Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.08 KB, 13 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MƠN VẬT LÝ 7 NĂM 2021-2022
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
- Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.
- Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác.
- Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay khơng, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ khơng: Nếu
hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH .
1 . Có mấy loại điện tích?
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau.
- Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích
của thanh nhựa sẫm màu vào vải khơ là điện tích âm ( - ).
2. Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron (thừa electron); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
(thiếu electron ).
3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
- Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
- Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ
nguyên tử .
- Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân .Do đó ,bình
thường ngun tử trung hịa về điện .
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .
III. CHẤT DẪN ĐIỆN ,CHẤT CÁCH ĐIỆN – DỊNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI .
1. Dịng điện – Nguồn điện .
- Dịng điện là dịng các điện tích chuyển động có hướng
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ).
- Dịng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện
bằng dây dẫn .


2. Chất dẫn điện và chất cách điện :
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm
các vật hay các bộ phận dẫn điện .
- Chất cách điện là chất khơng cho dịng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được
dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .
Lưu ý:
+ Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có sẵn Electron tự do .
+ Các dung dịch Axit ,kiềm ,muối,nước thường dùng là những chất dẫn điện .
+ Ở điều kiện thường khơng khí là chất cách điện .trong điều kiện đặc biệt thì khơng khí có thể dẫn điện .
3. Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Trong kim loại có các Electron thốt ra khỏi ngun tử và chuyển động tự do trong kim loại . Chúng được
gọi là các Electron tự do .Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quang những vị trí cố định .
- Dòng điện trong kim loại là dòng các Electron tự do dịch chuyển có hướng. Trong mạch điện kín có dịng
điện chạy qua ,các Electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy và cực dương hút .
- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mơ tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu.
- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .
- Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của
nguồn điện.
- Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện

theo quy ước .
- Dòng điện cung cấp bởi Pin và Ắc - quy có chiều khơng thay đổi được gọi là dịng điện một chiều.
IV. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .
1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện :
a. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dịng điện
- Dịng điện đi qua một vật dẫn thơng thường đều làm cho vật dẫn nóng lên ( dịng điện gây ra tác dụng
nhiệt ). Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
- Trong bóng đèn của bút thử điện có chứa khí Nêon. Dịng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của
bút thử điện làm chất khí này phát sáng trong khi bóng đèn này nóng lên hầu như khơng đáng kể .
- Đèn Điôt phát quang ( Đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn
sáng.
b. Ứng dụng:
- Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện để chế tạo : Bàn là ,bếp điện ,lị nướng ,lị sưởi …..
- Bóng đèn dây tóc khi có dịng điện chạy qua vừa gây ra tác dụng nhiệt vừa gây ra tác dụng phát sáng (
với ưu điểm giá thành rẻ ) được dùng khá phổ biến ở những vùng nông thôn ( dùng để thắp sáng ).
- Đèn Điốt phát quang ( rẻ, bền ,ít tốn điện năng ) được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện
như : Tivi, máy tính ,ổn áp ,nồi cơm điện ,điện thoại di động …..
- Đèn ống ( với ưu điểm ít tiêu tốn điện năng ) được dùng rộng rải trong đời sống hằng ngày .
2. Tác dụng từ :
a. Tác dụng từ :
- Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện .
- Nam châm điện có tính chất từ và nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt,
thép.Ta nói dịng điện có tác dụng từ .
b. Ứng dụng :
Nam châm điện được ứng dụng trong điện thoại ,chuông điện ,cần cẩu điện …
3. Tác dụng cơ :
a. Tác dụng cơ
Dòng điện chạy qua động cơ điện làm quay động cơ .
b. Ứng dụng :
Chế tạo động cơ điện dùng trong : quạt điện ,máy bơm nước ,máy xay …

4. Tác dụng hóa học :
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

a. Tác dụng hóa học
Khi cho dịng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch ,tạo thành lớp đòng
bám trên thỏi than nối với cực âm .Ta nói dịng điện có tác dụng hóa học . .
b. Ứng dụng :
Trong mạ điện ( mạ vàng ,mạ bạc ,mạ đồng …) tinh chế kim loại , nạp điện cho acquy ….
5. Tác dụng sinh lý :
a. Tác dụng sinh lý
- Dịng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật. Ta nói dịng điện có tác dụng
sinh lý
- Dịng điện có thể gây ra tính mạng cho con người. Phải thận trọng hết sức khi dùng điện, nhất là mạng
điện ở gia đình. Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa
một số bệnh.
b. Ứng dụng :
Dùng trong châm cứu điện ,chạy điện …
V. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Cường độ dòng điện:
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dịng điện càng lớn
Cường độ dịng điện kí hiệu bằng chữ I

Đơn vị cường độ dịng điện là ampe,kí hiệu là A
1mA = 0,001A ; 1A = 1000 mA .
Dụng cụ để do cường độ dòng điện là ampe kế .
Cách nhận biết ampe kế : Trên ampe kế có ghi chữ A ( thì số đo cường độ dịng điện tính theo đơn vị A.)
; hoặc ghi chữ mA ( thì số đo cường độ dịng điện tính theo đơn vị mA.)
Lưu ý khi sử dụng ampe kế :
- Chọn ampe kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo .
- Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện ,sao cho chốt dương ( + ) của
ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) của ampe kế được mắc về phía cực
âm của nguồn điện .
- Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào 2 cực của nguồn điện .
2. Hiệu điện thế :
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một Hiệu điện thế .
- Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch
- Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U.
- Đơn vị Hiệu điện thế là Vơn ,Kí hiệu là V
1mV = 0,001V ; 1kV = 1000V
- Dụng cụ để đo Hiệu điện thế là Vôn kế .
- Cách nhận biết Vôn kế : Trên vơn kế có ghi chữ V ( thì số đo cường độ dịng điện tính theo đơn vị V.) ;
hoặc ghi chữ mV ( thì số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị mV.)
Lưu ý khi sử dụng ampe kế :

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 3



Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Chọn vôn kế có giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) phù hợp với giá trị cần đo . Vôn kế
được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế ,sao cho chốt dương ( + ) của vơnkế được mắc
về phía cực dương của nguồn điện , chốt âm ( - ) vơn kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện
- Có thể mắc trực tiếp hai chốt của Vơn kế vào hai cực của nguồn điện ,khi đó vơn kế đo Hiệu điện thế
giữa hai cực của nguồn điện .
- Trong mạch điện kín ,hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dịng điện chạy qua bóng đèn đó .
- Đối với một bóng đèn nhất định ,Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dịng điện chạy qua
có cường độ càng lớn .
- Số Vôn ghi trên m,ỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó .Mỗi
dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi hiệu điện thế sử dụng đúng bằng hiệu điện thế định mức của
nó .
- Nếu hiệu điện thế sử dụng lớn hơn hiều điện thế định mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng
- Nếu hiệu điện thế sử dụng nhỏ hơn hiệu điện thế định mức
+ Đối với các dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện như : bàn là ,bếp điện ,bóng đèn dây
tóc … vẫn có thể hoạt động nhưng yếu hơn bình thường ;
+Đối với các dụng cụ điện như : Quạt điện ,máy giặt ,máy bơm nước ,tủ lạnh ,tivi …. Có thể khơng hoạt
động và dễ bị hỏng .
- Cho nên một số dụng cụ này thường dùng ổn áp có tác dụng điều chỉnh để ln có hiệu điện thế đúng
bằng hiệu điện thế định mức .
3. Đoạn mạch nối tiếp:
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp ,dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của
mạch: I1 = I2 = I3
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23
4. Đoạn mạch song song :
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song:
Là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung : U12 U34 = UAB
Cường độ dịng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2

VI.
AN
TOÀN
KHI
SỬ
DỤNG
ĐIỆN
- Cơ thể người là một vật dẫn điện nên dịng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại
bất cứ vị trí nào trên cơ thể .
- Dịng điện có cường độ 10mA đi qua người làm cơ co rất mạnh ,không thể duỗi tay khỏi dây điện khi
chạm phải .
- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim .
- Dịng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người ,tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên
đặt lên cơ thể người làm tim ngừng đập
- Khi bị đoản mạch ,cường độ dòng điện trong mạch tăng lên đáng kể ,dễ gây hỏa hoạn .
- Cầu chì có tác dụng ngắt mạch khi dịng điện có cường độ tăng q mức ,đặc biệt khi đoản mạch
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn ,thiết bị điện có vỏ cách điện .
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai


- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng .
- Khi có người bị điện giật thì khơng được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt điện và gọi người
cấp cứu.
2. LUYỆN TẬP
2.1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:
A. Có khả năng đẩy các vật khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Còn được gọi là vật mang điện tích
D. Khơng có khả năng đẩy các vật khác
Câu 2:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
A. Cùng loại
B. Như nhau
C. Khác loại
D. Bằng nhau
Câu 4: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Câu 5: Dịng điện là:
A. Dịng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
B. Dịng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
C. Dịng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D. Dịng các ngun tử chuyển động có hướng.

Câu 6: Chọn câu phát biểu sai
A. Trong kim loại tồn tại các ion dương
B. Trong kim loại tồn tại các ion âm
C. Trong kim loại có chứa các điện tử tự do
D. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
Câu 7: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?
A. Sứ
B. Nhựa
C. Thủy tinh
D. Cao su
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 8: Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Bóng đèn trịn trong gia đình phát sáng là do:
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng

D. Dựa trên các tác dụng khác
Câu 10: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng
bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng
nào của dịng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:
A. Tác dụng của dòng điện
B. Mức độ của dòng điện
C. Cường độ dòng điện
D. Khả năng của dịng điện
Câu 12: Dùng vơn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện
khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
A. 314 mV
B. 5,8 V
C. 1,52 V
D. 3,16 V
Câu 13: Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường
độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?
A. 4,5A
B. 4,3A
C. 3,8A
D. 5,5A
Câu 14: Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ
dịng điện qua bóng
A. khơng đổi
B. giảm
C. tăng

D. lúc đầu giảm, sau tăng
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 6


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 15: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
A. Dưới 220 V
B. Trên 40 V
C. Trên 100 V
D. Trên 220 V
Câu 16: Để hình thành khái niệm mở đầu bằng phương pháp tượng tự, ở bài học các em đã thấy tác giả
so sánh hiệu điện thế với sự chệnh lệch mức nước. Dựa vào đó hãy cho biết cực âm (-) của nguồn điện có
thể so sánh với điều nào sau đây?
A. Mức nước cao
B. Máy bơm nước
C. Dòng nước
D. Mức nước thấp
Câu 17: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?
A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.
B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.
C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.
D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch.
Câu 18: Chọn câu sai

A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa
về điện
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
A. Cùng loại
B. Như nhau
C. Khác loại
D. Bằng nhau
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
A. Chúng luôn hút nhau
B. Chúng luôn đẩy nhau
C. Chúng khơng hút và khơng đẩy nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng.Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin
B. Ắc – qui
C. Đi – na – mô xe đạp
D. Quạt điện
Câu 22: Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khơ
A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 7



Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khơ sẽ có khả năng hút
các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy
chúng?Tại sao?
A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng.Các dụng cụ điện hoạt động được là do:
A. Có dịng điện chạy qua nó
B. Được mắc với nguồn điện
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 25: Chọn câu sai.
A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện
B. Nguồn điện tạo ra dịng điện
C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh
Câu 26: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chất dẫn điện là chất……..dòng điện đi qua, chất cách điện là
chất………….dịng điện đi qua
A. Khơng cho, khơng cho
B. Cho, không cho
C. Cho, cho
D. Không cho, cho
Câu 27: Chọn câu đúng:

A. Dịng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do
trong dây dẫn kim loại
B. Dịng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong
dây dẫn kim loại
C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn
kim loại
D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn
kim loại
Câu 28: Chọn câu trả lời đúng:Hiện nay, trong các thiết bị điện dùng trong gia đình, chất cách điện được
dùng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
A. Gỗ
B. Sứ
C. Nhựa
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 8


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

D. Cao su
Câu 29: Chọn câu phát biểu sai
A. Tác dụng nhiệt của dịng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên
B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dịng điện chạy qua
C. Dịng điện có tác dụng phát sáng
D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng

Câu 30: Chọn câu trả lời đúng: Quan sát bếp điện khi hoạt động và cho biết có những tác dụng nào của
dòng điện?
A. Tác dụng từ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng phát sáng
D. Câu B và C đúng
Câu 31: Chọn câu trả lời đúng: Số chỉ của ampe kế:
A. Cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện
B. Là giá trị của cường độ dòng điện
C. Cả hai câu A và B đều sai
D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 32: Chọn câu trả lời đúng: Đơn vị đo hiệu điện thế là:
A. Jun
B. Ampe
C. Vôn
D. Niu – tơn
Câu 33: Chọn câu sai
A. 1A = 1000mA
B. 1A = 103mA
C. 1mA = 103A
D. 1mA = 0,001 A
Câu 34: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn ln có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
Câu 35: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
A. Cường độ dịng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
B. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
C. Cường độ dịng điện q nhỏ thì đèn khơng sáng.

D. Đèn khơng sáng có nghĩa là cường độ dịng điện bằng không.
Câu 36: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.
B. Cơ thể người và động vật khơng cho dịng điện chạy qua.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 9


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

C. Sẽ không có dịng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng
trên bàn (cách điện với đất).
D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.
Câu 37: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
A. Dưới 220 V
B. Trên 40 V
C. Trên 100 V
D. Trên 220 V
Câu 38: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác
A. Có khả năng đẩy
B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút
D. Không đẩy và không hút
Câu 39: Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện

B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
D. Cả A và C đều đúng
Câu 40: Vì sao dịng điện có thể đi qua cơ thể người?
A. Vì người là vật dẫn.
B. Vì người là chất bán dẫn.
C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
1D

2A

3C

4A

5C

6D

7B

8B

9C

10A

11C


12B

13D

14C

15B

16D

17C

18D

19C

20D

21D

22B

23B

24C

25D

26B


27B

28C

29D

30D

31D

32C

33C

34D

35D

36B

37B

38B

39B

40A

2.2. TỰ LUẬN

Câu 1: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? Nêu các dụng cụ điện sử dụng là
pin.
- Dịng điện là dịng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có 2 cực: cực dương (+) và cực âm (-). Nguồn điện: cung cấp dòng điện cho thiết bị điện
hoạt động.
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện
bằng dây dẫn điện.
- Máy tính bỏ túi, đồng hồ, radio....
Câu 2: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu ứng dụng của chất dẫn điện và chất cách điện trong
thực tế. Dịng điện trong kim loại là gì?
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 10


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

- Chất dẫn điện là chất cho dịng điện đi qua.
Ví dụ: đồng, nhôm, vàng…
- Ứng dụng: Đồng được dùng làm lõi dây dẫn điện.
- Chất cách điện là chất khơng cho dịng điện đi qua.
Ví dụ: nhựa, cao su xốp…
- Ứng dụng: Nhựa được dùng làm vỏ bọc dây dẫn điện.
Câu 3: Dịng điện có những tác dụng nào? Kể tên các thiết bị, ứng dụng của từng tác dụng.
- Các tác dụng của dòng điện:
+ Tác dụng nhiệt.

+ Tác dụng phát sáng.
+ Tác dụng từ.
+ Tác dụng hoá học.
+ Tác dụng sinh lí.
- Kể tên các thiết bị, dụng cụ ứng với từng tác dụng:
+ Tác dụng nhiệt: Bóng đèn sợi đốt, bàn là …
+ Tác dụng phát sáng: Bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang…
+ Tác dụng từ: Nam châm điện, chng điện, quạt điện…
+ Tác dụng hố học: Dụng cụ xi mạ (Mạ vàng, mạ thiếc, mạ kim loại...).
+ Tác dụng sinh lí: Dụng cụ châm cứu; chữa 1 số bệnh ( thần kinh, cột sống, tim mạch…).
Câu 4: Cường độ dịng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo? Quy tắc?
- Giá trị cường độ dòng điện là số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
- Cường độ dịng điện kí hiệu là I
- Đơn vị cường độ dịng điện là ampe. Kí hiệu: A.
- Ngồi ra, người ta còn sử dụng đơn vị đo cường độ dòng điện là miliampe(mA).
Và : 1A= 1000mA
1mA = 1/1000A= 0,001A
- Quy tắc:
+ Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với vật dẫn cần đo.
+ Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo. Điều chỉnh kim vôn kế ở vạch số 0.
+ Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) của ampe kế và đi ra
khỏi chốt âm (-) của ampe kế.
Câu 5: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Cách mắc dụng cụ vôn kế vào mạch điện? Số vôn ghi trên mỗi
nguồn điện là gì? Quy tắc? Số vơn ghi trên mỗi dụng cụ điện là gì?
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Hiệu điện thế kí hiệu là U. Đơn vị là Vơn (V).
- Ngồi ra , người ta cịn sử dụng đơn vị kilôvôn (kV) và đơn vị milivôn (mV).
1V = 1000V; 1kV= 1000V; 1mV= 0,001V
1kV = 1000V = 1.000.000mV
- Mắc vôn kế song song với vật dẫn cần đo.

- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 11


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

*Quy tắc:
- Chọn vơn kế có GHĐ phù hợp với vật dẫn cần đo.
- Mắc vôn kế song song với vật dẫn cần đo. Điều chỉnh kim vôn kế ở vạch số 0.
- Mắc vôn kế vào mạch điện sao cho chốt dương (+) của vôn kế nối với cực dương (+) , chốt âm (-) của
vôn kế với chốt âm (-) của nguồn điện.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 12


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi
về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh
tiếng.
I.

Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
-

Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.

-

Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường
Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức
Tấn.

II.

Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
-

Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt

điểm tốt ở các kỳ thi HSG.

-

Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh
Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc
Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.

III.

Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
-

HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.

-

HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và
Tiếng Anh.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net


Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 13



×