Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
HỮU TÍNH LỒI LƠI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
HỮU TÍNH LỒI LƠI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
Ngành: Lâm học
Mã số ngành: 8.62.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa

Thái Nguyên - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu
tính lồi Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Ngun là cơng trình nghiên cứu của học viên
Nguyễn Thị Bích Phượng được thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Thoa từ năm 2020 - 2021. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được cơng bố, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn gốc.


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính lồi Lơi khoai
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại Trường Đại học Nơng
Lâm Thái Ngun trong chương trình đào tạo cao học ngành Lâm sinh khóa
27 tại trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã hồn thành. Trong q trình
thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cơ giáo Khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn trực tiếp TS.
Nguyễn Thị Thoa, các em sinh viên khóa 48, 49 khoa Lâm nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập và bố trí, theo dõi thí nghiệm
nhân giống.

Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới cơ giáo TS.
Nguyễn Thị Thoa đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này. Tác giả cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu,
Phòng quản lý Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về
sự giúp đỡ q báu đó.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, nên luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Phượng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. iii
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học.......................................................................................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới...................................................................................... 5
1.2.1. Những nghiên cứu về nhân giống hữu tính............................................................ 5
1.2.2. Những nghiên cứu về cây Lôi khoai.......................................................................... 7
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................................... 10
1.3.1. Những nghiên cứu về nhân giống hữu tính.......................................................... 10
1.3.2. Những nghiên cứu về Lôi khoai................................................................................ 13
1.3. Thảo luận.................................................................................................................................... 16
1.4. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................................................ 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 20


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 20
2.3.1. Cách tiếp cận........................................................................................................................ 20
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................................. 21
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 27
3.1. Đặc điểm hình thái quả và đặc điểm sinh lý hạt lồi Lơi khoai....................27
3.1.1. Đặc điểm hình thái quả................................................................................................... 27
3.1.2. Đặc điểm sinh lý hạt giống........................................................................................... 27

3.2. Phương pháp bảo quản, xử lý hạt giống và khả năng nảy mầm của hạt .. 29

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của
hạt và sinh trưởng của cây con................................................................................................. 32
3.3.1. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ nảy mầm...........32
3.3.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong
vườn ươm............................................................................................................................................ 33
3.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây con....................36
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng của
cây con.................................................................................................................................................. 37
3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con..................................... 41
3.7. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây con tại vườn ươm
.........................................................................................................................42
3.8. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây Lôi khoai................43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................................... 46
1. Kết luận........................................................................................................................................... 46
2. Tồn tại.............................................................................................................................................. 47
3. Khuyến nghị................................................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 48


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4

5
6


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Khối lượng 1.000 hạt Lôi khoai........................................................................ 28
Bảng 3.2. Kết quả kiểm nghiệm độ thuần lô hạt............................................................ 29
Bảng 3.3. Sức sống của hạt Lôi khoai sau 1 tháng bảo quản................................... 29
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước khả năng nảy mầm của hạt Lôi khoai 30

Bảng 3.5. Khả năng nảy mầm của hạt giống Lôi khoai trên các giá thể............31
Bảng 3.6. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt Lơi khoai ở các cơng thức thí nghiệm. 32
Bảng 3.7: Sinh trưởng của cây con Lôi khoai ở các CTTN hỗn hợp ruột bầu 33

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây con.......36
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con.........38
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con.....................41


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 01. Quả Lơi khoai............................................................................................................... 27
Hình 02. Hạt Lơi khoai sau khi thu hái được làm sạch............................................... 28
Hình 03. Hạt Lơi khoai sau khi xử lý................................................................................... 28
Hình 04: Chuẩn bị bầu và tra hạt Lơi khoai...................................................................... 31
Hình 05: Cây Lơi khoai giai đoạn mới nảy mầm........................................................... 31
Hình 06: Cây con Lôi khoai ở các công thức hỗn hợp ruột bầu............................. 35

Hình 07: Cây con Lơi khoai ở các cơng thức che sáng............................................... 40
Hình 08: Cây con Lơi khoai ở các cơng thức bón phân.............................................. 42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lơi khoai Gymnocladus angustifolia (Gagnep) J.E. Vidal, 1980, cịn có
tên gọi khác là Lá thắm, Cọng ma. Là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam:
Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, ... Là loài cây gỗ nhỏ cao 8 - 12m,
khi ra lá non (tháng 4 - 5) tồn cây có màu đỏ rực rỡ rất đặc sắc, mọc trong
rừng rậm thường xanh, rừng thứ sinh, ra hoa tháng 4 - 5 (cùng lúc ra lá non).
(Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2006). Theo Phạm Hồng Hộ, 1999: Lơi khoai là lồi cây gỗ lớn, lá to, cuống
cấp một dài 25-40cm, có 4 - 6 cặp cuống cấp 2, mọc đối hay xen, có lơng mịn,
mỗi cuống mang 8-12 cặp lá chét thon, dài 3 - 5cm, gân phụ 10 - 12 cặp. Hoa
dạng chùm dài 5cm, hoa có lơng phủ dày, vành tím tím, tiểu nhụy 10, chỉ rời.
Quả dạng quả đậu nâu đen, dài 12cm, chứa 4-8 hạt, bầu dục dẹp, kích thước
15x12mm. Kết quả điều tra thực địa tại Tuyên Quang, lồi Lơi khoai là lồi
cây gỗ lớn, có phân bố trong các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi, với số
lượng cây trưởng thành hạn chế.
Trong tự nhiên, Lôi khoai thường mọc phân tán ở rừng thứ sinh ẩm, dọc
các đường đi có nhiều ánh sáng, cây Lơi khoai mọc ở độ cao 400 - 450m so
với mực nước biển, luôn luôn khoe sắc lá đỏ thắm rực rỡ vào khoảng tháng 4
-

6 hàng năm. Do cây có lá kép lơng chim, khi non có màu đỏ son chói lọi, có

hình dáng và tán lá đẹp, cho bóng mát tốt, sống lâu năm nên rất thích hợp

trồng trong đơ thị, đặc biệt là trồng trên các tuyến đường phố. Lồi này đã
được Trung tâm Cơng viên Cây xanh Huế đã đưa trồng ở các công viên dọc
hai bờ sông Hương và một vài công viên khác trong thành phố Huế và gọi cho
nó cái tên là "cây Lá thắm" (Đỗ Xuân Cẩm, 2010).
Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã có đề tài cấp tỉnh phát triển trồng lồi cây
Lơi khoai trên các tuyến đường liên tỉnh thuộc các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình,
Na Hang làm cây cảnh quan vừa che bóng vừa tạo cảnh quan cho khu


2

vực nơi đây, tạo ra một nét đặc trưng, gây ấn tượng với du khách đến với
Tuyên Quang.
Tuy nhiên, Cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu có hệ thống
nào về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc lồi cây này. Chính vì vậy, để góp
phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc trồng cây đơ thị, trồng cây cảnh
quan bằng cây Lơi khoai thì việc nghiên cứu khả năng nhân giống hữu tính và
sinh trưởng của cây Lôi khoai ở giai đoạn vườn ươm là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính lồi Lơi khoai (Gymnocladus angustifolia
(Gagn.) J.E. Vid.) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định được biện pháp thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống cây Lôi

khoai.

-

Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến sinh trưởng của cây

con Lôi khoai: ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu, mức độ che sáng, tưới nước,
phân bón.
3.

Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống lồi Lơi khoai bằng hạt.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hồn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chun sâu lồi
Lơi khoai. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị về
nhân giống hữu tính lồi Lơi khoai, một lồi cây cảnh quan đẹp mắt có tiềm
năng phục vụ du lịch.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở vận dụng vào sản xuất, biện pháp chăm sóc
nhân giống cây con ở giai đoạn vườn ươm, tạo cây con đảm bảo chất lượng
tốt để cung cấp cây giống phục vụ trồng cây cảnh quan đường phố, trong các
công viên, các khu du lịch sinh thái.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Tất cả thực vật bậc cao đều có hai phương thức sinh sản chủ yếu là sinh

sản hữu tính (bằng hạt) và sinh sản sinh dưỡng (bằng giâm hom, chiết, ghép,
nuôi cấy mô phân sinh...). Sinh sản bằng hạt tạo được cây con khoẻ mạnh,
nhưng lâu có quả và khó giữ được tính di truyền tốt của cây mẹ. Nhân giống
bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và đã được áp dụng
phổ biến cả trong và ngoài nước.
Thời điểm thu hoạch quả rất quan trọng và cần đảm bảo nguyên lý chung
sau đây: Chất lượng hạt giống đặc biệt sức sống và khả năng nảy mầm, năng
suất hạt giống, thuận tiện cho phơi sấy, chế biến. Thời điểm thu hoạch khi hạt
chín vì nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng hạt giống, thu
hoạch muộn tổn thất hạt lớn do hạt chín quả vỡ mất hạt hoặc hư hỏng hạt ngay
trên cây.
Chế biến quả hay hạt giống là để thu được những hạt giống sạch, có chất
lượng cao, dễ bảo quản và xử lý khi tiến hành chế biến như chế biến sơ bộ,
vận chuyển hay gieo hạt. Công nghệ chế biến bao gồm một số phương pháp,
khả năng áp dụng của phương pháp này khác nhau.
Mặt khác trong công tác gieo ươm việc xử lý hạt giống là một khâu quan
trọng, tùy vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của mỗi hạt giống khác nhau
thì việc xử lý hạt cũng khác nhau. Xử lý kích thích hạt giống là tác động đồng
loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu bệnh có trong lơ
hạt, giảm thiệt hại q trình gieo ươm. Có nhiều phương pháp xử lý kích thích
hạt giống khác nhau như là xử lý bằng nhiệt độ, bằng thuốc hóa học, bằng tia
phóng xạ, bằng cơ giới,… Các loại hạt khác nhau thì phương pháp xử lý kích
thích khác nhau, căn cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn
phương pháp xử lý.


4

Độ thuần là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần (hạt sạch) chứa trong
mẫu kiểm nghiệm và tổng trọng lượng các thành phần của mẫu kiểm nghiệm. Mẫu

hạt được phân ra thành 3 thành phần: hạt thuần, tạp chất và hạt khác.

Bảo quản hạt giống: Những cây trồng hạt giống có thể tiêu thụ trong thời
gian ngắn bảo quản hạt giống trong những kho chuyên dụng. Những hạt giống
tiêu thụ trong thời gian dài vài tháng, vài năm cần được bảo quản trong kho
mát hoặc kho lạnh và độ ẩm thấp.
Nguyên lý bảo quản dựa trên những yếu tố chính làm mất sức sống hạt
giống trong q trình bảo quản là: Độ ẩm hạt, độ ẩm môi trường bảo quản,
khống khí (oxy). Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hô hấp của hạt trong bảo
quản, nếu cao hơn trong hạt đều dẫn đến hư hỏng hạt giống.
Trong gieo ươm:
- Điều kiện đất đai:
Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con sinh
trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng nước và
khơng khí cho cây. Chất dinh dưỡng, nước và khơng khí trong đất có đầy đủ
cho cây hay không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH, … của
đất quyết định.
Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ

+

giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thống khí, khả năng thấm nước và giữ nước
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn …
+

Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh

dưỡng khống chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác.
+


Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân

đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con.


5

-

Nước: Nước đóng vai trị rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn

vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng.
Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh
trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển
kém hoặc chết do thiếu khơng khí. (Larcher, 1983; Nguyễn Văn Sở, 2004).
+

Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nảy mầm của hạt giống và sinh

trưởng của cây con, đa số các lồi cây thích hợp với độ pH trung tính.
- Sâu bệnh hại:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu
hết các vườn ươm đều có rất nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản
lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi
cịn dẫn đến thất bại hồn tồn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần
điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước
khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm tại những nơi bị nhiễm sâu
bệnh nặng.
1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới

1.2.1. Những nghiên cứu về nhân giống hữu tính
Hiện nay nhân giống hữu tính (thông qua sinh sản bằng hạt giống trong
các vườn giống, rừng giống...), là phương pháp phổ biến để sản xuất các lồi
cây lâm nghiệp bản địa.
Từ thế kỷ XVIII cơng tác chọn giống từ hạt giống trong tự nhiên đã được
sử dụng để tái sinh tại các khu vực bị chặt phá. Đầu thế kỷ XX những khu
rừng giống đầu tiên mới được xây dựng. Năm 1918, Sylven đề xuất xây dựng
rừng giống bằng nguồn hạt giống lấy từ xuất xứ tốt nhất đã qua khảo nghiệm.
Ở Bắc Mỹ Bates (1928) nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng các
vườn sản xuất hạt giống cây rừng.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 công việc xây dựng vườn giống cũng như
khảo nghiệm loài và xuất xứ được đẩy mạnh hơn. Năm 1980, trên thế giới có


6

khoảng 25.000ha vườn giống các loại, cụ thể như Liên Xơ (cũ) có 10.673 ha,
Mỹ có 2.550 ha. Năm 1975 Nhật có 1.530 ha. Năm 1977 Phần Lan có 2.500
ha, Thụy Điển có 900 ha) (Nguyễn Hồng Nghĩa, 2001).
Nghiên cứu về kỹ thuật gieo vườn ươm
Quả được thu hái khi đã chín sinh lý, tùy từng loại quả khác nhau mà
tiến hành cất trữ khi bảo quản hạt giống, thông thường có nhiều loại hạt bảo
quản khơ thì cất trữ trong chai, lọ, túi nilon, hoặc thùng kín ở nhiệt độ trong
phịng 20 - 300C có thể bảo quản lâu hơn khi tiến hành bảo quản khô lạnh với
nhiệt độ từ 0 - 10 0C (Coles và Boyle, 1999), có thể bảo quản được ít nhất 1 3 năm (Dẫn theo Hà Thị Mừng, 2004).
Một số loại hạt giống cây rừng khơng bảo quản khơ được thì tiến hành bảo
quản trong cát hoặc đất có ẩm độ cao từ 50 - 60 %. Đối với loại hạt này thời gian
bảo quản được rất ngắn chỉ từ 1 - 2 tháng (Dẫn theo Hà Thị Mừng, 2004).

Cách xử lý nảy mầm của hạt giống cây rừng đối với hạt bảo quản khơ,

phổ biến tại các vườn ươm hiện nay, ở ngồi nước cũng như ở trong nước, là
ngâm quả, hạt trong nước với các nhiệt độ khác nhau, thời gian ngâm khác
nhau, sau đó vớt ra để ráo nước rồi tiến hành ủ trong túi vải ... hàng ngày rửa
chua khi hạt nảy mầm thì đem gieo. Đối với hạt bảo quản ẩm thì khơng cần xử
lý bằng nước ở các nhiệt độ khác nhau (Chanpaisang, 1999) (Dẫn theo Hà Thị
Mừng, 2004). Nên trồng rừng bằng cây con có bầu khi cây đủ tiêu chuẩn xuất
vườn, mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật của từng lồi.
Từ lâu phân bón đã là thành phần không thể thiếu cho cây trồng trên thế
giới, hàng năm phân bón trên thế giới được tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân
bón. Phân bón được phát triển rất sớm từ thế kỉ XVII (1676) lúc ông E.
Mariotte đã thấy lá cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài. Nhưng phải đến thế
kỉ XIX của thập niên 70-80, các nhà khoa học trên thế giới mới cơng nhận
phân bón lá có hiệu quả hơn, kinh tế hơn và tránh được nạn chai cứng đất và ô
nhiễm mơi trường bằng cách dùng Igionop phóng xạ trộn vào phân bón phun


7

qua lá. Sau nhiều lần làm thí nghiệm ở nhiều nơi, phân bón lá được đánh giá
có hiệu lực, tác dụng và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhà thực vật học người Hà lan - Van Helmont (1629) ông đã trồng cây
Liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg đất. Một năm sau cây Liễu nặng 66kg
trong khi đất chỉ hao 66g. Tác giả kết luận cây chỉ cần nước để sống.
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do Thaer (1873) đề
xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người
đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng Liibig cho rằng độ màu mỡ
của đất là do muối khoáng trong đất. Ơng nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa
học cho cây sẽ làm tăng năng xuất cây trồng. Năm 1963 Kinur và Chiber
khẳng định việc bón phân cho đất theo từng thời kỳ khác nhau là khác nhau.
Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm: Phân bón là nguồn dinh dưỡng

bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây, từng tuổi
cây cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bón khơng cần thiết.
Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu hiện của cây sinh trưởng chậm
và chất lượng kém.
1.2.2. Những nghiên cứu về cây Lôi khoai
Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc phân
họ Vang (Caesalpinioideae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Ngọc
lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
Vị trí của lồi trong hệ thống phân loại được thể hiện như sau:
Giới:

Plantae

Ngành:

Mognoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Fabales

Họ:

Fabaceae

Chi:


Gymnocladus

Loài: angustifolia


8

Danh pháp hai phần: Gymnocladus angustifolius (GAGNEP.) J.E.VIDAL Lôi
khoai (Gymnocladus angustifolius) là một lồi thực vật có hoa trong họ

Đậu. Loài này được (Gagnep.) J.E.Vidal miêu tả khoa học đầu tiên.
Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể cao
từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 60 - 90cm. Tán lá có đường kính tới
8m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ cao 3 - 5 m. Các cành to,
mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc. Các lá kép hai lần
chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14) mọc đối. Các lá chét
cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước lá: dài khoảng 60 90cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và cuống của các lá
chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng thành, màu lục nhạt,
thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước dài tới 5 - 6cm, hình
nêm hoặc thn trịn khơng đều ở gốc, mép lá hơi gợn, nhọn đỉnh. Khi mới
xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng chuyển sang màu
xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên.
Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt
dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác
gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lơng tơ,
10

gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh


hoa thn dài, có lơng tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù
ngắn giống như chùm hoa, dài 8 - 10cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 25 30cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam,
hướng trong. Bầu nhụy thượng, khơng cuống, có lơng tơ, co lại thành vòi
nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả
đậu, dài 15 - 25cm, rộng 3 - 5cm, hơi cong, mép dày, màu nâu ánh đỏ sẫm,
hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6 - 9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dày có vị
ngọt. Cuống dài 2 - 5cm.
Chi lơi khoai gồm một số lồi:


9

-

Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đơng

Dương. Lồi này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lôi khoai hay lim
xanh, lá thắm. Tại Việt Nam, được cho là sinh trưởng tại khu vực Vườn quốc
gia Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế.
-

Gymnocladus arabicus Lam, 1785

- Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn Độ
-

Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma

-


Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là

肥肥荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phịng.
-

Gymnocladus

dioicus

(L.)

K.Koch,

1869,

đồng

nghĩa

Gymnocladus canadensis Lam, 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của
nó là Kentucky coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky, do có thời kỳ người
ta đã dùng hạt của nó để thay thế cho cà phê thật sự, tuy nhiên, do có chứa độc
tố, khơng nên dùng với số lượng lớn.
- Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung Quốc

Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G.dioicus, G.
burmanicus và G.chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh pháp
Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa của Gledits(ch)ia
sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam.
Trong tài liệu thực vật có hoa Cămpuchia, Lào, Việt Nam (1980),

K.Larsen et al. đã xác định Lôi khoai thuộc chi Gymnocladus, họ Fabaceae
(alt. Leguminosae), phân họ Caesalpinioideae, bộ Caesalpinieae. Có phân bố
tự nhiên ở vùng á nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
Có một số nghiên cứu về hạt giống và nhân giống của các lồi thuộc chi
Gymnocladus, ví dụ như: nghiên cứu của Choudhury, B. I., Khan, M. L., &
Das, A. K. (2009) về loài Gymnocladus assamicus – một lồi cây họ đậu đặc
hữu ở Đơng Bắc Ấn Độ. Hay nghiên cứu của Choudhury, B. I., & Khan, M.


10

L. (2020) về động thái và sinh thái cây con Gymnocladus assamicus –
một loài cây quan trọng về mặt sinh thái và kinh tế đang trên bờ vực tuyệt
chủng. GUPTA, S., Kaliamoorthy, S., Mao, A. A., & Sarma, S. (2013) nghiên
cứu về nhân giống Invitro của loài Gymnocladus assamicus – một lồi đặc
hữu và cực kỳ nguy cấp ở Đơng Bắc Ấn Độ. KUNIYAL, C. P. (2013) nghiên
cứu về bảo tồn thông qua gây trồng – một cơ hội đầy hứa hẹn cho một loài
cây cực kỳ nguy cấp Gymnocladus assamicus.
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1. Những nghiên cứu về nhân giống hữu tính
Khi nghiên cứu gieo ươm Thơng nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân
Quát (1985) cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp
ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hồng Cơng Đãng (2000)
thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xn Qt
(1985) và Hồng Cơng Đãng (2000) đã phân chia 5 mức che sáng: không che
(đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của cây con
với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hồng Cơng Đãng (2000) đã bón
lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 - 6% so với trọng lượng
ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai

(phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 - 25% so với trọng lượng
bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với
nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay cịn thiếu những điều
kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985).
Theo Nguyễn Văn Sở (2004), thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong
vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa
tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ,
thống khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khống cũng khơng


11

giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất
khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thốt nước cũng ảnh
hưởng xấu đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vơ cơ) và
chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm
ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt nhẹ, pH trung tính, khơng mang mầm mống sâu bệnh hại.

Theo Nguyễn Xuân Quát (1985), để giúp cây con sinh trưởng và phát
triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khống và cải thiện tính chất của ruột bầu
bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố
được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác cũng
có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở
miền Đông Nam Bộ.
Nghiên cứu về cây Huỷnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) trong giai
đoạn 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) nhận thấy độ che sáng

thích hợp là 60%.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của
cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình
(2002), kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20x30cm,
đục 8 - 10 lỗ.
Hà Thị Mừng (1997), thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất +
18% phân chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân
chuồng + 1% N + 3% P + 1% K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm.
Nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyeri Pierre),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất
nhiều đến sinh trưởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến


12

thạch sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây
con Dầu song nàng. Hàm lượng phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp
cho sinh trưởng của Dầu song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK là 3% so với
trọng lượng bầu.
Nguyễn Bá Chất (2002), Re gừng trồng được 9 - 10 tuổi đã bắt đầu có
hoa quả, khi thu hái hạt giống nên lựa chọn thu hái ở những cây đã ra quả
được 3 năm trở đi. Khi quả Re gừng chín, vỏ có màu xanh đen, thu hái về ủ 1
-

2 ngày, làm sạch lớp thịt quả, rải đều hạt thành một lớp mỏng 5 - 10cm cho

róc nước, sau đó ủ vào cát ẩm. Khi hạt nảy mầm, đem cấy vào bầu. Hạt Re
gừng tương đối khó bảo quản, sau khi thu hái nên xử lý và đem gieo ngay vào
cát ẩm, 1kg hạt có 3.200-3.500 hạt và có thể tạo được khoảng 1.500-2.000 cây

con với tỷ lệ nảy mầm đạt 70 - 85%. Hạt ủ từ 5 - 7 ngày thì nứt nanh, đem cấy
vào bầu hoặc đem gieo ra luống. Bầu bằng PE, có kích thước 8 x 12cm, ruột
bầu là đất vườn ươm, hoặc lớp đất mặt trong rừng, có thành phần cơ giới nhẹ,
trộn 10 - 15% phân chuồng hoai. Bầu xếp theo luống nổi, có chiều rộng 70 80cm, mỗi bầu chỉ cấy 1 hạt đã nứt nanh. Cắm tế guột hoặc làm dàn che có độ
che sáng khoảng 40 - 50%, sau 10 - 20 ngày cây mầm ra lá thật. Khi cây con
được 3 - 4 tháng tuổi điều chỉnh bớt độ che sáng bằng cách giảm bớt tế guột,
nâng dàn che lên cao hay điều chỉnh dàn che đảm bảo độ che sáng còn khoảng
25%. Chú ý tưới nước phải đủ ẩm và phòng ngừa nấm bệnh cho cây con như
các bệnh do nấm rỉ sắt, nấm thối cổ rễ gây ra. Cây con 6 - 7 tháng tuổi chiều
cao đạt từ 30 - 35cm, cây con 12 tháng tháng tuổi chiều cao đạt 50 - 65cm.
Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của
cây Nhội ở giai đoạn vườn ươm, tác giả Nguyễn Thị Yến (2017), cho rằng cây
Nhội là loài cây gỗ được trồng nhiều trên các tuyến phố và công viên ở nhiều
tỉnh thành ở nước ta, hạt cây Nhội sau khi được thu hái được xử lý bằng
nước ấm 400C - 600C, dung dịch GA3 200ppm hoặc đem gieo ngay trong cát
ẩm cho tỷ lệ nảy mầm cao từ 82%-89%. Trong đó hạt được xử lý bằng dung


13

dịch GA3 20ppm cho tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm cao
nhất tương ứng là 89%, 56% và 4984. Thành phần ruột bầu gồm 88% đất
vườn ươm +10% phân chuồng hoai + 2% supe lân cho phẩm chất và sinh
trưởng của cây con tốt nhất, tỷ lệ sống cao. Đây là loài cây ưa sáng, tuy nhiên


giai đoạn nhỏ hơi chịu bóng, cây con giai đoạn 4 tháng tuổi che sáng 25% là

tốt nhất.
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về gieo ươm cây

lâm nghiệp. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm, một mặt các nhà nghiên
cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến
sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất,
hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu
còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng. Đây là cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo về nhân giống bằng hạt. Trong đề tài này chúng tơi
thực hiện các thí nghiệm về gieo hạt và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
đến sinh trưởng của cây con Lôi khoai.
1.3.2. Những nghiên cứu về Lôi khoai
Chi Lôi khoai (Gymnocladus) là một chi thuộc phân họ Vang
(Caesalpinioideae) của họ Đậu (Fabaceae), có quan hệ họ hàng gần với các
loài bồ kết (Gleditsia spp.). Danh pháp này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, các
lồi trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể cao từ 10 tới
30m, đường kính thân cây đạt 0,6 tới 0,9m. Tán lá có đường kính tới 8m. Các
loại cây khác cùng họ: Gymnocladus assamicus, Gymnocladus
chinensis, … ( />Đó là một lồi cây gỗ rụng lá vào cuối đơng rồi nảy lộc vào giữa mùa xn,
có thể cao 20 - 30m. Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống cấp một dài 25 - 40
cm, mang 4 - 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống mang 8 - 12 cặp lá chét thon, dài 3
- 5 cm. Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lơng phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị. Quả

dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm, chứa 4 - 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12mm.


14

Theo Phạm Hồng Hộ, 1999, cây "Lơi khoai", tên khoa học là
Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E.Vid, thuộc phân họ Vang Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp Ngọc lan Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta, gặp ở Tam Đảo. Cây gỗ
lớn, lá to, sóng dài 25 - 40cm, thứ diệp 4 - 6 cặp, mọc đối hay xen, có lơng
mịn, tam diệp 8 - 12 cặp, thon, dài 3 - 5cm, gân phụ 10 - 12 cặp. Chùm dài
5cm, hoa có lơng dày, vành tím tím, tiểu nhụy 10, chỉ rời. Quả đậu nâu đen,

dài 12cm, hạt 4 - 8, bầu dục dẹp, to 15x12 mm.
Trong Danh lục thực vật Việt Nam, Lôi khoai Gymnocladus
angustifolia (Gagnep) J.E. Vidal, 1980, cịn có tên gọi khác là Lá thắm, Cọng
ma. Là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc. Là loài cây gỗ nhỏ cao 8 - 12m, khi ra lá non (tháng 4 - 5) tồn
cây có màu đỏ rực rỡ rất đặc sắc, mọc trong rừng rậm thường xanh, rừng thứ
sinh, ra hoa tháng 4 - 5 (cùng lúc ra lá non).
Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, Lôi khoai có tên Khoa học:
Gymnocladus angustifolius (Gagnep.) J.E. Vidal, 1980. Tên khác: Lá thắm,
Cọng ma. Tên khoa học khác: Erythrophleum angustifolium Gagnep. 1952.
Theo Đỗ Xuân Cẩm, mô tả trên báo Thừa Thiên Huế, Lôi khoai, một
nguồn gen bản địa độc đáo. Đó là một lồi cây gỗ rụng lá vào cuối đơng rồi
nảy lộc vào giữa mùa xn, có thể cao 20 - 30m. Lá kép lông chim chẵn hai
lần, cuống cấp một dài 25 - 40cm, mang 4 - 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống
mang 8 - 12 cặp lá chét thon, dài 3 - 5cm. Hoa dạng chùm dài 5cm, có lơng
phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị. Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12cm,
chứa 4 - 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12 mm.
Do cây có lá kép lơng chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có
màu đỏ son chói lọi, nên anh em lâm nghiệp ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã gọi nó
là "Lim lửa". Cái tên này cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp
Gagnepain xếp nó vào chi Lim xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên


15

khoa học là Erythrofloeum angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều
người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ
thắm của loài cây này từ xa, người ta mường tượng như những cây Phong ở
Nhật Bản, Hàn Quốc ... hay cây Thích nảy lộc vào xuân ở đỉnh núi Bà Nà.
Khơng ít du khách đã dừng xe, chọn góc nhìn để lấy cho được vài ba kiểu

ảnh. Càng chụp cận cảnh, người chụp càng ngạc nhiên. Bởi khi thoạt nhìn cứ
tưởng một vịm hoa nở rộ của một lồi cây gì đó, nhưng khi nhìn kỹ qua
những tấm hình đặc tả mới hiểu rằng đó là màu lá. Khảo sát ở huyện A Lưới,
những cây Lôi khoai mọc ở độ cao 400 - 450 m so với mực nước biển luôn
luôn khoe sắc lá đỏ thắm rực rỡ vào khoảng tháng 4 - 6 hàng năm.
Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã lấy hạt giống lồi Lơi khoai từ A
Lưới về ươm, kết quả đã tạo ra hàng loạt cây con mọc khỏe, đã đưa trồng ở
các công viên dọc hai bờ sông Hương và một vài công viên khác trong thành
phố và gọi cho nó cái tên là "cây Lá thắm". Đến năm 2010, có nơi cây cao 1,5
-

2m, nhưng cũng có nơi cây đã cao được đến trên 3m. Tuy nhiên, do điều

kiện tiểu khí hậu khơng thích hợp lắm, nên lá non khơng nhuốm màu đỏ son
như ở vùng nguyên sản, mà chỉ đỏ nâu hay đỏ da cam và cũng khơng nhuốm
tồn cây, do vậy chưa hấp dẫn lắm.
Phạm Thị Kim Thoa (2015), nghiên cứu đặc điểm đa dạng thực vật thân
gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên rừng Cù Lao Chàm trên 10 ô
tiêu chuẩn. Kết quả đã xác định được 43 loài thực vật thân gỗ tự nhiên thuộc
26 họ. Trong đó Lơi khoai có chỉ số IVI (%) là 7,53%. Dạng phân bố khơng
gian của lồi trong quần xã thực vật phần lớn đều có giá trị A/F >0,05 và có
dạng phân bố lan truyền Contagious trừ lồi Ràng ràng, Lôi khoai, Gội tẻ và
Bùi côn đảo.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cây Lôi Khoai được phân bố không đều
chủ yếu mọc trên diện tích rừng thứ sinh. Nhiều lồi thực vật khi trải qua một
thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong năm, màu lá của


16


chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ thắm, lá trưởng
thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay vàng rực lên rất
đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình. Do vậy cần tận
dụng nguồn gen độc đáo này để trồng làm cây cảnh quan, vừa che bóng vừa
tạo cảnh cho trục đường dọc ven Sơng Gâm từ huyện Chiêm Hóa đến huyện
Na Hang, Lâm Bình nhằm tạo ra một nét đặc trưng, sau này chắc chắn sẽ tạo
được ấn tượng cho du khách thập phương từ đó thu hút phát triển kinh tế du
lịch của địa phương.
1.3. Thảo luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước thấy rằng, những
nghiên cứu về nhân giống hữu tính các lồi cây lâm nghiệp đã được thực hiện
khá phổ biến, là tiền đề để phát triển trồng rừng ở các địa phương, đặc biệt là
một số loài cây bản địa cũng đã được ưu tiên nghiên cứu.
Đối với lồi Lơi khoai, đây là lồi cây bản địa có khu phân bố hạn chế,
các tài liệu nghiên cứu về loài này càng hạn chế hơn, các nghiên cứu về lồi
Lơi khoai và các lồi khác cùng chi cũng rất ít nghiên cứu. Hiện nay lồi Lơi
khoai mới chỉ mọc tự nhiên và tái sinh tự nhiên, còn việc gây trồng tương đối
hạn chế, đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang hiện điều tra mới thấy chúng phân bố
ngoài tự nhiên, tỉnh đang thực hiện đề tài về nhân giống và gây trồng loài làm
cây đơ thị vì nó có màu sắc đẹp rực rỡ thu hút được khách du lịch. Hiện nay,
nhân giống loài này chưa có nghiên cứu nào đề cập đến, vì vậy thiếu cơ sở
khoa học cho việc bảo tồn nguồn gen độc đáo.
Do đó, đề tài này thực hiện góp phần bổ sung những cơ sở khoa học cho
việc nhân giống lồi Lơi khoai để thực hiện việc trồng cây đơ thị tạo cảnh
quan đẹp cho các huyện phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang.
1.4. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, địa hình ít bị chia cắt
hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng, có hệ thống giao thơng thuận



×