ Tầng Giáo Dục: Đồng Bào chăm ở An Giang: Thời gian qua,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào Chăm nói như:
Chương trình 135, chương trình cho vay, hỗ trợ giáo dục và đầu tư điện, đường,
trường,… Nhiều trường đã được xây mới và bảo dưỡng từ tiểu học đến phổ thông,
đưa vào hoạt động giúp con em đồng bào chăm được đến trường. Nhiều trung tâm

được thành lập tào tạo chuyên môn, việc làm cho người dân,… Nhờ sự hỗ trợ của
chính phủ và tỉnh An giang mà trường lớp đã tới với con em đồng bào chăm, tạo ra
nhiều việc làm mới nâng cao đời sống của người dân. 2

Tại Bình Thuận: Hiện nay, 100% xã thuần và thôn xen ghép của đồng bào
Chăm đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; 100% thôn đều có trung tâm học
1 Kim Đê. 16/08/2011. Kết quả thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào Chăm ở Bình thuận trong thời gian
qua. Truy cập từ: />2 PV.15/06/2021. Đời Sống Chan Hòa, Phát Triễn Đồng Bào Chăm Ở An Giang Truy cập từ:
/>
21


tập cộng đồng. Số lượng học sinh Chăm đến trường ngày càng tăng, bình quân các
năm ở bậc tiểu học có khoảng 8.709 em, bậc trung học cơ sở 3.424 em và bậc trung
học phổ thông giao động khoảng 756 em. Ngày càng nhiều con em người Chăm có
điều kiện theo học tại các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp ở
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và hàng năm có từ 60-70 em được xét tuyển vào
học tại Trường dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh. Đối với việc dạy và học chữ
Chăm, ngành Giáo dục ln quan tâm, duy trì tổ chức giảng dạy ở 13 trường tiểu học
thuộc 03 huyện (Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc) với số lượng học sinh theo
học thường xuyên ở mức trên 3.412 em. Riêng đội ngũ giáo viên người Chăm, hiện
nay có đến 316 người, trong đó 213 giáo viên có trình độ trung cấp trở lên.
Đông Bào Chăm Ở Ninh Thuận: từ chương trình 135 của chính phủ, tình đã đầu
từ nhiều trường học theo cái cấp khác nhau. Các thôn vùng đồng bào Chăm đều có
trường học từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở, hầu hết đều được xây dựng mới
khang trang. Tồn tỉnh có 4 trường dân tộc nội trú thu hút nhiều học sinh dân tộc
Chăm theo học. Số giáo viên được học chữ Chăm qua các hình thức đào tạo, bồi
dưỡng hơn 900 người… Tỉnh cũng đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, bố
trí sử dụng, đào tạo cán bộ người Chăm. Ở các ngành y tế, giáo dục, cán bộ người
Chăm chiếm tỷ lệ cao. Tồn tỉnh có gần 900 đảng viên là người Chăm. Hiện nay có

gần 1.500 sinh viên Chăm đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học; có 28 em
đang du học ở nước ngồi. 1
Hệ thống trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở ở các xã vùng
dân tộc Chăm tăng về số lượng và nâng dần về chất lượng, 100% các xã có đồng bào
Chăm sinh sống có từ 1 đến 2 trường tiểu học, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt
97,5% (cao hơn tỷ lệ trung bình trẻ em đi học của các dân tộc ít người khác); tỷ lệ xóa
mù chữ trong đồng bào Chăm khá cao (Bình Thuận: 94,24%, Ninh Thuận: 93,3%
Đồng Nai: 88,3%). Chính sách cấp sách giáo khoa, vở viết miễn phí cho con em đồng

1 Trần Thị Anh Hoàng. Ninh Thuận : Chăm lo đời sống phát triễn kinh tế cho đồng bào người chăm. Truy cập từ:
/>
22


bào Chăm được thực hiện tốt. Hàng năm đều có học sinh người dân tộc Chăm được cử
tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng (từ 10 đến 15 sinh viên/1 tỉnh). Việc dạy
tiếng Chăm trong các trường phổ thông vùng đồng bào dân tộc Chăm được thực hiện
tốt ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Chăm được tôn trọng, bảo vệ và phát
huy, nhiều cơng trình văn hóa của người Chăm được trùng tu, nâng cấp, các bảo tàng
văn hóa Chăm được đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung nhiều hiện vật, đặc biệt quần thể
di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nhiều cơng
trình nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Chăm được thực
hiện.

Cơ Sở Hạ Tầng Y tế: Đối với đồng bào chăm ở An Giang: Trong những năm
qua từ chương trình 135 của chính phủ, tỉnh đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng thiếu yếu
cho bà con người chăm như: đường, điện,… nhiều trạm y tế được xây dựng. Hiện nay,
đã có 100% xã có trạm y tế, chăm lo sức khỏe cho người dân kịp thời, giảm tỉ lệ tử
vọng. Với những kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đời sống của đồng bào được

cải thiện nhiều, đời sống bớt khó khăn hơn.1
Tại Ninh Thuận: trong năm 2019, tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 56 hạng
mục cơng trình thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, nước sinh
hoạt nông thôn tại vùng đồng bào Chăm với tổng kinh phí trên 238 tỷ đồng. Trong đó
có nhiều cơ sở y tế và bệnh viện phục vụ nhu câu khám chữa bệnh của đồng bào chăm,
có 100% thơn, xã có trạm y tế. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Văn
Bình, các chương trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
vùng đồng bào Chăm cùng các dân tộc anh em phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hóa,
làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế - xã hội ở địa phương, đời sống vật chất, tinh
thần của đồng bào Chăm không ngừng được nâng lên.2
1 20/06/2019. An giang chăm lo đời sống dân tộc tiểu số. truy cấp từ: />2 Nguyễn Thành.28/02/2020. Ninh Thuận Đẩy Mạnh Phát Triểu Kinh Tế - Xã Hội Vùng Đồng Bào Người Chăm.
Truy Cập Từ: />
23


Cơ sở hạ tầng môi trường: Đời sống của đồng bào dân tộc Chăm được cải
thiện rõ rệt. Từ năm 2004 đến nay Nhà nước đã đầu tư hơn 1.150 tỷ đồng từ nguồn
vốn trung ương để thực hiện các dự án chương trình, mục tiêu quốc gia cho 5 tỉnh có
đồng bào Chăm; xây dựng các cơng trình thủy lợi ; hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất
cho nhiều hộ đồng bào Chăm. Cụ thể, tỉnh Ninh Thuận: hỗ trợ đất sản xuất cho 817 hộ,
xây dựng 9 cơng trình cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất và sinh hoạt được phủ kín
27/27 thơn người Chăm; tỉnh Bình Thuận: cấp 1.375 ha đất sản xuất cho 1.299 hộ, hỗ
trợ và xây dựng thủy lợi phục vụ sản xuất, tỉnh Tây Ninh: hỗ trợ về nước sinh hoạt
cho 63 hộ, xây dựng một cơng trình cung cấp nước tập trung ở khu vực đồng bào
Chăm sinh sống. Tỉnh Ninh Thuận làm chủ đầu tư, với kinh phí thực hiện 5,9 tỷ đồng
(gồm nhà nước hỗ trợ, vốn vay từ Ngân hàng Thế giới và đối ứng của tỉnh). Cơng trình
do Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp và thương mại Trường Long
xây dựng, gồm các hạng mục: đập đầu mối; bể lắng lọc; bể lọc áp lực; nhà trạm; bể
chứa; hệ thống cấp nước tự chảy; trụ vòi và đường ống dẫn nước dài hơn 20 km, với
cơng suất 35 m3/giờ. Cơng trình được xây dựng và đưa vào sử dụng cơ bản đáp ứng

nhu cầu nước sạch của hơn 3.220 hộ dân vùng đồng bào dân tộc Chăm; trong đó thơn
Hậu Sanh 498 hộ, cịn lại là hộ dân ở các thơn La Chữ, Hữu Đức, Tân Đức, Thành

24


Đức, Mơng Đức, xã Phước Hữu. Cơng trình sẽ giúp người dân có đủ nước sinh hoạt,

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×